Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam - 6


hệ thống VSIC


Owner  Hình thức sở hữu của loại hình doanh nghiệp


Để có thể tìm ra sự khác biệt của tiền lương giữa các nhóm lao động, nghiên cứu sử dụng các biến giả và biến tương tác trong mô hình. Sự tương tác giữa một số biến với biến về trình độ CMKT trong mô hình hàm ý là có ảnh hưởng của biến CMKT đến tiền lương giữa các nhóm khác nhau thì khác nhau.

Mô hình này cho phép tính toán tỷ lệ thu hồi vốn đối với việc làm của lao động qua đào tạo nghề, cho phép phân tích sự khác biệt tiền lương của lao động qua đào tạo nghề với các nhóm lao động khác. Ngoài ra, mô hình sẽ xử lý và phân tích sự khác biệt tiền lương của lao động qua đào tạo nghề ở các ngành kinh tế khác nhau, khu vực sở hữu, vị thế việc làm khác nhau v.v....


1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động qua đào tạo nghề


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Việc làm của lao động qua đào tạo nghề chịu tác động bởi một số yếu tố phân thành 2 nhóm, đó là: (i) các nhân tố tác động đến việc tạo việc làm cho đối tượng là lao động qua đào tạo nghề và (ii) các nhân tố thuộc chính sách sử dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ lao động qua đào tạo nghề.

- Nhóm 1: Các nhân tố chủ yếu tác động đến tạo việc làm cho lao động qua đào tạo nghề; trong đó chủ yếu là:

Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam - 6

+ Nguồn lực tự nhiên, hạ tầng (Vốn, tài nguyên, dân số và lao động);

+ Khoa học kỹ thuật và công nghệ;

+ Đầu tư và chính sách đầu tư gắn với tạo việc làm;

+ Chính sách giải quyết việc làm

- Nhóm 2: Các nhân tố tác động đến việc làm của lao động qua đào tạo nghề thông qua các chính sách sử dụng và phát triển đội ngũ , như sau:

+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế;

+ Chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường định hướng XHCN;


+ Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế;

+ Chính sách thị trường lao động;

+ Chính sách đào tạo phát triển đội ngũ lao động qua đào tạo nghề.

1.5.1. Nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động qua đào tạo nghề


a) Nguồn lực tự nhiên, hạ tầng


Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng, đồng thời là một tư liệu đặc biệt cho quá trình sản xuất, được con người sử dụng triệt để để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Càng có nhiều đất đai, càng có nhiều tài nguyên thì càng có nhiều cơ hội tạo việc làm cho lao động qua đào tạo nghề trong khu vực nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, chế tạo và chế biến. Tuy nhiên, những tài nguyên này không phải vô hạn, mà hữu hạn và suy giảm trong tương lai.

Đất đai được sử dụng như những nguồn lực lớn trong tạo việc làm trong nông nghiệp nông thôn. Nền kinh tế phát triển cân đối cần phải tiếp tục nuôi dưỡng và tạo việc làm trong khu vực nông nghiệp để tận dụng và sử dụng hết thời gian lao động nông nhàn, đồng thời tiếp tục đào tạo để dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn sang các ngành nghề khác trong công nghiệp và dịch vụ.

Đất đai một mặt là cơ sở cơ bản để tạo việc làm trong nông nghiệp, công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Mặt khác đất đai lại như những nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ cho công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài. Lao động trong khu vực nông nghiệp bị mất đất, thu hẹp đất sản xuất là để nhường phần tài nguyên này cho công nghiệp, nơi mà việc sử dụng tài nguyên đất đai sẽ hiệu quả hơn, và kỳ vọng sẽ tạo được nhiều việc làm hơn.

Ngoài đất như một tài nguyên cơ bản, yêu cầu thiết yếu để tạo việc làm cho cả hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp, các tài nguyên khác là những điều kiện lợi thế của mỗi quốc gia, mỗi vùng trong tạo việc làm cho lao động qua đào tạo nghề. Những vùng có tài nguyên khoáng sản kim loại (sắt, đồng, vàng, thủy ngân, bô xít v.v...) và phi kim (than đá, đá vôi, cát v.v..) đã và đang gây dựng nên các vùng công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến nguyên liệu, các tổ hợp


công nghiệp chế tạo. Công nghiệp khai thác mỏ và công nghiệp chế tạo là những nhóm ngành thu hút nhiều lao động qua đào tạo nghề như khai thác, vận hành thiết bị khai thác mỏ, thợ cơ khí, cơ khí sửa chữa v.v.... kéo theo nó là các công trình, dịch vụ phục vụ. Một tổ hợp khai thác và chế biến dầu mỏ như Dung quất, Nghi sơn sẽ thu hút hàng trăm ngàn lao động từ những giai đoạn khởi công, xây dựng các nhà máy lọc dầu, cảng biển cho đến hàng ngàn công nhân kỹ thuật bậc cao để vận hành những tổ hợp đó. Ngoài ra chưa kể hàng trăm ngàn lao động của các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ đời sống đi kèm.

Ngoài những tài nguyên khoáng sản là điều kiện cơ bản, lợi thế tạo ra việc làm còn có tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh, rừng nhiệt đới, di tích lịch sử, văn hóa vật thể và phi vật thể là những lợi thế cho các ngành công nghiệp du lịch phát triển và tạo việc làm cho lao động qua đào tạo nghề trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, thương mại, nhà hàng, khách sạn v.v...

Nguồn lực tự nhiên và các điều kiện có sẵn ở mỗi vùng miền là điều kiện cơ bản cần thiết và là lợi thế trong việc tạo ra các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra việc làm và việc làm cho lao động qua đào tạo nghề. Cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, thủy lợi, điện nước, bưu chính viễn thông.... là những điều kiện hạ tầng cơ bản để thu hút đầu tư vào các vùng miền, các ngành nghề khác nhau, tạo việc làm cho người lao động. Những lĩnh vực này ngày càng sử dụng nhiều lao động và gián tiếp tác động đến các lĩnh vực khác như các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp, những vùng thu hút đầu tư nước ngoài.

Hạ tầng vừa là điều kiện cần, nhưng cũng là lợi thế so sánh giữa các địa bàn khác nhau trong quá trình thu hút đầu tư, tạo việc làm. Ngoài ra, hạ tầng xã hội, các thiết chế, cơ chế vận hành và đặc biệt là nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng sẽ là hạ tầng đóng vai trò tích cực, dài hạn khuyến khích đầu tư phát triển và càng thu hút tạo nhiều việc làm có chất lượng hơn.

b) Dân số - nguồn lao động


Dân số tăng nhanh, mật độ dân số cao làm cho lực lượng lao động dồi dào, nhưng cũng làm tăng áp lực tạo việc làm cho các cá nhân và cộng đồng. Đối với các nước chậm phát triển đây là một trở lực rất lớn đối với nền kinh tế, nó tạo ra một vòng luẩn quẩn giữa phát triển kinh tế, giáo dục và đào tạo, việc làm và phát triển nguồn nhân lực. Nền sản xuất yếu kém kéo theo việc thu hút việc làm đối với lao động cũng kém, lực lượng lao động dư thừa, thất nghiệp gia tăng là áp lực đẩy tiền lương thấp xuống, những người có việc làm thì thu nhập thấp, không có nhiều tiền để đầu tư cho đào tạo, giáo dục, hạ tầng giáo dục và hạ tầng xã hội thấp kém làm cho vốn nhân lực khó phát triển. Một số quốc gia đã vận dụng quan hệ này một cách sáng tạo, đột phá thế khó khăn này khi sử dụng chính sách lao động giá rẻ kết hợp với đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là chính sách linh hoạt giải quyết được cả hai vấn đề là việc làm gia tăng đáp ứng nhu cầu ngắn hạn, đồng thời tăng chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng chiến lược dài hạn.

Thu hút đầu tư tạo việc làm trong các ngành phải có điều kiện cơ bản là có lao động. Dân số có chất lượng là điều kiện đủ để các chương trình tạo việc làm, các dự án đầu tư phát triển bền vững. Nguồn lao động có chất lượng một mặt đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và đầu tư, mặt khác là nhân tố tích cực tác động vào cơ cấu đầu tư và việc lựa chọn công nghệ. Chất lượng nguồn lao động thấp kéo theo đầu tư và trình độ công nghệ thấp và ngược lại, chất lượng nguồn lao động cao sẽ tác động làm cho công nghệ đầu tư phải thay đổi theo.

Nguồn lao động có chất lượng cần có lực lượng lao động có sức khỏe, có CMKT cao, đa dạng, đa tầng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Trong đó nhóm lao động quan trọng nhất chiếm đa số đối với các nước đang phát triển là lao động qua đào tạo nghề. Phát triển đội ngũ này vừa đảm bảo cơ cấu chất lượng nguồn nhân lực vừa đảm bảo tính hiệu quả trong đầu tư cho đào tạo lại vừa phù hợp với trình độ dân trí nói chung ở các nước đang phát triển.

c) Công nghệ kỹ thuật


Cuộc cách mạng công nghệ trong đó công nghệ thông tin là chủ chốt đang làm thu hẹp, làm phẳng thế giới. Con người đang làm việc vượt qua các giới hạn về thể xác và trí tuệ, vượt qua không gian và thời gian nhờ được trang bị các công cụ tin học hiện đại. Ngày càng nhiều các công việc mới xuất hiện làm thay đổi bộ mặt thế giới việc làm. Những công việc trước đây phải dùng tay, hay công nghệ cũ như đánh máy chữ, sắp chữ bản in v.v.. dần mất đi thay vào đó là các công nghệ văn phòng hiện đại, các phần mềm hiện đại được trang bị phục vụ các hoạt động quản lý và các hoạt động xã hội. Nghề nghiệp cũ mất đi, những người đang làm công việc đó phải thay đổi nghề. Nghề nghiệp mới xuất hiện, người lao động cần phải học hỏi, học tập suốt đời để thường xuyên cập nhật cái mới, cái hiện đại cho phù hợp với sự vận động của xã hội của nền kinh tế.

Khoa học công nghệ đang phát triển nhanh chóng, công nghệ điện tử và tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới đang hòa trộn với nhau thành tập hợp các hệ thống kỹ thuật công nghệ hiện đại. Công nghệ đang làm thay đổi bản chất, hình thức sản xuất, cuộc sống và thay đổi bản chất, hình thức của việc làm nói chung và việc làm của lao động qua đào tạo nghề nói riêng.

Cách mạng công nghệ đang nhanh chóng làm thay đổi qui mô, cơ cấu và hàm lượng tri thức của đội ngũ lao động. Để đáp ứng được thì kỹ năng, tay nghề, người lao động phải thay đổi thích ứng với công nghệ. Công việc thay đổi theo hướng giảm dần các nhóm thao tác bằng tay chân, tăng dần những độ phức tạp của lao động như quan sát, đánh giá, lựa chọn, cân nhắc, thiết kế và xử lý thông qua máy tính. Với xu thế này, một bộ phận lao động qua đào tạo nghề sẽ được thay thế bằng các máy móc, thiết bị tự động hóa. Lao động bị mất việc làm, dôi dư ra từ các dây chuyền sản xuất đó phải được đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp để tiếp nhận công việc mới.

Cách mạng công nghệ làm thay đổi cấu trúc việc làm và việc làm của lao động qua đào tạo nghề, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc CMKT của lực lượng lao động. Có hai cách tiếp cận, có thể theo hướng chủ động là bản thân cơ


cấu lao động tiên tiến sẽ thúc đẩy cơ cấu sản xuất và công nghệ trở nên hiện đại hơn, tiên tiến hơn lên và ngược lại, công nghệ sẽ qui định cơ cấu và chất lượng đội ngũ lao động. Đó chính là việc khẳng định vai trò tích cực hay thụ động của đào tạo nghề.

Xu hướng hiện nay đối với các nền kinh tế còn lạc hậu và đang trên con đường công nghiệp hóa như Việt nam, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải theo đuổi, để phù hợp với công nghệ và sản xuất. Lao động dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ tạo ra sự xáo trộn về cơ cấu, yêu cầu và gánh nặng lên hệ thống đào tạo, cần phải có sự điều chỉnh, đầu tư đào tạo để tái cấu trúc cơ cấu lao động cho phù hợp với công nghệ sản xuất mới.

d) Đầu tư và các chính sách đầu tư tạo việc làm


Các hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất có ý nghĩa to lớn đối với việc tạo việc làm cho người lao động. Đầu tư gắn với công nghệ sản xuất, đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất. Phương thức sử dụng đầu vào, cách thức tổ chức tiêu thụ đầu ra và đặc trưng công nghệ là những yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ, số lượng và cơ cấu việc làm được tạo ra.

Mỗi mức tăng trưởng của nền kinh tế sẽ tạo ra một tỷ lệ gia tăng việc làm. Cũng như vậy, đầu tư vào các lĩnh vực, nhà máy công xưởng tạo ra chỗ việc làm mới cho người lao động. Ngoài ra còn hình thức tự đầu tư để tạo ra chỗ việc làm cho mình và cho những người khác của người lao động, .

Đầu tư trong nước và đầu tư của người dân tạo việc làm luôn là kênh quan trọng nhất. Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa của một quốc gia thông thường sẽ tốt nếu ở mức khoảng 50% GDP và như vậy việc làm sẽ được tạo ra bởi chính những hoạt động đầu tư trong nước sẽ mang tính bền vững cao. Những chính sách kinh tế vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, tác động ảnh hưởng vào việc làm của người lao động. Các chính sách mở rộng tín dụng, chính


sách lãi suất cho vay thấp sẽ khuyến khích đầu tư sản xuất và ngược lại với tín dụng thắt chặt, lãi suất cho vay cao thì sẽ thu hẹp sản xuất, giảm bớt việc làm.

Những chính sách liên quan đến khuyến khích các loại hình công nghệ, mức công nghệ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến việc làm có CMKT nhiều hay ít, số lượng lao động qua đào tạo nghề có được việc làm tăng hay giảm. Như trường hợp hạn chế nhập khẩu các công nghệ cũ từ nước ngoài vào có thể nhằm mục đích tránh ô nhiễm môi trường, mục đích hiện đại hóa sản xuất nhưng số lượng việc làm tạo ra cho lao động qua đào tạo nghề sẽ ít đi. Hoặc các chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến, khi khuyến khích hoặc không khuyến khích gia công sản phẩm xuất khẩu (giày da, dệt may v.v...) sẽ dẫn đến tăng/giảm việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở những nhóm ngành nghề này. Nếu khuyến khích nhập khẩu ô tô nguyên chiếc bằng thuế quan thấp có thể sẽ thu hẹp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước, giảm việc làm của lao động qua đào tạo nghề.

Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của nhiều tỉnh/thành phố, chương trình phát triển khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực kinh tế cá thể, khu vực hợp tác xã, công nghiệp nông thôn v.v.. là những khu vực đầu tư có thể tạo ra rất nhiều việc làm cho lao động qua đào tạo nghề.

e) Chính sách giải quyết việc làm


Các chính sách lao động việc làm được xem là chính sách xã hội cơ bản giúp đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế. Chính sách tạo việc làm thực chất là các biện pháp làm tăng khả năng tiếp cận với việc làm của lực lượng lao động xã hội, đôi khi có thể là một nhóm đối tượng cụ thể hoặc đặc biệt nào đó. Các chính sách tạo việc làm nằm trong hệ thống các chính sách xã hội nhằm giải quyết các vấn đề chiến lược, dài hạn. Có thể phân loại thành 3 nhóm sau:

+ Các chính sách vĩ mô nhằm mở rộng và phát triển việc làm cho lao động như chính sách tín dụng, đất đai, thuế, lựa chọn công nghệ đầu tư....


+ Các chính sách phát triển các ngành nghề và lĩnh vực có khả năng tạo ra nhiều việc làm như chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, chính sách di dân xây dựng vùng kinh tế mới, chính sách xuất khẩu lao động, chính sách phát triển công nghiệp nông thôn, chính sách khôi phục và phát triển các nghề thủ công.

+ Chính sách việc làm hướng đến các đối tượng đặc biệt, nhóm yếu thế (người tàn tật, nghèo, các phạm nhân, người hồi hương v.v.....)

Nguồn tạo ra việc làm chủ yếu là từ các chủ thể sử dụng lao động trong nền kinh tế, trong đó chủ yếu là từ hai khu vực nông nghiệp và các doanh nghiệp trong các khu vực công nghiệp và dịch vụ với các hình thức sở hữu khác nhau (nhà nước, tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài). Nguồn và chủ thể sử dụng lao động tạo việc làm trong khu vực nông nghiệp nông thôn có thể chia ra làm hai nhóm chính đó là việc làm phi nông nghiệp và việc làm tự tạo bao gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp. Các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ về đất đai, thuế, chính sách tín dụng, các hỗ trợ kỹ thuật quản lý v.v... đóng vai trò quan trọng trong khuyến khích, thúc đẩy tạo việc làm thu hút lao động nông nhàn, lao động mất đất, lao động bị thất nghiệp…. Công nghiệp địa phương và đầu tư nước ngoài đang tạo ra việc làm ở khu vực nông thôn đồng thời tạo ra các cơ sở kỹ thuật, dịch vụ vệ tinh tạo việc làm có kỹ năng.

Người lao động tự tạo việc làm trong khu vực nông nghiệp thông qua phát triển các mô hình canh tác trên địa bàn, mở các trang trại, nuôi các vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao và có thể tạo ra cho mình việc làm phi nông nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ đời sống) góp phần dịch chuyển lao động khỏi khu vực nông nghiệp.

Việc phát triển các khu công nghiệp, các ngành nghề lĩnh vực sản xuất thu hút lao động, kinh tế dịch vụ, hệ thống các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ là những hướng tạo việc làm tích cực cho lao động qua đào tạo nghề. Những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2022