Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 33

vãi bản tự; Nguyễn Thanh Vân, Nguyễn Đình Dị, Nguyễn Đình An, Lê Công Đắc, Đỗ Khang, Nguyễn Thị Vụ, Nguyễn [Ngân] Trạch, Nguyễn Khắc Hiệp, Nguyễn Tất Đạt, Hà Khắc Cẩn, Trần Đặng, Trịnh Văn An, Lê Minh Kiến, Nguyễn Lý, Nguyễn Hựu Hiền, Nguyễn Công Luận, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Tông Lý, Đỗ Công Tráng, Phạm Đình Tôn, Phan Đức Trọng, Nguyễn Bá Đoan, Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Duy Hựu, Nguyễn Tài Đức, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Nhân Chiêu, Nguyễn Quang Lượng, Nguyễn Văn Thụy, Nguyễn Bạn, Nguyễn Vinh, Nguyễn Đình Hoan, Nguyễn Hào, Phạm Khâm, Nguyễn Hữu Nhân, Nguyễn Kim Ngọc, Tô Ký, Đặng Kim Lân, Nguyễn Nghĩa Tông, Nguyễn Tông Đường, Nguyễn Bá Thuật, Nguyễn Doanh [] [] [ ], Trịnh Đình Ba, Nguyễn Công Minh, Trương Quang Bảo, Phạm Đình Đam, Thân mẫu Nguyễn Thị [Đạt], Nguyễn Thị [], Nguyễn Thị [], Nguyễn Thị Long, Nguyễn Thị Liễu, Nguyễn Thị Phát, Nguyễn Thị [], Nguyễn Thị [ ], Nguyễn Thị Cai, Nguyễn Thị Ngọc [Chân], Đào Thị An, Nguyễn Thị Thân, Đỗ Thị Lân, Nguyễn Thị Đề, Vũ Thị [] , Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Thị Sở, Nguyễn Thị Tông, Nguyễn Thị Thi, Nguyễn Thị [], Nguyễn Thị Bắc, [] [] [], Nguyễn Thị Ngọc Diện, Nguyễn Thị Hảo, Nguyễn Thị Đam, Nguyễn Thị Khoái.

Mặt sau; [No: 04494] 各府縣信施[十] [方] [功] [德] 97

(Các phủ các huyện tín thí [thập] [phương] [công] [đức] )


97 Bia bị mờ, tổng số có 23 dòng theo chiều dọc, mỗi dòng có 35 chữ. Như vậy, tổng số chữ của văn bia khoảng hơn 800 chữ. Phần lạc khoản ghi: [ ][ ]五年七月二十三日國子鑑鑑生阮岑撰;慈爱社杜伯雲書 (Nghĩa là: [ ] [ ] Ngày 23, tháng 7, năm [ ] [ ], do Nguyễn Sầm, Giám sinh Quốc Tử Giám soạn; do

Nguyễn Bá Vân, xã Từ Ái viết chữ);

Dòng lạc khoản do Viện Viễn Đông Bác Cổ sưu tầm ghi bên cạnh thác bản: “Bắc Ninh tỉnh, Gia Bình huyện, Đông Cứu tổng, Đông Cứu xã, Bảo Tháp thôn, Thiên Thai sơn chi lĩnh, Thiên Thai tự

nội hữu biên nhất bi nhị diện chi hậu”(北寧省嘉平縣東究總東究社寳塔村天台山之嶺天台寺内右边

一 碑 二 面 之 後 ) [ nghĩa là: Đây là mặt sau của tấm bia có 2 mặt, vị trí đặt ở bên phải ở trong chùa Thiên Thai, trên núi Thiên Thai, thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, tổng Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh].

IV. Bia [No: 04495]

1. Nguyên văn chữ Hán

太師寺碑記

寶塔村,出家住持靜慮禪僧及各士娓爲重修太師寺,增造佛相碑文并銘.佛之爲道,廣大慈悲,無與對若,自王公至于士民皆一心尊信.與崇藍

寺文奉事之.今太師寺,原古名藍,與者嵗月失閃,風雨累綏,粱棟雖頹,基址婉在本村.

玆山僧慧覺比丘,親母號慈妙,不費家資與功德[]及本村士娓阮福壽康,阮壽玉明,鄭氏安,阮福智,阮惠行,阮福溢,阮德廣,及全村男女大小等,共發錢財,助其功德撮市太村勤招良匠,重修燒香,前堂,五間,案前,各越載事修伏而成棟宇巍巍,規模壯觀,再增造.

佛玊皇装金一相,得[間] 98二相;南曹,北斗二相;護法二相,容顏等如 [ ][

] [ ][ ] 雖報天名寺,瓊林金相無以加此.其河沙功德不可限量於是于銘.銘曰:


東究塔嶺

南越天書迹踪上古禅寺太師英靈氣[] 奇秀精成頺粱栋弊幾嵗月餘檀樾于太

阿耨心慈

宝臺修慧

途相造諸般[撙]華旧風景後称陰功久畨陽報昭如人榮壽保世泰安居碑銘文字

長久堪與.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 33


一合主[ ] 府,南塘縣,農山社,阮氏玉眷,本村士阮青雲字福壽,[附

]馬都尉,廣富候阮景河,阮景泊,阮玊按,[]媚阮氏斯,公主鄭氏玉清,阮氏玉十,鄭文安,阮氏某,阮景堅,阮景竖,阮公論,太母曾氏玉湖,阮景微,阮景溪,阮文新,阮祐賢,住持静慮寺開來勝跡山僧鄭慧覺,陶光榮,惠之科.


98 Chữ trong ngoặc [ ] do mất chữ hoặc chữ mờ, người dịch dựa vào trong văn cảnh đã khôi phục.

2. Dịch nghĩa

Bia chùa Thái Sư

Người thôn Bảo Tháp cùng với Thiền tăng xuất gia trụ trì chùa Tĩnh Lự cùng các sãi vãi trùng tu chùa Thái Sư cùng việc làm các vị tượng Phật, văn bia cùng bài minh ca ngợi.

Đạo Phật từ bi, quảng đại không gì sánh được, từ bậc Vương Công cho đến sĩ dân đều nhất tâm tôn thờ và tin tưởng, cùng nhau tôn sùng, trùng tu chùa chiền để thờ tự. Nay chùa Thái Sư, vốn là cổ tích danh lam, trải qua lâu ngày, mưa gió bị đổ nát, cột trụ ngả nghiêng, nền cũ của chùa ở bản thôn.

Nay có nhà sư tên là Tuệ Giác tỳ kheo, thân mẫu hiệu là Từ Diệu, không quản phí tổn đã bỏ tiền của trong nhà cùng với bản thôn sãi vãi Nguyễn Phúc Thọ Khang; Nguyễn Thọ Ngọc Minh; Trịnh Thị An; Nguyễn Phúc Trí; Nguyễn Huệ Hành; Nguyễn Phúc Ích; Nguyễn Đức Quảng cùng toàn thôn nam nữ, lớn nhỏ cùng nhau bỏ tiền của, công đức cùng thôn Chợ (Thị Thôn99) mời thợ giỏi trùng tu thiêu hương, tiền đường 5 gian, tiền án cùng các hạng mục công trình đều được trùng tu thêm mà trở thành nguy nga tráng lệ, quy mô.

Làm thêm một pho tượng Phật Ngọc hoàng, được thêm mỗi gian một pho tượng, thêm hai pho Nam Tào, Bắc Đẩu100, hai pho Hộ Pháp101, dung nhan đều đẹp đẽ [ ] [ ] [ ] [ ] Tuy chùa nổi tiếng như Bảo Thiên102, các tượng Phật ở chùa Quỳnh Lâm103 cũng không thể hơn được. Công đức hà sa không hạn. Do đó mà làm bài minh:



99 Thôn Chợ có chợ Núi, chợ này vần còn tồn tại cho đến ngày nay;

100 Nam Tào, Bắc Đẩu: Trong quan niệm của Phật giáo, những vị này được thiên đình giao cho công việc trông coi sổ sách về “nhân khẩu” dưới hạ giới; Bắc Đẩu ghi sổ tử, nam Tài ghi sổ sinh;

101 Tượng Hộ Pháp: Hai bức tượng này thường được bố trí ở hai bên cửa ra vào trước khi bước vào gian

Tam bảo chùa hoặc ở vị trí hai bên tả hữu của chính điện.

102 Chùa Báo Thiên ở Thăng Long (Hà Nội), hiện nay, chùa này không còn. Chùa có Tháp Báo Thiên nổi tiếng, là một trong “An Nam tứ đại khí”. Theo nhiều nhà nghiên cứu, vị trí chùa Báo Thiên và Tháp Báo Thiên ở vị trí khoảng Bưu điện Bờ Hồ, Hà Nội (hiện nay).

103 Chùa Quỳnh Lâm: Thuộc khu vực quần thể di tích Yên Tử. Nơi đây, đặc biệt vào triều Trần là nơi

diễn ra các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo nổi tiếng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đồng thời cũng là nơi sinh hoạt thơ văn của nhiều nhà văn thời Trần như: Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Sưởng, Nguyễn Ức, Trần Quang Triều, Pháp Loa, Huyền Quang vv...

Tấm lòng nhân từ

Đài quý sửa sang Tạo các tượng Phật Giữ gìn nét xưa Phong cảnh giữ gìn Âm đức mãi ghi Công lao như thế Người thọ tốt đẹp Thế thái an cư

Văn tự bài minh Để lại mãi mãi.

Tháp núi Đông Cứu Thiên thư trời Việt Dấu tích thuở xưa Thiền tự Thái sư Anh linh [khí tốt] Đẹp đẽ tinh túy Lương đống đổ nát Trải qua tháng năm Cung tiến chùa này


Nguyễn Thị Ngọc Quyến người xã Nông Sơn, huyện Nam Đường104, phủ [ Anh Đô] 105; Bản thôn sãi Nguyễn Thanh Vân, tự Phúc Thọ; Phò mã Đô úy, Quảng Phú Hầu Nguyễn Cảnh Khả, Nguyễn Cảnh Bạc, Nguyễn Ngọc Án, [Cung] tần Nguyễn Thị Tư, Công chúa Trịnh Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Ngọc Thập, Trịnh Văn An, Nguyễn Thị Mỗ, Nguyễn Cảnh Kiên, Nguyễn Cảnh Thụ, Nguyễn Công luận, Thái mẫu Tăng Thị Ngọc Hồ, Nguyễn Cảnh Vi,

Nguyễn Cảnh Khê, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Hựu Hiền, Trụ trì chùa Tĩnh Lự - người có công khơi mở thắng tích sơn tăng Trịnh Tuệ Giác, Tỳ kheo Nguyễn Đình Hoan, Đào Quang Vinh, Huệ Chi khoa.

VI. Bia [No: 04497]

1. Nguyên văn chữ Hán

無提

順安府嘉定縣東究社宝塔村官員鄉老阮廷迓阮文安阮鄭真阮豋域段可連阮廷達丁福善阮廷仲阮宗穀阮秋依阮光軍阮文撰阮文玉阮文回,阮功裘阮廷橋阮功巨仝村上下等爲立后佛碑文.一后佛二名丁氏塔良夫字法麟.葢聞,益謙流謙乃天地之常道,推讓敬讓寔人世之至情,上下同符,古

今一理


104 Huyện Nam Đường nay là huyện Nam Đàn, thuộc phủ Anh Đô. Huyện Nam Đường, thời Lê có 44 xã, 6 thôn, 1 sách, 1 vạn. (Hồng Đức bản đồ, Đông Dương Văn Khố Tokyo, kí hiệu 100891, tờ 8);

105 Có lẽ là phủ Anh Đô. Văn bia bị mờ không đọc được. Theo Hồng Đức bản đồ, huyện Nam Đường

thời Hồng Đức huyện Phủ Anh Đô. Phủ Anh Đô gồm có 2 huyện: Huyện Hưng Nguyên có 42 xã, 3 thôn, 3 sở, 2 Giáp và huyện Nam Đường có 44 xã, 6 thôn, 1 sách, 1 vạn. (Hồng Đức bản đồ, Đông Dương Văn khố Tokyo, No: 100891, tờ 8);

眷惟,本村原古跡106寺名藍仰前代聖恩創制,其德與天長地久巍巍名

振南天.其福保國奠民寧耿耿功高北地鐘灵千載垂裕億年.至玆優婆夷本縣

,玊鄉良人耆老年尊德卲歡為后佛之餘輝,心廣体胖,乃出錢田為供養,故本村尊卑協意上下同心共應置保以乘敬忌係年年至期忌日,慶將条禮供陳衍世世乘祀不忘,以重敬尊仰報援勒于石以為永監焉.

[Mặt sau] [No: 04498]

銘曰:


宝村書寺

世凜泰阿氣鍾秀貴人挺賢和劳烝里邑譽播進邀

玆有玊社

丁民良家

香行奉事情任少多钱田供養后佛巍峨石碑屹立

萬世不磨


計:

古錢十貫

田二所共肆高, 坐落館碍處,壹所壹高, 坐落棟檜處.景興十五年參月初肆日.

2. Dịch nghĩa

Quan viên hương lão thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, phủ Thuận An107, Nguyễn Đình Nhạ, Nguyễn Văn An, Nguyễn Trịnh Chân, Nguyễn Đăng Vực, Đoàn Khả Liên, Nguyễn Đình Đạt, Đinh Phúc Thiện, Nguyễn Đình Trọng, Nguyễn Tông Cốc, Nguyễn Thu Y, Nguyễn Quang Quân, Nguyễn Văn Soạn, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Hồi, Nguyễn Công Cừu, Nguyễn Đình Kiều, Nguyễn Công Cự cùng toàn thôn trên dưới cùng nhau lập văn bia Hậu Phật. Hai người Đinh Thị Tháp, cùng chồng tên tự là Pháp Lân được tôn làm

Hậu Phật.


2. Ở một vài văn bia khác vẫn viết là “Thiên Thư tự” 天書寺 (Chùa Thiên Thư).

107 Phủ Thuận An: Phủ Thuận An gồm 5 huyện: Gia Lâm (nay thuộc Hà Nội), Siêu Loại (nay thuộc huyện Thuận Thành - Bắc Ninh), Văn Giang, Văn Lâm ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên), Gia Bình, Lương Tài (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh).

Từng nghe, đức khiêm nhường là để lại sự khiêm nhường đó là đạo thường của trời đất, đề cao lòng từ nhượng, đức cung kính, thực là điều chí tình của đời người, trên dưới cùng phù hộ là cái lý xưa nay. Kính nghĩ, bản thôn, nguyên có ngôi chùa cổ nổi tiếng tên là Thiên Thư, ngưỡng trông công ơn của bậc Thánh hiền khơi mở, làm ra, đức ấy cùng với trời đất được dài lâu, vòi vọi chốn trời Nam. Phúc này, cùng với đất nước, muôn dân được yên ổn, công lao cao cả, là nơi chung đúc khí linh thiêng của đất Bắc108, nghìn năm để lại sự tốt đẹp. Đến nay, có Ưu bà di109, người tốt, thôn Ngọc, (bản huyện), kỳ lão tôn đức vui lòng làm Hậu Phật, lòng tốt thay, bèn cùng nhau cúng giàng nên bản thôn cùng nhau tôn làm Hậu Phật, trên dưới đồng lòng, cùng nhau nguyện, đặt ruộng thờ để đến hằng năm đến ngày giỗ để lại sự tốt đẹp, đời đời không quên, để thêm lòng kính trọng, tôn kính, viết vào bia đá để lại làm gương mãi mãi.

Minh rằng:


Chùa Thư, thôn Bảo110 Lớn lao nguy nga Chung đức khí tốt Người giỏi hiền hòa Vất vả với làng

Tiếng thơm lan rộng Nay có xã Ngọc

Họ Đinh hiền lành Phụng sự hương hỏa Tình nhận ít nhiều Tiền, ruộng cúng giàng Hậu Phật nguy nga

Bia đá sừng sững Vạn đời không mòn.


Kê:

Mười quan tiền cổ, hai mảnh ruộng tổng cộng 4 sào, tọa lạc ở xứ Quán Ngại, một mảnh ruộng một sào, tọa lạc ở xứ Đống Cối.

Ngày mồng 4, tháng 3, năm Cảnh Hưng111 thứ 15 (1754).


108 Đất Bắc: Tức đất Kinh Bắc khi đó (nay là phần đất cơ bản của các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, và đất đai các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Long Biên (Hà Nội) và Văn Giang (Hải Dương);

109 Ưu bà di: là một trong hai thành phần cư sĩ tại gia là Ưu bà tắc và Ưu bà di. Ưu bà tắc (Upàsaka)

được dịch ý là Cận sự nam, nghĩa là người nam cư sĩ thân cận chùa chiền, phụng sự Tam bảo; ngoài ra còn gọi là Thanh Tín Sĩ, nghĩa là nam giới có niềm tin Tam bảo trong sáng. Hạng thứ hai là Ưu bà di (Upàsikà), được dịch ý là Cận sự nữ, Thanh tín nữ, nghĩa là người nữ đã thọ quy y Tam bảo (quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng), giữ gìn năm giới, thực hành thiện pháp, thân cận phụng sự Tam bảo;

110 Tức chùa Thiên Thư, (thôn Bảo Tháp).

111 Niên đại Cảnh Hưng duy trì trong suốt thời gian 46 năm (1740 - 1786) .

VII. PHỔ THÀNH TỰ BI 普成寺碑 , Mặt trước, No: 04514]

(Văn bia chùa Phổ Thành, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, Bắc Ninh; bia 02 mặt).

Xã Ngâm Điền, huyện Gia Định, phủ Thuận An, bản chùa các sãi vãi, năm Giáp Thìn hưng công xây dựng thượng điện, năm Kỷ Mùi xây dựng án tiền, năm Canh Thân xây dựng thiêu hương, tiền đường, làm nhà ăn, mười hai pho tượng, năm Tân Dậu khắc văn bia để lưu truyền muôn đời.

Minh rằng:


Dựng chùa Phổ Thành Mở mang nền Nhân Tên huyện: Gia Định Tên xã Ngâm Điền Xây năm Đại Trị

Sửa năm Giáp Thìn Năm Mùi làm án

Giữa xuân năm Thìn làm

tiền án

Giữa năm Thân làm toà thiêu hương

Cùng làm tượng rồng

vàng

Làm một lâu đài Ba ngàn thế giới

Hương ấp được yên Bên ngoài danh tiếng Hưng công tín thí Phúc đức đầy tràn Nhân dân thọ khảo Vận nước dài lâu


Hưng công tín thí:

Phạm Biện tên tự là Phúc Tùng Sơn cùng vợ Nguyễn Thị Loại, tên hiệu Từ Minh, cúng 5 quan 1 mạch; Nguyễn Tình, tự Phúc Quảng cùng với con gái là Nguyễn Thị Ni cúng 2 mạch; Lê Số, tự Đức Thọ, cùng vợ là Phạm Thị Dòng, tên hiệu là Từ Duyên, cúng 7 quan, 7 mạch; Hưng công khai sáng già lam (chùa), tiểu sãi trụ trì Chính Pháp Phạm Huỳnh, Pháp hiệu là Huyền Thái, tên tự là Huệ Lộc; Tín vãi Đinh Thị Đế, hiệu Mậu Từ; Nguyễn Hàn cùng với vợ là Đỗ Thị Chức cúng 3 quan tiền; Phạm Kiêm, Phạm Tăng, Lê Cửu Sáp, tên tự là Phúc Tín cùng vợ là Lê Thị Thông cúng 4 quan 2 mạch; Lê Kim Trí, Phạm Hữu Nghĩa, tự Phúc Chính cùng vợ Phạm Thị Mới cúng 1 quan 2 mạch; Phạm Bảo cùng vợ Phạm Thị Hợi cúng 1 quan 2 mạch; Phạm Thị Hoàng, hiệu Từ Đại cúng 1 quan; Phạm Thị Đào hiệu Từ Tâm; Phạm Thị Quỳnh hiệu Từ Đoan; Lê

Thị Bút hiệu Từ Đoan cúng 1 quan 8 mạch tiền; Phạm Thị Bang, Phạm Thị Nguyên, Nguyễn Thị Nhữ, Nguyễn Thị Cẩn cúng 1 quan 8 mạch tiền.

Ngày tốt, tháng giữa Hạ (tháng 5), năm Tân Dậu, niên hiệu Vĩnh Tộ năm thứ 3 (1622 ). Vệ úy Văn Thuận Nam Nguyễn Chuyết Phu (soạn).

Bản phủ, Hiệu sinh Nguyễn Hữu Công (viết chữ).

[Mặt sau [No: 04515]

Bản xã tín thí: Phạm Văn Nghiêm, Cai xã Dũng Sơn bá cùng vợ Lê Thị Lãnh cúng 1 quan 2 mạch; Lê Tiến, hiệu Trung Bá cùng vợ Phạm Thị Mẫu cúng 8 mạch; Phạm Nhân Tộ, huyện thừa huyện Đông Triều cúng 1 quan tiền; Lê Quỳnh Thụy cùng vợ Phạm Thị Tuấn cúng 1 quan tiền; Nguyễn Hữu Đức, Nhan úy Văn Thuận Nam cùng vợ Vũ Thị Để cúng 1 quan tiền; Lê Để cúng 6 mạch tiền; Phạm Trần, Phạm Hữu Nhân, Lê Hòa cúng 1 quan 7 mạch; Nguyễn Đình Minh, Đinh Tự Chấp cúng 3 mạch; Phạm Gia Lã, Phạm Lãng cúng 3 mạch tiền; Nguyễn Tựu cúng 4 mạch; Lê Đình, Lê Lã, Lê Thất Thượng, Lê Thị Thư, Lê Thị Sơn, Phạm Bạn, Lê Duy Mỹ, Nguyễn Bá Phú cúng 4 mạch; Phạm Doanh; Lê Văn Tuyển, Lê Phú Khang, Đỗ Tử Y, Phạm Sĩ Giai, Phạm Bi, Phạm Thị Hoàng, hiệu Từ Đại cùng các con: Phạm Thạc Thành, Phạm Thị Viên, Phạm Thị Tường, Phạm Thị Bang, Phạm Thị Trung, Phạm Thị Trạng tín thí một mái nhà ngói. Lê Thị Đàm cúng một gian nhà ngói.

Bản tộc cúng 1 cột đá, Lê Thị Ni; Lê Tình, Lê Khắc Trí; Lê Đức; Nguyễn Hán gửi giỗ cho tằng tổ (cụ tổ) hiệu Cương Trực cùng tỷ (vợ) hiệu Từ Huệ;

Bản tộc cúng 1 trụ đá (dưới) Phạm Vĩnh Phụng, Phạm Trai Tín, Phạm Quý; Người thôn Xã Thủy, Xã Đại Tông, huyện Quế Dương là Võ Công cùng vợ là Phan Thị Dậu cúng 1 quan 2 mạch; Võ Bá Khuê tự Phúc Thọ, Trịnh Huệ Ninh xã Triều Lãnh.

Ngày tốt tháng giữa Hạ (tháng 5), năm Tân Dậu, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 3 (1662).

Xem tất cả 311 trang.

Ngày đăng: 30/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí