Tâm lý chung của hầu hết mọi người trong giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và trực tiếp là sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế nước nhà thì việc lo lắng về một tương lai không mấy sáng sủa của nền kinh tế dẫn đến việc quản lý tài chính của mọi người trở nên chặt chẽ hơn là điều dễ hiểu. Khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, người dân không muốn giữ tiền mặt hoặc gửi tiền trong ngân hàng bởi lẽ mức lãi suất danh nghĩa của tiền gửi thấp hơn tỷ lệ lạm phát. Họ chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh khiến một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể của xã hội nằm im dưới dạng tài sản không sinh lời. Thiếu vốn đầu tư, không thể tích lũy để mở rộng sản xuất, sự tăng trưởng của các DNVVN nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ chậm lại.
Hình thức góp vốn liên doanh liên kết tuy thích hợp với các DNVVN bởi quy mô nhỏ, cơ chế tổ chức quản lý sản xuất, quản lý vốn và chia lãi đơn giản. Tuy nhiên mặt hạn chế của hình thức này đó là khả năng huy động vốn khó khăn, phần lớn là do số hội viên đóng góp có hạn.
Các nguồn vốn từ nước ngoài bao gồm hai kênh chính là kênh đầu tư của tư nhân và kênh trợ giúp phát triển chính thức của chính phủ và các tổ chức quốc tế. Nhưng cũng rất khó khăn cho các DNVVN có thể huy động được nguồn vốn này là bởi vì nguồn vốn này được cấp theo các dự án, có ràng buộc về điều kiện thực hiện, điều kiện đặc quyền đặc lợi và các ưu đãi khác.
3.2. Ảnh hưởng của sự gia tăng chi phí đầu vào
3.2.1. Sự gia tăng của giá nguyên liệu đầu vào
Một trong những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đó là sự gia tăng của giá cả quốc tế dẫn đến sự gia tăng của giá cả trên thị trường trong nước đặc biệt là các mặt hàng nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất. Các DNVVN cũng là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự tăng giá này. Như chúng ta đã biết khả năng tài chính của các DNVVN là rất hạn chế, mặt khác tỷ lệ vốn lưu động của các doanh nghiệp này cũng chưa đạt mức cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, cho nên một
khi giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, các DNVVN sẽ thường rất khó xoay sở để bù đắp cho khoản chi phí tăng thêm đó.
Bảng 2: Biến động giá thép cuộn CT3 năm 2008
(đơn vị: * 1000 VND/kg)
25/1 | 6/2 | 7/3 | 19/3 | 1/7 | 11/7 | 4/9 | 16/9 | 1/10 | 28/10 | 1/11 | 31/12 | |
Giá | 12,5 | 13,05 | 14,01 | 14,6 | 16,05 | 17,33 | 16,18 | 15,35 | 13,96 | 11,25 | 10,3 | 11,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Đến Tổng Mức Bán Lẻ Hàng Hóa Và Doanh Thu Dịch Vụ Tiêu Dùng
- Đặc Điểm Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Việt Nam
- Tận Dụng Các Nguồn Vốn Cho Đầu Tư, Sử Dụng Tối Ưu Nguồn Lực Địa Phương
- Mục Tiêu Phát Triển Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Khủng hoảng tài chính toàn cầu và ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 11
- Khủng hoảng tài chính toàn cầu và ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng công ty thép Việt Nam, 2008)
Từ bảng 3 trên ta thấy tính từ đầu năm 2008 cho đến tháng 7/2008 giá thép cuộn CT3 (một trong những mặt hàng chính trên thị trường thép Việt Nam) đã tăng giá gần 1,5 lần. Điều đó đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.
Bên cạnh đó, hàng loạt các mặt hàng đồng loạt tăng giá như xăng dầu, xi măng và một loạt các mặt hàng khác đã khiến các doanh nghiệp lao đao. Chi phí cho đầu vào tăng tất yếu dẫn một trong hai lựa chọn: một là doanh nghiệp chấp nhận bù lỗ để giữ giá hoặc hai là doanh nghiệp phải tăng giá các sản phẩm đầu ra của mình. Cho dù chọn giải pháp nào thì bất lợi cũng thuộc về phía các doanh nghiệp. Do khả năng tài chính eo hẹp nên doanh nghiệp không thể mãi bù lỗ được bởi vì đến một lúc nào đó họ sẽ không còn đủ khả năng để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Trong thời kỳ lạm phát như hiện nay, hầu hết các các doanh nghiệp chân chính đều muốn giảm giá thành sản phẩm, nhưng lại phải đối mặt với tình trạng hàng hóa đầu vào liên tục tăng cao. Tăng giá thì dễ, nhưng bán được lại là vấn đề, vì khả năng tài chính của mọi người đều giảm sút. Dấu hiệu dễ thấy là nhiều doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh trở nên đình trệ, thậm chí phải ngừng hoạt động. Nhiều công ty đã được đầu tư hoàn chỉnh, công nghệ hiện đại, lao động đã sẵn sàng, thị trường đều có, nhưng chỉ vì giá nguyên vật liệu tăng cao, mặt khác
họ lại không tìm được nguồn vốn, vì vậy họ phải ngừng sản xuất hay bán lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Hoặc các sản phẩm làm ra lại không tiêu thụ được trên thị trường như giai đoạn trước kia.
Để hiểu được tình hình thực tế, chúng ta có thể kể đến khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong một số ngành phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu như dệt may, thủy sản và sữa. Đối với ngành dệt may, bởi vì nguồn nguyên liệu trong nước, mẫu mã, chất lượng rất kém không đáp ứng được nhu cầu, nên các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu về sản xuất, mà giá cả nguyên liệu nhập khẩu cho ngành dệt may đã tăng lên rất nhiều trong năm vừa qua. Điều này đã khiến giá thành đội lên cao so với đối thủ hiện nay là hàng Trung Quốc (ngành dệt may Trung Quốc có hẳn một trung tâm nguyên phụ liệu rất lớn quy tụ tất cả các loại vải ở mọi nơi trên thế giới).
Mặc dù ngành dệt may Việt Nam cũng đã xây dựng những trung tâm nguyên phụ liệu để phục vụ cho các doanh nghiệp dệt may, nhưng vẫn chưa thu hút được khách hàng. Các chuyên gia trong ngành dệt may cho rằng, để cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, Thái Lan, vấn đề đầu tiên ngành may mặc trong nước phải giải quyết là mẫu mã và giá thành, nhưng với tình hình nguồn nguyên liệu vừa thiếu, vừa yếu như hiện nay thì quả thực đây là bài toán khó.
Hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với hàng của các nước khác cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp thủy sản. Hiện nay do khâu nguyên liệu, các chi phí đầu vào và một số yếu tố sản xuất khác (nhiều hộ nuôi trồng thủy sản thu hẹp quy mô, thậm chí không nuôi nữa) khiến giá nguyên liệu thủy sản trong nước tăng lên. Trong khi đó, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, các nước có hàng thủy sản xuất khẩu đều tìm cách giảm giá bán, vì vậy cạnh tranh không những về chất lượng, mà cả về giá diễn ra rất gay gắt.
Có những thời điểm, giá nhập khẩu nguyên liệu rẻ hơn nhiều so với mua nguyên liệu trong nước. Chính vì thế, nhiều lúc, nhiều nơi nông dân nuôi trồng thủy sản đã phải bỏ ao, bỏ ruộng vì không bán được sản phẩm. Nhưng đến khi giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, doanh nghiệp muốn quay về nguồn nguyên liệu trong nước thì lại không có vì người nuôi trồng đã thu hẹp sản xuất. Vấn đề này như một vòng tròn luẩn quẩn không chỉ lặp lại đối với ngành thủy sản.
Theo kết luận của Bộ Công thương, cho dù đã tăng 1,5 lần so với quy hoạch nhưng ngành sữa vẫn phải nhập tới 80% tổng nhu cầu về nguyên liệu. Đó là kết luận mới đây của Bộ Công Thương sau khi kiểm tra quy hoạch công nghiệp sữa. Phụ thuộc phần lớn nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài, cho nên dễ hiểu vì sao thị trường sữa trong nước có thể bị ảnh hưởng tức thì và trực tiếp mỗi khi nguyên liệu sữa thế giới biến động về giá hay chất lượng (như vụ melamine). Việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong nước đạt thấp do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Dễ thấy nhất là bởi trình độ và quy mô chăn nuôi bò sữa của nước ta còn thấp. Chăn nuôi theo quy mô quá nhỏ theo hộ nông dân nên năng suất và chất lượng đều chưa đạt yêu cầu.
Là một doanh nghiệp lớn nên so với các doanh nghiệp trong ngành, Vinamilk luôn mua được nguyên liệu đầu vào với giá có lợi, thậm chí trong một số trường hợp công ty có thể đàm phán lại giá mua khi thị trường có những biến động lớn. Nhưng với khả năng của các DNVVN thì họ không thể làm như vậy và sự biến động trên thị trường nguyên liệu vẫn là một trong những lo ngại hàng đầu của các doanh nghiệp này.
3.2.2. Sự gia tăng của chi phí lao động
Một vấn đề cũng trực tiếp tác động tới các DNVVN là chi phí lao động tăng rất mạnh. Trong tình hình lạm phát năm 2008, một số doanh nghiệp (chủ yếu là các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại và dịch vụ hay các công ty có ít nhân viên) đã tăng lương và tăng thêm phụ cấp cho nhân
viên nhằm đối phó với tình hình giá cả tăng cao và xem đây là một giải pháp đối với công tác nhân sự trong bối cảnh lạm phát.
Trong khi đó, các công ty trong lĩnh vực sản xuất, do số nhân viên đông nên chọn giải pháp tăng lương cho người trực tiếp sản xuất, là những người vốn dĩ lương thấp và chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ lạm phát. Tuy nhiên, tỷ lệ công ty chấp nhận tăng lương bổ sung cho công nhân trực tiếp là rất thấp. Và dù có tăng lương đến đâu thì doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với sự thay đổi của đời sống nhân viên và tâm lý bất ổn của họ trước thời cuộc ảnh hưởng đến năng suất lao động. Do ảnh hưởng chính sách nhân sự như doanh nghiệp phải cắt giảm số lao động, cắt giảm tiền lương và các khoản đãi ngộ khác mà ảnh hưởng lớn tới tâm lý những nhân viên còn lại ở công ty. Mặt khác, với những nhân viên giỏi, doanh nghiệp lại không giữ chân họ được đi tìm nơi có ổn định tốt hơn.
3.3. Những khó khăn về thị trường
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế, đến sản xuất cũng như tiêu dùng của nước ta. Như chương II đã đề cập, hoạt động thương mại và dịch vụ năm 2008 kém sôi động rất nhiều so với năm 2007 do giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng cao, dẫn đến sức mua trong dân giảm đáng kể, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2008 so với năm 2007 nếu loại trừ yếu tố tăng giá, thì mức tăng chỉ đạt 6,5%.
Ngoài những ảnh hưởng mang tính chất khách quan từ phía thị trường (người tiêu dùng sản phẩm và sử dụng dịch vụ) thì những vấn đề chủ quan trong nội tại các DNVVN cũng là nguyên nhân khiến họ càng khó khăn hơn trong việc tìm thị trường đầu ra cho hàng hóa và dịch vụ của mình. Với khả năng tài chính eo hẹp, mặt khác hầu hết các doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn này lại không kiểm soát được chi phí sản xuất của mình do phụ thuộc quá nhiều vào sự biến động của chi phí đầu vào tâng nhanh, họ không thể tăng giá
sản phẩm đầu ra và lại càng không thể mãi bù lỗ để giữ giá được. Một trong những hệ quả tất yếu của những khó khăn chồng chất này đó là rất nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hẳn hoặc cắt giảm một phần sản xuất, việc cắt giảm nhân công đã khiến một số lượng lớn người lao động thất nghiệp. Theo những báo cáo mới nhất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong năm 2008 đã có hơn 50.000 lao động bị mất việc làm tại 10 tỉnh, thành phố. Và dự đoán sang năm 2009 con số thất nghiệp có thể lên tới 200.000 lao động trong cả nước. Đây thực sự là một khó khăn về mặt kinh tế cũng như xã hội đối với nước ta mà không dễ dàng gì để có thể khắc phục trong một thời gian ngắn trước mắt.
Nói tóm lại, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những hệ quả của nó đang gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và các DNVVN nói riêng. Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn cũng như khó khăn từ sự gia tăng của các chi phí đầu vào đã khiến hàng loạt doanh nghiệp đau đầu về việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm. Sẽ có không ít doanh nghiệp không đủ sức chèo chống trong bão lạm phát sẽ chịu hậu quả nặng nề và có thể phải ngừng hoạt động. Để vượt qua khó khăn hiện tại và hướng đến phát triển trong tương lai các DNVVN sẽ rất cần đến những sự hỗ trợ thiết thực từ phía Nhà nước cũng như những giải pháp toàn diện của chính bản thân doanh nghiệp mà khóa luận sẽ nghiên cứu cụ thể trong chương sau.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM
VÀ TẠO TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI
1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1. Quan điểm
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong những năm tiếp theo, một trong những nhiệm vụ có tính chiến lược là phát triển DNVVN. Điều này được giải thích vì một số lý do sau đây:
Xét về bối cảnh quốc tế, nước ta đang trong quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc hội nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với bên ngài để có thị trường, có thông tin, khoa học kỹ thuật tiên tiến, phát triển công nghệ. Hội nhập với bên ngoài cũng là một cách thức để thu hút vốn nước ngoài, cải thiện tình trạng thiếu vốn trầm trọng của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, đặc biệt của các DNVVN.
Ở các nước trong khu vực, loại hình DNVVN đang rất phát triển. Các nước này đã có những chính sách hết sức thích hợp hỗ trợ cho loại hình doanh nghiệp này phát triển. Do vậy thông qua việc hội nhập, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội được tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm phát triển DNVVN của các nước lân cận.
Xét về bối cảnh trong nước, nền kinh tế Việt Nam đang ở trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong giai đoạn này, các nhà kinh tế, các nhà đầu tư
chưa có một sự chuyển biến về chất để có thể bắt kịp với các yêu cầu của nền kinh tế thị trường: đại bộ phận các nhà quản lý còn thiếu kinh nghiệm, còn trì trệ, tâm lý của người sản xuất nhỏ vẫn còn chưa chú trọng đến đầu tư dài hạn. Do đó, việc phát triển và mở rộng quy mô cho các DNVVN là phù hợp với tâm lý cũng như điều kiện thực tế tại nước ta. Đồng thời việc hỗ trợ các DNVVN phát triển cũng phù hợp với tiến trình hội nhập của nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nước ta có tiềm năng lớn về lao động. Phát triển DNVVN sẽ giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, tăng thêm thu nhập cho họ, tạo điều kiện để tích lũy cho các giai đoạn phát triển sau. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ phát triển DNVVN cũng tạo cơ hội cho các nhà đầu tư bỏ vốn để đầu tư cũng như huy động mọi nguồn lực khác vào kinh doanh vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Trong chiến lược kinh tế của Đảng và Nhà nước ta cũng đã khẳng định: vốn trong nước là quyết định, song vốn nước ngoài là quan trọng. Trong những năm gần đây và trong những năm tới nhu cầu đầu tư trên thế giới ngày càng nhiều mà nguồn vốn đáp ứng ngày một thiếu. Bên cạnh đó, nhiều nước trên thế giới tìm mọi cách đưa ra các chính sách hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu sẽ làm tình trạng thiếu vốn càng trở nên trầm trọng. Do vậy, để thực hiện mục tiêu kinh tế đã đề ra phải tập trung huy động mọi nguồn vốn trong nước và một loạt các giải pháp mang tính chất hỗ trợ khác. Một trong những giải pháp mang tính chiến lược là phải phát triển các DNVVN thông qua tự do hóa việc thành lập doanh nghiệp của mọi công dân và mọi thành phần kinh tế.
Chiến lược CNH - HĐH đang được thực hiện rộng khắp trên phạm vi cả nước tạo tiền đề cơ bản cho chính sách huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế của xã hội. Song song với nguồn lực do Nhà nước nắm giữ thì nguồn