Văn Bia Phản Ánh Về Ý Nghĩa Của Tên Gọi Và Quy Mô, Diện Mạo Của Một Số Ngôi Chùa

夀 石 也 [...] (Chùa tức là đạo tràng đấy, bia là đá bền vậy […]. Cho nên nói,

bia là để ghi lại sự việc. Hải Dương xứ, Thượng Hồng phủ, Cẩm Giàng huyện, Bảo Đào xã, xưa có danh lam. Cảnh đẹp, hướng Càn Hợi đột nhiên nổi lên một gò cao, phía bên trái là thanh long trùng trùng, phía bên phải là Bạch Hổ cuồn cuộn chầu về, có con rạch nhỏ chảy vòng qua phía Nam (Chu tước), sông uốn

vòng sang phía Bắc (Huyền Vũ), đây thực là hình thế đẹp nhất đấy) 左 青 龍 重

重拱服右白虎滾滾朝来,小溪遶於朱雀水環抱於玄武其為弟一之形勢也. Bia này ca ngợi chúa Trịnh: Nhờ cậy vào: Đại Nguyên Soái, Thống quốc chính, Thái Thượng sư phụ công cao nhân thọ Thanh Vương (Trịnh Tùng - Tg), có công chỉnh đốn càn khôn, giúp mặt trời, mặt trăng ở giữa trời đất, giúp cho cơ đồ, xã tắc yên ổn. Nay, có người bản thôn là Thị nội Cung tần Lương Thị Ngọc Minh (xã Thực Đào, huyện Cẩm Giàng) thực là người được thừa hưởng khí

chất của người cha khuôn mẫu quý tộc... bà đã bỏ ra không biết bao nhiêu quan tiền để xây dựng, mua gỗ, xây tường bao quanh... công đức như thế thì đời đời nổi tiếng, công danh mãi mãi được coi trọng ở đời, quốc gia cùng toàn thể gia đình được hưởng lộc trời. Phần cuối là bài minh 30 câu trong đó có những câu ca ngợi phong thủy:

Nguyên văn chữ Hán

右施白虎左則青龍千载夀考

百福增隆[...]


幸生貴族侍内府宮至尊至敬曰則曰工

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 10


Phiên âm


Hữu thi Bạch hổ Tả tắc thanh long, Thiên tải thọ khảo

Bách phúc tăng long [...]

Hạnh sinh quý tộc Thị nội Phủ cung

Chí tôn chí quý Viết tắc viết công

Dịch nghĩa


Bên phải Bạch Hổ Bên trái thanh long Ngàn năm thọ mãi

Trăm phúc tăng thêm

May sinh quý tộc Thị Nội cung tần Rất mực tôn kính

Có nhiều công đức.

Có thế thể nói rằng, tri thức về phong thuỷ, địa lý là một mảng còn hêt sức mới mẻ đối với việc nghiên cứu tìm hiểu về văn hoá Á Đông cổ truyền cũng như hướng khai thác từ sử liệu bi kí. Trong lĩnh vực này còn chứa đựng nhiều cách lý giải và khái niệm cần phải được giải mã. Những khái niệm đã được trích dẫn từ sử liệu văn bia ở trên, thường được đề cập như ao hồ, long mạch, long hổ chầu về, tụ thuỷ…Ở đây, có thể lý giải như sau: Long hổ chầu về để che chắn di tích danh lam, đúng hơn là che chắn “huyệt”, giống như người được ôm ấp. Long hổ chầu về để bảo vệ “huyệt” như người có hai tay. Trước chùa thường có minh đường tụ thuỷ rất tốt. Tụ thuỷ là khí tụ, đem sinh khí vào trước “huyệt” chùa làm cho chùa vượng khí, giữ khí lại cho chùa, không bị thất tán.

Thường thì ao có nước sạch gọi là thuỷ tụ minh đường nhưng cũng tuỳ thuộc vào tính bàn Huyền không, xem cặp sao nào ở hướng có khắc với thuỷ không, rồi cục thuỷ phía trước đình, chùa có đúng với tràng sinh của hướng đó không, nếu bị nghịch theo tràng sinh thì sẽ không tốt cho người ở hoặc dân làng. Thí dụ như hướng đình, chùa là 297 ° vào hướng Tuất. Vậy Dần, Ngọ, Tuất tràng sinh tại Dần. Vậy Tuất là “mộ”. Vậy ao trước cửa mà tụ thuỷ không chảy thẳng đi là hung vì phương Tuất là phương tiêu thuỷ nếu mà tụ tại đó sẽ sinh bệnh tật và chết người.

“Tụ thuỷ” thực ra nó xuất phát từ câu: Khí dư phương tất tán, giới thuỷ tất

chỉ 氣 餘 方 必 散 介 水 必 止 (Khí dư thừa mới tản ra, gặp nước thì dừng/ngừng lại). Nếu nước làm khí dừng lại và thế mới kết huyệt được. Nên nếu làm chùa hay đào ao trước làm minh đường cũng là làm cho khí ngưng tụ lại.

Nếu dương trạch thì lấy hướng nhà, đình, chùa để tính cục khởi tràng sinh. Âm phần (mộ) lấy phương toạ để tính khởi tràng sinh hoặc long mạch để tính khởi tràng sinh. Theo quy định của bảng tràng sinh cực dương khởi thì thuận, cực âm khởi thì nghịch…

Những tư liệu về phong thuỷ trên bi kí Phật giáo nói chung và bi kí Phật giáo Bắc Ninh thế kỷ XVII - XVIII nói riêng sẽ cần tiếp tục nghiên cứu trong một chuyên luận riêng, ở đây chỉ là mấy nét phác hoạ.

3.2. Văn bia phản ánh về ý nghĩa của tên gọi và quy mô, diện mạo của một số ngôi chùa

Tên chùa thường đặt theo một ý nghĩa nào đấy. Có khi, tên chùa trùng với đơn vị làng xã nhưng phần nhiều được đặt theo một quan niệm triết lý nhà Phật. Chúng tôi đã khảo sát trên bi kí ở tỉnh Bắc Ninh thế kỷ XVII - XVIII, có rất ít tên chùa đặt theo kiểu tên Nôm kiểu như: Cầu Bốn tự (Chùa Cầu Bốn), Cô Tiên tự (chùa Cô Tiên)... Nhiều ngôi chùa, qua nhiều biến thiên lịch sử nhưng tên gọi hầu như không bị thay đổi. Tuy nhiên, có một số ngôi chùa qua thời gian đã bị thay đổi bằng một tên gọi khác nhưng vẫn giữ lại một thành tố của tên cũ. Chẳng hạn Chùa Thánh Ân

聖恩寺 (thôn Kênh Phố, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) trong các văn

bản gần đây đều gọi là chùa Thánh Ân. Tuy nhiên, thế kỷ XVII có tên gọi là chùa Thánh Tể. Đây là một ngôi chùa có từ thời Trần. Qua tấm bia Thánh Tể tự bi 聖 宰 寺 碑 [N0: 04362b], niên đại Cảnh Trị thứ 5 (1667) cho biết điều đó. Phần đầu ghi: “Quan viên hương lão, trên dưới, lớn bé xã Kênh Phố, huyện Gia Định, phủ Thuận An tu tạo chùa Thánh Tể. Phần đầu ghi danh các vị phủ sĩ, sinh đồ, huyện sĩ tham gia cung tiến. Cuối bia ghi tên một nhân vật có tiếng ở triều đình, là người vốn xuất thân tại quê hương là Gia Quận công Nguyễn Công Hiệp “Hữu Đô đốc Gia Quận Công Nguyễn Công Hiệp, Đại Bái xã, cung tiến 1 quan tiền; Sái phu Nguyễn Công Chính, Trần Thế Lộc”. Như vậy, văn bia cho biết, thế kỷ XVII chùa này có tên là chùa Thánh Tể.

Văn bia cũng đã giải thích ý nghĩa tên chùa. Chẳng hạn tên gọi “Phúc Duyên” có ý nghĩa như thế nào?. Bia Phúc Duyên tự Phật bi 福 緣 寺 佛 碑 [N0: 05054], niên

đại bia Diên Thành 6 (1583), xã Vũ Dương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh cho biết ý nghĩa của tên gọi tên chùa Phúc Duyên: Sáng tiền nhân chi sở mộc, sáng thành tích nhật chi chi sở lai, thành nhân giai viết: dị tai. Phật chi xuất thế, Phúc tăng tiền

phúc, duyên thắng tiền duyên. Phúc Duyên chi tự ư thị đắc danh 創前人之所木,創

成昔日之所来,成人皆曰異哉.佛之出世,福增前福,緣勝前緣,福緣之寺,於是

得名. (Về việc thổ mộc đã làm sáng lạn tiền nhân, ngày nay đã làm rạng danh so với đời trước. Sự việc thành tựu, mọi người đều nói rằng có sự đổi khác đấy. Như

một vị Phật xuất thế, làm cho việc phúc tăng hơn trước, làm cho duyên lành cũng hơn hẳn duyên xưa, cho nên có tên gọi là chùa Phúc Duyên).

Hoặc tên gọi của chùa là Tra Lư tự bi 吒卢寺碑,(Chùa Tra Lư, Xã Tân

Hồng, Từ Sơn), [N0: 22639], niên đại Vĩnh Tộ 6 (1624) có ý nghĩa là gì?. Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng thì “Tra Lư” 吒卢 có nghĩa là thần sấm20!

Vài nét về tình hình kiến trúc, xây dựng của các ngôi chùa trong hệ thống Tứ Pháp và chùa Tổ.

Nói đến Phật giáo Luy Lâu không thể không nói đến hệ thống Tứ Pháp và chùa Tổ (tương truyền, chùa Tổ thờ bà Man Nương có công sinh ra Tứ Pháp).

Sự tích về Tứ Pháp đã được nhân dân lưu truyền từ nhiều đời và mãi sau này đến Tk XVIII - XIX được định bản qua tập sách Cổ Châu Phật bản hạnh khắc gỗ năm Cảnh Hưng 13 (1752) cùng tấm bia Cổ Châu sự hậu Phật tích bi niên đại Cảnh Hưng thứ 24 (1763) và nhiều tư liệu khác đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, lý giải. Ở đây, chúng tôi chủ yếu chỉ tìm lại dấu tích xây dựng trùng tu của chùa qua các di vật văn bia để lại. Nếu như chùa Dâu còn để lại khá nhiều tư liệu văn bia, đã cho biết được quá trình xây dựng trùng tu thì ngược lại các chùa Đậu, chùa Tướng, chùa Dàn còn lại quá ít tư liệu.

Chùa Tướng nằm cạnh chợ Dâu và bên kia sông Dâu cổ xưa. Ngoài cổng chùa còn câu đối:

非相門寺,望江天造,立名藍勝景

青姜勝地,四法顯靈,積格樹開光

"Phi Tướng môn tự, vọng giang thiên tạo, lập danh lam thắng cảnh. Thanh Khương thắng địa, Tứ Pháp hiển linh, tích cách thụ khai quang". Nghĩa là:

(Cổng chùa Phi Tướng nhìn ra sông (Dâu) thiên tạo là danh lam thắng cảnh.


20. “Tra cứu nhiều từ điển Hán Việt; Từ điển chữ Nôm: Đại Nam quốc âm tự vị… tôi không thấy từ này. Chỉ khi tra Phật học tự điển của Đoàn Trung Còn, thì tôi thấy Sa La hay Ta La tiếng Phạn là Sâla là có tên một loài cây cổ thụ (nghĩa gốc: Kiên cố) để đệ tử Phật giăng võng cho Phật nằm trước khi Ngài nhập Niết Bàn. Tiếng Phạn Raksha có nghĩa là Sấm (Dharamaraksha = Đàm- vô Sấm hay Sấm sư). Lại hỏi mấy người có hiểu biết về các từ Tày - Thái cổ, họ bảo Cha La là Sấm. Từ đó, tôi suy ra rằng Chùa Cha - La ở làng Đình Sấm là chùa Sấm, chùa này có cây to, sấm sét đánh có hiện ra những câu thơ Sấm. Quả thật, ở gần chùa Cha La có cây gạo cổ thụ sét đánh và có hiện ra bài Sấm mà sư Vạn Hạnh đã giải mã. Dù sao, đây cũng chỉ là một giả thuyết, cần nghiên cứu sâu thêm, kỹ hơn), (Trần Quốc Vượng (2003), Cổ Pháp – Thiên Đức – Kinh Bắc quê hương nhà Lý, in trong Trên mảnh đất ngàn năm văn vật, Nxb Hà Nội, tr 283 - 284).

Đất Thanh Khương là thắng địa, mở cây ra rực rỡ Tứ Pháp hiển linh).

Hiện nay, chùa còn một chiếc chuông có niên đại Minh Mạng thứ 19 (1839) và 5 bia cổ được khắc vào khoảng thời gian cuối Lê đầu Nguyễn. Tấm bia sớm nhất dựng năm Chính Hòa 18 (1697) cho biết: "Chùa Phi Tướng ở Lạc Thổ, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An là một ngôi chùa cổ, đã có nhiều người làm phúc mà chưa lập bia để lưu lại muôn đời từ nay mới bắt đầu ghi chép sự việc". Bia cho biết: Trong thời gian này làm hậu đường, tả hữu hành lang, tam quan, tôn tạo tượng Phật, đúc chuông lớn, khánh quý, bia Hậu đường bi ký, niên đại Tự Đức 25 (1873) ghi Nguyễn Văn Trường người xã Gia Lâm, (huyện Gia Lâm, phủ Thuận An) cúng 70 quan tiền, 200 bát gạo, 1 sào ruộng, lại cúng ngôi nhà trị giá 500 quan tiền để chuyển làm hậu đường thờ Phật.

Như vậy, chùa Phi Tướng được xây dựng lớn vào cuối Tk XVII nhưng đến giữa Tk XIX đã đổ nát hư hỏng nhiều. Qua các bi kí dựng tại chùa cho biết, vào thế kỷ XIX, kiến trúc chùa Phi Tướng đã bị xuống cấp và đổ nát và hư hỏng nặng.

- Chùa Đậu (Pháp Vũ) chỉ còn một tấm bia hậu có niên đại Vĩnh Hựu 4 (1738).

Ngoài ra chùa không còn di vật nào khác. Còn chùa Giàn hiện nay chỉ còn 4 tấm bia có niên đại triều Nguyễn.

Nói đến chùa Dâu và hệ thống Tứ Pháp không thể không nói đến chùa Tổ (nơi thờ bà Man Nương - tương truyền đã sinh ra 4 bà Dâu, Đậu, Tướng, Giàn) đã nói ở trên.

Chùa Tổ thuộc xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành. So với chùa Dâu về quy mô thì Chùa Tổ khá khiêm tốn và để lại rất ít tư liệu. Tư liệu đáng kể nhất ở đây còn một quả chuông thời Tây Sơn niên đại Cảnh Thịnh 5 (1792), một khánh thời Minh Mạng và 2 tấm bia, một tấm ghi về sự tích bà Man Nương niên đại Tự Đức 2 (1849).

Tóm lại, 4 chùa (Dâu, Đậu, Tướng, Giàn) và chùa Tổ là những chùa cổ có lịch sử hình thành hàng ngàn năm nhưng trải qua bao thăng trầm nên những hiện vật còn lại không nhiều, những chứng tích còn lại chủ yếu là cuối Lê đầu Nguyễn. Diện mạo của những ngôi chùa mà chúng ta thấy hiện nay chủ yếu là kết quả trùng tu, xây dựng trong thời gian từ Tk XVII - XVIII - XIX.

Bia Tĩnh Lự thiền tự bi 靜慮禪寺碑 [N0: 04484] niên đại Cảnh Trị 3 (1665),

Chùa Tĩnh Lự, (thôn Yên Phong, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), có đoạn đề cập ngôi chùa này sánh với nhiều danh lam cổ tự đương thời như: “[...] Thỉnh phật giáng cho vạn cảnh đô hội, vui tươi, như tên gọi của ngôi chùa nổi tiếng chùa Thần Quang (Giao Thủy), như chùa Phả Lại Đỉnh của huyện Quế Dương (nay là huyện Quế Võ - Tg); Như chùa trên núi Yên Tử của Đông Triều... cảnh sắc đều huy hoàng, tích phúc cao như núi, trong nước không thể nói hết được công đức đấy”.

Bia viết về phong cảnh hài hòa, có trồng cây bóng mát. Bia: Phật Hiện tự bia佛現寺碑 (N0: 04518), niên đại Vĩnh Tộ 9 (1627) viết: Phật tổ các tượng, trúc tường tứ vi, chủng mộc sinh hoa đẳng vật, đống vũ chênh vênh 佛祖各像築墻四圍種木生花等物棟宇崢嶸.(... tạc các tượng tổ, xây đắp tường bốn xung quanh, trồng

cây hoa cùng công trình cao chót vót).

Trong thời gian này, xuất hiện nhiều ngôi chùa xây với quy mô kiến trúc lớn, gồm nhiều hạng mục công trình, tòa ngang dãy học và với sự công đức, tín thí vài chục mẫu ruộng... Bia Phúc Thánh tự bi [N0: 05085], niên đại Cảnh Trị 2 (1664), chùa Phúc Thánh, (xã Thiện Đạo, huyện Quế Dương - Nay là huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) viết về sự đóng góp công đức của Đô đốc Đồng tri Phò mã Đoan Quận Công Nguyễn Đức Trung cùng chính thiếp Vương tử Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Thánh... bỏ tiền ra công đức Thượng điện, thiêu hương, tiền đường, hậu đường, tả hữu hành lang, các tòa tháp, đúc chuông, pháp khí, quy mô huy hoàng và bỏ ra 2 mẫu ruộng cùng với 27 mẫu ở trong dân, tổng cộng gần 30 mẫu ruộng để lưu lại muôn vạn năm. Phần cuối là bài minh ca ngợi công đức có đề cập đến hai chữ “Việt

Nam”越南:


Nguyên văn chữ Hán:

越南勝境

京北乘宣美哉吾邑

有此廟廛...

賜諸民惠三十畝田

Phiên âm:


Việt Nam cảnh giới

Kinh Bắc thừa tuyên Mỹ tai ngô ấp

Hữu thử miếu triền... Tứ chư dân huệ

Tam thập mẫu điền

Dịch nghĩa:


Thắng cảnh Việt Nam

Thừa tuyên Kinh Bắc Đẹp thay ấp ta.

Có chùa miếu này Ban ơn cho dân

Ba mươi mẫu ruộng.


Bia Nhất Tín thí 一 信 弛 (N0: 04519), niên hiệu Vĩnh Tộ 9 (1627), chùa Tĩnh Lự ghi về việc trồng cau trong chùa: “Thiền tăng Nguyễn Khắc Minh, tên tự là Huệ

Truyền, tên hiệu Huyền Lưu cùng với vợ là Nguyễn Thị Chư, hiệu Huệ Ân trồng 20 cây cau”(小僧阮克明字惠傳號玄流號玄流并妾阮氏諸號惠恩種槔二十木).

Dân gian Việt Nam có câu: “Chuối sau, cau trước”. Trồng chuối thường trồng ở vườn phía sau nhà và trồng cau ở phía trước nhà thì đẹp/hợp lý). Vì trồng cau ở trước cửa chùa hay trước cửa nhà không chỉ tạo cho cảnh quan đẹp đẽ, thanh bình mà hoa cau, quả cau cùng với rượu, xôi, oản, quả còn là một thứ quan trọng trong “lục cúng” không thể thiếu được trong nghi lễ thờ tự tại chùa nói riêng và trong tâm linh của người Việt truyền thống ở Đồng bằng Bắc bộ nói chung.

Trong kiến trúc chùa, công trình đầu tiền ở ngoài cùng là tam quan. Thông thường trên tam quan người ta thiết kế luôn gác chuông. Chẳng hạn như bia Các

chung nhất tòa 閣鍾壹座, [N0: 23371] và bia Hưng công thủy tạo 興功始造 [N0:

23370] ghi: Từ Sơn Phủ, Yên Phong huyện, Nguyễn Xá xã, Đông Lương thôn, Linh Quang tự vô hữu các chung, chí ư Giáp Thân niên, Thiện sĩ Đỗ Chiêu Hiền 杜昭賢, tự Huyền Đạt 玄達, Tự Đạo Đạt 道達 cùng với vợ là Nguyễn Thị Gián 阮氏諫,

hiệu diệu Trí, xây dựng gác chuông tiếp theo ghi danh sách 107 người, trong đó có nhiều người ở các địa phương khác: Sơn Nam xứ, Ứng Thiên phủ, Thanh Oai huyện; Hải Đông huyện, Hóa Phong phủ, Yên Quyết xã; Huyện Thanh Miện, phủ Nam Sách...

Tuy nhiên, có những chùa bên cạnh gác chuông còn thiết kế thêm cả gác trống. Nếu có cả gác chuông và gác trống thì có lẽ thiết kế kiến trúc sẽ là đăng đối

với nhau. Bia Đại Bi tự bi 大悲寺碑, [N0: 04777], niên đại Bảo Thái thứ 8 (1727),

xã Tri Nhị, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn (nay là xã Tri Nhị, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) ghi: Hưng công, công đức, làm tiền đường và gác chuông, gác trống và

việc tiến hành công việc đã hoàn thành, lập bia để ghi lại tên tuổi...興公公德理作堂

及閣鍾閣皼等役事以圓成設立石碑刻冩姓名...

Kính thiên đài 敬天臺 cũng là một hạng mục của công trình trong kiến trúc nội tự của ngôi chùa truyền thống Việt. Tuy nhiên, với mỗi địa phương thì Kính Thiên đài được gắn loại hình di tích khác nhau. Có nơi gắn với đình, có nơi lại gắn với tín ngưỡng Phật giáo21.

Ở chùa Hồng Phúc, xã Xuân Ổ, huyện Tiên Du, phủ Từ sơn còn có một đài Kính Thiên lại gắn với ngôi chùa này. Tấm bia Thủy tạo Kính Thiên đài bi 始 造 敬 天 臺 碑 [N0: 05241], niên đại Dương Hòa 4 (1638).

Cây hương (4 mặt): Sùng Khánh tự 崇 慶 寺 [N0: 03384]; mặt 2: Tam bảo

[N0: 23385]; mặt 3: Thiên đài 天臺 [N0: 23386] ; Mặt 4: Vô đề 無提 [N0: 03387, chùa Sùng Khánh, (thôn Đông Xuyên, xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, Bắc Ninh), ghi: “Ngày 27 tháng Giêng năm Kỷ Tỵ niên hiệu Chính Hòa 10 (1689), tu tạo gácchuông, đến ngày 21 tháng 8 năm Tân Mùi (1691) thì hoàn thành. Qua nội dung bia cho biết: Hương lão của thôn Đông Xuyên, xã Đông Lâu, huyện Yên Phong, phủ

Từ Sơn có khoảng hơn 300 người cung tiến, trong đó có quan Tri phủ phủ sĩ Nguyễn Văn Tình 阮文情 tự Pháp Hải 法海 cùng vợ cung tiến”.

Trên cột đá Kính Thiên đài 敬天臺 thường ghi tên những người công đức cột hương hoặc ghi tên những người trùng tu tam quan (vì cột hương - Kính thiên đài thường ở vị trí trước chùa hoặc trước tam quan, gác chuông). Cũng có khi thường ghi một đôi câu đối có nội dung như câu đối sau:

年年密念通三介

日日焚香透九天


21 Chẳng hạn, Kính Thiên đài ở thôn Lại Yên, xã (Lại Yên, Huyện Hoài Đức, Hà Nội) lại gắn với đình làng, việc thờ thành hoàng gắn với thờ tự Công chúa Áp Nha được thờ vào thời Trần. Tấm bia tại Đình Lại Yên (Người dân Lại Yên vẫn quen gọi là Kính Thiên đài) hiện còn tấm bia do học sĩ Trương Hán Siêu soạn đã cho biết điều đó. Xem: Hà Văn Tấn (1997), Tấm bia của Trương Hán Siêu và vấn đề phong thành hoàng làng, Tạp chí Khảo cổ học, số 4.

Xem tất cả 311 trang.

Ngày đăng: 30/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí