khả dụng cụ thể của khách hàng. Các ngân hàng thường cung cấp tính năng Thu hồi tiền gửi từ xa cho khách hàng doanh nghiệp hơn là cho cá nhân.
Các khoản cho vay ô tô xanh
Nhiều khoản vay mua ô tô xanh khuyến khích việc mua ô tô chứng tỏ hiệu quả sử dụng nhiên liệu cao hơn với lãi suất thấp hơn thị trường,.
Thẻ tín dụng/ghi nợ xanh
Thẻ tín dụng xanh cho phép chủ thẻ kiếm được phần thưởng hoặc điểm có thể quy đổi để đóng góp cho các tổ chức từ thiện thân thiện với môi trường. Những thẻ này cung cấp một động lực tuyệt vời cho người tiêu dùng sử dụng thẻ xanh của họ để mua hàng.
Tiền gửi cá nhân xanh
Liên kết khối lượng tài khoản tiền gửi với tổng số tiền quyên góp cho môi trường hàng năm hoặc cho vay Môi trường tại địa phương…
Tài chính vi mô xanh
Cung cấp các khoản vay vi mô cho các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ để tài trợ cho các dự án môi trường nhỏ
Các sản phẩm, dịch vụ xanh liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư có thể kể đến như:
Tín dụng xanh (tài chính dự án)
Cân nhắc đầu tư dựa trên cường độ sử dụng tài nguyên và trách nhiệm phát thải. Thành lập các bộ phận hoặc nhóm dịch vụ, dành riêng cho các chương trình tài trợ dự án năng lượng tái tạo, nhiên liệu thay thế, năng lượng sạch …
Chứng khoán xanh
Cơ sở hạ tầng hoặc dự án môi trường quy mô lớn có thể được tài trợ bằng cách sử dụng chứng khoán đảm bảo bằng tài sản (một loại trái phiếu) gắn với cơ sở hạ tầng hoặc dự án môi trường đó. Thông qua bảo lãnh phát hành, các ngân hàng đầu tư mua trái phiếu mới với mức giá đảm bảo, sau đó được bán lại cho các nhà đầu tư tổ chức.
Cho thuê công nghệ xanh
Một trong những lĩnh vực sản phẩm tài chính “xanh” được các ngân hàng châu Âu đầu tư là cho thuê môi trường, nơi họ cung cấp các công nghệ thân thiện với môi trường với mức giá ưu đãi cho các khách hàng thương mại.
Đầu tư mạo hiểm & Cổ phần Tư nhân
Các vấn đề môi trường đang được tăng cường cân nhắc khi tài trợ cho các công ty thông qua thị trường vốn (IPO và phát hành trái phiếu). Đặc biệt, các ngân hàng có thể đóng một vai trò quan trọng - và có lợi - trong việc hỗ trợ IPO cho các nhà cung cấp công nghệ sạch, các nhà phát triển tín dụng carbon và các công ty khác tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ môi trường.
Sản phẩm và dịch vụ hàng hóa carbon
Kinh doanh sản phẩm, bảo hiểm rủi ro và môi giới bán tín dụng phát thải KNK, phát triển mạnh ở châu Âu. Thiết lập các bàn giao dịch khí thải với hai loại dịch vụ thường được cung cấp cho các khách hàng doanh nghiệp: 1) cung cấp khả năng tiếp cận thị trường, cũng như các dịch vụ môi giới và trung gian để đổi lại phí hoa hồng; và 2) cung cấp các dịch vụ quản lý rủi ro và tiếp cận các hoạt động đầu cơ trên thị trường khí thải, đổi lại lợi nhuận. Một số ngân hàng cũng đóng vai trò là người giám sát cho khách hàng của họ, bảo quản an toàn các khoản tín dụng carbon, quản lý tài khoản đăng ký của họ và thanh toán các giao dịch với các bên khác.
1.5 Một số mô hình phát triển ngân hàng xanh
Cũng theo Kaeufer, có thể xem xét hoạt động ngân hàng xanh với mô hình theo 5 cấp độ như sau:
Bảng 2.2: Năm cấp độ của Ngân hàng xanh
Cấp độ 2 | Cấp độ 3 | Cấp độ 4 | Cấp độ 5 | |
Thực hiện các | Tách bạch | Hoạt động | Sáng kiến cân | Sáng kiến cân |
hoạt động | phát triển dự | kinh doanh có | bằng hệ sinh | bằng hệ sinh |
phụ, bằng | án và hoạt | hệ thống, | thái tầm chiến | thái chủ động, |
cách tài trợ | động kinh | trong đó, hầu | lược, khi đó, | trong đó, các |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu về ngân hàng xanh Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Ngân Hàng Xanh
- Tổ Chức Hoạt Động Của Ngân Hàng Xanh
- Một Số Sản Phẩm Và Dịch Vụ (Bán Lẻ) Xanh Của Các Ngân Hàng Anh
- Bài Học Rút Ra Từ Hoạt Động Ngân Hàng Xanh Của Anh
- Bài Học Rút Ra Từ Hoạt Động Ngân Hàng Xanh Của Hoa Kỳ
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
doanh, trong | hết các quy | hoạt động | hoạt động | |
kiện “xanh” | đó, ngân hàng | trình, sản | ngân hàng | ngân hàng |
và tham gia | phát triển | phẩm của | xanh không | xanh tương tự |
các hoạt động | thêm các sản | ngân hàng đều | chỉ giới hạn ở | như cấp độ 4 |
công cộng | phẩm và dịch | tuân thủ | phạm vi các | song được |
vụ xanh riêng | nguyên tắc | nghiệp vụ đơn | thực hiện một | |
biệt (chỉ | “xanh”, cơ | lẻ mà được | cách chủ | |
chiếm tỷ trọng | cấu tổ chức | mở rộng thành | động, có mục | |
nhỏ) bổ sung | của ngân hàng | mạng lưới, | đích, chứ | |
vào danh mục | được thiết kế | liên minh, đối | không phải là | |
các sản phẩm | để hỗ trợ tác | thoại cộng | hoạt động ứng | |
ngân hàng | động “xanh” ở | đồng, hay toàn | phó sự thay | |
truyền thống | trên 4 giác độ: | hệ sinh thái | đổi bên ngoài | |
con người, | nhằm đạt | như sáng kiến | ||
quy trình, | được tính bền | tầm chiến | ||
nguyên tắc và | vững của các | lược ở cấp độ | ||
mục đích | yếu tố xã hội | 4 | ||
– môi trường | ||||
và tài chính |
Nguồn: Kaeufer (2010)
Có thể thấy hầu hết các ngân hàng đều đang ở cấp độ 1 hoặc dễ dàng bắt đầu bằng hoạt động ở cấp độ 1 của việc tham gia vào công đoạn xanh hoá. Các cấp độ 2,3,4 thể hiện mức độ xanh hoá ngày càng sâu rộng của ngân hàng trong tổ chức hoạt động của mình.
Priti Saigal và các cộng sự (2020) cũng đưa ra mô hình các cấp độ phát triển của ngân hàng xanh. Đầu vào cần thiết cho việc phát triển mô hình được thu thập từ các cuộc thảo luận với các giám đốc chi nhánh và từ phân tích các tài liệu quốc gia và toàn cầu hiện có.
Theo đó, các cấp độ trưởng thành mà một ngân hàng trải qua để phát triển thành “ngân hàng xanh” là:
Giai đoạn 1 - Sự không chắc chắn
Giai đoạn 2 - Thức tỉnh Giai đoạn 3 - Khai sáng Giai đoạn 4 - Trí tuệ
Giai đoạn 5 - Sự chắc chắn Cụ thể như bảng dưới đây:
Bảng 3.3: Năm giai đoạn phát triển ngân hàng xanh
Giai đoạn 2: Thức tỉnh | Giai đoạn 3: Khai sáng | Giai đoạn 4: Trí tuệ | Giai đoạn 5: Sự chắc chắn | |
Không hiểu | Nhận thức | Giới thiệu các | Công nhận vai | Đưa lĩnh vực |
Ngân hàng | được giá trị | chiến lược ngân | trò của Ban | ngân hàng |
xanh như một | của Ngân | hàng xanh với | Giám đốc | xanh vào hoạt |
mục tiêu chiến | hàng xanh | cấp lãnh đạo cao | trong quá | động của hệ |
lược. Có xu | nhưng không | hơn | trình phát | thống ngân |
hướng đổ lỗi | muốn đi vào | triển toàn diện | hàng | |
cho khuôn khổ | hoạt động. | của Ngân | ||
quy định về | hàng xanh và | |||
tính bền vững | nhiệt tình áp | |||
sinh thái kém | dụng các sáng | |||
trong lĩnh vực | kiến ngân | |||
ngân hàng. | hàng xanh. | |||
Các sáng kiến | Một bộ phận | Các sáng kiến | Bộ phận | Môi trường |
xanh mang tính | “xanh” được | quản lý xanh nội | “xanh” tham | bền vững là |
bề ngoài như | thành lập | bộ bắt đầu được | gia hiệu quả | mối quan tâm |
tập trung vào | nhưng tham | thảo luận | vào các chiến | chính của Ban |
quản lý năng | gia vào các | lược ngân | Giám đốc | |
lượng, nước và | hoạt động | hàng sinh thái | ||
chất thải. | thông thường. | và báo cáo | ||
Thiếu sự rõ |
ràng về vai trò trong các vấn đề bền vững sinh thái. | tình trạng của chúng. | |||
Các vấn đề bền | Khuyến khích | Giải quyết có trật | Cởi mở các đề | Thực hiện các |
vũng chưa | thiết kế các | tự các vấn đề liên | xuất cải tiến | chiến lược |
được giải quyết | sản phẩm và | quan đến việc | trong phát | ngân hàng |
không có phạm | dịch vụ xanh. | thực hiện các | triển sản | xanh mà |
vi giải quyết. | Các quy trình | chính sách ngân | phẩm / quy | không cần bảo |
xanh dài hạn | hàng xanh | trình xanh và | lưu ngoại trừ | |
không được | xác định sớm | trong những | ||
trưng cầu. | các vấn đề | trường hợp | ||
thực hiện để | bất thường | |||
có các giải | nhất | |||
pháp kịp thời | ||||
Các ý tưởng | Đang thử các | Thực hiện nhiều | Tiếp tục các | Vận hành các |
không có tổ | phương pháp | hoạt động tài trợ | hoạt động đa | hoạt động |
chức không có | tiếp cận Ngân | xanh và kinh | tài trợ xanh và | Ngân hàng |
sự hiểu biết về | hàng xanh | doanh xanh với | chủ động cho | xanh như hoạt |
khái niệm | trong ngắn | sự hiểu biết thấu | các doanh | động chính |
hạn rõ ràng. | đáo về từng hoạt | nghiệp xanh. | ||
động. | ||||
“Chúng tôi | "Có nhất thiết | “Thông qua cam | “Ý thức sinh | “Chúng tôi |
không biết tại | phải có vấn đề | kết quản lý và | thái là một | biết tại sao |
sao chúng tôi | về chất | các sáng kiến | phần thường | chúng tôi |
gặp vấn đề với | lượng?" | Ngân hàng xanh, | xuyên trong | không gặp |
tính bền vững | chúng tôi đang | hoạt động của | vấn đề về tính | |
của môi | xác định và giải | chúng tôi” | bền vững của | |
trường” | quyết các vấn đề | môi trường”. | ||
của mình”. |
Nguồn: Priti Saigal (2020)
Theo Raad (2015), khung chiến lược và chính sách triển khai ngân hàng xanh sẽ từng bước được nâng cấp theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Các ngân hàng thương mại (NHTM) dự kiến nguồn ngân sách phân bổ hàng năm cho việc triển khai ngân hàng xanh và thành lập bộ phận chuyên trách lập kế hoạch, đánh giá và quản lý các vấn đề liên quan đến ngân hàng xanh. Ngoài ra, các ngân hàng cần đánh giá rủi ro về môi trường trong quá trình cấp tín dụng và tiến hành các hoạt động khác như: Marketing xanh, thành lập quỹ rủi ro khí hậu, lập báo cáo về hoạt động ngân hàng xanh.
Giai đoạn 2: Ngân hàng xây dựng chiến lược tài trợ cụ thể cho từng lĩnh vực nhạy cảm với môi trường1. Đối với hoạt động nội bộ, ngân hàng xanh có thể đặt mục tiêu cụ thể trong việc sử dụng hiệu quả năng lượng, giảm thiểu tiêu thụ khí gas, giảm phát thải khí nhà kính; tăng cường trả lương điện tử, phát hành thông báo điện tử. Ngoài ra, ngân hàng cần triển khai chương trình đào tạo về các hoạt động sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng cho các khách hàng.
Giai đoạn 3: Các ngân hàng phải lập hệ thống quản lý môi trường trong nội bộ để tiếp tục triển khai 2 hoạt động: Thiết kế và giới thiệu sản phẩm xanh và thân thiện với môi trường; Lập báo cáo theo tiêu chuẩn xanh có xác minh của cơ quan bên ngoài.
1.6 Xu hướng phát triển Ngân hàng xanh
Sự suy thoái môi trường đang dẫn đến sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu, điều này tác động sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực và khu vực địa lý, trong đó có hệ thống ngân hàng, rủi ro sẽ xuất hiện và gây ra hậu quả không thể đảo ngược nếu không có hành động nào ngay hôm nay. Đơn giản như mất mùa có thể dẫn đến các khoản vay không được hoàn trả; cháy rừng, với khả năng thiêu rụi toàn bộ vùng ngoại ô, có thể gây thiệt hại lớn về tài sản… Để chuẩn bị cho những rủi ro này, toàn ngành ngân hàng có thể bắt đầu cuộc cách mạng ngân hàng xanh để phát triển các cơ chế quản lý rủi ro và đưa ra các phương án dự phòng cho biến đổi khí hậu. Một số ngân hàng đã bắt đầu thực hiện các bài kiểm tra áp lực danh mục cho vay để đánh giá tác động tiềm tàng của khí hậu đối với các khoản đầu tư của họ và nhiều ngân hàng khác đã bắt đầu điều chỉnh các chính sách của họ với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris là
đạt được sự trung lập về khí hậu vào năm 2050. Do đó, các ngân hàng có thể trở thành động lực chính của quá trình chuyển đổi toàn cầu sang nền kinh tế các-bon thấp.
Chủ đề quan trọng nhất của thế kỷ XXI là “bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái bền vững” và nó trở thành một vấn đề quan trọng mà tất cả các lĩnh vực chức năng bao gồm cả ngân hàng phải xem xét. Ngành ngân hàng là một trong những nguồn cung cấp vốn đầu tư chủ yếu cho các dự án thương mại, là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế. Do đó, khu vực ngân hàng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư bền vững với môi trường và có trách nhiệm với xã hội. Vai trò của các ngân hàng trong việc tài trợ cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là mở khóa các khoản đầu tư tư nhân, kết nối cung và cầu trong khi xem xét toàn bộ các rủi ro và đánh giá các dự án từ cả góc độ kinh tế và môi trường. Vì vậy, các mô hình ngân hàng xanh được xây dựng nhằm mục đích phát triển, tạo điều kiện và quy mô đầu tư vào các dự án giảm khí nhà kính đã xuất hiện để tiên phong cho các giải pháp tài chính. Các ngân hàng xanh chuyên biệt bắt đầu được thành lập ở Hoa Kỳ, và một số quốc gia đã xây dựng ngân hàng xanh quốc gia giúp phát triển các sản phẩm tài chính và thị trường cho phép các dự án giảm thiểu khí nhà kính tìm được nguồn tài chính.
Mặc dù ngành ngân hàng không được coi là một ngành gây ô nhiễm, nhưng quy mô ngày càng rộng lớn cũng khiến lượng carbon mà ngành ngân hàng thải ra tăng lên đáng kể. Đồng thời, tác động môi trường của hoạt động bên ngoài của ngân hàng là rất lớn mặc dù rất khó ước tính, các ngân hàng có thể không phải là người gây ô nhiễm nhưng họ thường có quan hệ với một số công ty/dự án đầu tư gây ô nhiễm. Trên bình diện quốc tế, ngày càng có nhiều lo ngại về vai trò của các ngân hàng và các nhà đầu tư tổ chức đối với các dự án đầu tư có trách nhiệm với môi trường - xã hội. Tiến lên xanh là điều tất yếu đối với các ngân hàng. Đồng thời, các ngân hàng cũng đang cảm nhận áp lực xanh hoá từ mọi phía. Họ đang phải đối mặt với sự giám sát của công chúng, các cơ quan quản lý, nhân viên, khách hàng và nhà đầu tư, với mỗi nhóm được thúc đẩy bởi những lợi ích có thể khác nhau. Các cơ quan quản lý và ngân hàng trung ương hiện hiểu rằng biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa sâu sắc, tức thời và hiện hữu đối với nền kinh tế toàn cầu. Theo đó, sẽ là một rủi ro hệ thống đối với ngành dịch vụ tài chính. Do đó, các cơ quan này đang gia tăng áp lực lên các ngân
hàng trong việc giải quyết vấn đề cấp thiết về tính bền vững và phải làm như vậy ngay lập tức, thay đổi từ việc đưa ra lời khuyên và khuyến nghị sang việc bắt buộc tiết lộ và hành động xung quanh các yêu cầu về vốn, mô hình rủi ro, và KPI (ví dụ: tỷ lệ tài sản xanh…). Các ngân hàng không còn có thể phớt lờ hoặc phủ nhận khoa học biến đổi khí hậu, cũng như các chi phí tài chính và tác động tiêu cực đi kèm với nó. Ngày càng nhiều ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý trên toàn thế giới nhận thức được vai trò và nhiệm vụ tiềm năng của họ trong việc giải quyết các rủi ro về biến đổi khí hậu và môi trường mà khu vực tài chính ngân hàng phải đối mặt và thực hiện các hành động như phân tích và quản lý các rủi ro liên quan đến khí hậu và môi trường trong lĩnh vực tài chính, đồng thời huy động nguồn tài chính chính để hỗ trợ chuyển đổi sang nền kinh tế bền vững. Song song đó, nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại khu vực tư nhân, đã bắt đầu xanh hóa hoạt động của mình bằng cách tích hợp rủi ro môi trường và biến đổi khí hậu vào chiến lược và hệ thống quản lý rủi ro của họ, đồng thời tung ra các sản phẩm tài chính xanh để mở rộng tầm nhìn kinh doanh của họ. Nhìn chung, các ngân hàng tiếp cận hoạt động ngân hàng xanh theo hai hướng chính. Thứ nhất, ngân hàng xanh tập trung vào việc chuyển đổi xanh các hoạt động nội bộ của tất cả các ngân hàng. Điều đó có nghĩa là toàn bộ hệ thống ngân hàng áp dụng các cách thích hợp để sử dụng năng lượng tái tạo, tự động hóa và các biện pháp khác để giảm thiểu lượng khí thải carbon từ các hoạt động của mình. Thứ hai, các ngân hàng xem xét hoạt động tín dụng xanh của mình một cách nghiêm túc hơn - một số đã chủ động ngừng cho vay các dự án có tác động tiêu cực đến môi trường xã hội, thay vào đó bắt đầu cung cấp tài chính có trách nhiệm với môi trường; cân nhắc các rủi ro môi trường của dự án trước khi đưa ra quyết định tài trợ; và đặc biệt, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các sáng kiến và dự án xanh.
Ngân hàng xanh đóng vai trò quan tâm đến sự phát triển bền vững trong việc vượt qua những trở ngại về thể chế và thách thức thị trường, trong cách phân bổ vốn đầu tư cho các dự án xanh. Khi các khía cạnh xanh trở thành một phần của các hoạt động ngân hàng truyền thống - ví dụ: tài trợ quốc tế, hoạt động ở thị trường nước ngoài, tham gia vào các chương trình và dự án tài chính - các quy tắc làm việc, nguyên tắc và tiêu chuẩn chung trong tài chính xanh toàn cầu bắt đầu được phát triển. Ngày nay, một số sáng kiến và nền tảng quốc tế cung cấp các quy tắc như vậy, có thể kể