Mô Hình Nghiên Cứu Và Phát Triển Giả Thuyết Nghiên Cứu


Thứ tư, một đặc trưng của hệ thống kế toán Việt Nam, bao gồm Luật, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán cùng với các thông tư, nghị định hướng dẫn việc thực hành công tác kế toán. Các nghiên cứu vận dụng chuẩn mực kế toán ở các nước thường không chú ý đến đặc trưng này do ở các nước áp dụng IAS/IFRS đa phần theo hệ thống thông luật. Các nghiên cứu ở Việt Nam có đề cập vấn đề này nhưng đa phần lại đề cập ở góc độ nghiên cứu định tính [15] [21]. Trong khi đó, thực tiễn vận dụng chuẩn mực kế toán không thể không tách rời với hệ thống kế toán Việt Nam như đã đề cập ở trên. Do vậy, đặc trưng này cũng là một khoảng trống cần phải xem xét khi nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán tại Việt Nam.

Thứ năm, các nghiên cứu về áp dụng CMKT tại Việt Nam không chỉ được tiến hành trên bình diện rộng [19] mà còn được tiến hành ở nhiều địa phương trong cả nước, như: thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc. Gia Lai – một tỉnh quan trọng trong sự phát triển kinh tế của khu vực Tây Nguyên mà DNNVV đóng vai trò then chốt thì lại chưa có nghiên cứu nào liên quan đến CMKT và việc vận dụng nó trong DNNVV cũng như các nhân tố ảnh hưởng. Vì vậy, luận án nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán – trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai làm luận án là thực sự cần thiết. Kết quả nghiên cứu mong đợi sẽ đóng góp vào lí luận và thực tiễn quá trình hoàn thiện chuẩn mực kế toán ở Việt Nam nói riêng và hệ thống kế toán Việt Nam nói chung.


Tóm tắt Chương 1

Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc minh bạch các thông tin kế toán với chất lượng cao, phù hợp với thông lệ quốc tế thực sự quan trọng và cần thiết. Chuẩn mực kế toán quốc tế là nền tảng cho một nền kinh tế và hệ thống tài chính vận hành hiệu quả. Việc tìm hiểu thực trạng vận dụng chuẩn mực kế toán ở các quốc gia khác nhau, những ưu điểm và nhược điểm khi áp dụng chuẩn mực kế toán vào doanh nghiệp Việt Nam sẽ giúp các cơ quan ban ngành có sự chuẩn bị triển khai dự án áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào môi trường Việt Nam. Tuy nhiên, vận dụng các chuẩn mực liên quan đến đo lường và trình bày như thế nào còn tùy thuộc vào đặc thù của từng doanh nghiệp, như qui mô, năng lực nhân viên, khả năng hoạt động hay cách thức tài trợ từng doanh nghiệp… Các vấn đề trên cần được kiểm chứng trong từng nước để làm sáng tỏ hơn bức tranh về vận dụng chuẩn mực kế toán. Chương này đã trình bày khái quát lý thuyết và thực tiễn về việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nói chung, vai trò của chuẩn mực kế toán đối với sự phát triển kinh tế. Từ đó, chỉ ra những khoảng trống, vướng mắc trong quá trình vận dụng đối với người làm công tác kế toán, giúp nhà quản trị có cách nhìn tổng quát và chính xác hơn để vận dụng chuẩn mực kế toán vào doanh nghiệp mình một cách hiệu quả hơn, khi mà kinh tế đất nước ngày càng phát triển và đòi hỏi các thông tin doanh nghiệp cung cấp phải minh bạch và đủ tin cậy đối với các bên liên quan.


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu hệ thống kế toán của một nước không chỉ xem xét nội hàm các chuẩn mực kế toán mà còn xem xét thực tiễn các doanh nghiệp đã vận dụng như thế nào để có định hướng hoàn thiện các chuẩn mực kế toán. Do vậy, nghiên cứu vận dụng chuẩn mực kế toán trong các điển hình luôn là cơ sở để định hướng hoàn thiện hệ thống kế toán. Chương này có mục tiêu là làm rò phương pháp nghiên cứu để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Đi từ giả thuyết nghiên cứu, chương này sẽ bàn đến thiết kế đo lường các biến, phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu.

2.1. Mô hình nghiên cứu và phát triển giả thuyết nghiên cứu

2.1.1. Quy trình nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu Cơ sở lý thuyết cùng với kết quả tổng quan từ các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả tiến hành tổng kết các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT trong DNNVV. Mô hình ban đầu được đề xuất gồm 10 nhân tố: Quy mô doanh nghiệp, kết quả hoạt động của doanh nghiệp, nhận thức của chủ doanh nghiệp, áp lực cung cấp thông tin từ các đối tượng, trình độ của kế toán viên, tính chất sở hữu, ảnh hưởng của tổ chức tư vấn nghề nghiệp, tuổi của doanh nghiệp, tính bắt buộc tuân thủ, lợi ích của việc vận dụng CMKT.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận án, quá trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước, tổng hợp qua bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Các bước thực hiện nghiên cứu


Bước

Dạng nghiên cứu

Phương pháp

Kỹ thuật thu thập dữ liệu

Mục đích


1


Thử nghiệm


Định tính

- Đọc và phân tích các nghiên cứu trước

- Phỏng vấn sâu các kế toán trưởng, chuyên gia kế toán

Xây dựng bộ đo lường gồm các chỉ mục khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán

ở DNNVV tại Gia Lai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán – trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 9


Bước

Dạng nghiên cứu

Phương pháp

Kỹ thuật thu thập dữ liệu

Mục đích


2


Chính thức


Định lượng

Điều tra trực tiếp thông qua bảng câu hỏi (n =340)

Kiểm định thang đo. Kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết


3


Xác nhận


Định tính

Phỏng vấn sâu một vài kế toán trưởng sau kết quả chính thức

Giải thích rò hơn các kết quả thực nghiệm ở bước 2


Nghiên cứu thử nghiệm là bước đầu tiên quan trọng trong bất cứ mọi quá trình nghiên cứu. Để nghiên cứu tình hình vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV ở địa bàn tỉnh Gia Lai, luận án dựa trên ba cơ sở:

Một là, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các nghiên cứu trong và ngoài nước về vận dụng chuẩn mực và các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán, đặc biệt là ở các DNNVV. Qua đó, tác giả chọn lọc các thang đo có liên quan đến vận dụng CMKT cũng như các nhân tố phổ biến ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực tại các DNNVV ở Gia Lai.

Hai là, trên cơ sở kết quả tổng hợp ở bước trên, việc trao đổi với các chuyên gia kế toán có nhiều năm kinh nghiệm cũng là hết sức cần thiết. Các chuyên gia thực tế đã gợi ý những chuẩn mực phổ biến nào trong điều kiện đặc thù ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn Gia Lai nói riêng, cũng như sự thực tế việc triển khai vận dụng chuẩn mực trên địa bàn tỉnh. Một trong những kết quả quan trọng qua trao đổi là trên thực tế, người làm kế toán vận dụng kết hợp giữa chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán. Đây là những thông tin để tác giả điều chỉnh, bổ sung các nội dung liên quan để phát triển các chỉ mục thuộc các nhân tố dự tính ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực.

Trong quá trình điều tra thử nghiệm, luận án còn lấy ý kiến một số kế toán viên ở các doanh nghiệp. Đối tượng này được chọn vì đây là người trực tiếp vận


dụng chuẩn mực kế toán trong thực tiễn, do vậy những ý kiến của họ sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng mô hình. Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm hiểu một số ý kiến từ các cán bộ hoạt động trong ngành thuế vì trên thực tế, công tác kế toán tại các DNNVV chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc kê khai, kiểm tra của cơ quan thuế.

Việc vận dụng CMKT được đánh giá bởi sự đa dạng trong đối tượng sử dụng thông tin sẽ khách quan hơn là chỉ được đánh giá duy nhất đối tượng trực tiếp vận dụng CMKT. Việc mở rộng các đối tượng khảo sát chủ yếu dử dụng thông tin kế toán của DNNVV tại Gia Lai là hoàn toàn phù hợp với Lý thuyết hữu ích cho việc ra thông quyết định mà nghiên cứu đã đề cập.

Ba là, sau khi tổng hợp ý kiến từ các nhóm đối tượng nêu trên và cùng với tổng quan các nghiên cứu trước, bảng câu hỏi nháp được thiết kế. Sau đó, bảng câu hỏi được gửi cho kế toán một số DNNVV trên địa bàn thành phố Pleiku để xem xét bản hỏi có dễ hiểu, có phù hợp hay không trước khi điều tra chính thức. Các tiếp cận sử dụng bảng câu hỏi điều tra về việc vận dụng chuẩn mực cũng đã được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện, như nghiên cứu của Guerreiro và cộng sự [98], Jermakowicz và Gornik-Tomaszewski [116], Jones và Higgins [117], Joshi và Ramadhan [118], Larson và Street [122], Uyar và cộng sự [178], Đặng Đức Sơn

[17] và Nguyễn Thị Phương Thảo [34].

Ở giai đoạn nghiên cứu chính thức, một cuộc điều tra được thực hiện thông qua phương pháp khảo sát trực tiếp các kế toán trưởng/ phụ trách kế toán đang công tác tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Mục đích của phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình vận dụng chuẩn mực, xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực và kiểm định các giả thuyết đề ra. Các đối tượng này là người trực tiếp tham gia vào công tác kế toán tại DN nên sẽ hiểu chi tiết tình hình công tác kế toán tại DN cũng như những vướng mắc khi tiếp cận với chuẩn mực, thông tư. Các thông tin kế toán được cung cấp từ chính các đối tượng này, thông tin có minh bạch, chính xác không phần lớn phụ thuộc vào người thực hiện công tác kế toán trong DN.

Ở giai đoạn nghiên cứu cuối cùng, số liệu từ kết quả điều tra còn được trao đổi với các chuyên gia kế toán để xác nhận lại ý nghĩa của các kết quả đó. Đây là


một trong những yếu tố nhằm đảm bảo nghiên cứu có tính tin cậy cao hơn. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đưa ra các hàm ý chính sách phù hợp trong luận án.

Vấn đề nghiên cứu

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Bối cảnh DN tại Gia Lai

Phát thảo thang đo sơ bộ

Ý kiến chuyên gia/ Điều tra thử nghiệm

Thangđo chính thức/BCH

Toàn bộ quá trình trên được phát họa qua sơ đồ sau:


Tổng quan tài liệu


Thu thập và xử lý số liệu


Kết quả phân tích dữ liệu


Ý kiến chuyên gia xác nhận kết quả

Thảo luận, đề xuất

Hình 2.1. Tổng hợp quá trình nghiên cứu

Một bảng phỏng vấn được thiết kế để các chuyên gia cho biết ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT trong DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Sau đó, kỹ thuật phỏng vấn sâu được thực hiện tìm hiểu quan điểm của các chuyên gia về sự phù hợp của từng nhân tố với bối cảnh nghiên cứu. Tác giả tổng hợp ý kiến để đi đến thống nhất giữ lại nhân tố nào phù hợp nhất với đặc thù và bối cảnh DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các tiêu chí đo lường. Kết quả như sau:

- Nhân tố Quy mô doanh nghiệp: Các chuyên gia đều thống nhất quan điểm khi thực tế các DN tồn tại trên địa bàn tỉnh Gia Lai chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Quy mô doanh nghiệp càng nhỏ thì nguồn lực về tài chính, con người


càng hạn chế, đó là những trở ngại trong quá trình vận dụng CMKT. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng không phải cứ quy mô doanh nghiệp khác nhau thì việc vận dụng CMKT khác nhau, quan trọng là quan điểm và chủ trương của người quản lý. Các loại hình doanh nghiệp cơ bản đều mang những đặc trưng chủ yếu tương tự nhau. Vì vậy, cần làm rò ảnh hưởng của nhân tố quy mô doanh nghiệp có liên quan đến việc vận dụng CMKT. Điều này có ý nghĩa thực tiễn hơn vì muốn tăng cường vận dụng CMKT trong DN thì có thể tác động đến các nhân tố tác động đến việc vận dụng CMKT trong đó quy mô doanh nghiệp là một trong những nhân tố cần được xem xét. Vì vậy, các chuyên gia thống nhất chọn nhân tố này đưa vào mô hình tác động đến việc vận dụng CMKT trong DNNVV.

- Nhân tố Kết quả hoạt động của DN: Đây là một nhân tố mới được đề xuất. Xuất phát từ thực tế hiện nay, DNNVV muốn tiếp cận được những nguồn vốn chính thức như vốn vay từ các ngân hàng hoặc các nhà đầu tư thì DN phải chứng minh được năng lực tài chính mà chủ yếu là thông qua BCTC. Vì vậy, những DN nào có thông tin tốt thể hiện ở những thông số về tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu; lợi nhuận/ vốn chủ sỡ hữu; nợ phải trả/ Tài sản... thường sẽ có xu hướng tiếp cận vốn tốt hơn so với những DN khác. Tại Gia Lai, kết quả hoạt động của DNNVV vẫn chưa thể hiện đúng với chức năng loại hình DN do hạn chế ở việc tiếp cận nguồn vốn chính thức, đa phần phải tìm đến nguồn vốn tín dụng phi chính thức đã làm cho nợ phải trả của DN trở thành gánh nặng, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời cũng như kết quả hoạt động của DN. Nhân tố này cũng được các chuyên gia đồng ý đưa vào xem xét là nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT trong DNNVV trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh nghiên cứu.

- Nhân tố Nhận thức của chủ doanh nghiệp: Mặt bằng chung về trình độ quản lý ở DNNVV ngày càng được chú trọng và nâng cao, đó là điều kiện tốt để chủ doanh nghiệp có thể am hiểu thêm nhiều lĩnh vực trong đó có kế toán. Chủ doanh nghiệp có tư duy như thế nào, quan tâm đến công tác kế toán tại đơn vị ra sao hay sự áp đặt, hạn chế trong quản lý do tính chất vùng miền, văn hóa địa lý ở một tỉnh Tây nguyên vẫn còn rò rệt? Đây được xem là một nhân tố ảnh hưởng đến tình hình vận dụng CMKT trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai.


- Nhân tố Áp lực cung cấp thông tin từ các đối tượng: Thông tin của DN khi được cung cấp ra thì nhiều đối tượng có thể sử dụng nó với những nhu cầu, mục đích khác nhau. Nhận thức, am hiểu và vị trí khác nhau của người nhận thông tin cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến chất lượng thông tin được cung cấp. Các chuyên gia cho rằng khi sử dụng thông tin, các đối tượng sẽ gây ra những áp lực nhất định trong việc vận dụng CMKT để cung cấp thông tin theo mục đích của những đối tượng này. Tuy nhiên, khi phỏng vấn sâu các chuyên gia về biểu hiện của áp lực mà các đối tượng sử dụng thông tin kế toán gây ra với DNNVV như thế nào? Có rò nét hay không thì phần lớn người làm kế toán, người quản lý tại DN là những người trực tiếp nhận thức được những áp lực này đều trả lời là: không rò ràng, chủ yếu là những yêu cầu đã có trong nhưng văn bản quy định liên quan đến kế toán Việt Nam hiện hành. Những văn bản pháp quy này đều do các cơ quan thuộc Chính phủ ban hành mang tính pháp lý, bắt buộc phải thực hiện (khác với một số nước khi CMKT do tổ chức nghề nghiệp ban hành). Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhận định nhóm sử dụng thông tin kế toán cần thêm thông tin ngoài BCTC thường là cán bộ ngân hàng nhưng cách mà họ thường làm là yêu cầu được cung cấp từ bên thứ ba. Vì vậy, để kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, tác giả không đưa nhân tố Áp lực cung cấp thông tin từ các đối tượng là nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT trong DNNVV.

- Nhân tố trình độ kế toán viên: Kế toán viên là những người trực tiếp thực hiện công tác kế toán tại đơn vị. Với đặc trưng vùng miền khi vị trí địa lí của Gia Lai không thuận tiện với nền tảng kiến thức tại chỗ. Nguồn nhân lực chủ yếu được đào tạo trên địa phương với nhiều giai đoạn khác nhau, sự linh hoạt và tiếp cận với những chính sách mới còn hạn chế khi trình độ, kinh nghiệm của kế toán viên trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh đang được xem là vấn đề cần được bồi dưỡng chú trọng. Vì vậy, nhân tố này được xem là nhân tố tác động trực tiếp đến việc vận dụng CMKT trong DNNVV trên địa bàn tỉnh.

- Nhân tố Tính chất sở hữu: Theo tìm hiểu ban đầu thì hầu hết các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai chủ yếu thuộc sở hữu tư nhân, số DNNVV là doanh nghiệp của nhà nước còn rất ít, đa phần đã được cổ phần hóa. Do chủ trương giai đoạn đầu

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí