- Có sự khác biệt về đơn vị tính thể hiện trong văn bia Phật giáo ở tỉnh Bắc Ninh thế kỷ XVII - XVIII; Chẳng hạn như đơn vị tính cỗ bằng mâm thông thường được
viết bằng chữ “bàn” 盤 được thể hiện trên hầu hết các văn bia Việt Nam. Tuy nhiên,
chúng tôi lại thấy trên một văn bia có niên đại Thịnh Đức nguyên niên (1653), tại chùa Linh Quang, (thôn Khả Lễ, xã Bồ Sơn, huyện Tiên Du) [N0: 05157] lại ghi
đơn vị là “diện”面. Tấm bia trên đã ghi: “Hằng năm phụng thờ Nguyễn Nhân Sâm,
tự Huyền Tiến, hiệu Pháp Thông, vợ là Nguyễn Thị Luân hiệu Từ Thái, hai tòa, gửi cho con trai tên hiệu là Trung Tín, dự định vào ngày giỗ, ngày mồng 1 tháng 11, biện 4 mâm trai bàn, 2 chĩnh rượu để cúng lễ, muôn đời lưu truyền (nguyên văn
đoạn chữ Hán như sau: 遞年,奉事阮仁森,字玄進,号法通,妻阮氏倫,號慈泰,
二座寄與男子,号忠信,預定諱日期,十一月,初一日,齋盤四面,酒二呈,以承祭祀萬代流傳. Ở đây, “Trai bàn tứ diện” được hiểu là bốn mâm cỗ chay. Trong lịch sử, từ “diện”面 vào thời Trần được tính làm đơn vị đo diện tích tương đương với
một “mẫu”畝 Bắc bộ (ứng với với 3.600m2). Còn ở đây, trên văn bia chùa Linh Quang (thôn Khả Lễ, xã Bồ Sơn, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc) thế kỷ XVII, lại được dùng để gọi tương đương với mâm..
- Văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII ở tỉnh Bắc Ninh có sự ảnh hưởng từ các tác phẩm khác:
Bài văn bia xét về văn bản học, trong bài tựa đã lấy một đoạn trong thờ thiền thời Lý: Đó là bia Bia Tạo lập hậu Phật bi 造立後佛碑 [N0: 05202], niên đại Cảnh Trị 9 (1671), viết về Chính vương phủ Thị nội Cung tần Đỗ Thị Ngọc Thám 正王府侍内宮嬪杜氏玉探,hiệu diệu Biện hưng công xây dựng chùa Thọ Phúc, (thôn Đào
Xá, xã Châm Khê, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn), hưng công xây dựng chùa. Chính vương phủ Thị nội Cung tần Đỗ Thị Ngọc Thám, vui với việc tuyển chọn những cung nữ ở nơi xa xôi, mộ những bậc thầy quy y thanh tịnh, có khuôn thước của bậc thông tuệ, giác ngộ chúng sinh. Thân như cây Bồ đề, tâm trong sáng như gương, Phật cũng cần phải luôn luôn tự tỉnh thức mình. Như thế thì bụi không bám
được (nguyên văn:正王府侍内宮嬪杜氏玉探,選亮樂技冠寵遠宮,慕皈依清淨之
師,有通覺教衆之典,身如菩提樹,心如明镜臺,佛拭每時,常不慝塵埃.
Đoạn tựa trên khiến người đọc liên tưởng đến bài kệ của một vị Thiền sư nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa - Lục Tổ Huệ Năng (638 - 713). Bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng như sau:
Nguyên văn chữ Hán
本來無一物 何處惹塵埃 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cho Việc Nghiên Cứu Văn Bia Phật Giáo Thế Kỷ Xvii - Xviii Ở Tỉnh Bắc Ninh.
- Phân Loại Loại Hình Văn Bia Thế Kỷ Xvii - Xviii Tỉnh Bắc Ninh
- Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 7
- Văn Bia Phản Ánh Địa Thế, Phong Thuỷ
- Văn Bia Phản Ánh Về Ý Nghĩa Của Tên Gọi Và Quy Mô, Diện Mạo Của Một Số Ngôi Chùa
- Bảng Thống Kê Số Lượng Các Hạng Mục Được Đề Cập Trên Văn Bia Phật Giáo Thế Kỷ Xvii - Xviii Ở Tỉnh Bắc Ninh:
Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.
Phiên âm:
Minh kính diệc phi đài Bổn lai vô nhất vật Hà xứ nhạ trần ai |
Dịch nghĩa:
Xưa nay không một vật Bụi trần bám vào đâu |
Hay về mặt hình thức trang trí và cách tạo tác dòng đầu của bia chúng tôi cũng đã gặp một tác phẩm văn bia giống hệt nhau về hình thức. Đó là tấm bia: Phổ
Thành tự bi 普 成 寺 碑 [N0: 04514/04515], tại chùa Phổ Thành, xã Ngâm Điền
(huyện Gia Định, phủ Thuận An - nay là thôn Ngăm Điền Lương, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Tấm bia này được khắc khắc vào năm Vĩnh Tộ thứ 3 (1621) do Nguyễn Chuyết Phu (soạn), Hiệu sinh Nguyễn Hữu Công (viết chữ). Trên trán bia, dòng chữ Phổ Thành tự bi viết theo kiểu chữ triện ngạch giống hệt với chiếc bia cùng tên đặt tại chùa này [N0: 04516/04517], có cùng tên gọi nhưng được soạn khắc vào năm Đại Trị thứ 9 (1366) do sử gia Hồ Tông Thốc (soạn) và Lê Ân (viết chữ). Không chỉ giống nhau về tên bia, về phong cách chữ triện trên ngạch bia mà xét về mặt kích thước và hình dáng, hai chiếc bia này cũng rất giống nhau.
- Bia nhầm âm đọc: Bia Hậu Phật bi ký, [N0: 23022], chùa Đào Viên, xã Nguyệt Đức, huyện Quế Võ; Niên đại Chính Hòa 12 (1691) ghi: Đỗ Văn Độ tự Phúc Độ, Đỗ Thị [][] hiệu diệu Nhất, cần kiệm ư gia, bất tích phí tài, tu đương bố chí, ngộ lý,
xã chi hậu, tiên phát gia, kí cấp điền, đồng tiền, trì...杜文度字福度杜氏[][]号妙
一勤儉於家不惜費財須當布志遇里社之後先發家既给田同钱池.(Đỗ Văn Độ, tự
Phúc Độ, vợ Đỗ Thị [][] hiệu Diệu Nhất, tính tình cần kiệm, không tiếc của cải, bố thí, gặp làng xã khó khăn, ban đầu bỏ ra ruộng cùng tiền, ao...
Qua nhan đề văn bia cho biết cách phát âm/cách viết chữ “bố thí” 布弛 thành
“bố chí” 布志 là cách phát âm Việt cổ kiểu/t/sang ch/tr như trường hợp phát âm “con trâu” thành “con tâu” ở một số làng xã hiện nay.
- Trường hợp dòng lạc khoản ghi niên hiệu, xét dưới góc độ văn bản học
Để xác định niên đại của văn bản văn bia, các nhà nghiên cứu thường căn cứ vào dòng lạc khoản, vị trí ở cuối bia. Ở đó, thường ghi niên hiệu, triều đại, năm khắc...Cũng có một số văn bia chỉ ghi năm can chi mà không ghi triều đại. Một văn bia càng đầy đủ thông tin thì càng giúp các nhà nghiên cứu xác định được chính xác
niên đại một cách nhanh chóng. Chẳng hạn như bia: Phúc Thánh tự bi 福聖寺碑
[N0: 05085], xã Mộ Đạo, huyện Quế Dương, Phủ Từ Sơn (nay là xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), niên đại Cảnh Trị 2 (1664), dòng lạc khoản ghi: Lê triều
Hoàng Việt, Cảnh Trị nhị niên, tuế tại Giáp Thìn, thập nhị nguyệt, cốc nhật 黎 朝 皇
越,景治二年,歲在甲辰,十二月,毂日(Ngày tốt, tháng 12, năm Giáp Thìn (1664), niên hiệu Cảnh Trị triều Lê, nước Đại Việt).
Đây là một văn bia có dòng lạc khoản độc đáo. Bởi lẽ, dòng lạc khoản đã viết rất đầy đủ “đến mức không cần thiết” so với các văn bia khác. Với các văn bia khác,
thường chỉ ghi niên hiệu hoặc triều đại + niên hiệu. Thí dụ: Cảnh Trị nhị niên 景 治
二 年 ... hoặc Lê triều Cảnh Trị 黎 朝 景 治 hoặc Hoàng Việt Cảnh Trị 皇 越 景 治 ... Dòng ngày, tháng lập bia ghi trong niên đại ở văn bia Phật giáo tỉnh Bắc Ninh nhìn chung cũng giống như nhiều địa phương khác, không có gì đặc biệt. Chúng tôi chỉ thấy một văn bia lấy cách tính can chi để ghi tháng. Đó là bia:
Hậu Phật bia 後佛碑; [N0: 23332], kích thước 41 x 61cm; Địa điểm: Chùa
Thiên Khánh, thôn Chân Lạc, Xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Dòng đầu ghi: Chân Đản xã vi lập Hậu Phật bi 真誕社為立後佛碑. Từng nghe,
bia ghi để lại là còn mãi đấy. Cho nên để ghi khắc công đức, thành tích và sự việc để lại đến vô cùng. Nay bản xã phụ nữ là Nguyễn Thọ Niên, hiệu Diệu Đạo
cùng với Phụ nữ Nguyễn Thị Tiễu, hiệu Diệu Duyên theo việc thiện… 本 社 婦
女阮氏年号妙道與婦女阮氏勦号妙緣業從善… Phần sau ghi vị trí thửa ruộng
cung tiến. Niên đại bia ghi: Cảnh Hưng thập nhị niên, tuế tại [] Ngọ nguyệt, tại thời cốc nhật ký 景興拾二年,歲在 []午月,在良穀日記.
Ở đây phần ghi tháng lại ghi theo thập nhị chi: Ngọ nguyệt 午月 (tức tháng 5)... Tóm lại, công tác nghiên cứu văn bản học văn bia là một công việc đồi hỏi đầu tư không ít công sức. Thẩm định văn bản là một trong những khâu quan trọng trong công tác văn bản học bi kí. Ở trên, chúng tôi đã chỉ ra những trường hợp cụ thể của văn bia Phật giáo ở tỉnh Bắc Ninh thế kỷ XVII - XVIII với những trường hợp khoảng thời gian khởi soạn văn bản văn bia với thời điểm
chính thức khắc bia đá. Bia khắc lầm, địa danh bị đảo vị trí do cố ý, địa danh bị đảo vị trí do vô tình, tên gọi Việt Nam xuất hiện sớm trên văn bia... Ngoài ra, các vấn đề khác như: do lầm âm đọc hoặc do gọi tắt theo cách gọi dân gian, hoặc trường hợp ảnh hưởng từ các tác phẩm nối tiếng khác được thể hiện trong bi ký, đơn vị tính trong dân gian... ít nhiều đã được thể hiện trên một số văn bản văn bia Phật giáo tỉnh Bắc Ninh thế kỷ XVII - XVIII.
2.3. Tác giả soạn văn bia
2.3.1. Tác giả là những vị thiền sư
Qua nguồn tư liệu văn bia Phật giáo đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá về lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung và lai lịch của những vị thiền sư từng trụ trì trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Đây là những tư liệu rất quý, góp phần tìm hiểu về sự truyền thừa của các dòng phái Phật giáo và sự nối tiếp các thế hệ (truyền đăng) của các chùa. Những tư liệu này, góp phần cung cấp thêm vào việc nghiên cứu về hành trạng, cuộc đời của một số vị Thiền sư Việt Nam.
Trong thời phong kiến, ngoài những người xuất thân từ tầng lớp Nho học - với nối hành xử “tiến vi quan, thoái vi sư”, nên có một bộ phận luôn sống ở làng. Đây là thành phần được coi là “tinh hoa” ở nông thôn. Bên cạnh đó, các vị Thiền sư, Pháp sư cũng là một lực lượng trí thức quan trọng, họ là lực lượng luôn luôn sẵn sàng mỗi khi có những việc liên quan đến những thủ tục hành chính hoặc những việc liên quan đến chữ nghĩa, bút mực. Trong quá trình nghiên cứu văn bia Phật giáo, chúng tôi cũng thấy được nhiều văn bia với nối văn bay bổng, điêu luyện,
uyên bác do chính những vị cao tăng, thạc đức soạn thảo. Chẳng hạn như bia: Bảo Tháp tự bi ký Đại công đức 寳塔寺碑記大興功德 [N0: 40092] phản ánh về những
nhân vật quan trọng trong Vương phủ đứng ra hưng công với số lượng tiền của rất lớn: Bia chùa thôn Kim Thao, (xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), dung lượng gần 1000 chữ; nội dung có đoạn: “Thượng Hồng phủ, Cẩm Giàng
huyện, Thực Thao xã, lão vãi Vũ Thị Ngọc Viên 武氏玊圓, hiệu Từ Bảo 慈寶 cùng
con gái là Vương phủ Thị nội Cung tần Lương Thị Ngọc Minh 粱 氏 玉 明 , hưng công một tòa thượng điện, thiêu hương, tiền đường, tả hữu hành lang, cung tiến bia
đá trước án, tường xây bốn chung quanh cùng am Thụy Quang 瑞光庵, trùng tu hai
tòa đình và miếu thờ. Bà được tôn làm Hậu thần. Bà cung tiến 4 mẫu ruộng, ao để làm nhu phí thờ cúng khi bà qua đời. Vũ Thị Ngọc Viên 武 氏 玊 圓 hiệu Từ Bảo 慈 寶 cũng cung tiến 4 mẫu cho mẹ là Hiển tỷ Vũ Thị hiệu Từ Ảo 武 氏 號 慈 幻 , giỗ
ngày 27 tháng 7 làm Hậu Phật, cúng 4 mẫu ruộng vào Tam bảo. Năm Giáp Thân (1644), trùng tu thượng điện hết 3 dật bạc, 40 quan tiền, đắp tượng hết 6 qua tiền. Năm Kỷ Sửu (1649) tu tạo đình, tường xây chung quanh. Năm Canh Dần (1650) lại qua huyện Lục Ngạn mua gỗ lim. Ngày 28 tháng 3 năm Tân Mão (1651), xây mới bảo tháp cùng các tòa tổng cộng hết hơn 180 quan tiền; dựng bia đá hết hơn 20 quan. Tổng số hết 36 dật bạc, 460 quan tiền, mua gỗ lim kết bè để đem về bản quán, xây dựng chùa Bảo Tháp.
Phần cuối dòng lạc khoản ghi: Khánh Đức tam niên, thập nhị nguyệt, sơ nhất nhật, (Ngày mồng 1 tháng 12 năm Khánh Đức thứ 3 (1651), Thuận Giang cùng thôn ấp, giữ chức Tiến công lang, Tăng lục ty, Tăng thống, Thống tri Nguyễn Tự Pháp Thọ (soạn), Lỗ Xá xã Nho sinh Văn Nho Tử Nguyễn Nhĩ (viết). Như vậy, vị Tăng lục ty, Tăng Thống Nguyễn Tự Pháp Thọ là một chức sắc có hàm giáo phẩm cao trong tầng lớp tăng lữ đồng thời Ông cũng là một quan chức giữ chức Tiến công lang.
Hay những dòng chữ viết trực tiếp lên thân tháp Tôn Đức - nơi an trí xá lỵ của Thiền sư Minh Hành có thể cũng là do Ni sư Trịnh Thị Ngọc Trúc soạn thảo. Mặc dù những dòng chữ khắc lên tháp của thiền sư Minh Hành mới được khắc sau thời điểm bà Trịnh Thị Ngọc Trúc viên tịch 3 năm (1647) nhưng trước đó ít năm, chính bà Trịnh Thị Ngọc Trúc là người trực tiếp đứng lên xây tháp đá Tôn
Đức để tôn vinh bậc sư phụ của mình. Xét về thế hệ thì Bà là người trực tiếp được sư Minh Hành xuống tóc, dìu dắt và quan hệ rất gần gũi, thân tình, vì thế, có thể nghĩ rằng, Bà là người được truyền y bát. Hơn nữa, Trịnh Thị Ngọc Trúc là người nổi tiếng hay chữ nên chúng tôi cho rằng, người soạn bài văn để tán thán công đức của thiền sư Minh Hành ở tháp Tôn Đức (chùa Bút Tháp) có thể là Ni sư Trịnh Thị Ngọc Trúc.
2.3.2. Tác giả soạn văn bia là những người đỗ đại khoa
Phần nhiều những người đỗ đại khoa không chỉ tham gia vào công việc quản lý xã hội, đóng góp cho chính quyền nhà nước phong kiến mà còn tham gia vào nhiều hoạt động văn hóa tâm linh, tín ngưỡng làng xã. Tầng lớp này được chia ra nhiều bậc. Bậc cao cấp sống ở triều đình, kinh đô hoặc trong các phủ đệ riêng; người đỗ đạt thấp hoặc những người hồi hưu thì thường sống cùng với người dân lao động; hoặc cũng có nhiều người đỗ đạt cao, từng làm quan trong triều nhưng vì một số lý do nào đó mà họ về ở ẩn sống như những người dân bình thường khác. Song có một điều đáng chú ý không chỉ có ở Bắc Ninh mà còn có ở nhiều nơi khác, những người đỗ đạt (thậm chí đỗ đại khoa) cũng tham gia rất tích cực vào những hoạt động của làng xã trong đó có việc tham gia viết bia, khắc văn bia, soạn văn bia và tham gia cung tiến nhiều tiền của, công lao tu tạo chùa chiền. Trên văn bia thời Lê tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi đã thống kê được nhiều người nổi tiếng như: Nguyễn Duy Thì, Nguyễn Văn Thực, Nguyễn Kỳ Phùng, Phạm Văn Đạt, Đàm Văn Tiết….
Ngoài ra còn có một số người đỗ trung khoa (Cống Cử) và tiểu khoa (Sinh đồ) tương đương với Cử nhân và Tú tài triều Nguyễn, trong phần này, chúng tôi không có điều kiện đề cập.
Bia Diên Phúc tự bi 延福寺碑 [N0: 04640], niên hiệu Đức Long thứ 4
(1632) phần lạc khoản ghi: Thiện An tiên sinh, Nho học phủ Khoái Châu, chức Tri Huyện, thăng nhậm chức Huấn đạo, đỗ tiến sĩ khoa Canh Thìn, chức Hàn lâm viện
Hiệu thảo 快州府,儒學訓道,陞任知縣,庚辰科進士翰林院校討善安先生撰.
Bia Diên Phúc tự bi 延 福 寺 碑 [N0: 04652], niên hiệu Khánh Đức thứ 3 (1651) Bia chùa Diên Phúc, xã Đại Bái, huyện Gia Định (nay là xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh): Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Hải Dương đẳng xứ, Tán trị thừa Chánh sứ ty, Thừa Chánh sứ, Trung Lễ Hầu Nguyễn Công Thận 阮 公
慎 chính phu nhân Nguyễn Thị Ngọc Luân 阮 氏 玉 綸 ; Dực vận Tán trị công thần
Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Trung quân Đô đốc phủ, Đô đốc Đồng tri Gia quận công Nguyễn Công Hiệp 阮公协; Chỉ huy kiêm sự Nguyễn Công Kế 阮公继; Đại lý tự khanh Nguyễn Công Giao 阮公瑤; Cai quan Vĩnh Phúc Hầu Nguyễn Công Quyền 阮公權; Tứ Bính Tuất khoa đồng tiến sĩ xuất thân, Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Khoa Cấp sự trung Quế Đình Tử Thanh Tịnh Nông cổ Lê Thọ 黎夀 phu (nhuận sắc); Mậu Thìn khoa Thư toán Vương phủ... Kim tử Vinh lộc Đại phu Binh bộ lang trung An Cường Tử, Hải Nam Thanh An Lê Văn Thực 黎文實
viết chữ.
Hoặc văn bia Phúc Duyên tự Phật bi 福 緣 寺 佛 碑 [N0: 05054], niên đại Diên Thành 6 (1583), xã Vũ Dương (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) phần cuối ghi: “Tứ Canh Thìn Khoa, Tiến sĩ xuất thân, Hải Dương đạo, Giám sát Ngự sử Đàm Văn Tiết soạn”. Đàm Văn Tiết, đỗ tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn (1580), làm chức Giám sát đạo Hải Dương, Ngự sử. Ông chính là người thôn Lãm Sơn, (xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Đàm Văn Tiết là một nhà khoa bảng đỗ đại khoa là người địa phương, ông có công soạn văn bia cho chùa Phúc Duyên.
Văn bia Hậu Phật Hậu thần bi kí 後佛後神碑記, [N0: 1329] ở chùa Khánh
Ninh, (thôn Phú Ninh, xã Định Cương, tổng Xuân Lai, huyện Gia Bình), người soạn là TS Bạch Phấn Ưng 白紛鷹, TS khoa Giáp Thìn, làm quan đến chức Hiến sát sứ.
Văn bia không không đề cập rõ quê quán người viết bia ở đâu?. Đối chiếu trong công trình Các Nhà khoa bảng Việt Nam (CNKBVN) cho biết: Nguyễn Thực xã Đại Bái, huyện Gia Định(nay là thôn Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Về chức vị của TS Bạch Phấn Ưng, sách CNKBVN ghi: “Làm quan đến chức Thượng thư bộ Binh, tước tử, Nhập thị Kinh diên. Sau khi mất được truy tặng Lại bộ Thượng thư, tước Quận công”(CNKBVN; 498). Tuy nhiên, bia Hậu Phật, Hậu thần bi kí bổ sung thêm chức Hiến sát sứ mà sách CKBVN không đề cập. Tiếp tục với tư cách tác giả sọan văn bia, đến năm Cảnh Trị thứ 1 (1663), Nguyễn Văn Thực còn soạn văn bia
Bái Thượng đình 沛上亭 [N0: 4576/4577]. Hiện văn bia để tại chùa Đại Bi, (xã
Ngọc Xuyên, huyện Gia Bình) còn cho biết thêm TS Nguyễn Văn Thực giữ chức:
Hình khoa Đô cấp sự trung. Chi tiết này cũng cần được bổ sung trong sự nghiệp của ông. Hoặc trong văn bản bia Thần Phật chi bia 神 佛 之 碑 [N0:
4614/4615/4616/4617], hiện đang lưu tại chùa Tố Linh, (xã Phú Đô, huyện Gia Bình) do Nguyễn Văn Thực soạn năm Chính Hòa 7 (1686), khi đó Ông giữ chức Ngự sử đài. Chức vị này cũng cần được bổ sung cho sách CNKBVN.
Hoặc trên tấm bia Diên Phúc tự bi/ Tín thí công đức 延福寺碑信弛功德 [N0:
4637/4638], sưu tầm tại chùa Diên Phúc, (xã Đại Bái, huyện Gia Bình), soạn năm Vạn Khánh thứ 1 (1662) do Nguyễn Văn Thực, tự Bất An 不铵, tiến sĩ
khoa Kỷ Sửu (1659), chức vị Hàn lâm viện đãi chế. Tên tự và chức vị này cũng cần được bổ sung trong lịch sử hành trạng của TS Nguyễn Văn Thực.
Bia Diên Phúc tự bi/ Công đức 延福寺碑/功德 [N0: 4639/4640], chùa Diên
Phúc, niên đại : Đức Long thứ 4 (1632), người soạn là Nguyễn Kỳ Phùng, đỗ Hoàng Giáp khoa Canh Thìn (1580) triều Mạc. Nguyễn Kỳ Phùng là cháu của Nguyễn Hoằng Diễn, chú của Nguyễn Quang Tạo [CNKBVN; 415, 416 ]. Trên văn bia, ca ngợi công đức những người có tâm xây dựng chùa vào các năm
1631,1632. Chức vị của Ông trên văn bia ghi: Hàn lâm viện Hiệu thảo 翰 林 院
校討 còn trong sách CNKBVN ghi: Hàn lâm viện hiệu thư 翰林院校書 [CNKBVN; 415,416]. Bia này được soạn sau khi Nguyễn Kỳ Phùng đỗ TS là 52 năm (sinh năm1556), không rõ Ông mất năm nào, chỉ biết khi soạn văn bia này, Ông đã 76 tuổi. Nguyễn Kỳ Phùng là người của bản xã, tích cực đóng góp cho quê hương.
Cũng trong nhóm văn bia tại chùa Diên Phúc, xã Đại Bái cũng cần phải đề cập đến văn bia Diên Phúc tự bi/ Công đức tín thí [N0: 4652/4653], niên đại Khánh Đức thứ 2 (1650); Người soạn là Nguyễn Văn Đạt, quê quán huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu; học vị Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1646), chức Giám sát Ngự sử đạo Thanh Hóa; Tước hiệu: Thọ Vinh Nam. Chức và tước của TS Nguyễn Văn Đạt trong bia này cũng cần được bổ sung vào trong lịch sử CNKBVN.
Bia Công đức vĩnh thùy 功 德 永 垂 [N0: 40093], kích thước 46 x 66, 1 mặt
chùa thôn Kim Thao, (xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh).