Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam - 8


trường làm ăn cũng như khuyến khích tạo ra các cơ hội việc làm thông qua tập trung cho đầu tư, sản xuất và tập trung vào thị trường.

Indonesia chú trọng thực hiện chính sách khuyến khích phát triển việc làm phi nông nghiệp. Một mặt, thông qua phát triển kinh tế điều tiết bằng các đòn bẩy về kinh tế như: vốn đầu tư, công nghệ, hay tận dụng các nguyên liệu thô sẵn có và mở rộng thị trường. Mặt khác, đầu tư phát triển nguồn nhân lực để xây dựng lực lượng lao động có kiến thức, kỹ năng, tay nghề và chuyên môn.

Với chương trình tạo việc làm Chính phủ đã mở rộng các chương trình thu hút lao động và khuyến khích khu vực doanh nghiệp nhỏ tham gia đào tạo, đào tạo lại, xúc tiến các cơ hội việc làm cả trong lẫn ngoài nước, xây dựng kế hoạch cho lực lượng lao động quốc gia, xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, xã hội hoá hiệu suất công việc, mở rộng quyền cho đào tạo, và cải thiện nguồn nhân lực.

Một số chính sách chủ yếu Indonexia đã thực hiện thành công:

(i) Gắn các chính sách phát triển việc làm, nguồn nhân lực với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Phát triển kinh tế dựa trên nguồn nhân lực có chất lượng cao đảm bảo cho cạnh tranh toàn cầu và hội nhập.

(ii) Gắn việc làm với quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với quá trình cạnh tranh toàn cầu bằng tăng lao động có kỹ năng, linh hoạt hóa ngành nghề và khả năng chuyển đổi việc làm.

(iii) Sử dụng nội lực, phân phối lợi ích cho người dân và hướng vào đầu tư phát triển nguồn nhân lực từ nguồn lực phân phối lại này.

(iv) Khuyến khích toàn dân phát triển thành xã hội học tập, mở rộng cơ hội việc làm cho người dân.


1.6.2. Kinh nghiệm của Malaysia


Kinh nghiệm của Malaysia trong suốt 3 thập niên phản ảnh tình trạng từ thiếu việc làm đến thiếu lao động. Trong suốt thập kỷ 50 đến thập kỷ 70, nông nghiệp của Malaysia đóng góp quan trọng mang lại việc làm đầy đủ cho nông dân. Thu nhập của khu vực nông nghiệp tăng mạnh, dân cư có thu nhập làm tăng cầu tiêu dùng khu vực sản xuất hàng hóa phi nông nghiệp, góp phần tạo việc làm khu vực phi nông nghiệp. Trong thập kỷ 60, Malaysia thực hiện chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu và tập trung vào sản xuất các sản phẩm tiêu dùng như hàng dệt may, giầy, sản phẩm lương thực... nhằm giảm nhập khẩu và tăng việc làm.

Do đường lối công nghiệp hóa đúng đắn từ duy trì tăng trưởng khu vực nông nghiệp trong dài hạn, công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu tiến tới công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu. Thời kỳ này, chính phủ tạo môi trường cạnh tranh cho khu vực công nghiệp, khu vực tư nhân trở thành động lực của tăng trưởng. Nhà nước hạn chế can thiệp, tư nhân hóa khu vực doanh nghiệp nhà nước, tự do hóa thương mại, ngoại thương, khuyến khích đầu tư nước ngoài. Đầu tư ở Malaysia tăng nhanh từ 700 triệu đô la năm 1987 lên tới 6,5 tỷ đô la năm 1990 tập trung chủ yếu khu vực công nghiệp chế biến làm tăng nhanh tỷ trọng khu vực này trong GDP từ 12% lên 27%. Trong hai thập niên, tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra nhiều việc làm trong nông nghiệp, việc làm phi nông nghiệp, nhiều ngành nghề khác nhau và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp đáng kể từ 8,5% (1986) xuống 2,6% (1996) và lao động trong khu vực nông nghiệp giảm mạnh xuống còn 23,5%.

Sự khan hiếm lao động bắt đầu xuất hiện khi tăng trưởng nhanh đồng thời với việc lao động có tay nghề lại chảy sang các nước thu nhập cao như Xingapo, Mỹ.... Những năm 1990, Malaysia phải có các chính sách nhập cư hợp pháp cho những người lao động có trình độ cao để duy trì tăng trưởng. Chính phủ yêu cầu các ngành phải giảm sự phụ thuộc vào lao động giản đơn nước ngoài bằng cách cơ giới hóa để tiết kiệm lao động. Đầu những năm 1990, ở Malaysia, ước tính cần đào tạo tương đương khoảng 20% số lượng kỹ sư và kỹ thuật viên hiện có lúc đó. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, hệ thống đào tạo nghề của Malaysia không đủ năng lực cung cấp lao động lành nghề phục vụ công nghiệp hóa ngày càng mạnh của nền kinh tế.


Chính phủ chủ trương đầu tư cho các chương trình học nghề. Tổng cộng số người được hưởng thụ các chương trình này đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian kế hoạch lần thứ 5 và kế hoạch lần thứ 6 (sau 5-10 năm). Chính phủ đã ban hành chính sách nỗ lực toàn diện để chuyển đổi 69 trường THCN thành các trường trung học kỹ thuật. Đến năm 2000, các trường này thu hút khoảng 89.440 học sinh.

Chính phủ khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đào tạo nghề ở mọi cấp độ. Theo đạo luật năm 1992 về Quỹ Phát triển Nguồn nhân lực (HDRF), các chủ sử dụng lao động trong khu vực sản xuất chế tạo và một số khu vực dịch vụ phụ buộc phải đóng góp cho quỹ theo tỷ lệ 1% trên quỹ tiền lương. Quỹ phát triển kỹ năng này nhằm mục đích hỗ trợ những ai cần nguồn tài chính cho đào tạo nghề, trong đó có cả hỗ trợ cho người sử dụng lao động nếu tham gia đào tạo [118, tr.14].

Do ảnh hưởng của khủng hoảng, kinh tế Malaysia bị suy thoái, chững lại những năm cuối thập kỷ 90'. Các doanh nghiệp cơ cấu lại hoặc cắt giảm hoạt động, giảm nhu cầu, phá sản và đóng cửa dẫn đến khoảng 54% công nhân bị sa thải là từ khu vực chế tạo. Chính sách việc làm đối với lao động qua đào tạo nghề của Malaysia trong giai đoạn này nằm trong giải pháp trọn gói 580 chính sách kinh tế vĩ mô của “Kế hoạch phục hồi nền kinh tế“, trong đó khuyến khích doanh nghiệp tạo ra các việc làm bán thời gian, việc làm linh hoạt theo giờ, hỗ trợ đào tạo, tái đào tạo cho người lao động. Hệ thống giáo dục kỹ thuật được đẩy mạnh, tạo ra sức kéo về đào tạo và nhân lực tay nghề cao đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp.

Một số chủ trương, chính sách Malaysia đã thực hiện thành công:

(i) Chính sách đồng bộ, phát triển nông nghiệp tăng cầu tiêu dùng dẫn đến tăng việc làm phi nông nghiệp; Chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng để tạo nhiều việc làm ở các ngành thu hút nhiều lao động như dệt may, giầy, sản phẩm lương thực...

(ii) Công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu kết hợp tăng đầu tư, phát triển khu vực tư nhân mạnh mẽ, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo nhiều việc làm cho lao động qua đào tạo nghề trong khu vực chế biến, chế tạo.


(iii) Trong giai đoạn khủng hoảng và suy thoái, phản ứng của chính phủ là khuyến khích tạo nhiều việc làm linh hoạt, việc làm bán thời gian.

(iv) Giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ dẫn đến thiếu lao động, chính phủ đã có chính sách đẩy nhanh đào tạo nghề bằng cách chuyển một loạt các trường THCN sang thành các trường nghề để cung cấp lao động qua đào tạo nghề cho nền kinh tế. Gắn nghĩa vụ tài chính của khu vực sản xuất/doanh nghiệp phục vụ sự nghiệp đào tạo (trích nộp 1% quĩ lương);


1.6.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


Kinh nghiệm của hai quốc gia phản ảnh tiếp cận các góc độ khác nhau: Indonexia như một nền kinh tế khi xem xét chủ yếu vào các chính sách việc làm, Malaysia được xem trên góc độ quan hệ giữa việc làm của lao động qua đào tạo nghề với đào tạo, thị trường lao động tương đối toàn diện. Bài học quan trọng từ kinh nghiệm của các nước, đó là:

(i) Các quốc gia thành công đều phải coi trọng giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như một giải pháp hữu hiệu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và cạnh tranh quốc tế.

(ii) Chính sách công nghiệp hóa phù hợp trong từng giai đoạn là nền tảng cho tăng trưởng và tạo việc làm của nền kinh tế.

(iii) Khu vực tư nhân được đánh giá cao trong tạo việc làm cho lao động qua đào tạo nghề và đồng thời tham gia cung cấp dịch vụ đào tạo;

(iv) Tính linh hoạt và dễ phù hợp của việc làm, hệ thống cấp bậc kỹ năng và sự linh hoạt trong di chuyển lao động trên thị trường lao động có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm của lao động qua đào tạo nghề.

(v) Chính sách tiền lương, các chính sách khuyến khích lao động phát triển kỹ năng cần phải linh hoạt thông qua thị trường lao động.

(vi) Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đi trước, hỗ trợ và giải quyết ngắn hạn bởi các chính sách thu hút, sử dụng lao động qua đào tạo nghề. Lấy việc cải cách hệ thống đào tạo làm yếu tố chủ động tiếp cận với việc làm và phát triển nguồn nhân lực dài hạn.


Tóm tắt chương 1


Chương 1 với tiêu đề: Cơ sở lý luận về việc làm của lao động qua đào tạo nghề đã trình bày một số vấn đề cơ bản sau:

1. Các khái niệm về việc làm và lao động qua đào tạo nghề. Những vấn đề thuộc về nội hàm của việc làm và việc làm của lao động qua đào tạo nghề.

2. Phân tích và phân biệt nhóm lao động qua đào tạo nghề trong nhóm lao động có CMKT, vai trò của lao động qua đào tạo nghề trong lực lượng lao động và trong phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3. Phân tích những nội dung cơ bản, quan hệ cung cầu, đặc điểm và những nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động qua đào tạo nghề.

4. Phân tích và áp dụng lý thuyết vốn nhân lực về hai vấn đề: (i) những cơ hội khác biệt của lao động qua đào tạo nghề so với các nhóm lao động khác, và (ii) lợi ích từ đầu tư và thu hồi vốn giữa các nhóm lao động có CMKT khác nhau.

5. Trình bày một số kinh nghiệm trong giải quyết việc làm của lao động qua đào tạo nghề trong mối quan hệ với phát triển nguồn nhân lực của Indonexia, Malaysia. Rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.


Chương 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC LÀM

CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM


2.1. Phát triển kinh tế và vấn đề việc làm

2.1.1. Tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm

Nền kinh tế Việt Nam đã và đang trải qua các giai đoạn ổn định và phát triển. Giai đoạn chiến lược 10 năm ổn định kinh tế xã hội (1991-2000) đã đạt được thành quả tốt đẹp đưa đất nước vượt qua khó khăn, làm nền tảng vững chắc cho giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001-2010). Tăng trưởng bình quân thời kỳ 1991- 2005 đạt 7,5%/năm, đưa qui mô nền kinh tế lên gấp 1,4 lần năm 2000. Thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 7 lần sau 20 năm (1988-2008).

Tăng trưởng kinh tế thường mang lại công ăn việc làm cho người dân nhưng mức độ còn phụ thuộc vào mối quan hệ vốn, lao động và công nghệ. Trong trường hợp tăng trưởng thuần túy dựa vào tăng đầu tư với công nghệ hiện đại có thể tăng việc làm có CMKT cao nhưng giảm tuyệt đối lao động, đặc biệt lao động có trình độ CMKT thấp hoặc lao động không kỹ năng. Thông thường với các quốc gia có trình độ công nghệ và đầu tư như Việt Nam, tăng trưởng kinh tế là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với vấn đề tạo và giải quyết việc làm.

Thực tế thời gian vừa qua, kinh tế việt nam phát triển theo chiều rộng. Đóng góp của các yếu tố vốn và lao động vào tăng trưởng khá cao. Thời kỳ 1996-2001, vốn và lao động đóng góp 77,4% vào tăng trưởng, thời kỳ 2001-2006 là 71,8%. Trong điều kiện trình độ khoa học, công nghệ còn thấp, tăng trưởng dựa vào vốn và lao động hay tăng trưởng theo chiều rộng là phù hợp và tạo được nhiều việc làm. Tăng trưởng thời gian qua đóng góp chủ yếu bởi yếu tố vốn (52-57%), gần gấp 3 lần yếu tố lao động (19-20%). Xu hướng gần đây, đóng góp của yếu tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng tăng dần lên (Giai đoạn 2001-2006: 28,2%). Mặc dù vậy, mức đóng góp này vẫn thấp so với các nước phát triển trong khu vực (thời kỳ 1980- 2000 ở Hàn Quốc là 39,96%, Ấn Độ là 40,78%) [8, tr.37] và các nước phát triển (60-70%).


Hệ số co giãn việc làm phản ảnh mối tương quan tốc độ tăng việc làm với tốc độ tăng GDP. Hệ số co giãn việc làm trong thời kỳ 1996-2007 của Việt Nam là 0,32%, tức là khi tăng trưởng tăng 1%, việc làm tăng được 0,32%. Đây là mức tăng trưởng việc làm khá thấp so với nhiều quốc gia (VD: thời kỳ 2002-2004, Bangladesh: 0,82; Nepal: 0,76 và Pakistan: 0,71), đặc biệt là so với các quốc gia đã công nghiệp hóa thành công giai đoạn thập niên 70-80 thế kỷ trước như Hàn Quốc, Singapor và Đài Loan luôn duy trì hệ số co giãn việc làm ở khoảng 0,7-0,8%.

Bảng 2.1: Hệ số co giãn việc làm giai đoạn 1996-2007 Đơn vị: %


 Chỉ tiêu

 Chung

 Nông nghiệp

 Công nghiệp

 Dịch vụ

 Tăng trưởng GDP

 7,24

 4,00

 10,08

 6,49

 Tăng trưởng việc

 2,33

 -0,36

 8,05

 4,85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam - 8

làm

 Hệ số co giãn  0,32  -0,09  0,8  0,75

Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê, TCTK

Giai đoạn 2001-2005, hệ số co giãn việc làm là 0,36% tương ứng khoảng

150.000 việc làm được tạo ra khi GDP tăng 1% [19, tr.18]. Tăng trưởng là nhân tố đặc biệt quan trọng, tiền đề giải quyết việc làm ở Việt nam. Nếu duy trì được bình quân tăng trưởng ở tốc độ 7-8%/năm thì hàng năm sẽ tạo ra được khoảng 1 triệu đến 1,2 triệu việc làm cho người lao động và góp phần tích cực dịch chuyển cơ cấu.

Dịch chuyển lao động có xu hướng tăng lên trong một số năm gần đây, hệ số co giãn việc làm trong khu vực nông nghiệp giai đoạn 2005-2007 giảm mạnh xuống -0,28%, (bình quân giai đoạn 1996-2007 là -0,09%). Ngành công nghiệp và xây dựng là hai ngành chính tạo việc làm trong nền kinh tế, có hệ số tạo việc làm gần bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Khu vực công nghiệp và dịch vụ đã duy trì được hệ số co giãn việc làm ở mức tương đối cao. Việc thu hút và dịch chuyển lao động của các khu vực này ở nước ta mang đặc thù riêng vì chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường. Khác với các nền kinh tế như Hàn Quốc, Singapor và Đài


Loan nơi mà khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng thấp trong tạo công ăn việc làm và không gặp phải quá trình cải cách khu vực nhà nước. Quá trình công nghiệp hóa, dịch chuyển cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của Việt Nam đồng thời với quá trình đổi mới, tái cấu trúc khu vực nhà nước. Đổi mới và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước làm cho một lượng lớn lao động bị sa thải, chuyển về khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Động thái này dẫn đến khu vực công nghiệp và dịch vụ (nhà nước đang chiếm tỷ phần quan trọng) không hấp thu và tạo được nhiều việc làm bởi sự níu kéo, ảnh hưởng của khu vực nhà nước.

Khu vực nhà nước đã sắp xếp lại khoảng 3.815 doanh nghiệp, trong đó đã cổ phần hóa 2.440 doanh nghiệp. Đến cuối năm 2006 cả nước còn 1.940 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn, chủ yếu trong lĩnh vực công ích, an ninh, quốc phòng.... Việc làm trong khu vực nhà nước giảm theo vai trò sản xuất của khu vực này đang dần dần được chuyển cho khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, khu vực tư nhân số việc làm tăng nhanh từ 3,59% năm 2003 lên 7,89% năm 2007. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng đều qua các năm (năm 2003: 1,28%; năm 2007: 2,02%), đến năm 2007, khu vực này có 922.140 lao động.

Việc chuyển đổi hợp tác xã kiểu cũ sang loại hình hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tập thể có chiều hướng tích cực, bình quân 4,1%/năm đóng góp 7% GDP [8, tr.29]. Tuy nhiên, việc làm duy trì trong khu vực kinh tế tập thể giảm (năm 2003: 8,6%, năm 2007: 0,5%), do sự chuyển đổi của các hợp tác xã, đồng thời tỷ lệ lao động khu vực tư nhân và cá thể tăng lên.

2.1.2. Đầu tư và tạo việc làm

Trong một số năm gần đây, quan hệ tích lũy, tiêu dùng và đầu tư của nước ta được cải thiện. Tổng quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng tăng mạnh qua các năm. Tổng tích lũy giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân là 7,6%/năm. Toàn bộ tài sản tích lũy so với GDP được nâng lên, năm 1995 là 27,2% đến năm 2005 là 35,4% và dự kiến 2010 là 40-41% và cơ cấu tích lũy trong tổng tích lũy, tiêu dùng cũng được cải thiện (giai đoạn 1996-2000 là 27,4% và 2001-2005 là 32,4%).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2022