Bảng Thống Kê Số Lượng Các Hạng Mục Được Đề Cập Trên Văn Bia Phật Giáo Thế Kỷ Xvii - Xviii Ở Tỉnh Bắc Ninh:

Niên niên mật niệm thông tam giới Nhật nhật phần hương thấu cửu thiên

Dịch nghĩa:

Hằng năm tụng niệm thông Tam giới

Ngày ngày đốt hương thấu cửu trùng [N0: 35660] Câu đối 4 từ:

証明成功德

降福永流傳

Chứng minh thành công đức Giáng phúc vĩnh lưu truyền

Người hưng công trụ đá này được ghi rõ: Nguyễn Quang Hoàn tự Phúc Đức, chính thất Nguyễn Thị Hảo, hiệu Từ Trung cùng con trai Nguyễn Danh Khôi, Nguyễn Danh Nguyên, con gái Nguyễn Thị Tấn, Nguyễn Thị Trường, Nguyễn Thị Ba hưng công một trụ đá vào tháng 7 năm Kỷ Dậu(1729) (Bia Tịnh Quang

淨光 [N0: 35657/35658].

Chúng tôi đã dùng phương pháp xác suất thống kê trên các tư liệu thác bản Hán Nôm do EFEO sưu tầm ở tập IV và tập V (2 tập tập trung số lượng lớn thác bản văn bia của tỉnh Bắc Ninh), từ kí hiệu 4000 đến 6000 trên trong đó có 174 văn bia Phật giáo của tỉnh Bắc Ninh Tk XVII, XVIII, trong bia đã xuất hiện khoảng 15 các hạng mục công trình xây dựng trong khuôn viên của nhà chùa với tổng số 153 lần nhắc đến các hạng mục công trình; trong đó thể hiện các hạng mục công trình như bảng thống kê dưới đây:

Bảng 4 : Bảng thống kê số lượng các hạng mục được đề cập trên văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII ở tỉnh Bắc Ninh:

Tt

Tên các hạng mục công trình

Số lần được đề cập

Ghi chú

1

Thiêu hương/ đài hương/ Thiên đài/ Kính Thiên đài

26



2


Tu sửa chùa/ tu sửa các tòa/trùng tu


24

Ghi chung không

xác định xây dựng hạng mục nào

3

Tiền đường

24


4

Thượng điện

24


5

Xây dựng Tam quan

16


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 11


Tt

Tên các hạng mục công trình

Số lần được đề cập

Ghi chú

6

Hành lang

12


7

Hậu đường

8


8

Gác chuông

6


9

Tháp

6


10

Tường bao

2


11

Cột trụ/ cột biểu

2


12

Điện thờ

2

Ghi chung không rõ

điện thờ gì

13

Am Thánh tổ

1


14

Nhà đóng oản

1


15

Am thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu

1


16

Đường lát đá một đoạn trước cửa chùa

1


Tổng số khoảng 153 lần đề cập đến các sự kiện xây dựng các hạng mục công trình trên tổng số 174 văn bia, tính trung bình mỗi bia được đề cập đến 0,9 lần các sự kiện được trùng tu, sửa chữa, xây dựng các hạng mục kiến trúc.

Theo sự thống kê về quá trình xây dựng các hạng mục công trình của một số ngôi chùa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Tk XVII - XVIII cho thấy, nhiều ngôi chùa này đã được xây dựng kế tiếp trên cơ sở vật chất của những lần xây dựng trùng tu trước đó. Hay nói cách khác, đây không phải là những ngôi chùa xây dựng lần đầu tiên. Cho đến Tk XVII - XVIII nhiều ngôi chùa đã được trùng tu, xây dựng tương đối hoàn chỉnh và bề thế với nhiều hạng mục truyền thống của ngôi chùa Việt như: Tường bao quanh; Phía trước là: Cổng Tam quan, (cũng có thể đồng thời trên tam quan là gác chuông/ có chùa xây gác chuông riêng); Tiền đường, Hậu điện, nhà tổ, Am thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, ngoài ra còn có các công trình phụ trợ như Hậu phòng (dành cho tăng/ ni/ nhà khách), hành lang, trụ biểu; nhà đóng oản (làm nơi chuẩn bị cỗ cúng); hệ thống tháp, đường đi trong nội tự ... Một ngôi chùa nếu đầy đủ các hạng mục công trình như trên chứng tỏ đây là một ngôi chùa bề thế và truyền thống mà hiện nay còn thấy được.

Nhận xét về quy mô mà kiểu thức xây dựng các ngôi chùa Việt ở Đàng Ngoài Tk XVII - XVIII, nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn và các cộng sự cho rằng: “...như thế cũng đủ thấy rằng kiểu chùa được gọi là “nội công ngoại Quốc”, với hai dãy hành lang dài ở hai bên, nối nhà tiền đường với dãy nhà sau, bắt đầu xuất hiện từ Tk XVII, thì sang Tk XVIII trở thành phổ biến, với quy mô lớn. Đó cũng là kiểu

chùa thường được gọi là “trăm gian”. Tất nhiên là mặt bằng kiểu chùa này có thể đa dạng, với sự thay đổi vị trí của một số kiến trúc, do óc sáng tạo của các kiến trúc sư mà ta đang thấy qua chùa Bút Tháp hay chùa Keo, nhưng những đặc trưng cơ bản của loại chùa này là giống nhau” [90; 37].

3.3. Giá trị của những văn bia thế kỷ XVII - XVIII cho biết thêm thông tin về ngôi chùa thời Lý, Trần và Lê sơ.

Những thế kỷ đầu công nguyên, Bắc Ninh đã rở thành trung tâm Phật giáo nổi tiếng tiêu biểu là tâm Luy Lâu. Gần đây, một số bi kí thời Bắc thuộc đã được phát hiện là minh chứng sinh động cho thời kỳ Phật giáo ở Luy Lâu từng là một trugn tâm lớn. Trong các bộ chính sử, trong các kinh sách Phật giáo còn đề cập nhiều về quá trình khai sáng, sự xuất hiện, trùng tu của nhiều danh lam cổ tự trên đất Bắc Ninh. Trên phương diện khảo cổ học cũng đã chứng mình được sự hiện diện này của nhiều ngôi chùa.

Thời Lý, trên đất Bắc Ninh khởi dựng nhiều ngôi chùa nổi tiếng quy mô như: Chùa Tĩnh Lự (xã Đông Cứu, h. Gia Bình) được sách Việt sử lược ghi rõ: Vào năm 1055, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng chùa Đông Lâm và chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu”. Chùa Phật Tích (Tiên Du) được khởi dựng vào niên đại Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057); Cuối Tk XI, Nguyên Phi Ỷ Lan cho xây dựng Chùa Dạm - Thần Quang tự (Quế Võ) trong khoảng 9 năm: từ năm 1086 đến năm 1094 thì hoàn thành với quy mô lớn hàng trăm gian. Có lẽ cũng chính vì thế nên chùa này còn có tên là chùa Trăm Gian… Tất nhiên, ngày nay không còn giữ được tấm văn bia nào thời Lý ghi lại những sự kiện xây dựng danh lam cổ tự thời Lý mà chỉ có thể biết được qua những sự kiện đó được phản ánh trong các bộ sử cũ của quốc gia như Việt sử lược, ĐVSKTT và một số văn bia thời Lê.

Trên văn bia thời Lê (Thế kỷ XV) còn đề cập đến một số ngôi chùa được xây dựng vào thời Trần như: Chùa Môn Ải (Lãng Ngâm, Gia Bình) được xây dựng vào năm 1260. Sở sĩ có được thông tin này là dựa vào tấm bia Diên Khánh tự bi kí có niên đại Hồng Đức thứ 4 (1473) thôn Môn Ải, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình cho biết điều đó. [No: 4486] ;

Không chỉ riêng chùa Thôn Ải của xã Lãng Ngâm mà một số chùa khác như chùa Quốc Ân, (thôn Hương Vinh, xã Hương Vinh, huyện Gia Bình) có thể cũng có

sự hình thành như thế; Trước là am, sau trở thành chùa. Bởi qua kết cấu tên gọi

(Am + tự ) của tấm bia Nội Am Quốc Ân tự bi/ công đức 内庵國恩寺碑/功德

cho biết điều đó. [N0: 4505, 4506];

Nhận xét về loại hình chùa tư trong lịch sử Tk XVII, nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn viết: “Đáng chú ý là thế kỷ XVII, có chùa nước, có chùa làng và có cả chùa tư của gia đình, nghĩa là của ông sư và vợ ông ta!” [90; 39]. Nhưng với chùa Môn Ải (xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình) từ một ngôi chùa tư thời Lý - Trần (Tk XIII, XIV) đã trở thành chùa của cả cộng đồng khi cả hai vợ chồng của người dựng lập ban đầu đã chết, người dân trong làng lại tiếp tục công đức ruộng, tiền để hưng công xây dựng thêm và có trách nhiệm hương khói cho đến tận ngày nay.

Đến thời Lê sơ và thời Mạc, trên vùng đất Bắc Ninh cũng để lại một số văn bia chứng minh sự phát triển của Phật giáo qua sự kiện xây dựng trùng tu chùa Tk XV - XVI.

Tại chùa Phổ Thành, thôn Ngâm Điền Lương, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh còn một tấm bia mang tên Phổ Thành tự bi 普成寺碑 [N0:

4516/4517] có niên đại Vĩnh Tộ tam niên tuế thứ Tân Dậu, trọng hạ, cốc nhật do Vệ úy Thiên Nam Nguyễn Chuyết Phu soạn (nghĩa là: Người họ Nguyễn (vụng về) giữ chức Vệ úy tước Văn Thuận Nam (soạn), ngày tốt tháng 5 năm Tân Dậu niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 3 (1621). Phần cuối có bài minh dài trong đó có đoạn:

Nguyên văn chữ Hán:


普成寺立

開籍仁先縣名嘉定

社號吟田

原先大治修後甲辰

Phiên âm:


"Phổ Thành tự lập Khai tịch nhân tiên

Huyện danh Gia Định

Xã hiệu Ngâm Điền Nguyên tiên Đại Trị

Tu hậu Giáp Thìn.

Dịch nghĩa:


Dựng chùa Phổ Thành

Khai sửa nền nhân Huyện tên: Gia Định

Xã gọi: Ngâm Điền Xây thời Đại Trị

Sửa năm Giáp Thìn".

Như vậy, tấm bia đầu Tk XVII niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 3 (1621) đã cho biết ngôi chùa này có từ đời Trần. Đại Trị là niên hiệu vua Trần Dụ Tông (1358 - 1369). Hiện nay, tại ngôi chùa này vẫn còn lưu giữ một tấm bia có niên đại Đại Trị 9 (1366) do sử gia Hồ Tông Thốc (soạn), [N0: 4516/4517]. Tấm bia thời Trần này được coi là tấm bia có niên đại sớm nhất về Phật giáo trên đất Bắc Ninh đồng thời, cũng là một bằng chứng xác nhận nội dung đề cập của một tấm bia Phật giáo có cùng tên gọi, thế kỷ XVII là đúng [23; 78 - 83].

Cùng thời điểm xây chùa Môn Ải, chùa Phổ Thành (huyện Gia Bình) còn có thêm chùa Hồng Phúc (huyện Quế Võ) cũng xây vào niên hiệu Đại Trị. Tấm bia Thí

điền Hồng Phúc tự bi 施田鸿福寺碑, chùa Hồng Phúc, (xã Xuân Ổ, huyện Quế

Võ), niên đại Hoằng Định 13 (1612) cho biết: Chùa Hồng Phúc được xây dựng khoảng năm Đại Trị đời Trần (1358 - 1368), từ đó đến sau này có nhiều người cúng tiền và ruộng vào chùa [N0: 5238]. Như thế, qua tư liệu văn bia Tk XVII, XVIII cho biết vào thời Đại Trị, cuối triều Trần nhiều ngôi chùa được dựng xây.

Bia Tín thí điền bia 信弛田碑 [N0: 05149], niên đại Khánh Đức 4(1652) cho

biết chùa Tây Thiên, (thôn Khả Lễ, xã Bồ Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có từ thời Trần: “Thiên hạ đến chiêm ngưỡng rất đông, công đức cũng không ít, chùa Tây Thiên, xã Bồ Sơn, huyện Tiên Du là một danh lam đẹp nhất xứ Kinh Bắc, do được tạo từ thời Trần. Do trước quy mô còn hẹp, nay có Phủ sĩ Nguyễn Pháp Nhiên và

Tín vãi Vũ Từ Tiên cùng nhau phát tâm bỏ tiền của ra cung tiến”夫天下觀甚多其

功德不少而僊遊縣蒲山社可禮村西天寺遷京北第一名蓝此陳朝所造規模猶狹玆. 玆兼府士阮法然信娓武慈僊等起善心發家財”...

Trường hợp chùa Tây Thiên (Quế Võ) chỉ biết được xây vào thời Trần mà chưa rõ cụ thể vào năm nào (?). Bia Thí điền bi kí 施 田 碑 記 biên soạn vào thời Lê

cho biết: Chùa Tây Thiên (thôn Khả Lễ, xã Bồ Sơn, huyện Quế Võ) được dựng vào thời Trần nhưng quy mô còn nhỏ hẹp. Nay có ông Nguyễn Văn Giáo, tự Pháp Nhiên cùng với vợ là Vũ Từ Tiên đứng ra hưng công tu sửa lại chùa [N0: 5149].

Bia Thí điền Hồng Phúc tự bi 施田鴻福寺碑 [N0: 05238] Chùa Hồng Phúc,

xã Xuân Ổ, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn (Nay là phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), niên đại Hoằng Định 13 (1612) cho biết: “Chùa Hồng Phúc,

xã Xuân Ổ được làm trong khoảng thời gian niên hiệu Đại Trị thời Trần. Lúc đó, ruộng cúng vào chùa không biết có bao nhiêu. Từ đó cho đến nay vẫn ở chỗ này”春塢,鴻福寺,遷前朝大治間所造也.于時施田不知幾,許自处以来亦間有之兹焉.

Qua đây, có thể biết được, giá trị của những tấm bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII không những phản ánh về tình hình Phật giáo đương thời như: quá trình trùng tu, xây dựng, cung tiến... mà còn cho biết những ngôi chùa này đã có ít nhất từ thời Trần.

3.4. Nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng, trùng tu vào thế kỷ XVII - XVIII

3.4.1. Tham gia của tầng lớp quý tộc, quan lại cao cấp

Trong khoảng thời gian thế kỷ XVII - XVIII, là thời kỳ chính trị xã hội Việt Nam rất phức tạp, đất nước phân chia làm hai: Phía Bắc là nơi cát cứ của vua Lê, Chúa Trịnh, phía Nam là cát cứ của Chúa Nguyễn và chính quyền Đàng Trong, lấy sông Gianh làm gianh giới. Ở Đàng Ngoài, chính quyền Lê - Trịnh được nhiều nhà nghiên cứu gọi là “Lưỡng đầu chế”. Nhiều khi ngôi vua không có thực quyền mà chỉ có tính chất tượng trưng, hư vị. Thực quyền nằm trong tay Chúa Trịnh. Tập đoàn Chúa Trịnh không chỉ thao túng về chính trị mà còn thao túng về kinh tế và các phương diện khác. Trong thời gian này, các Chúa Trịnh Doanh, Trịnh Tạc, Trịnh Tùng... cùng nhiều các vị Hoàng hậu, Thái tử, Quận chúa và các vị quan lại triều Lê tham gia rất tích cực vào công việc xây dựng, trùng tu các công trình văn hóa, tín ngưỡng như: Đình, chùa, cầu cống... Xứ Kinh Bắc nói chung và địa phận các phủ Từ Sơn, Thuận An (nay cơ bản là địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay) cũng được sự quan tâm đặc biệt của Chúa Trịnh và tầng lớp quý tộc. Chúa Trịnh Doanh không chỉ xây dựng phủ đệ ở địa bàn xã Cổ Bi (Gia Lâm, Hà Nội) - quê ngoại của Chúa, mà còn xây dựng, hưng công, đóng góp nhiều ngôi chùa khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh:

Chùa do nhà vua và quý tộc triều đình Lê - Trịnh và quan lại hưng công, tham gia đóng góp

- Chúa Trịnh tham gia hưng công

+ Bia Tín thí công đức 功 德 信 弛 [N0: 04485], khắc năm Phúc Thái 7 (1649), Chùa Tĩnh Lự, (th. Yên Phong, x. Lãng Ngâm, h. Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), ghi

người đứng đầu công đức là Chúa Trịnh Tráng Đại Nguyên soái, Thống quốc chính, Thái thượng sư phụ công cao nhân Thánh Thanh Vương Trịnh Tráng 大元帥

,统国正,太上師父,功高仁聖清王鄭梉 (cúng 300 lạng bạc) và Khâm sai Tiết chế,

Doanh sứ Thủy bộ Chư doanh, Chưởng quốc quyền bính Tả tướng Thái úy Tây Quốc công Trịnh Tạc 欽差節制,名處水步诸营,掌国權柄左相太尉西国公鄭柞

(cúng 50 lạng bạc) nhiều vị quận chúa, quyền quý trong Vương phủ cung tiến… Nguyên nhân của việc xuất hiện những ngôi danh lam cổ tự trên đất Bắc

Ninh là do có sự quan tâm đầu tư của nhiều vị có chức tước cao trong triều đình Lê

- Trịnh đứng ra cung tiến, hưng công. Trong giai đoạn này, chủ yếu là những người nhà Chúa hoặc các quan chức trong phủ Chúa đóng góp cung tiến của cải. Chúng tôi tạm thời chia ra làm 4 nhóm nhỏ như: Chúa Trịnh; Các Thái tử và Công chúa; Các vị Cung tần, Thị nội Cung tần và nhóm quan lại khác.

+ Về những người có vị trí quyền lực cao nhất của triều đình chúa Trịnh có: Chúa Trịnh Căn, Trịnh Tạc đóng góp xây dựng chùa Tĩnh Lự (h. Gia Bình) vào năm 1648, 1668;

+ Các vị Thái tử, Công chúa đóng góp xây dựng có: Kiên Thắng Hầu Trịnh Nha - Thía tử - con trai của Cung phi Lê Thị Ngọc Mang cung tiến xây dựng chùa Tân Phúc (năm 1617). Các Công chúa, Cung tần đóng góp xây dựng chùa Vĩnh Phúc (h. Quế Võ) năm 1773;

Ngoài những người cung tiến, hưng công có nguồn gốc Thân Vương hoặc người nhà Chúa còn có xuất hiện nhiều vị quan đầu triều đứng ra xây dựng nhiều

công trình chùa chiền….Bia Hoàng Thượng vạn vạn niên 皇上萬萬年 [N0: 04001],

dựng tại Tam quan chùa Phúc Khánh, (xã Trần Xá, tổng Dũng Liệt, huyện Yên Phong), niên đại Ất Mão, Chính Hòa 5 (1685) ghi tên nhiều người công đức trong đó có Tá trị công thần, Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Cẩm y vệ, Đô chỉ huy sứ ty, Đô chỉ huy Đồng tri Triều Xuyên Hầu Nguyễn Trọng Minh;

Hay chùa Hồng Phúc, (xã Xuân Ổ, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn), sở dĩ được trùng tu xây dựng bề thế là do có sự công đức, hưng công của nhiều vị quan trong triều đình tiêu biểu như hai vị quan trong triều là người họ Trần và họ Nguyễn [N0: 05234], niên đại Vĩnh Tộ 9 (1627): Lễ bộ Thượng thư Xuân Sơn Hầu Trần Quý

Công, thụy Thuần Nhã, tự Xuân [] phủ quân 禮部尙書,春山候,陳貴公,瑞淳雅,

字春[]府君, Nguyễn Thị hiệu Từ Huy, thanh tỷ tự phu nhân 阮氏,号慈徽聲妣字夫人. Ngoại hiển khảo (ông ngoại) làm chức Hình bộ Thượng thư Đoan Phong Hầu Nguyễn Quý Công, Thụy Mông Sơn phủ quân 外顯考,形部尙書,端峯侯,阮貴公,瑞蒙山府君.

- Nhóm các vị Cung tần, Nội thị Cung tần:

Đây là nhóm quý tộc chiếm số lượng đông đảo nhất, giàu tiềm lực kinh tế, cung tiến xây dựng, trùng tu các ngôi chùa Tk XVII - XVIII như: Nội Thị Cung Tần Lương Thị Ngọc Tiên (1652) xây dựng chùa Tây Thiên (h. Quế Võ); Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Thánh (Chùa Phúc Thánh, h. Quế Võ) năm 1664; Nội thị Cung tần Vũ Thị Đệ (chùa Thánh Ân - h. Gia Bình), năm 1666; Cung tần Nguyễn Thị Ngọc Bạch (ch. Hương Nghiêm, h. Gia Bình), năm 1668; Cung tần Đỗ Thị Ngọc Thám (ch. Thọ Phúc, h. Quế Võ) … và nhiều vị Cung tần, Nội thị cung tần khác cung tiến vào các chùa như: Chùa Thọ Phúc (h. Quế Võ, năm 1671), chùa Phả Lại (h. Quế Võ, năm 1676), chùa Duyên Bảo (h. Gia Bình, năm 1679), chùa Tố Linh (h. Gia Bình, năm 1686), chùa Vĩnh Phúc (h. Quế Võ, năm 1692), đình và chùa Mỹ Duệ, (h. Lương Tài), năm 1699; chùa Bồng Lai (h. Lương Tài, năm 1701); chùa Cô Tiên, (h. Quế Võ, năm 1715); chùa Vĩnh Phúc (h. Quế Võ, năm 1773)…

+ Bia Vạn Thế hậu tự 萬世後嶼祀 [kí hiệu: 4480], niên đại Vĩnh Thọ Nguyên

niên (1658), thợ sơn, xã Khoái Khê, huyện Gia Định (Nay là làng Khoái Khê, x. Nhân Thắng, h. Gia Bình, Bắc Ninh) trước đây có Thái Phó Ích Quận Công, Á Phu

nhân Nguyễn Thị Ngọc Đô, hiệu Phi Dung công chúa 太傅益郡公,亞夫人阮氏玊

都,号妃容公主 cung tiến 4 dật bạc và 2 mẫu ruộng vào chùa.

+ Bia Kính Thành bi kí 敬 / 誠 / 碑 記 [N0: 04617/04617/04619], niên đại Vĩnh Thịnh 7 (1711), sưu tầm tại chùa Linh Ứng, xã Đông Bình, huyện Gia Định, phủ Thuận An có sự tham gia của các vị quan trong triều và Quý phi cùng được bầu vào Hậu Phật: “Chỉ huy sứ, gia tặng Thái Bảo Hương Lộc hầu, chính phu phân là Đoàn Quý Thị hiệu Diệu Lương đều được bầu làm Hậu Phật và Quý Phi sau đó cũng được tôn làm Hậu Phật, đến kỳ giỗ phụng thờ không quên. Cả năm soạn 5 cỗ lễ,

Xem tất cả 311 trang.

Ngày đăng: 30/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí