Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 32

端,端拜社,五陌;門生南阮文正,字惠理,桂塢社;吳岩,字惠礼,桂塢男子,鄭

登,字惠禄,號玄問,立愛,屋宝塔;鄭光,號玄派,屋宝塔;阮公克,宝塔社;阮二賢,字德信,端拜社,五陌;娓阮氏边,号慈忠,虞芮村,五陌;笵氏年,號慈節

,虞芮村,五陌;阮氏有,號慈缘,宝塔;阮氏兌,鄭氏阮,二人,立愛,屋宝塔.

2. Dịch nghĩa

Bi ký chùa Thiên Thai, trên đỉnh núi Đông Cứu: Trên đỉnh tháp núi, núi Đông Cứu, xã Đông Cứu69, huyện Gia Định70, phủ Thuận An71 nguyên có dấu tích ngôi tháp của đời trước, có chùa, danh lam nguy nga, do lâu ngày mà đổ nát chỉ còn nền đấy.

Nay có nhà sư là An Vương giao tiền cho Lâm Tá Lang Trịnh Phúc Nguyên xã Lập Ái72, nhà ở thôn Bảo Tháp73, hương Ngu Nhuế, ở nhà 18 năm làm thầy học, giúp đời, có tên hiệu là Huyền Tông, đến năm 33 tuổi xin bỏ



69 Xã Đông Cứu nay thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Qua tư liệu khảo cổ học cho biết, vào trước giai đoạn văn hóa Đông Sơn, trên dải đất xã Đông Cứu đã có sự tụ cư và hình thành làng xóm. Xã này có núi Đông Cứu - một ngọn núi nổi tiếng của tỉnh Bắc Ninh. Qua các tư liệu lịch sử cho biết, vào thời thuộc Đường (Tk VIII - IX SCN), Cao Biền đã xây tháp ở đây.

70 Huyện Gia Định Thời chống Bắc thuộc, vùng đất này thuộc hai huyện An Bình và Nam Định. Đời Lý

Trần thuộc huyện An Định (lộ Bắc Giang). Thời Lê sơ, huyện An Định được đổi là Gia Định, (thuộc phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc). Thời Nguyễn, vua Minh Mệnh năm thứ nhất (1820) huyện đổi tên là Gia Bình, năm này huyện lỵ được chuyển về xã Đông Bình (nay là thôn Đông Bình, xã Xuân Lai), năm 1841 chuyển về xã Khoái Khê, năm 1888 chuyển đến xã Nhân Hữu(nay là xã Nhân Thắng). Xưa kia, lỵ sở của huyện Gia Bình ở xã Bảo Khám. Năm 1920 chuyển về núi Nghĩa Thắng thuộc dãy Thiên Thai, (xã Đông Cứu ngày nay). Năm 1950, huyện Gia Bình và huyện Lương Tài hợp thành huyện Gia Lương. Ngày 9 tháng 8 năm 1999, huyện Gia Bình được tái lập, gồm 13 xã: Bình Dương, Cao Đức, Đại Bái, Đại Lai, Đông Cứu, Giang Sơn, Lãng Ngâm, Nhân Thắng, Quỳnh Phú, Song Giang, Thái Bảo, Vạn Ninh, Xuân Lai.

71 Phủ Thuận An: Thời Lê xứ Kinh Bắc gồm có 4 phủ, 20 huyện; Phủ Thuận An gồm 5 huyện: Huyện Gia Lâm có 70 xã; Huyện Lương Tài 74 xã; Huyện Siêu Loại có 60 xã; Huyện Văn Giang có 54 xã; Huyện Gia Định có 67 xã (Hồng Đức bản đồ, Đông Dương văn khố, Tokyo, No: 100891), tờ 14;

72 Xã Lập Ái: Nay là thôn lập Ái, (xã Song Giang, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

73 Thôn Bảo Tháp thuộc xã Đông Cứu, Tổng Đông Cứu: xã Đông Cứu có 3 thôn Bảo Tháp (Gủ Tháp), Thị, Yên Việt (Gủ Vọt); xã Cứu Sơn (Gủ Hương); Lê Văn Thịnh đỗ đầu kỳ thi Minh kinh Bắc học (Tương đương với học vị Trạng nguyên sau này) nên nhân dân vẫn gọi Ông là “Trạng Gủ”.

nghiệp xuất gia, trụ trì ở chùa Tĩnh Lự74, tập phúc được hơn 6, 7 năm, thấy người liền bỗng nhiên ngộ đạo. Đến năm Tân Hợi trở về khai sáng chùa thuộc các huyện Gia Định75, Quế Dương76, sái vãi thập phương, thiện tín bỏ tiền tài ra để tân tạo nhà thượng điện, thiêu hương, tiền đường, tái tạo Tam thánh, tôn các chư Phật, lại đặt bia để ghi chép lại. Từ đây, tái tạo tả hữu hành lang, hậu đường, ba gian Thánh Phật [] [] [] cùng am, nhà [làm] oản, am, chùa tái tạo toà tượng Phật Ngọc Hoàng77, tòa Bát Bộ Kim Cương78, hai tòa Thánh Phật, Phật Tổ, chủ núi cô hồn cùng với thần Hộ Pháp tổng cộng là 57 pho tượng cùng với việc trồng cây tùng, cây đa từ khi còn là cây non cho đến khi ra hoa tươi tốt, đến năm Bính Dần thì thành tựu viên mãn. Năm Canh Ngọ thì tạo một tòa am.




74 Chùa Tĩnh Lự thuộc thôn An Quang, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Chùa này đã được sách Đại Việt sử lược ghi:


+ Năm 1055, vua Lý Thánh Tông xây dựng chùa Tĩnh Lự tại núi Đông Cứu ( Đại Việt sử lược);


+ Ngày 1 tháng 11 năm 1100, vua Lý Nhân Tông, Thiền sư Chân Không viên tịch. Thiền sư Chân Không là đệ tử của Thiền sư Thảo Nhất đời thứ 15 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, trụ trì chùa Tĩnh Lự (Thiền Uyển tập anh);

+ Tháng 5 năm 1119, vua Lý Nhân Tông mở hội khánh thành chùa Tĩnh Lự (Đại Việt sử ký toàn thư).


75 Huyện Gia Định (Theo chú thích trên);

76 Huyện Quế Dương: Tức huyện Quế Võ (và một phần thị xã Bắc Ninh, ngày nay). Thời Lê, huyện Quế Dương thuộc phủ Từ Sơn. Phủ Từ Sơn có 5 huyện: (Huyện Tiên Du có 52 xã; Huyện Yên Phong có 53 xã; huyện Quế Dương có 45 xã; Huyện Đông Ngàn có 90 xã; huyện Vũ Ninh có 44 xã);

77 Phật Ngọc Hoàng: còn gọi là Ngọc Hoàng Thượng đế 玉皇上帝 hay Ngọc Hoàng Đại Đế 玉皇大帝,

gọi tắt là Ngọc Đế 玉帝 là vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của Thiên đình trong quan niệm tại Trung Quốc và tại Việt Nam. Hoàng Thiên, Hạo Thiên, Thiên Đế (đời Chu)Thái Nhất: Thiên Quan Thư (trong Sử kí của Tư Mã Thiên),Thái Vi Ngọc Đế, Tinh Chủ Thái Vi Viên: thời Hán Vũ Đế, Phạm Thiên Ngọc Đế, Đế Chủ Thiên Thị Viên (thời Hán Tuyên Đế);

78 Tượng Bát Bộ Kim Cương: là tám vị Hộ pháp trong Phật giáo Đại thừa trong đó có Phật giáo Việt Nam. "Kim Cương" nguyên là "Kim Cương thủ" 金剛手, dịch từ chữ Vajrapāṇi, tiếng Phạn là vị bồ

tát có công bảo vệ Phật. Theo kinh Phóng Quang Bát Nhã (Pancavimsatisahasrika Prajnaparamita) và kinh Đạo Hạnh Bát Nhã (Astasahasrika Prajnaparamita) thì bất cứ ai tu thiền thành Bồ-Tát trên đường thành Phật sẽ được thần Kim Cương gìn giữ bảo vệ, không bị ai phá hoại hoặc nhũng nhiễu, cho dù đó là người hay ma;

Năm Tân Mùi tân tạo trùng tu tiền đường cùng mua bia ghi lại công đức của các sãi vãi, mời thợ giỏi về để khắc bia. Nhà sư khen rằng: Từ khi khai sáng chùa Thiên Thai, ngồi trên núi cao mà được gia trì, chúc Thánh thập phương, người đệ tử nhà Phật nghe Kinh mà ngộ được Đạo, các Đạo đều được tồn tại dài lâu đàn việt79, cầu cho đời sau kế thừa đời trước đều được lợi lạc. Hai bia này đều để lại công đức muôn đời há có thể nói lên được sự lớn lao chăng.

Đệ nhất khai sáng hưng công chùa Thiên Thai có Lão tăng họ Trịnh, Tỳ kheo Thập Trú, pháp hiệu Huệ Giác, công đức tiền của không thể kể xiết. Bản chùa sãi là Nguyễn Vĩnh, hiệu Pháp Khánh, tự Nhân Thọ, người xã Bảo Tháp; Nguyễn Thọ Niên, tên tự là Phúc Thành, người Du Chàng80; Thành Tô Ký tự là Đức Minh, người Đoan Bái81; Câu đương Nguyễn Quế, tự là Đức Lộc, người Du Chàng cung tiến 50 mạch; Trịnh Khoa tên tự là Khang, người Bảo Tháp; Vãi Nguyễn Thị Đào hiệu Huệ Thanh, người Ngu Nhuế82, cung tiến tiền 5 mạch; Môn đồ Nguyễn Thị Dĩ hiệu Huệ Tín, người thôn Bảo Tháp cung tiến 7 mạch tiền; Nguyễn Thị Minh, hiệu Huệ Nguyệt, người xã Quế Ổ83, cung tiến 7 mạch tiền; Nguyễn Thị Huống hiệu Huệ Hoài ở tại chùa, người quê xã Tri Nhị84; Nguyễn Thị Ngọc Diện, tên hiệu Huệ Viết, người xã Quế Ổ cung tiến chín mạch; Nguyễn Thị Hảo hiệu Huệ Tây, xã Quế Ổ cung tiến 9 mạch; Phạm Thị Tiên hiệu Huệ Phương, xã Bảo Tháp cung tiến 7 mạch tiền; Nguyễn Thị Nậu hiệu Huệ Trinh, người xã Đông Cứu cung tiến 8 mạch;

Nguyễn Thị Bộ hiệu Từ Phong, người Bảo Tháp; Nguyễn Thị Liễu hiệu Từ Cẩm, người xã Bảo Tháp; Nguyễn Thị Bảo Khâm, hiệu Huệ Nhẫn; Nguyễn


79 Đàn Việt: Nhà Phật gọi những người cúng đàn cầu được qua cõi khổ là đàn việt 檀越 hay gọi là đàn

na 檀那.

80 Du Chàng: Theo sách Các tổng trấn danh bị lãm thời Nguyễn thì Du Chàng thuộc Tổng Tiêu Xá. Tổng Tiêu Xá có 7 xã, phường: Tiêu Xá, Du Chàng, Cổ Thiết, Hữu Ái, Từ Ái, Lập Ái, phường Thủy Cơ sông Thiên Đức.

81 Xã Đoan Bái thuộc tổng Bình Ngô;. Tổng Bình Ngô có 7 xã, trong đó: Xã Bình Ngô có 3 thôn

(Đường, Nội, Ngô); xã Nghi Khúc (làng Bưởi Cuốc); xã Yên Ngô; xã Thường Vũ (làng Kếp); xã Đoan Bái, xã Đại Bái (làng Bưởi Nồi), xã Ngọc Xuyên (theo Các Tổng trấn danh bị lãm);

82 Làng Ngu Nhuế (chưa rõ nay thuộc địa phương nào);

83 Xã Quế Ổ: Nay thuộc xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh;

84 Xã Tri nhị: Nay là làng Tri Nhị, xã Song Giang, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh;

Thị Thi hiệu Huệ Tính, người xã Lai Giang85; Nguyễn Thị Cổn hiệu Huệ Ý, người xã Vũ Liệt đóng góp 5 mạch; Nguyễn Thị Quần hiệu Huệ Cẩm, người xã Tri Nhị; Nguyễn Thị Nho, hiệu Huệ Thanh, người xã Quế Ổ; Nguyễn Thị Trang, hiệu Huệ Tiên, người xã Quế Ổ; Nguyễn Thị Mỗi hiệu Từ Đoan, người xã Đoan Bái86 cung tiến 5 mạch; Môn sinh nam Nguyễn Văn Chính tự Huệ Lý, người xã Quế Ổ; Ngô Nham tự là Huệ Lễ; Quế Ổ, nam tử Trịnh Đăng, tự là Huệ Lộc, hiệu Huyền Vấn, người Lập Ái87, nhà ở Bảo Tháp; Trịnh Quang hiệu Huyền Phái, nhà ở Bảo Tháp; Nguyễn Công Khắc người xã Bảo Tháp; Nguyễn Nhân Hiền tự Đức Tín, người xã Đoan Bái cung tiến 5 mạch; Vãi Nguyễn Thị Biên hiệu Từ Trung, người thôn Ngu Nhuế, cung tiến 5 mạch; Nguyễn Thị Niên hiệu Từ Tiết, người thôn Ngu Nhuế, cung tiến 5 mạch; Nguyễn Thị Hữu hiệu Từ Duyên, người thôn Bảo Tháp; Nguyễn Thị Khắc, Trịnh Thị Nguyễn đều quê ở xã Lập Ái, nhà ở Bảo Tháp.

II. Bia số 2: [No: 04492]

1. Nguyên văn chữ Hán:

士娓信施碑記

士阮對,字福堅,安越社,六陌;鄭仕途,阮壽域,字德正,虞芮村;阮伯燈,字福进,安越村,施田一所;阮廷太,施田[][][]88處,宝塔村娓阮氏斯号慈應宝塔村.阮氏葉號慈定東究社阮氏美號[][]桂塢社,阮氏軒,號慈態,東皋社;鄭氏漢,號惠供東,鄭氏年,油幢社.

阮氏淳,號[][],桂塢社;阮氏玊,號惠日,桂塢社;阮氏耨,號惠愛,二人施田一於成虞芮村,成海處;杜譽,字福度,箫舍;信施,鄭文[],字福賢,立愛社;阮丕脩,字惠堅;賣石阮光崇,字福廣,莆舍一面,阮德懋,莆舍.

宝塔村,施石并田阮氏玊钗;阮有仁,字萬番;阮文度;阮氏藑,號惠堅

,施田一所宝塔村,成潘處.


85 Xã Lai Giang 来江 chưa rõ hiện nay thuộc về địa phương nào.

86 Xã Đoan Bái (Nay thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (xem chú thích trên).

87 Xã Lập Ái: Nay thuộc thôn Lập Ái, xã Song Giang, (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

88 Chữ trong ngoặc [ ] là chữ bị mất hoặc bị mờ không đọc được (người dịch chú).

再重修字惠德,及門徒各士娓.紹天府,瑞原縣,雲庵策,範氏玊椿,號

惠愛,田一所同枝處;裴世詩,宝三村,施田一所棟[] [].

一信施田為參宝香久天台,萬代事若後世某人私耕奪為他寺者難改悔也立愛社,屋東究,宝塔村,鄭文德,字福壽貞,娓阮氏演,号惠專, t 施

田一高二寸坐 落在凍銀處.

宝塔四家阮致仁,阮氏皆施一所池在真山,號泑翁,磊處;阮廷進,妾阮氏罷,施田一所.

2. Dịch nghĩa

SÃI VÃI TÍN THÍ BI KÝ

[BIA GHI TÍN THÍ CỦA CÁC SÃI VÃI]

Sãi Nguyễn Đối, tự là Phúc Kiên, người Yên Việt89 cung tiến 6 mạch; Trịnh Sĩ Đồ, Nguyễn Thọ Vực, tự Đức Chính, người thôn Ngu Nhuế; Nguyễn Bá Đăng, tự Phúc Tiến, thôn Yên Việt, cúng một mảnh ruộng; Nguyễn Đình Thái cũng [] [] [] thửa ruộng, thôn Bảo Tháp; Vãi là Nguyễn Thị Kỳ, hiệu Từ Ứng, thôn Bảo Tháp; Nguyễn Thị Diệp, hiệu Từ Định, người xã Đông Cứu; Nguyễn Thị Mỹ, hiệu [] [] , người xã Quế Ổ; Nguyễn Thị Hiên, hiệu Từ Thái, người xã Đông Cao90; Trịnh Thị Hán, hiệu Huệ Cúng Đông; Trịnh Thị Niên,

người xã Du Chàng;

Nguyễn thị Hưởng hiệu [][] , người xã Quế Ổ; Nguyễn Thị Ngọc, hiệu Huệ Nhật, người xã Quế Ổ; Nguyễn Thị Nậu, hiệu Từ Ái đều cúng một mảnh ruộng ở thôn Ngu Nhuế, xứ Thành Hải; Đỗ Dự, tên tự là Phúc Độ, người Tiêu Xá; Tín thí Trịnh Văn [], tên tự là Phúc Hiền, người xã Lập Ái; Nguyễn Phi Tu, tên tự là Huệ Kiên; Người mua bia đá (để khắc bia) là Nguyễn Quang Sùng, tên tự là Phúc Quảng, người Bồ Xá91; Nguyễn Đức Mậu, người Bồ Xá; Người thôn

Bảo Tháp, cung tiến bia đá cùng ruộng là Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Hữu Nhân, tự Vạn Phan; Nguyễn Văn Độ, Nguyễn Thị Quỳnh hiệu Huệ Điền cung tiến một mảnh ruộng tại thôn BảoTháp, xứ Thành Phiên;



89 Yên Việt; Nay là làng Yên Việt, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh;

90 Xã Đông Cao, nay thuộc làng Đông Cao, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

91 Bồ Xá: Chưa rõ nay thuộc xã nào (?)

Người lại tham gia trùng tu tên tự là Huệ Đức cùng các môn đồ sãi vãi tên là Nguyễn Thị Ngọc Thung, người sách Vân Am, huyện Thụy Nguyên92, phủ Thiệu Thiên93, cung tiến một mảnh ruộng xứ Đồng Chi; Bùi Thế Thi, người thôn Bảo Tam, cung tiến một mảnh ruộng ở xứ Đống [ ] .

- Nhất tín thí ruộng làm hương hỏa Tam bảo vào chùa Thiên Thai94 muôn đời thờ cúng, đời sau nếu người nào lấy làm của riêng chiếm đoạt làm chùa khác thì khó có thể hối cải;

- Nhà ở xã Lập Ái, thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu là các người có tên Trịnh Văn Đức, tự Phúc Thọ Trinh, vãi Nguyễn Thị Diễn hiệu Huệ Chuyên cung tiến một sào 2 tấc tọa lạc ở xứ Đống Ngân;

- Bốn nhà ở thôn Bảo Tháp là Nguyễn Chí Nhân, Nguyễn Thị Giai cung tiến một thửa ruộng ở chân núi gọi là xứ Ao Ông95, Xứ Lỗi; Nguyễn Đình Tiến vợ là Nguyễn Thị Bãi cung tiến một mảnh ruộng;

III. Bia số 3: [No: 04493]

1. Nguyên văn chữ Hán

寶塔山天台寺士娓碑記

順安府,嘉定縣,東究究嶺山上頂,宝塔名藍,天台寺,禪僧開造碑記


并銘.

夫寶塔山寺塔乃唐高王所造也.頃者累經風雨失弊棟樑,至今八百餘


年[,有能復之者.其能因僭跡集前功必大檀越于.玆立愛社,屋在東究社,生

徒社官員子茂林佐郎鄭福源,乃衛使勝山伯之嫡孫千户總兵之令子眞丞,又遺教得師傳覺性明心出家求道住持静慮寺比丘惠覺謹事佛,集福與崇佛相刊經種木生花等物功德既圓.至辛亥年回開造天台寺草庵而重修太師等三


92 Huyện Thụy Nguyên: Trong Hồng Đức bản đồ cho biết huyện này thuộc phủ Thiệu Thiên (Thanh Hóa thừa tuyên). Huyện gồm 1 hương, 43 xã, 13 thôn, 17 trang, 18 sách, 1 sở, 6 trại; (Hồng Đức bản đồ, Đông Dương văn khố Tokyo, No: 100891, tờ 6;

93 Phủ Thiệu Thiên: Thuộc Thanh Hóa thừa tuyên; Phủ này gồm 8 huyện: Huyện Thụy Nguyên, huyện

Vĩnh Phúc, huyện Lôi Dương, huyện Đông Sơn, huyện Yên Định, huyện Cẩm Thủy, huyện Quảng Bình, huyện Thạch Thành; (Hồng Đức bản đồ, Đông Dương văn khố Tokyo, No: 100891, tờ 6;

94 Chùa Thiên Thai tức chùa Thiên Thư, chùa hiện nay ở sườn núi Thiên Thai, bên cạnh đền thờ Lê Văn

Thịnh đồng thời cũng là vị trí nhà ở của Lê Văn Thịnh lúc sinh thời.

95 Xứ Ao Ông ở chân núi Thiên Thai là địa danh khá thú vị cần được nghiên cứu, tìm hiểu thêm.

座并佛相内外好圓而再用錢用祿命與慈母家財及唱率各縣總社士娓檀那拾

方信施[][][][]創造天台寺,上殿,燒香,前堂各曰天台寺,規模渙美,制度備完,始造佛三教聖尊金相,容顏奇妙,彩色輝煌并穜大夫松榕木生花,萬物因緣故好風景復春,此德,此功難各難量,於是于銘.銘曰:


山名寶塔

寺號天台一壼先界千仞塔臺近臨星宿造構座坎昔原古婉基待今培菩提善念增慧覺開及各士娓

共發賢財

宝臺巍峨

金相住嵬陰功善積陽報福來人路康壽世出賢才將推相位武秩文階富矣榮矣休哉休哉碑銘鐫勒

天地安排.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 32


興功新造禅僧住持天台比丘字慧覺鄭福源,祿命錢參拾六貫及本寺門徒士娓:阮青雲,范廷異,阮廷安,黎公得,杜康,阮氏務,阮[銀]澤,阮克協,阮必達,何克勤,陳鄧,鄭文安,黎明見,阮理,阮佑賢,阮公論,阮光輝,阮宗李,杜公壯,范廷尊,潘德重,阮伯端,阮文祿,阮維祐,阮才德,阮文宣,阮仁昭,阮光量,阮文瑞,阮伴,阮榮,阮廷歡,阮[豪],范欽,阮有仁,阮金玉,蘇騎,鄧金麟,阮義宗,阮

宗堂,阮伯述,阮盈[],[][],鄭廷波,阮公明,張光宝,范廷眈嬪親母阮氏[幸],

阮氏[] ,阮氏[],阮氏龍,阮氏柳,阮氏發,阮氏[],阮氏[],阮氏該,阮氏玉[真

],陶氏安,阮氏親,杜氏鄰,阮氏提,武氏[],阮氏正,阮氏所,阮氏宗,阮氏詩,阮

氏[],阮氏北,[][][],阮氏玊面,阮氏好,阮氏耽,阮氏快.

Mặt sau, [No: 04494] (各府縣信施[十] [方] [功] [德] )

(Các phủ, các huyện, tín thí [thập] [phương] [công] [đức]).

2. Dịch nghĩa

Bia kí về sự đóng góp của các sãi vãi chùa Thiên Thai, núi Bảo Tháp

Bài kí và minh về sự khai mở chùa của Thiền tăng chùa Thiên Thai - danh lam Bảo Tháp, đỉnh núi Đông Cứu, huyện Gia Định, phủ Thuận An.

Tháp chùa của núi Bảo Tháp do Cao Vương thời Đường tạo ra đấy. Bỗng chốc, trải qua gió mưa, giường cột bị đổ nát, đến nay đã hơn tám trăm năm rồi. Nay, khôi phục lại mới có thể nhân dấu tích xưa mà tập trung công đức đàn việt. Nay, có sinh đồ là Quan viên tử, Mậu lâm tá lang tên là Trịnh Phúc Nguyên, người xã Lập Ái, nhà ở xã Đông Cứu cùng Lãnh tử chân thừa, cháu đích tôn Thiên Hộ Tổng Binh của Vệ Lại Thắng Sơn Bá, được sự dạy bảo của thầy Tỳ kheo Huệ Giác, xuất gia trụ trì chùa Tĩnh Lự, giác ngộ tâm tính được sáng suốt, kính cẩn thờ Phật, tập trung làm điều phúc và sùng Phật, san khắc kinh Phật, trồng cây, đơm hoa kết trái, công đức đã viên thành. Đến năm Tân Hợi, làm chùa Thiên Thai, từ nhà cỏ (thảo am) mà tu tạo chùa Thái Sư cùng ba dãy nhà, cùng tượng Phật trong ngoài được đẹp đẽ, hoàn thiện. Lại dùng tiền riêng với gia tài của mẫu thân và kêu gọi sự đóng góp tín thí của các sãi vãi thập phương, các xã, tổng, huyện [ ... ] sáng tạo thượng điện, nhà thiêu hương, tiền đường của chùa Thiên Thai, tất cả đều quy mô, đẹp đẽ, chế độ đầy đủ. Ban đầu, làm tượng Phật Tam Giáo Thánh Tôn dát vàng, dung nhan kỳ diệu, màu sắc huy hoàng cùng với việc trồng cây tùng, cây đa ra hoa kết trái, vạn vật nhân duyên, nên phong cảnh trở nên như mùa xuân. Công này, đức này thật khó có thể kể được, do đó làm bài minh.

Minh rằng:


Núi tên: Bảo Tháp Chùa gọi: Thiên Thai Một cảnh tiên giới Nghìn nhận96 tháp cao Gần vì tinh tú

Xây dựng tòa này Xưa là cổ tích Nền cũ được sửa Bồ Đề tâm niệm Trí tuệ mở mang Cùng các sãi vãi

Đều phát gia tài

Bảo đài nguy nga Trang hoàng lộng lẫy Âm công tích thiện Dương báo phúc về Người được khỏe, thọ Đời sinh nhân tài Cùng nhau vun đắp Hàng võ, hàng văn Phú này! vinh này!

Tốt thay! Tốt thay!

Minh bia khắc chạm Trời đất an bài.


Thiền tăng Tỳ kheo tự Huệ Giác Trịnh Phúc Nguyên, trụ trì chùa Thiên Thai hưng công, tân tạo, đóng góp ba mươi sáu quan tiền cùng các môn đồ sãi


96 Nhận : Đơn vị đo lường thời cổ xưa, ít phổ biến, thường để nói đến chiều cao, được dùng nhiều trong văn học và có tính chất như thước, tấc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022