Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Đối Với Kế Toán ( Nguồn: Gray [95])


cách quyền lực (power distance), sự né tránh rủi ro (uncertainty avoidance) và định hướng dài hạn (long term orientation).

Tính cá nhân đối nghịch với tính tập thể. Đặc trưng của tính cá nhân là các giao kèo xã hội không chặt chẽ và vai trò của cá nhân được đề cao hơn. Ngược lại, trong một xã hội đề cao vai trò của tập thể, mọi thành viên phụ thuộc rất lớn vào các nhóm trong xã hội.

Khoảng cách quyền lực là mức độ được chấp nhận về thứ bậc và sự phân chia không đồng đều về quyền lực trong các định chế, tổ chức. Khía cạnh này ảnh hưởng đến cách ứng xử của những thành viên có ít hoặc nhiều quyền lực hơn trong xã hội. Trong xã hội có khoảng cách quyền lực cao, con người dễ chấp nhận một sự sắp xếp có tôn ti trật tự mà không cần bất cứ sự biện minh nào cả. Các thứ bậc này được giải thích bằng quyền lực và truyền thống.

Né tránh rủi ro là mức độ mỗi cá nhân cảm thấy đe dọa bởi các tình huống chưa biết đến hoặc những rủi ro trong cuộc sống. Điều này thể hiện qua nhu cầu về xây dựng các quy tắc rò ràng, khả năng dự báo và có tính chính thống. Văn hóa ở quốc gia có mức độ né tránh rủi ro cao thường xây dựng, phát triển và duy trì các luật lệ cứng nhắc; đồng thời có xu hướng chống lại các hành vi, tư tưởng đối kháng với các chuẩn mực chung.

Định hướng dài hạn là đặc điểm của nền văn hóa nhấn mạnh sự thích nghi của truyền thống trong việc đáp ứng những nhu cầu hiện đại, coi trọng bổn phận xã hội và địa vị trong giới hạn chi phí, tiết kiệm nguồn lực và do đó đủ nguồn vốn cho đầu tư, kiên trì để đạt được kết quả dần dần và hỗ trợ cá nhân để đạt được mục đích. Ngược lại, các nền văn hóa định hướng ngắn hạn tôn trọng truyền thống, coi trọng bổn phận xã hội và địa vị, không quan tâm đến chi phí, mức độ tiết kiệm thấp và do đó không đủ nguồn lực để đầu tư, giữ gìn thể diện bề ngoài. Dễ thấy rằng trong các xã hội định hướng dài hạn có xu hướng bảo thủ và thống nhất theo luật định hơn là các xã hội định hướng ngắn hạn.

Nghiên cứu của Hofstede trở thành nền tảng cho nhiều nhánh của khoa học kinh doanh trong đó có kế toán. Dựa trên các khía cạnh văn hóa, Gray [95] đã tiên


phong xem xét ảnh hưởng của văn hóa đối với sự phát triển hệ thống kế toán ở các nước được trình bày trong Sơ đồ 1.1.

Ảnh hưởng bên ngoài Môi trường tự nhiên Thương mại

Đầu tư

Sự chinh phục (chính trị)

Tầm quan trọng của thể chế

Hệ thống pháp lý

Sỡ hữu doanh nghiệp Thị trường vốn

Các tổ chức nghề nghiệp Giáo dục

Tôn giáo

Ảnh hưởng môi trường sinh thái

Địa lý Kinh tế

Nhân khẩu học Di truyền học Lịch sử

Kỹ thuật Đô thị hóa

Giá trị xã hội

Giá trị kế toán

Hệ thống kế toán

Sơ đồ 1.1. Ảnh hưởng của văn hóa đối với kế toán (Nguồn: Gray [95])

Các giá trị kế toán trong sơ đồ trên gồm 4 thuộc tính là: tính nghề nghiệp, tính thống nhất, tính thận trọng và tính bảo mật. Quan hệ của mỗi khía cạnh này được nhiều học giả nghiên cứu thực nghiệm ở các nước phát triển nhằm kiểm tra sự tương quan giữa kế toán và văn hóa [71] [110] [148]. Chẳng hạn, tính nghề nghiệp được phát huy cao độ khi doanh nghiệp hoạt động ở môi trường mà tính cá nhân được đề cao, duy trì các qui chế tự thiết lập của các tổ chức nghề nghiệp thay vì tuân theo các qui định của pháp luật. Biểu hiện cụ thể nhất của vấn đề này là vai trò của tổ chức nghề nghiệp kế toán ở các nước theo mô hình Anglo- Saxon. Tính thống nhất so với tính linh hoạt thể hiện sự ưu tiên về triển khai chế độ kế toán thống nhất giữa các DN và sự sử dụng nhất quán những chế độ đó qua thời gian so với sự linh hoạt trong vận dụng kế toán ở những DN và những tình huống cụ thể. Tính thận trọng so với tính lạc quan thể hiện qua đo lường những sự kiện không chắc chắn trong tương lai so với cách tiếp cận chấp nhận rủi ro, công bằng và có tính lạc quan hơn. Tính bảo mật so với tính công khai thể hiện ưu tiên công bố thông tin cho


những ai có liên hệ gần gũi với nhà quản lý hay khuynh hướng công bố minh bạch, rò ràng cho công chúng về số liệu tài chính.

Những nền tảng lý thuyết trên thường được sử dụng để nghiên cứu sự phát triển hệ thống kế toán ở các quốc gia nhưng khi xét đến vận dụng chuẩn mực kế toán từ phía doanh nghiệp thì nhân tố văn hóa không thể bỏ qua vì việc vận dụng kế toán do con người thực hiện ở một môi trường kinh tế - văn hóa – xã hội cụ thể. Trong điều kiện của Việt Nam, một nước chịu ảnh hưởng lâu đời của văn hóa Trung Quốc, quá trình thuộc địa hóa của Pháp, từng là một thành viên của khối XHCN và hơn 40 năm qua đã thực hiện đổi mới kinh tế, nên những tác nhân này ảnh hưởng không ít về mặt thể chế và những thói quen trong công tác kế toán. Do vậy, lý thuyết về văn hóa trong một chừng mực cũng cần được sử dụng để giải thích việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DN.

1.3. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm thế nào gọi là DNNVV, mà khái niệm này được xác định bởi các tiêu chí khác nhau theo từng quốc gia, từng ngành công nghiệp khác nhau. Do đó, khái niệm DNNVV trên thế giới có thể được xác định bởi các tiêu thức như: vị trí địa lý, quy mô, số năm thành lập, cấu trúc DN, số lượng nhân viên, doanh thu, tài sản ròng, cấu trúc sở hữu, nnnmbnnb nhbjhjđổi mới công nghệ ...[82]. Theo quan điểm định lượng, khái niệm DNNVV hàm ý những doanh nghiệp mà một số tiêu chuẩn về qui mô được đo lường [101]. Tiêu chuẩn về qui mô thường biểu hiện qua những chỉ tiêu như: lợi nhuận, vốn đầu tư, tổng tài sản, vốn góp, số lượng lao động, doanh thu… Xuất phát từ tiêu chí này mà nhiều quốc gia, hiệp hội đã ban hành các tiêu chuẩn để phân chia doanh nghiệp thành DN loại lớn, vừa hoặc loại nhỏ.

Ở Việt Nam, tiêu chuẩn về qui mô dựa trên sự kết hợp giữa hai tiêu chí về vốn và số lượng lao động2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa



2 Theo ND 56/2009 ngày 30/6/2009, sự kết hợp này là cơ sở để phân ra thành DN vừa, DN nhỏ và DN siêu nhỏ


theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể:Theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2009 [27], DNNVV được chia theo ngành, bao gồm: nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. Bên cạnh đó, tiêu thức chủ yếu để phân loại DNNVV ở Việt Nam là số lao động và số vốn, tuy nhiên cũng không nói rò là số lao động bình quân hay số lao động tại thời điểm phân loại (vì đây là một tiêu thức gần như liên tục biến động trong năm kinh doanh); cũng như chưa phân biệt rò được số vốn là vốn kinh doanh đăng ký trên giấy phép hay vốn hoạt động bình quân của DN.

Theo thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 8/2/2013 của Bộ Tài Chính thì DNNVV được nhận dạng như sau: DNNVV bao gồm cả chi nhánh, đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán độc lập, hợp tác xã (sử dụng dưới 200 lao động, làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng).

Theo điều 6 – Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ban hành ngày 11/03/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV thì tiêu chí xác định DNNVV theo bảng thì được xác định như sau:

Bảng 1.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo nghị định số 39/2018/NĐ-CP

Khu vực

Qui mô – Tiêu chí

Công, nông, lâm

nghiệp và xây dựng

Thương mại và

dịch vụ

Doanh nghiệp

siêu nhỏ

Số lao động

10 người trở xuống

10 người trở xuống

Hoặc nguồn vốn

3 tỷ đồng trở xuống

3 tỷ đồng trở xuống

Hoặc doanh thu

3 tỷ đồng trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

Doanh nghiệp

nhỏ

Số lao động

100 người trở xuống

50 người trở xuống

Hoặc nguồn vốn

20 tỷ đồng trở xuống

50 tỷ đồng trở xuống

Hoặc doanh thu

50 tỷ đồng trở xuống

100 tỷ đồng trở xuống

Doanh

nghiệp vừa

Số lao động

200 người trở xuống

100 người trở xuống

Hoặc nguồn vốn

100 tỷ đồng trở xuống

100 tỷ đồng trở xuống

Hoặc doanh thu

200 tỷ đồng trở xuống

300 tỷ đồng trở xuống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán – trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 6

Nguồn: Nghị định số 39/2018 – NĐ/CP


Mặc dù các tiêu chí định lượng có sự khác biệt giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới. Song, xem xét tương quan với môi trường kinh doanh của các nền kinh tế thì các DNNVV có những đặc điểm chi phối tới việc ban hành các quy định về kế toán như sau:

Một là, Các DNNVV thường là các doanh nghiệp đóng (Non – pulic). Chứng khoán hoặc các công cụ tài chính do các nghiệp này phát hành thường không được trao đổi rộng rãi trên thị trường. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán của các DNNVV tập trung vào chủ sở hữu, chủ nợ hiện tại và tiềm năng. Do vậy, nghĩa vụ pháp lý công bố thông tin tài chính của các doanh nghiệp này có những giới hạn nhất định và đơn giản hơn so với các doanh nghiệp đại chúng có quy mô lớn.

Hai là, Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các doanh nghiệp này thường là những nghiệp vụ cơ bản gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu. Các quan hệ kinh tế, tài chính phức tạp thường hiếm khi xảy ra. Do vậy công tác kế toán của các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung vào những vấn đề cơ bản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ba là, Do các nguồn lực và yêu cầu đặt ra đối với công tác kế toán có giới hạn, nên việc đầu tư vào trang thiết bị, nguồn nhân lực cho công tác kế toán ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiều hạn chế.

Theo quan điểm định tính, tiêu chuẩn phân loại DNNVV dựa trên một số tiêu chí, như: có sự tách rời giữa chức năng quản lý và sản xuất trong một tổ chức; đặc điểm của thị trường (địa phương, khu vực, quốc gia); hay đặc điểm của công nghệ và thiết bị sử dụng. Cho dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng các cách thức phân loại doanh nghiệp ở trên đã chỉ ra một số đặc trưng của các DNNVV trên các khía cạnh sau.

Thị trường hẹp và cơ cấu tổ chức đơn giản. Qui mô nhỏ (vốn, lao động) là nguồn gốc của đặc trưng này. Các DNNVV thường được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của một cộng đồng dân cư trong một vùng. Do vậy, thị trường hoạt động của các DN loại này nhỏ, sản phẩm, dịch vụ của các DN không đa dạng như các DN có qui mô lớn. Đặc trưng này làm cơ cấu tổ chức quản lý của DNNVV cũng rất đơn giản, không chia thành nhiều tầng cấp như các DN lớn, không có nhiều đơn vị


thành viên, hay không vươn xa trên các địa phương trong và ngoài nước.

Ít phức tạp trong các giao dịch kinh tế. Với đặc trưng về thị trường hoạt động hẹp, vốn nhỏ nên các giao dịch kinh tế ở các DNNVV cũng đơn giản hơn. Tất nhiên, vấn đề này cũng còn tùy thuộc vào đặc thù phát triển kinh tế của mỗi nước. Hầu hết các DNNVV ở châu Âu hoạt động ở lĩnh vực dịch vụ, dựa trên nền tảng kiến thức và ít sử dụng tài sản hữu hình, nhưng ở khu vực Asean thì cơ bản lại là hoạt động thương mại và sản xuất. Ở mức độ cơ bản, các giao dịch kinh tế tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất hoặc cung cấp, bán hàng hóa, dịch vụ ra bên ngoài. Do những hạn chế về vốn nên các hoạt động đầu tư ra bên ngoài có những giới hạn nhất định so với các DN lớn. Khả năng quản lý để tham gia vào các thị trường hàng hóa đặc thù, tham gia vào các hoạt động chống rủi ro cũng bị giới hạn so với các DN có qui mô lớn.

Rủi ro kinh doanh cao. Thông thường, các DNNVV hoạt động trong một thị trường hẹp với các dịch vụ và hàng hóa rất chuyên sâu, trình độ tay nghề công nhân còn nhiều hạn chế nên việc đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao năng lực cạnh tranh là vô cùng khó khăn. Do vậy, khả năng đàm phán với các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cũng kém hơn so với các doanh nghiệp lớn. Hệ quả là doanh thu và giá cả đầu vào dễ biến động, làm lợi nhuận kinh doanh thường thay đổi theo các điều kiện của thị trường.

Kỹ năng quản lý. Kinh nghiệm quản lý được xem là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Thông thường, nhà quản lý ở các DNNVV thiếu khả năng lãnh đạo, thiếu kinh nghiệm quản lý và điều hành các hoạt động. Người chủ của DN nhỏ thường là chuyên gia của nhiều lĩnh vực trong hoạt động ở doanh nghiệp, do vậy họ không thể điều hành doanh nghiệp có hiệu quả được.

Tính linh hoạt trong quản lý. Do tác động của kỹ năng quản lý nên các DNNVV có tính linh hoạt cao trong quá trình ra quyết định. Cụ thể là ít có các qui tắc, thủ tục giấy tờ nội bộ và ít có những rào cản khi chuyển đổi công việc hay khi thực hiện một chiến lược mới. Việc truyền thông giữa người chủ đến người lao động khi thực hiện các công việc kinh doanh thuận lợi hơn, ít gặp rào cản như các doanh nghiệp có qui mô lớn. DNNVV có sự tự do tương đối khi thâm nhập và rút


khỏi một thị trường. Sự linh hoạt tương đối của DNNVV cho phép các DN thích ứng nhanh chóng với chuyển đổi môi trường.

Khả năng tiếp cận vốn kém. Thông thường, các DNNVV khởi sự kinh doanh với khoản tiền tiết kiệm cá nhân hay các khoản vay mượn bạn bè, do vậy các nguồn lực tài chính của họ bị giới hạn. Về vấn đề này TS. Cao Sĩ Kiêm – Chủ tịch Hiệp hội DNNVV [14] đã đánh giá “DNNVV vốn điều lệ dưới 1 tỷ đồng chiếm 42%, từ 1 -5 tỷ đồng chiếm 37%, từ 5 – 10 tỷ đồng chiếm 8% còn lại hơn 10 tỷ đồng, số vốn tự có đa số doanh nghiệp tự huy động từ các nguồn để sản xuất kinh doanh trong đó chỉ có khoảng 20% DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính”. Do qui mô nhỏ và bản chất có rủi ro nên các DNNVV thường gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các khoản tín dụng từ ngân hàng thương mại hay các định chế tài chính khác mà ở đó thường hay yêu cầu các tài sản thế chấp. Ngoài ra, hệ thống kế toán nghèo nàn ở các DNNVV cũng ảnh hưởng đến hành vi của các ngân hàng thương mại khi cung cấp các khoản tín dụng. Hệ thống báo cáo còn hạn chế, chưa thực sự minh bạch và đầy đủ. Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính chưa thực sự đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn mực, thiếu tài sản đảm bảo tiền vay khi vay vốn ngắn hạn. Do vậy, các khoản nợ của DNNVV thường có chi phí vốn cao, hoặc thiếu vốn để tài trợ các cơ hội kinh doanh mới.

Trình độ của người lao động. Do qui mô nhỏ, thị trường hẹp, công nghệ ít phức tạp, các thủ tục quản lý, kiểm soát cũng tinh gọn hơn nên điều này cũng ảnh hưởng không ít đến trình độ của người lao động, khả năng nâng cao việc học tập của họ trong công việc của mình. Trình độ của người lao động được đánh giá thấp hơn không chỉ trong công việc trực tiếp sản xuất và trong công tác điều hành, quản lý.

Như vậy, những đặc trưng trên của DNNVV đã tác động không ít đến cách thức quản lý doanh nghiệp, không chỉ từ góc độ người chủ sở hữu, người quản lý mà còn từ góc độ quản lý vĩ mô, sự chi phối của các tổ chức khác. Trên phương diện kế toán, nó đặt ra nhiều câu hỏi về tổ chức kế toán như thế nào, vận dụng các qui định kế toán ra sao cho phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp mình. Ở phương diện quản lý nhà nước, các yêu cầu công bố thông tin phải như thế nào nhằm thỏa mãn nhu cầu phù hợp của người sử dụng thông tin kế toán, đồng thời tính đến khả năng các DNNVV có thể thực thi các qui định pháp lý về kế toán. Những vấn đề này luôn


được xem xét trong từng giai đoạn lịch sử, điều kiện phát triển của từng nước.

1.3.2. Nhu cầu sử dụng thông tin của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Xuất phát từ những đặc thù của DNNVV nên công tác kế toán ở loại hình doanh nghiệp này cũng có nhiều điểm không giống với các doanh nghiệp lớn. Ở các DNNVV, đối tượng sử dụng thông tin khá hẹp so với doanh nghiệp lớn. Nhu cầu sử dụng thông tin của DNNVV tập trung cho bản thân doanh nghiệp và cho một số đối tượng có quan tâm đối với hoạt động của doanh nghiệp như tổ chức tín dụng và cơ quan thuế. Tuy nhiên do có nhiều quy mô nên cần thiết phải có những bộ BCTC khác nhau tùy theo quy mô doanh nghiệp [165]. Kết quả khảo sát của Đặng Đức Sơn [17] [18] và cộng sự cho thấy đối tượng bên ngoài tỏ ra lo ngại về tính trung thực của thông tin do DNNVV cung cấp. Ngoài ra, thông tin về dòng tiền cũng như các thông tin mang tính dự báo cũng được xem khá quan trọng nhưng các thông tin này lại không được cung cấp hoặc được cung cấp một cách sơ sài. Trần Thị Thanh Hải [41] sau khi thực hiện khảo sát với hai nhóm đối tượng là bên cung cấp thông tin và bên sử dụng thông tin đã khẳng định thông tin kế toán do DNNVV cung cấp được sử dụng cho việc ra quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp.

Tuy nhiên, DNNVV lập báo cáo tài chính lại dựa trên chuẩn mực kế toán dành cho doanh nghiệp lớn. Xuất phát từ quan điểm cho rằng các DNNVV không phải là phiên bản thu nhỏ của doanh nghiệp lớn [157], các nghiên cứu đều thống nhất quan điểm này gây ra những gánh nặng nhất định cho DNNVV và không đảm bảo tính hữu ích của thông tin kế toán. Như vậy, có thể thấy việc DNNVV vận dụng CMKT dành cho doanh nghiệp lớn vẫn còn là một vấn đề cần quan tâm khi đối tượng sử dụng BCTC không được cung cấp thông tin theo đúng nhu cầu của họ và cần thiết phải ban hành bộ CMKT dành cho DNNVV để kịp với xu hướng phát triển kinh tế hiện đại cần được các cư quan liên quan lưu tâm.

1.4. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến vận dụng chuẩn mực kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.4.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới

Vận dụng chuẩn mực kế toán là một ý niệm rộng nên có nhiều nhánh nghiên cứu về vận dụng chuẩn mực kế toán trong thực tiễn, được tổng hợp qua các nhánh như: nhánh nghiên cứu về việc công bố thông tin kế toán theo các yêu cầu của chuẩn

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí