Niên đại bia: Ngày tốt, tháng mạnh hạ (tháng 4) năm Chính Hòa thứ 16 (1695). Người soạn: Tứ Canh Tuất khoa, Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân, Quang tiến Thận lộc đại phu, Bồi tòng Hình bộ Tả thị lang, Nhập thị Kinh diên, Cẩm
Giàng, Nghĩa Phú Nguyễn Độn phu bộc 義富阮钝夫樸 (soạn); Thuận Lương
Phạm Công Tướng 范公相 (viết chữ).
Trên văn bản văn bia Phật giáo thế kỷ XVII, XVIII ở tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi chưa có điều kiện giới thiệu những văn bia do các bậc Trung khoa (Cống cử
- tương đương với học vị Cử Nhân) và Tiểu khoa (học vị Sinh đồ tương đương với Tú tài) biên soạn.
Qua các văn bia trên mà các vị đại khoa biên soạn cho thấy, những văn bia này thường xuất hiện ở cùng một địa phương và thường do có một vài người đỗ đạt của địa phương đó đứng ra đảm nhiệm. Chức tước của họ trên những văn bản bi ký là bằng chứng tin cậy, quý giá phản ánh hành trạng của họ lúc sinh thời, để bổ sung thêm về tiểu sử nhân vật, danh nhân quê hương hay trong các công trình lịch sử, về các nhà khoa bảng Việt Nam nói chung và các nhà khoa bảng tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
2.4. Thợ san khắc văn bia
Để tạo tác nên một chiếc bia hoàn chình thì người thợ khắc văn bia cũng rất quan trọng. Nó đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật cao. Dưới thời phong kiến, những người thợ núi Nhồi (Thanh Hóa) nổi tiếng trong cả nước là những người đống vai trò quan trọng trong việc hưng công, tôn tạo các công trình có tính bền vững cao như lăng tẩm bằng đá, văn bia, cột thiêu hương...; Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng người thợ đá làng Nhồi, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) vẫn thường vươn tay tới. Bên cạnh đó, những người thợ của các làng nghề như Đại Bái (Gia Bình, Bắc Ninh), Kính Chủ (Hiệp Thạch, Kinh Môn, Hải Dương) cũng là những người thợ địa phương tại chỗ cùng góp phần vào việc san khắc văn bia của làng, của các địa phương khác trong khu vực tỉnh Bắc Ninh. Nếu như những người thợ đá rất quen thuộc của núi Nhồi (Thanh hóa); Đại Bái (Gia Bình, Bắc Ninh); Kính Chủ (Hải Dương) ... đã được nhiều người biết đến, bên cạnh đó có trường hợp người thợ đá tham gia điêu khắc văn bia ở chùa Phả Lại, (huyện Quế Võ) vào năm Vĩnh Trị thứ
nhất (1676) chỉ ghi: 大 明 Đại Minh. Vậy “Đại Minh” là một địa phương có xuất xứ
nghề thủ công điêu khắc bia đá hay là người khắc bia là người nước “Đại Minh” (Trung Quốc) ?. [N0: 5610/5611]. Theo chúng tôi, “Đại Minh” ở đây là chỉ người thợ đá quê quán Trung Hoa. Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục ghi: “người thợ đá Trung Quốc khắc đá đẹp, khắc sâu nhưng công chỉ bằng một phần thợ Việt Nam [16; 117].
Tấm bia Đống Cao tự bi 棟高寺碑 ở chùa Đống Cao, xã Đại Vũ, huyện Võ
Giàng, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc xứ (Nay là xã xã Đại Tráng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), [N0: 04829], niên đại Khánh Đức 3 (1770); Thợ đá xã Ngọc Xuyên (nay là thôn Ngọc Xuyên, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) thực hiện. Bia khắc đạt trình độ nghệ thuật rất cao, khắc rõ nét, tinh sảo; Diềm bia và trán bia trang trí rồng chầu mặt nhật, hoa lá, dây leo đạt trình độ thẩm mỹ cao. Cuối bia ghi: “Gia
Định huyện, Ngọc Xuyên xã, Ngọc Thạch cục Nguyễn Cảnh Bao” 嘉定縣,玊川社
,玊石局,阮景苞.
Trên tấm bia Tín thí 信 弛 [N0: 05093], chùa Hưng Nghiêm 興 嚴 寺 , niên đại Hoằng Định 19 (1619), xã Quế Ổ, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn (nay là xã Quế Ổ, huyện Quế Võ, Bắc Ninh) cho biết thợ khắc bia là người dân huyện Thủy Đường
水棠縣,茄德社,作玉石工匠,匠副阮仁智刊.Huyện Thủy Đường (thời Lê) nay là
huyện Thủy Nguyên (Thành phố Hải Phòng).
Thợ đá xã Đại Bái. Bia Phúc Thánh tự bi 福聖寺碑 [N0: 05085], (xã Mộ Đạo, huyện Quế Dương, Phủ Từ Sơn - Nay là xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), niên đại Cảnh Trị 2 (1664), phần lạc khoản ghi thợ đá xã Đại Bái (huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh) khắc: “Ngọc Thạch cục, Lệnh chỉ thụ Đường An huyện, Huyện thừa Gia Khánh, Đại Bái Thiệu Lộc Nam Nguyễn Viết Quý (san)”玊石局,令衹受唐安縣,縣承,嘉慶大拜紹禄南阮曰貴刊. Như vậy, thợ đá quê xã Đại Bái
(Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) rất gần với địa điểm khắc bia nêu trên.
Hay văn bia Sáng lập tịnh quang thiên đài quán tự 創立浄光天臺觀寺 [N0: 35657 - 35660]; Quán tự [N0: 35659]; Niên đại bia Vĩnh Khánh 1 (1729), Chùa Bản Thiện, thôn Cứu Sơn, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, cuối bài văn bia đề ngày viết: ngày tốt, tháng mạnh thu (tháng 7) năm Vĩnh Thịnh
nguyên niên (1705) 永盛元年七月孟秋穀日. Căn cứ vào dòng lạc khoản ghi:
“Nguyễn Danh Khôi (viết), Hiệp Sơ Kính Chủ Vũ Công Đan (khắc”. Qua đây, có thể biết thợ đá xuất thân từ một làng nổi tiếng có truyền thống điêu khắc đá: Làng Kính chủ, (xã Hiệp Thanh, huyện Kinh Môn, xứ Hải Dương).
Tổng số khảo sát trong Tổng tập văn khắc Hán Nôm Việt Nam tập I đến tập XXII (trong đó văn bia tỉnh Bắc Ninh chủ yếu tập trung ở ba tập (tập IV và tập V,
VI) với số lượng khoảng hơn 174 văn bia, chúng tôi khảo sát được 23 người thợ khắc văn bia Phật giáo tỉnh Bắc Ninh Tk XVII - XVIII trong đó có ghi 19/23 người khắc vào Tk XVII, chỉ ghi 4/23 người thợ khắc ở thời điểm Tk XVIII. Điều đó, một phần phản ánh việc lập văn bia Phật giáo ở Tk XVII ở tỉnh Bắc Ninh đã khá phát triển trong đó người thợ cũng có vai trò nhất định trong văn hóa làng xã và văn hóa tâm linh. Hay nói cách khác, đến Tk thứ XVIII, trên văn bia Phật giáo tỉnh Bắc Ninh rất ít đề tên những người khắc bia. Việc hầu như rất ít có trường hợp khắc tên người khắc bia trên văn bia Phật giáo Tk XVIII như một thói quen mặc nhiên coi họ chỉ là những người thợ thủ công không quan trọng nên không được khắc vào bia (?).
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Có thể nói rằng, văn bia Phật giáo tỉnh Bắc Ninh Tk XVII - XVIII cũng như nhiều văn bia của các tỉnh khác, ra đời cùng với sự hưng khởi, trùng tu của những ngôi chùa bề thế giai đoạn Tk XVII - XVIII. Tại các huyện như Quế Võ, Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong sưu tầm được nhiều văn bia có niên đại trong giai đoạn này. Trong số gần 300 văn bia Phật giáo của hai Tk XVII - XVIII có hai niên đại Chính Hòa (1680 - 1705) và Cảnh Hưng (1740 - 1786) là những niên đại tồn tại lâu dài nhất (chiếm 1/3 lượng thời gian) và số lượng văn bia chiếm khoảng 1/2 số lượng văn bia. Điều đó đã chứng tỏ vào khoảng thời gian này, Phật giáo và những ngôi chùa của Bắc Ninh lúc này rất hưng thịnh.
Đặc điểm chung của những ngôi chùa của tỉnh Bắc Ninh Tk XVII - XVIII cũng như nhiều ngôi chùa khác phần nhiều là những ngôi chùa được đặt theo tên Hán Việt, có rất ít trường hợp đặt theo tên Nôm, những tên Nôm thường gọi theo tên gọi dân gian đi liền với tên làng. Các đặc điểm khác như chữ húy, niên hiệu, niên đại không có gì đặc biệt, nó đều có đặc điểm chung của văn bia Việt Nam. Xét
dưới giác độ văn bản, hầu hết thác bản văn bia Hán Nôm của tỉnh Bắc Ninh chỉ có một vài trường hợp ngụy tạo văn bản nên không ảnh hưởng nhiều đến kết quả nghiên cứu. Hay nói cách khác, việc nghiên cứu dựa trên tư liệu thác bản Hán Nôm của tỉnh Bắc Ninh hiện đang lưu trữ tại VNCHN là tin cậy và trung thực. Nghiên cứu cụ thể văn bản học từng đơn vị văn bia cho thấy, văn bia Phật giáo thế kỷ XVII
- XVIII ở tỉnh Bắc Ninh có một số đặc điểm mà chúng tôi đã chỉ ra, có một số lỗi kỹ thuật do ý thức chủ quan của người soạn, người khắc nhưng cũng có một số lỗi do khách quan, vô tình tạo nên như: Bia vô tình khắc lầm địa danh, cố ý khắc đảo thứ tự địa danh cho hiệp vận khi đọc, bia khắc lầm do âm đọc. Bên cạnh đó, còn xuất hiện một số trường hợp gọi tắt/ đọc tắt bằng cách ghép từ đầu của địa danh này với từ đầu hoặc từ cuối của địa danh kia… Hãn hữu văn bia có sự sao chép về mô típ trang trí giữa triều đại này với văn bia của cùng một di tích được khắc ở triều đại trước. Hoặc khi soạn văn bia, soạn giả đã bị ảnh hưởng từ một văn bản nên đã chép lại gần ngư nguyên văn một văn bản nổi tiếng khác vào nội dung văn bia của mình. Những đặc điểm này, không có tính điển hình đại diện cho tất cả những vấn đề về việc nghiên cứu văn bản học văn bia nói chung mà nó là những trường hợp cụ thể, thường gắn liền đối với đặc điểm, tình tình của từng địa phương.
Trên văn bia đã cung cấp nhiều tư liệu quý về tên tuổi của các vị quý tộc, thân vương trong Hoàng Thành Thăng Long cũng như trong Phủ Chúa Trịnh đứng ra công đức, hưng công. Bên cạnh đó, vị sư trụ trì, các vị khoa bảng đỗ đạt đại khoa cũng tham gia tích cực vào việc biên soạn văn bia điều đó chứng tỏ vấn đề Phật giáo, tâm linh không chỉ là sự quan tâm của riêng giới Phật giáo, Tăng, Ni mà còn là sự quan tâm của nhiều tầng lớp xã hội và cả tầng lớp trí thức Nho học.
Để có được những tác phẩm văn bia điêu khắc tinh sảo, đạt trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao không thể thiếu được sự đóng góp về sức lực và trí tuệ của những người thợ đá kiên trì, lành nghề và khéo tay của địa phương như (x. Đại Bái, h. Gia Bình) và nhiều làng nghề nổi tiếng nổi tiếng của các nơi khác hội tụ về như: Núi Nhồi (Đông Sơn, Thanh Hóa), Hiệp Thạch (Kinh Môn, Hải Dương) và cả những người thợ thủ công làm nghề khắc bia có nguồn gốc từ người Hoa (Minh nhân) sang làm ăn, lao động...
CHƯƠNG 3
VĂN BIA VỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ MỘT SỐ NGÔI CHÙA TIÊU BIỂU
Trong chương này, tác giả đi sâu vào việc nghiên cứu giá trị nội dung của văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh. Thông thường, các văn bia ghi về lịch sử danh lam cổ tự hoặc bia ca ngợi công đức, trùng tu là những văn bia giàu tính văn học do những người có trình độ cao biên soạn. Một số văn bia phản ánh về địa thế, phong thuỷ và quy mô, diện mạo của chùa. Qua nội dung nhiều văn bia, đã cung cấp nhiều thông tin quý giá về lịch sử sơn môn có từ thời Lý - Trần hoặc xưa hơn nữa… Hay nội dung nhiều tác phẩm bi ký đã cho biết nhiều ngôi chùa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từng xảy ra thiên tai, hoả hoạn.
Qua những “trang sử đá”, hậu thế không chỉ biết được những ngôi tự viện danh lam trên đất Bắc Ninh trước thế kỷ XVII - XVIII mà còn cho biết những sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh và đời sống kinh tế xã hội đương thời qua các hình thức cung tiến ruộng, tiền… và hình thức gửi Hậu. Đặc biệt, trong thời gian này, có sự đóng góp sức người, sức của rất lớn của nhiều tầng lớp trong xã hội, trong đó có tầng lớp quý tộc, quan lại triều đình Lê - Trịnh. Văn bia cũng cung cấp nhiều thông tin quý giá về hệ thống tượng thờ khá phong phú, đa dạng và rất gần gũi với hệ thống điện thờ ngày nay. Cuối chương 3, tác giả luận án dành ra một dung lượng đáng kể để trình bày về một số ngôi chùa tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh thế kỷ XVII -
XVIII. Trong những ngôi chùa đó, chùa Dâu và chùa Bút Tháp được trình bày một cách kỹ lưỡng hơn cả. Bởi những ngôi chùa này có giá trị trên nhiều phương diện: chùa Dâu không chỉ là một ngôi chùa tiêu biểu bậc nhất của tỉnh Bắc Ninh mà còn được coi là “cái nôi” của Phật giáo của cả nước. Chính vì lẽ đó, Chùa Dâu và chùa Bút Tháp được ghi nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.
3.1. Văn bia phản ánh địa thế, phong thuỷ
Phong thủy là quan niệm của khoa học phương đông cổ truyền. Thông thường, một ngôi chùa đẹp thường phải có cảnh đẹp hài hòa: sơn thủy hữu tình. Chính vì thế, ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh - một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, tuy không có nhiều núi non trùng điệp mà chỉ có một vài ngọn núi thấp còn sót lại trên dải đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ, chung quanh là xóm làng, đồng ruộng cùng với một vài con sông tự nhiên. Chính vì thế, người xưa đã tận dụng triệt để cảnh quan tự nhiên
để xây dựng những danh thắng chùa chiền dưới trong phạm vi hiểu biết về tri thức phong thủy phương Đông truyền thống. Những tri thức này được thể hiện rất tinh tế trên bi kí Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII ở tỉnh Bắc Ninh:
Bia Tĩnh Lự thiền tự bi 靜 慮 禪 寺 碑 [N0: 04484] Chùa Tĩnh Lự, thôn Yên
Phong, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, phần đầu ghi: “Núi Đông Cứu, huyện Gia Định, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc, có cổ tích danh lam, phía sau có danh lam, bốn phương đắc đạo mà tập trung ở đây, trụ trì tu tập ở đây, ban đầu thấy việc rồng hiện để gọi tên chùa. Mạch núi khởi từ phía Bắc của núi Đông Cứu mà nổi lên núi cao, ở chỗ đất bằng, chùa xây ở chỗ cao nhất, ở chính giữa hai bên có long hổ chầu về hình như hai cành cây giao nhau. Sông Thiên Đức vòng qua phía
Chu tước (phía Nam), bốn phía có đầm nước uốn quanh ở phía Huyền vũ (phía Bắc). Thực là thắng cảnh đệ nhất đấy”19.
Bài minh trong bia Phúc Đức Tự bi 福德寺碑 chùa Phúc Đức, (xã Phú Ninh,
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh - Nay là thôn Tri Nhị, xã Song Giang, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), [No: 04820], niên đại Vĩnh Trị nguyên niên (1676) thể hiện rõ cái nhìn phong thủy lấy núi, sông làm tả thanh long, hữu bạch hổ. Nội dung bài minh cho biết, khi đó, chùa thờ Tam giáo - một đặc điểm khá điển hình trong văn hóa Việt Nam:
Nguyên văn chữ Hán
規模輪焕 制度輝惶左青龍伏右白虎降後垂慈嶺 前遶德江 Quy mô luân hoán Chế độ huy hoàng |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Loại Loại Hình Văn Bia Thế Kỷ Xvii - Xviii Tỉnh Bắc Ninh
- Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 7
- Tác Giả Soạn Văn Bia Là Những Người Đỗ Đại Khoa
- Văn Bia Phản Ánh Về Ý Nghĩa Của Tên Gọi Và Quy Mô, Diện Mạo Của Một Số Ngôi Chùa
- Bảng Thống Kê Số Lượng Các Hạng Mục Được Đề Cập Trên Văn Bia Phật Giáo Thế Kỷ Xvii - Xviii Ở Tỉnh Bắc Ninh:
- Trải Qua Binh Hỏa Cần Phải Trùng Tu, Xây Dựng
Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.
19. Nguyên văn: 京北處順安府嘉定縣東究之山有舊跡名藍景其後有禪名復繞者歷行四方得道而歸於此持住稍修葺之自此始以腹龍之寺為名焉是寺也脉來自乾究起高山於平地寺最高頂正中左右有山相連為龍虎朝拱形如交樹天德江朝遶於朱雀四澤水環抱於玄武真為第一于形勝也.
Tả thanh long phục Hữu bạch hổ giáng Hậu thùy Từ lĩnh Tiền nhiễu Đức Giang Xây dựng quy mô Chế độ sáng sủa Tả có thanh long Hữu có bạch hổ Sau là núi Từ Trước dòng Đức Giang. |
Bia Hưng công Vạn Thọ tự bi 興功萬夀寺碑 [N0: 04237], niên đại Cảnh Hưng
thứ 23 (1762), ca ngợi về địa thế phong thủy của quê hương. Phần đầu ghi: Các sãi vãi khai sáng các xã Ngọc Triện, Bảo Triện, Ngô Cương của huyện Gia Định, phủ Thuận An. Các danh Lam của nước Đại Việt nơi nơi đều có. Nay chùa Vạn Thọ, xã Ngọc Triện, huyện Gia Định là chốn địa linh của xứ Kinh Bắc, có thể phát được lòng thiện. Nếu làm được việc thiện thì con cháu chắc sẽ được vinh hiển. Chùa Vạn Thọ, phía bên trái tiếp giáp với đình Than, bên phải liền với dãy Đông Cứu, phía trước phía sau đều có núi Sấm (Phong Lôi), đây là đất chung đúc khí tốt. Các bậc học thức xem xét địa hình, đẹp lạ thường, đã làm cho lương tâm phấn chấn, đem của cải cung tiến...
Lời đầu trong bia Nội An Quốc Ân tự bi 内庵國恩寺碑 [N0: 04505], niên đại
Khánh Đức thứ 4 (1652) ghi: Chùa thôn Hương Vinh, xã Đông Cứu vốn có chùa cổ là danh lam chính là chùa này đấy. Núi Bảo Tháp (Tháp Lĩnh 塔嶺) bao quanh phía Tây Bắc. Nói về thế thì sông Quỳnh (Quỳnh Giang 瓊江) vây phía Đông, thực là
thắng địa. Tuy đời đời tuần hoàn đổi vận, mấy trăm nay con người tin theo phụng thờ, thường như một ngày. Bài minh cũng thể hiện với cách nhìn phong thủy:
塔嶺踞北瓊江遶南 景為景好寺為寺凡 |
Phiên âm:
Tháp lĩnh cứ Bắc Quỳnh giang nhiễu Nam Cảnh vi cảnh hảo Tự phi tự phàm |
Dịch nghĩa:
Núi Tháp phía Bắc Sông Quỳnh vòng Nam Cảnh thực là đẹp Chùa chẳng phải thường. |
Chùa có suối ở bên cạnh tạo cho phong cảnh thêm huyền bí, u tịch, tách biệt với thế giới trần tục, xô bồ. Bia Đống Cao tự bi 棟 高 寺 碑 ở chùa Đống Cao, (xã
Đại Vũ, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc xứ - Nay là xã xã Đại Tráng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), [N0: 04829], niên đại Khánh Đức 3 (1770) viết: Bản tự tăng, vãi, trùng tu chùa, thượng điện, thiêu hương, tiền đường, tam quan, một tấm bia lại cúng một ruộng ở xứ Sau Suối gần chân núi”. Tác giả đã khảo sát khu vực chùa này. Chùa nằm trong khu vực thuộc một quả núi thấp, ngày nay, do điều kiện dân số tăng nhanh nên nhà dân đã ở vào sát cạnh chùa. Theo các cụ cao tuổi, trước đây còn nhiều chỗ đất hoang, vẫn là nơi canh tác của chùa.
Bia Bảo Tháp tự bi ký Đại công đức 寳塔寺碑記大興功德 [N0: 40091].
Phần đầu ghi: Phù tự giả, đạo tràng dã, bi giả thọ thạch dã 夫寺者道場也碑者