Tổng Hợp Nghiên Cứu Trong Nước Về Vận Dụng Chuẩn Mực Kế Toán


tìm kiếm giải pháp để hoàn thiện chuẩn mực kế toán, hay nghiên cứu của Đoàn Xuân Tiên [34] Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam sau khi các chuẩn mực này đã ra đời. Đây là những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trên lĩnh vực kế toán, và là những người tham gia soạn thảo chế độ kế toán nên hiểu được những vướng mắc khi áp dụng chuẩn mực kế toán – những nội dung rất mới mẻ ở giai đoạn vừa ban hành. Điểm hạn chế trong cách tiếp cận định tính này là chưa chỉ ra cụ thể mức độ vận dụng chuẩn mực trong thực tiễn thế nào, hay nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình vận dụng chuẩn mực. Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó, ý kiến của các chuyên gia cũng gợi ý những nền tảng để tiếp cận theo hướng định lượng, nhất là các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực.

Nhánh thứ hai hướng đến nghiên cứu định lượng như các nước trên thế giới tiếp cận, nhưng tập trung xem xét vào vận dụng chuẩn mực kế toán tại Việt Nam. Qua tổng quan các nghiên cứu trong nước, luận án rút ra một điểm lớn như sau:

Đo lường vận dụng chuẩn mực kế toán: theo cách tiếp cận định lượng có hai hướng tiếp cận đo lường vận dụng chuẩn mực. Cách thứ nhất dựa vào cách tiếp cận của lý thuyết hành vi dự định, thể hiện qua nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp và cộng sự [33] và Nguyễn Thị Phương Thảo [34]. Bảng dưới đây minh họa một cách tiếp cận đo lường theo lý thuyết hành vi dự định và ý kiến đánh giá của kế toán viên về vận dụng chuẩn mực kế toán.

Bảng 1.3. So sánh đo lường vận dụng chuẩn mực kế toán


STT

Nguyễn Thị Phương Thảo (2018) [34]

Đặng Ngọc Hùng (2016) [19]

1

DNNVV nhận thức được việc áp dụng

CMKT là quyền và nghĩa vụ của DN mình

DN áp dụng hệ thống CMKT là do

hệ thống pháp luật


2

DNNVV xem áp dụng CMKT đầy đủ là chìa khoa mang lại thông tin tài chính

trung thực

DN áp dụng CMKT là do kinh nghiệp và năng lực của kế toán, kiểm

toán viên

3

DNNVV sẵn sàng áp dụng các CMKT

DN đã áp dụng CMKT là do trợ giúp

của các tổ chức tư vấn


4

DNNVV thể hiện mong muốn được tư

vấn và hướng dẫn đầy đủ cách thức vận dụng các CMKT

DN đã áp dụng CMKT là do đặc điểm của doanh nghiệp

Thang đo Likert mức 5 điểm được sử dụng để đo lường mức độ đồng ý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán – trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 8

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)


Minh họa trên cho thấy: hành vi hay dự định của người làm kế toán tại các doanh nghiệp được thể hiện thông qua thái độ đối với việc vận dụng chuẩn mực, đến sự sẵn sàng áp dụng chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng [19] về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán tại Việt Nam tuy không nói rò lý thuyết hành vi, nhưng đã yêu cầu người được điều tra cho ý kiến về việc vận dụng chuẩn mực kế toán. Khi đi vào chiều sâu các chỉ mục đo lường vận dụng chuẩn mực thì rò ràng cách đo lường này chưa thể cung cấp thông tin vận dụng chuẩn mực như thế nào. Bản thân nội hàm phát biểu các chỉ mục trong nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng cũng có hạn chế khi mỗi phát biểu đã thể hiện quan hệ giữa một nhân tố nào đó với CMKT. Đây là những hạn chế cần phải tháo gỡ trong các nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, xét theo lý thuyết hành vi dự định thì từ hành vi dự định đến vận dụng thực tế chuẩn mực là một khoảng cách, chưa thể đánh giá thực trạng vận dụng chuẩn mực thế nào.

Ở một cách tiếp cận khác, nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên [35] đo lường mức độ vận dụng chuẩn mực kế toán tại các DNNVV ở thành phố Đà Nẵng thông qua chỉ số vận dụng các chuẩn mực. Chỉ số này được xây dựng trên cơ sở đo lường nhị phân về Có hay Không áp dụng đối với từng chuẩn mực cụ thể, qua đó xác định chỉ mục tổng quát của nhiều chuẩn mực. Cách tiếp cận này thực hiện theo nhiều nghiên cứu ở nước ngoài và trong một chừng mực thể hiện tỷ lệ phần trăm các chuẩn mực kế toán đã được các DNNVV áp dụng. Tuy nhiên, xét về nội hàm của một chuẩn mực thì có rất nhiều thông tin về đo lường và công bố thông tin, nên việc đánh giá Có – Không đối với từng chuẩn mực cũng chưa đánh giá thật đầy đủ việc vận dụng chuẩn mực kế toán ở các DN.

Như vậy, những so sánh về đo lường vận dụng chuẩn mực kế toán là một khoảng trống trong nghiên cứu, đòi hỏi các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu thêm để có phát họa bức tranh về vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DN nói chung và trong các DNNVV nói riêng.

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán

Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán luôn được xem xét và phân tích cùng với thực trạng vận dụng chuẩn mực. Qua tổng quan các nghiên


cứu trong nước, nổi lên các nhân tố sau:

Qui mô doanh nghiệp: tương tự như các nghiên cứu ở nước ngoài, các nghiên cứu ở Việt nam đều xem xét yếu tố qui mô doanh nghiệp, vì một thực tế là DN có qui mô càng lớn thì các giao dịch các phức tạp và nhiều, nên phạm vi điều chỉnh từ các CMKT đến các DN sẽ nhiều hơn. Ngoài ra là DN có qui mô lớn hơn sẽ có nhiều thuận lợi hơn về nguồn lực tài chính và con người để vận dụng chuẩn mực. Tuy nhiên, khi đi vào kết quả nghiên cứu thì có sự chưa thống nhất về ảnh hưởng của qui mô DN đối với việc vận dụng chuẩn mực. Nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng [19] và Nguyễn Thị Ngọc Điệp và cộng sự [33] cho thấy qui mô có quan hệ cùng chiều với việc vận dụng CMKT; trong khi nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo [34] có quan hệ nghịch chiều. Trong khi đó, nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên [35] lại cho thấy qui mô DN không ảnh hưởng đến vận dụng CMKT trong các DNNVV tại thành phố Đà Nẵng.

Khả năng sinh lời/ Kết quả hoạt động của doanh nghiệp: cũng được nhiều nhóm tác giả xem xét trong các công bố. Nguyễn Thị Phương Thảo [34] khi nghiên cứu về vận dụng CMKT tại các DNNVV tại Tiểu vùng Tây Bắc cho thấy khả năng sinh lời có quan hệ ngược chiều với vận dụng chuẩn mực thì nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên [35] tại Đà Nẵng cho thấy nhân tố này không ảnh hưởng. Sự bất nhất về quan hệ này có thể còn do cách thức đo lường nhân tố ảnh hưởng khi nghiên cứu ở Tiểu vùng Tây Bắc đo lường khả năng sinh lời trên cơ sở ý kiến đánh giá của kế toán viên, trong khi nghiên cứu thứ hai là trên cơ sở chỉ tiêu tài chính. Một số nghiên cứu khác trong nước lại không đề cập đến yếu tố khả năng sinh lời với lập luận chuẩn mực kế toán trong nước là khung pháp lý để các DN triển khai trong thực tế, không thể liên quan đến có hay không vận dụng chuẩn mực kế toán.

Năng lực của kế toán viên: là nhân tố được xem có ảnh hưởng trong nhiều mô hình nghiên cứu tại Việt Nam. Kết quả tổng quan cho thấy, năng lực của người làm kế toán qua trình độ chuyên môn, vấn đề đào tạo lại và tự đào tạo, kinh nghiệm thực tiễn là những chỉ mục ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực. Có sự tương đồng khá lớn về chiều hướng ảnh hưởng thuận chiều của nhân tố này đến vận dụng chuẩn mực, như nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng [19], Trần Đình Khôi Nguyên [35],


Nguyễn Thị Ngọc Điệp và cộng sự [33]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo [34] lại cho kết quả ngược lại với các nghiên cứu trên. Điều này cần đòi hỏi tiếp tục giải thích, và đặc biệt xem lại cách thức đo lường các chỉ mục của nhân tố ảnh hưởng có hợp lý hay không.

Sự quan tâm của nhà quản lý: công tác kế toán là một phần không thể thiếu trong hệ thống quản lý ở các DN. Tuy nhiên, mức độ đầu tư cho công tác kế toán còn liên quan ít nhiều đến nhận thức của người chủ doanh nghiệp, của người quản lý đối với công tác kế toán. Trong tiến trình hội nhập và sự canh tranh ngày càng gay gắt, nhiều người quản lý đã dần thay đổi quan điểm của mình, thay vì xem kế toán là “tay hòm, tay khóa” để quản lý thu – chi nội bộ của đơn vị, thì ngày nay kế toán phải có trách nhiệm minh bạch, công khai và thực hiện theo các chuẩn mực qui định. Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm tại nước ta đã cho thấy ở những nơi có điều kiện kinh tế phát triển như thành phố Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng thì sự quan tâm của nhà quản lý ảnh hưởng thuận chiều đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán. Trong khi đó, ở những nơi có sự phát triển kinh tế thấp hơn như tiểu vùng Tây Bắc thì nhân tố này có ảnh hưởng ngược chiều. Điều này đặt ra cần tìm hiểu thêm sự đa dạng và ảnh hưởng của Sự quan tâm nhà quản lý đối với vận dụng chuẩn mực kế toán.

Tính bắt buộc tuân thủ CMKT: Các nghiên cứu ở nước ngoài về vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đã cho thấy việc vận dụng IFRS xuất phát từ yêu cầu khách quan phải tham gia thị trường tài chính quốc tế, phải đáp ứng các yêu cầu của các đối tác thương mại; thì đối với việc vận dụng chuẩn mực kế toán quốc gia (chuẩn mực trong nước) phải xuất phát từ yêu cầu bắt buộc tuân thủ CMKT ở trong nước. Một đặc thù trong hệ thống kế toán ở Việt Nam là vừa tồn tại Chế độ kế toán doanh nghiệp, vừa tồn tại hệ thống chuẩn mực kế toán; và trong một số trường hợp thì chuẩn mực kế toán chưa có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, trong khi chế độ kế toán đã thay đổi. Do vậy, nhiều nghiên cứu trong nước đã đặt vấn đề về tính bắt buộc tuân thủ chuẩn mực kế toán. Kết quả tổng quan tài liệu trong nước đã cho thấy chưa có sự thống nhất cao về chiều hướng ảnh hưởng của nhân tố này. Trong khi Nguyễn Thị Ngọc Điệp và cộng sự [33] chỉ ra mối quan hệ thuận chiều, thì nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo [34] lại chỉ ra tác động ngược chiều


đến vận dụng chuẩn mực.

Chế độ kế toán và thông tư hướng dẫn: Trong bối cảnh hệ thống kế toán Việt Nam vừa tồn tại chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán và các thông tư hướng dẫn thì tài liệu của chế độ kế toán, thông tư hướng dẫn như là cẩm nang, sổ tay thực hành hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chuẩn mực. Do tính trừu tượng, khái quát của chuẩn mực kế toán, nên từ khi các chuẩn mực kế toán lần đầu có hiệu lực trong giai đoạn 2001-2005, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn chuẩn mực. Do vậy, tính đặc thù của khung pháp lý về kế toán đã ảnh hưởng ít nhiều đến vận dụng chuẩn mực kế toán. Kết quả trong một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhân tố này ảnh hưởng thuận chiều đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán [19][35]. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng không xem xét nhân tố này.

Tổ chức tư vấn nghề nghiệp: Sự tham gia của các cá nhân, tổ chức trong quá trình vận dụng chuẩn mực kế toán ở Việt Nam là một vấn đề khách quan trong thực tiễn công tác kế toán. Trong giai đoạn chưa có sự tách rời giữa kế toán và thuế, Phòng tuyên truyền của cơ quan thuế thường đóng vai trò hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán vừa nhằm mục đích kế toán, vừa nhằm mục đích thuế. Tuy nhiên, việc ban hành chuẩn mực kế toán và việc thừa nhận các tổ chức dịch vụ kế toán đã tạo ra không gian để các DN có thể thuê, nhờ tư vấn từ các tổ chức này trong việc thực hiện công tác kế toán tại các DN. Nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng [19] và Trần Đình Khôi Nguyên [35] đã chỉ ra tác động thuận chiều của Tổ chức tư vấn nghề nghiệp đến vận dụng chuẩn mực kế toán, trong khi nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp và cộng sự [33] lại không thấy rò ảnh hưởng của nhân tố này.

Ngoài những nhân tố điển hình trên, các nghiên cứu ở Việt Nam còn chỉ ra thêm một số các nhân tố khác như Tác động của đơn vị kiểm toán, Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, Cân đối giữa chi phí và lợi ích khi vận dụng chuẩn mực. Ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam được tổng hợp ở bảng dưới đây để hình dung hơn bức tranh vận dụng CMKT tại nước ta.


Bảng 1.4. Tổng hợp nghiên cứu trong nước về vận dụng chuẩn mực kế toán



Tác giả


Đặng Ngọc Hùng (2016)

[19]

Nguyễn Thị Phương Thảo (2019)

[34]

Trần Đình Khôi Nguyên (2013)

[35]

Nguyễn Thị Ngọc Điệp và cộng sự (2015)

[33]


Khu vực


DN ở Việt Nam

DNNVV tại Tiểu vùng Tây Bắc


DNNVV tại Đà Nẵng

DNNVV tại Thành phố HCM


Vận dụng CMKT


Đo lường qua ý kiến về vận dụng CM

Đo lường qua hành vi dự định vận dụng CM


Chỉ số vận dụng CMKT


Đo lường qua hành vi dự định vận dụng CM

Ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán


Qui mô DN


+


-

Không ảnh hưởng


+

Kết quả hoạt động DN

Giao thoa về đo lường


-

Không ảnh hưởng


Không xem xét

Năng lực kế toán viên


+


-


+


+

Sự quan tâm nhà quản lý

Không xem xét


-


+


+

Sự phát triển hạ tầng kế toán


Giao thoa về đo lường


+


Không xem xét


+

Tính bắt buộc tuân thủ


Không xem xét


-


Không xem xét


+

Chế độ kế toán và thông tư


+



+


Không xem xét

Tổ chức tư vấn nghề nghiệp


+


Không xem xét


+


Không ảnh hưởng



Tác giả


Đặng Ngọc Hùng (2016)

[19]

Nguyễn Thị Phương Thảo (2019)

[34]

Trần Đình Khôi Nguyên (2013)

[35]

Nguyễn Thị Ngọc Điệp và cộng sự (2015)

[33]

Đặc điểm hệ thống CMKT

Không xem xét


+

Không xem xét


Không xem xét

Kiểm toán/Thuế

Không xem xét

Không xem xét


+

Không ảnh hưởng

Cân đối CP – lợi ích

Không xem xét


-

Không xem xét

Không ảnh hưởng

Mẫu và phương pháp thống kê

Cỡ mẫu

250 DN

397 DN

283 DN

297 DN


Kỹ thuật thống kê

Phân tích nhân tố

Phân tích hồi qui

Phân tích nhân tố

Phân tích hồi qui

Phân tích nhân tố

Phân tích hồi qui


Phần tích nhân tố

Phân tích hồi qui

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

1.4.3. Kết quả đạt được và những vấn đề tồn tại trong các nghiên cứu trước

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến luận án, tác giả đã đúc kết một số vấn đề mà nghiên cứu trước đây đã đạt được và những vấn đề tồn tại cần được tiếp tục giải quyết.

Thứ nhất, các nghiên cứu về áp dụng CMKT trong DN nói chung và DNNVV nói riêng đã có một quá trình kế thừa và phát triển khá dài. Nhìn chung nội dung các công trình nghiên cứu trước chủ yếu liên quan đến vấn đề áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào các quốc gia khi các DN tại các quốc gia đó tham gia sâu rộng vào thị trường tài chính quốc tế (niêm yết tại TTCK nước ngoài, vay vốn của tổ chức tài chính quốc tế), tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế mà ở đó yêu cầu về chuẩn hóa thông tin có tính toàn cầu cao. Ngoài các đặc trung liên quan đến doanh nghiệp, các đặc trưng về văn hóa, hệ thống pháp luật, đặc điểm chính trị vì thế luôn được xem xét khi nghiên cứu vận dụng chuẩn mực kế


toán quốc tế. Tuy nhiên, khi nghiên cứu vận dụng chuẩn mực kế toán trong nước thì việc áp dụng mô hình nghiên cứu, cách tiếp cận nghiên cứu một cách tương tự như nước ngoài là không phù hợp. Những đặc trưng về doanh nghiệp ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực cần được chọn lọc một cách phù hợp nhất trong bối cảnh một nước cụ thể. Ở Việt Nam, việc ban hành chuẩn mực kế toán đã là một thách thức rất lớn cho các DN nên đây cũng là không gian cho các nghiên cứu trong nước xem xét vận dụng chuẩn mực kế toán ở trong nước.

Thứ hai, đo lường vận dụng chuẩn mực kế toán là một khoảng trống nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Các nghiên cứu nước ngoài sử dụng biến nhị phân hoặc chỉ số để xác định mức độ vận dụng chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, việc sử dụng biến nhị phân hoặc từ biến nhị phân cho từng chuẩn mực để tính toán chỉ số vận dụng chuẩn mực cũng chỉ tạo ra một chỉ số vận dụng chuẩn mực, chưa chỉ ra cụ thể vận dụng chuẩn mực như thế nào. Các nghiên cứu trong nước thì lại hướng đến chủ yếu đo lường hành vi dự định vận dụng chuẩn mực, và điều này thì lại không thể cung cấp thực tế vận dụng như thế nào vì giữa hành vi dự định vận dụng chuẩn mực đến thực tế vận dụng chuẩn mực là một khoảng cách.

Thứ ba, khi loại trừ các yếu tố liên quan đến đặc trưng về văn hóa, luật pháp, chính trị thì các yếu tố liên quan đến đặc trưng của doanh nghiệp ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán cũng chưa thống nhất cao. Những nhân tố phổ biến liên quan đến vận dụng chuẩn mực, là qui mô, khả năng sinh lời/ kết quả hoạt động, năng lực (trình độ) kế toán viên, sự quan tâm của nhà quản lý, tác động của kiểm toán….là những nhân tố phổ biến được nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố này là không thống nhất và điều này đặt ra yêu cầu cần phải kiểm chứng mối quan hệ giữa các nhân tố này với việc vận dụng chuẩn mực kế toán. Có nhiều nhân tố mới nổi lên khi nghiên cứu vận dụng chuẩn mực kế toán ở Việt Nam, như: cơ sở hạ tầng kế toán, tổ chức tư vấn nghề nghiệp, tính bắt buộc tuân thủ nghề nghiệp, chế độ kế toán và thông tư hướng dẫn…là những điểm riêng cần phải tiếp tục nghiên cứu do kết quả nghiên cứu cũng chưa thống nhất giữa các tác giả trong nước.

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí