Bảng Tổng Hợp Một Số Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Chuẩn Mực Kế Toán


mực kế toán; nhánh nghiên cứu về vận dụng các chính sách, lựa chọn kế toán ở các doanh nghiệp; nhánh nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán. Do nội hàm nghiên cứu của mỗi nhánh nghiên cứu rất rộng nên trong phạm vi phần tổng quan này, luận án chỉ tập trung sâu vào nhánh nghiên cứu thứ ba là các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán, phù hợp với tên của luận án. Nội dung của hướng này cũng phù hợp với các lý thuyết về tính hữu ích của thông tin và ra quyết định, lý thuyết các bên có liên quan, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết văn hóa của Hofsted.

Qua tổng quan các nghiên cứu ở các nước, luận án tổng hợp một số điểm chính sau:

Đo lường vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV

Có hai cách tiếp cận chính đo lường vận dụng chuẩn mực kế toán. Cách tiếp cận thứ nhất sử dụng biến nhị phân khi mã hóa dữ liệu 1 tương ứng với việc vận dụng chuẩn mực, và 0 tương ứng với việc không vận dụng chuẩn mực. Đó là các nghiên cứu của Guerreiro và cộng sự [98]; Jermakowicz và Gornik-Tomaszewski [116], Joshi và Ramadhan [118]; Larson và Street [122], Rezaee và cộng sự [147], Uyara và cộng sự [178]… Bảng câu hỏi điều tra được gửi tới các DN để đo lường Có hay Không vận dụng các chuẩn mực. Cách tiếp cận này có hạn chế là không bao quát đầy đủ việc vận dụng chuẩn mực do có DN vận dụng đầy đủ hoặc có DN vận dụng một phần các chuẩn mực. Ngoài ra, sự đánh giá chủ quan của người trả lời cũng ảnh hưởng đến chất lượng thông tin về vận dụng chuẩn mực khi họ mong muốn một hình ảnh tích cực của công ty [172].

Cách tiếp cận thứ hai liên quan đến xây dựng một chỉ số vận dụng chuẩn mực dựa trên thông tin mà doanh nghiệp công bố trên báo cáo tài chính hàng năm [50][64][83][152]. Cách tiếp cận này có ưu điểm là bao phủ những nội dung của việc vận dụng chuẩn mực thông qua thông tin trình bày trên BCTC, do vậy nó tin cậy hơn cách tiếp cận thứ nhất chỉ đánh giá và cho điểm Có – Không đối với toàn bộ chuẩn mực hay từng chuẩn mực. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có hạn chế khi cho điểm một cách chủ quan đối với các nội dung đã được công bố trên BCTC.

Ngoài hai cách tiếp cận trên, gần đây một số nghiên cứu còn dựa trên lý thuyết


hành vi dự định để đo lường vận dụng chuẩn mực kế toán. Lý thuyết này do Ajzen đề xuất vào năm 1991 [45] trên cơ sở giải quyết những hạn chế của lý thuyết hành động do Fishbein và Ajzen đề xuất vào 1975. Trên cơ sở lý thuyết hành vi dự định, Djatej và cộng sự [84] khi nghiên cứu vận dụng IFRS tại Hoa Kỳ đã thiết kế bộ đo lường bởi ba thành tố: thái độ đối với việc vận dụng chuẩn mực, cảm nhận của cá nhân đối với việc vận dụng chuẩn mực và nhận thức của cá nhân về sự khó/dễ khi vận dụng chuẩn mực trong khả năng kiểm soát của mình. Trong nghiên cứu của Ajzen, bảng câu hỏi điều tra được thiết kế với thang đo Likert mức 7 để thu thập thông tin về ý kiến của kế toán đối với hành vi dự định vận dụng chuẩn mực. Đối sánh với hai cách tiếp cận đầu thì cách tiếp cận này chỉ mới bàn về hành vi chứ chưa thể khái quát thực tiễn các doanh nghiệp đã triển khai, vận dụng chuẩn mực trong thực tiễn như thế nào.

Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán

Cùng với với đo lường và đánh giá mức độ vận dụng chuẩn mực kế toán, các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán cũng được các học giả nước ngoài, và tập trung thành hai nhóm là các nhân tố thuộc vi mô và các nhân tố vĩ mô. Phần tổng hợp dưới đây chỉ trình bày những nhân tố phổ biến trong các nghiên cứu nước ngoài.

Qui mô doanh nghiệp

Trong nhiều nghiên cứu về kế toán, qui mô được xem là nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán như các công trình của Chow và Wong-Boren [70], Cooke [74] [75], Meek, Roberts và Gray [129]. Các nghiên cứu cho thấy DN có qui mô lớn thông thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh doanh, mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế rất cao, tham gia sâu rộng vào thị trường tài chính và do vậy sẽ vận dụng đầy đủ và nhiều các chuẩn mực kế toán hơn các DN có qui mô nhỏ. Việc vận dụng đầy đủ chuẩn mực kế toán còn nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các bên có liên quan, nhất là những đối tượng cung cấp vốn cho các DN. Ở một khía cạnh khác, các DN có qui mô càng lớn thường có nhiều nguồn lực tài chính và con người để vận dụng các chuẩn mực kế toán. Ngược lại, các DN có qui mô nhỏ hơn lại thấy rằng lợi ích từ việc thực hiện chuẩn mực không đủ bù đắp các nguồn lực bỏ ra để mua phần mềm, thuê tư vấn hay đào tạo nhân viên.


Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời của một doanh nghiệp cũng được xem là một nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng đến chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân tố này cũng không nhất quán với nhau. Belkaoui và Kahl [56], Singhvi và Desai [159] và Wallace và cộng sự [176] [177] cho rằng khả năng sinh lời có ảnh hưởng đáng kể đến vận dụng chuẩn mực kế toán. Các DN có khả năng sinh lời cao thường mở rộng địa bàn kinh doanh, tìm kiếm các nguồn tài trợ để thực hiện các phương án kinh doanh mới. Trong bối cảnh đó, việc vận dụng các chuẩn mực kế toán là tiền đề để thông tin công bố qua báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; và đó là một trong những tiêu chí để các đối tác (ngân hàng, nhà đầu tư, cổ đông…) có thể xem xét trước khi ra các quyết định tài trợ. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu khác của Dumontier và Raffournier [86], Inchausti [113] và Meek và cộng sự [129] lại cho rằng chưa có những chứng cớ chắc chắn về vấn đề này.

Cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Cấu trúc vốn liên quan đến quan hệ tỷ lệ giữa các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của DN: vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân ngân hàng hay các khoản nợ khác. Chính người tài trợ cho các nguồn lực của DN đã tác động không nhỏ đến việc doanh nghiệp phải sử dụng, tuân thủ các chuẩn mực kế toán để có thể đáp ứng nhu cầu thông tin cho người sử dụng. Trên phương diện áp dụng chuẩn mực quốc tế, các nghiên cứu cho thấy nếu DN tham gia sâu rộng vào thị trường vốn quốc tế, như yết giá trên các sở giao dịch chứng khoán nước ngoài, vay vốn của quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới… thì ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế [182]. Sekely và Collins [154] còn cho rằng ảnh hưởng của cấu trúc vốn không chỉ khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế mà còn ở cả thị trường trong nước. Nghiên cứu này cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa mức độ sử dụng chuẩn mực kế toán ở mỗi quốc gia với mức độ sử dụng nợ vay ngân hàng, hay vốn cổ phần vì việc vận dụng tốt chuẩn mực sẽ góp phần cung cấp thông tin kế toán có tính tin cậy cho người sử dụng. Ngược lại, các công ty ít sử dụng nợ vay, sử dụng chủ yếu từ chính chủ doanh nghiệp thì lại ít quan tâm sử dụng chuẩn mực kế toán vì thông tin không cần thiết phải chia sẻ với các đối tượng khác.


Trường hợp DN sử dụng nợ vay ngân hàng chủ yếu để tài trợ cho hoạt động của mình, người cho vay thường có khả năng yêu cầu DN cung cấp các thông tin chi tiết hơn về DN so với các đối tượng sử dụng khác. Radebaugh và Gray [146] cho rằng phát triển và xây dựng mối quan hệ giữa DN và ngân hàng sẽ cung cấp người cho vay khả năng tiếp cận thông tin một cách trực tiếp hơn. Các cổ đông trong các công ty cổ phần không có cơ hội này vì thông tin nhận được thường có tính chất công bố chung theo yêu cầu của sở giao dịch chứng khoán.

Như vậy, những nghiên cứu trên cho thấy cấu trúc vốn ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán không chỉ trên bình diện quốc tế mà còn trên bình diện quốc gia. Chính lợi ích của người sử dụng thông tin kế toán đã ảnh hưởng rất lớn đến phía doanh nghiệp phải vận dụng và tuân thủ chuẩn mực ở một góc độ nào đó. Lý thuyết tính hữu ích của thông tin và ra quyết định, và lý thuyết các bên có liên quan là những cơ sở để giải thích ảnh hưởng của nhân tố này.

Nhận thức của chủ doanh nghiệp về lợi ích của BCTC

Nhân tố này thường được gắn với qui mô của doanh nghiệp. Các tác giả Page

[140] và Collis và Jarvis [72] cho rằng, người chủ ở các DNNVV rất ít sử dụng BCTC trong việc ra quyết định và việc sử dụng nếu có thường quan tâm đến việc kê khai thuế. Nhận thức này thường dẫn đến kế toán ở các DNNVV không đặt nặng vào việc vận dụng các chuẩn mực kế toán mà quan tâm nhiều hơn đến các qui định của cơ quan thuế để soạn thảo các báo cáo thuế có liên quan. Ở đây cũng không loại trừ trường hợp các chủ doanh nghiệp yêu cầu kế toán có những thái độ hướng đến điều chỉnh lệch lạc số liệu kế toán để có lợi về thuế. Đây là lý do phần nào giải thích vì sao chất lượng BCTC của các DNNVV thường rất kém do ít tuân thủ theo các nguyên tắc trong chuẩn mực. Tuy nhiên, Stanworth và Gray [161] cho rằng nộp thuế không là vấn đề chính mà quan trọng hơn là chất lượng cuộc sống và điều hành doanh nghiệp còn quan trọng hơn. Những ý kiến trái chiều này mở ra không gian nghiên cứu cho nhóm các DNNVV.

Đối với các DN có qui mô lớn, đặc biệt là các công ty cổ phần đại chúng thì yêu cầu minh bạch và công khai tài chính luôn có tính bắt buộc. Người chủ sở hữu và người quản trị thường quan tâm đến việc áp dụng chuẩn mực khi tổ chức công


tác kế toán. Các nghiên cứu ở Thụy Sĩ cho rằng, nếu vận dụng tốt các chuẩn mực thì khả năng tìm kiếm các hợp đồng kinh doanh sẽ nhiều hơn và như vậy sẽ tăng đáng kể lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra, do có sự tách rời giữa người chủ sở hữu và người quản lý, nên người chủ (các cổ đông) thường có tâm lý mong đợi lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) cao, hay tối đa lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tác động này ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi của kế toán là áp dụng các chính sách kế toán hướng đến gia tăng lợi nhuận.

Trình độ của kế toán viên

Yếu tố này cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán. Joshi và cộng sự [118] cho rằng, đội ngũ kế toán có trình độ đào tạo càng cao thì khả năng nhận thức các chuẩn mực càng dễ dàng, và do vậy dễ vận dụng hơn các chuẩn mực kế toán trong thực tiễn.

Bảng dưới đây tổng hợp các nhân tố vi mô ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán ở các nước:

Bảng 1.2. Bảng tổng hợp một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán


Tác giả

Matonti, và Iuliano (2012)

[126]


Senyiit (2014)

[155]

Chow và Wong (1987)

[70]

Wallace, và Naser (1995)

[176]


Owusu. S- Ansah (2005)

[139]

Lopes và Rodrigue s (2007)

[124]

Quốc gia

Italia

Thổ Nhĩ Kỳ

Mexico

Hong Kong

Newzealand

Bồ Đào Nha

Vận dụng IFRS

Biến nhị phân

Biến nhị phân

Chỉ số đo lường

Biến nhị phân

Chỉ số đo lường

Chỉ số đo lường

Qui mô DN

No sig

+

+

+

+

+

Khả năng sinh lời

No sig

n.a

n.a

-

+

n.a

Sở hữu gia đình

-

n.a

n.a

n.a

-

n.a

Thành viên

+

n.a

n.a

n.a

+

n.a

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán – trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 7



Tác giả

Matonti, và Iuliano (2012)

[126]


Senyiit (2014)

[155]

Chow và Wong (1987)

[70]

Wallace, và Naser (1995)

[176]


Owusu. S- Ansah (2005)

[139]

Lopes và Rodrigue s (2007)

[124]

công ty mẹ







Cấu trúc vốn

+

No sig

-

No sig

-

+

Hoạt động XK

n.a

+

n.a

No sig

No sig

n.a

Cơ cấu tài sản

n.a

n.a

-

n.a

-

No sig

Cỡ mẫu

206

206

52

12

149

56

Kĩ thuật thống kê

Hồi qui logistic

Hồi qui logistic

Hồi qui

Hồi qui logistic

Hồi qui

Hồi qui

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài

Công tác kế toán của một doanh nghiệp luôn gắn với môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng quốc gia. Chính vì vậy, khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán không thể xem xét đến các yếu tố môi trường, vì những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi của kế toán viên. Các yếu tố này thể hiện qua các mặt sau:

Ảnh hưởng của tổ chức kiểm toán

Quy định về kiểm toán BCTC tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế của từng nước, trong đó sự phát triển của thị trường tài chính cùng với tự do, mở rộng đầu tư được xem có ảnh hưởng đáng kể nhất. Dịch vụ kiểm toán như là một bảo chứng cho người sử dụng thông tin kế toán về mức tin cậy của các con số trong việc ra quyết định. Điều này đặt ra câu hỏi: có mối liên hệ nào giữa mức độ vận dụng chuẩn mực kế toán của một DN với việc chọn kiểm toán hay không? Lựa chọn công ty kiểm toán nào? Những nghiên cứu nguyên thủy về vấn đề này thường liên quan đến mối quan hệ giữa việc vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế với các tổ chức kiểm toán. Al-Baskeki [46] cho rằng DN kiểm toán có ảnh hưởng đáng kế đến


quyết định của công ty trong việc lựa chọn chuẩn mực kế toán. Nếu một DN được kiểm toán bởi một trong các hãng kiểm toán lớn (BIG 43) thì thông thường, DN đó quan tâm nhiều hơn đến việc vận dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế trên cả khía cạnh đo lường và trình bày. Sự lựa chọn các dịch vụ kiểm toán bởi các công ty nổi tiếng cho phép DN có điều kiện tiếp nhận các khoản tài trợ trên thị trường vốn quốc tế rộng hơn. Trong trường hợp các doanh nghiệp chỉ hoạt động trong nước nhưng BCTC phải yêu cầu kiểm toán (do công ty phải yết giá ở sở giao dịch chứng khoán,

tham gia đầu thầu các dự án…) thì mức độ áp dụng các chuẩn mực kế toán trong nước cũng luôn cao hơn nếu không yêu cầu phải kiểm toán.

Vai trò của các định chế

Các định chế trong nghiên cứu này là những tổ chức của chính phủ có ảnh hưởng nhất định đến DN trong việc thực hiện các yêu cầu đo lường và công bố thông tin kế toán. Đó có thể là Ủy ban chứng khoán quốc gia, Bộ tài chính, Bộ Thương mại, Phòng Thương mại công nghiệp… do đặc thù pháp lý của từng nước. Page [140] và Keasey và Short [118] cho rằng, yêu cầu báo cáo tài chính có thể ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp nhỏ và do vậy nhiều nước cho phép các DN này không phải kiểm toán hoặc cho phép báo cáo theo một cách thức riêng. Chẳng hạn, các DNNVV ở châu Âu có quyền rút gọn, đơn giản hóa BCTC với các yêu cầu công bố thông tin được giảm thiểu. Trên bình diện quốc tế, Hội đồng thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đưa ra hai hướng dẫn cho các DN: một loại cho các DN nhỏ hoặc siêu nhỏ; một loại cho các DN có qui mô lớn hơn. Ngược lại, các công ty cổ phần đại chúng thì luôn bắt buộc phải công khai minh bạch thông tin, trong đó có thông tin kế toán vì nó liên quan đến lợi ích của số đông người sử dụng. Do vậy, mức độ áp dụng, tuân thủ các yêu cầu đo lường và công bố thông tin ở các DN này khác hẳn so với các DN nhỏ.

Tác động của khía cạnh văn hóa

Văn hóa được định nghĩa là tập hợp giá trị và hành vi được cộng đồng trong



3 BIG 4 là nhóm 4 công ty kiểm toán hàng đầu là: Price Waterhouse- Cooper, Earnst & Young, Deloite & Touche và KPMG.


xã hội thừa nhận. Các nhân tố của văn hóa thường thể hiện qua sự xếp đặt có tính định chế (institutions) bởi mỗi nước, mà ở đó vai trò của hệ thống pháp lý rất quan trọng. Hofstede [105] [106] [107] đã đưa ra bốn khía cạnh văn hóa quốc gia (giá trị xã hội) là tính cá nhân, khoảng cách quyền lực, né tránh rủi ro và giới tính. Yếu tố văn hóa của Hofstede đã tạo ra nhiều tranh luận, và được xem xét trong các nghiên cứu liên quan đến kinh doanh và xã hội học. Gray [95] đã tiên phong trong xem xét tác động này ở lĩnh vực kế toán khi đưa ra các giá trị của kế toán trong quan hệ với văn hóa. Trước tiên, các giá trị của kế toán được xem xét ở bốn khía cạnh là tính nghề nghiệp, tính thống nhất, tính thận trọng và tính bảo mật. Quan hệ của mỗi khía cạnh này được nhiều học giả nghiên cứu thực nghiệm ở các nước phát triển nhằm kiểm tra sự tương quan giữa kế toán và văn hóa [71] [110] [125] [141] [148] [142]. Chẳng hạn, tính nghề nghiệp được phát huy cao độ khi doanh nghiệp hoạt động ở môi trường mà tính cá nhân được đề cao. Điều này có nghĩa trong môi trường đó, người làm kế toán, các công ty dịch vụ kế toán có tính độc lập rất lớn trong việc phát triển nghề nghiệp của mình. Ngược lại, nếu tính tập thể càng cao thì vai trò của tính nghề nghiệp của các tổ chức kế toán càng nhỏ. Biểu hiện cụ thể nhất của vấn đề này là vai trò của tổ chức nghề nghiệp rất ít trong các nước mà vai trò quyết định của nhà nước (đại diện tính tập thể) trong ban hành các chuẩn mực rất thấp. Chính tác động này làm cho tính thống nhất trong thực hành kế toán được đề cao (như mô hình kế toán Pháp và các nước châu Âu). Các đặc trưng về thận trọng hay tính bảo mật được đề cao hơn trong môi trường văn hóa thiên về tính tập thể.

1.4.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Do đặc thù của hệ thống kế toán Việt Nam đã đề cập ở trên nên nghiên cứu về vận dụng chuẩn mực kế toán ở Việt Nam là một chủ đề còn khá mới mẻ. Trước thời điểm ban hành VAS, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào việc vận dụng chế độ kế toán với các nội dung có tính nghiệp vụ, tuân thủ theo các qui định của nhà nước. Khi chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành, nghiên cứu về vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam bắt đầu được quan tâm nhiều hơn và được chia thành hai nhánh nghiên cứu.

Nhánh thứ nhất chủ yếu áp dụng phương pháp định tính, bàn đến những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng chuẩn mực trong bối cảnh song hành với chế độ kế toán. Điển hình của nhánh nghiên cứu này như nghiên cứu của Đặng Thái Hùng [19] về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022