Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 35

Nguyễn Nhân Dũng, Nguyễn Văn Trung, Cao Nhiêu Kính, Nguyễn Châu, Ứng Văn Tinh, Nguyễn Cẩn, Nguyễn Tương, Cao Văn Hành, Nguyễn Cửu Độ, Cao Sĩ, Nguyễn Thừa Hiển, Nguyễn Nhân Hàm, Nguyễn Nhân Đoan, Nguyễn Nhân Thủ, Nguyễn Nhân Thứ, Nguyễn Quang Tá, Trần Tượng, Nguyễn Đức Long, Nguyễn Lãng, Nguyễn Khắc Cần, Nguyễn Năng Văn, Nguyễn Đức Sùng, Nguyễn Vọng, Nguyễn Văn Ân, Nguyễn Thanh Vân, Nguyễn Trung, Thân Môn.

Tín vãi:

Nguyễn Mẫn, tự Bút Hiên, phủ sinh.

Nguyễn Duy Hàn, tự Quế Hiên phủ sinh; Cao Bá Thụ, tự Phúc Giang; Kim ngô vệ Chỉ huy sứ Nguyễn Như Kính; Nguyễn Nhân Lãng, tự Thọ Sơn; Nguyễn Duy Lãm, tự Phúc Chính, Tổng chánh (1 lạng bạc); Nguyễn Thiện Kế, tự Y Phụng phủ sinh (5 lạng bạc); Phạm Thủ Đức, Nguyễn Nghi Trang; Cao Bá Lĩnh tự Phúc Nhạc; Nguyễn Hào tự Đức Tâm; Nguyễn Đức Bác, tự Đạo Khê phủ sinh; Nguyễn Tất Dụng; Nguyễn Chấp Trung phủ sinh.

Tín vãi

Hoàng Thị Ngọc Tán, hiệu Độ Sinh; Đặng Thị Ngọc Phương, hiệu Từ Khánh, Nguyễn Thị Cầm, hiệu Từ Duyên; Nguyễn Thị Doãn, hiệu diệu Nhàn; Nguyễn Vĩnh Diên; Nguyễn Hồng.

Ngày 25 tháng 10 năm đầu niên hiệu Đoan Thái (1586). Binh Khoa, Điển lại Nguyễn Cửu Thành, xã Nội Duệ Đông kính cẩn (viết chữ);

Nguyễn Đình Bản, Nguyễn Đình Liệu, Nguyễn Nhân Hiền, Nguyễn Văn Thang, Nguyễn Cảnh phủ sinh. Sư bản chùa là Nguyễn Duy Tinh cùng vợ là Nguyễn Thị Điển. Bản tự sãi là Nguyễn Văn Chương; Vãi Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Nguyễn Thị Đổ, Nguyễn Thị Thiệu, Vũ Thị Dương, Nguyễn Thị Chiêm, Ứng Thị Thời, Nguyễn Thị Ngọc Chân, Trần Thị Ngọc Lương, Nguyễn Thị Ngọc Nhuận, Nguyễn Thị Xuân, Cao Thị Khuê, Nguyễn Thị Đóa, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Tài, Nguyễn Thị Độc, Nguyễn Thị Thiết, Nguyễn Thị Xuân, Đỗ Thị Thạc, Nguyễn Thị Đăng, Trần Thị Xuân Lang, Nguyễn Thị Ngọc Thi, Nguyễn Thị Hoàn, Nguyễn Thị Nhuệ, Nguyễn Thị Lâu, An Thị Ngọc Đỉnh, Nguyễn Thị Tịch, Nguyễn Thị Lãm, Nguyễn Thị Cưa

Kim Quang môn đãi chiếu Nguyễn Việp, xã Hoài Bão (viết chữ triện)

XI. HẬU PHẬT BI KÍ 后佛碑記, [No: 05069]124

1. Nguyên văn chữ Hán

后佛碑記陳相公碑記

嘗謂往必有来施必有報理也亦情也玆惟前特進輔國上將軍輔國功臣侍內鍳司禮鍳署府事大司馬致仕起復國老封贈大司徒綿郡公字如浩贈謚篤實乃北河安越良風人其外先祖妣則本社人也公禀賦忠純兼有慈仁奉侍四朝稠蒙眷倚操使節提戎摩典金吾參帥帥閑到處有恩意人皆以活佛称迨嶺本鎮節鉞威而恩惠而愛轄內無不霑洽而犢於本邑尤致慇懃焉維時曾欲以后佛媚公而未果今吾脩思世其報以事辞于本族咸曰投桃報李義擧也因以田二高爲朔望香燈又以壹畝及錢拾貫留為歲時恒享之需既則養子和尙字如垣加供拾伍貫弟子知事阮堅將加供五貫與元許共古錢参拾貫普霑之下飮仰盖深又願以公外祖封贈參督仙亭候楊公字福仙妣封贈正夫人楊氏號慈惠兩位配享仍具誌顛未以照来世其條約併附于左.

景興三拾一年潤五月穀日肅立.社長阮如圭記.

Mặt sau, [No: 05070]

知事阮堅将生徒阮登銓阮豋延社長阮有鐸阮豋平社長阮登照村長阮雄歸阮名念阮豋選阮春養阮公專仝社上下記.

計:

一忌日禮供及惠田朔望田處所第年八月初三日忌

xôi 拾參盤每盤官銅拾鉢香焦一斤芙留拾口金銀壹千酒壹 chai 早時員目齊整衣帽先供諸佛後就碑前行廚處壹所五高拾肆尺体處壹所叁


124 Bia trongTtam quan chùa Hưng Phúc, xã Nghiêm Xá, tổng Võ Giàng, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh.

高拾貳尺壹 儀處貳所叁高拾叁尺陆 軒處壹所貳高叁尺九寸供朔

望右各處所共壹畝五高拾叁尺陸寸.

2. Dịch nghĩa

Bia ghi về Trần tướng công (Trần tướng công bi kí)

Thường nói rằng: Có qua có lại, ắt sẽ có sự báo đáp cũng là cái tình đấy. Nay, kính nghĩ: Tiền Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Phụ quốc công thần Thị nội giám, Ty Lễ giám, Tổng Thái giám, Thự phủ sự Đại tư mã, Chí sĩ khởi phục Quốc lão, Phong tặng Đại tư đồ, Miên quận công tự Như Hạo, Thụy Đốc Thực là người (xã) Lương Phong, (huyện) Yên Việt, (phủ) Bắc Hà. Ngoại tiên tổ tỷ là người bản xã. Ông bản tính khiêm tốn, hiền từ, có nhân đức, phụng thờ bốn triều đại. Ông là người ân đức, biết trù tính, nhiều người được cậy nhờ, dựa vào khí tiết, đối xử có mẫu mực, mọi người đều được đội ơn, có lòng rộng

lượng, mọi người đều coi là vị Phật. Đến khi Ông nhận lệnh (tiết việt)125 của

triều đình, có uy nhưng ân huệ mà tình yêu trong hạt không ai là không được thấm nhuần, hòa hợp mà từ bậc già cả đều được tình cảm ân cần của Ông. Chỉ có mong muốn về sau được tôn thờ mà chưa được thỏa. Nay, suy nghĩ về công đức để báo đáp công đức, lấy sự việc đó của bản tộc, nói rằng: Ném cho quả đào thì được báo lại bằng quả mận, đó là nghĩa cử đấy. Nhân đó, lấy 2 sào ruộng để chi dùng việc đèn, hương trong dịp sóc, vọng (mồng một và ngày rằm). Lại lấy 1 mẫu ruộng cùng với 10 quan tiền để lưu lại cho sau này làm nhu phí được hưởng. Vậy thì, con nuôi Hòa Thượng tên tự là Như Viên cúng thêm 15 quan tiền; Đệ tử làm chức Tri sự Nguyễn Kiên cúng thêm 5 quan nữa, tổng cộng là 30 quan. Thế là, được khắp từ trên xuống, thật là vui sướng hân hoan, kính ngưỡng ân sâu. Lại nguyện cho ông ngoại tổ phong tặng Tham đốc Tiên Đình Hầu Dương Công, tên tự Phúc Tiên cùng vợ (tỷ) phong tặng Chính phu nhân Dương Thị, tên hiệu Từ Huệ. Hai vị được phối hưởng được ghi chép đầy đủ để cho đời sau nắm rõ, chép rõ các điều quy ước vào bản phụ lục như sau:

Lập ngày tốt, tháng 5, năm Cảnh Hưng thứ 31 (1770) Xã trưởng Nguyễn Như Giai (kí)


125 Nhận Tiết việt (tức được giao cho việc cầm quân đi dẹp giặc).

Mặt bia sau, [No: 05070] 126

Tri sự Nguyễn Kiên Tướng; Sinh đồ Nguyễn Đăng Thuyên; Nguyễn Đăng Diên; Xã trưởng Nguyễn Hữu Đạc; Nguyễn Đăng Bình; xã trưởng Nguyễn Đăng Chiếu; thôn trưởng Nguyễn Hùng Quy; Nguyễn Danh Niệm; Nguyễn Đăng Tuyển.

Kê:

Ngày kỵ, lễ tổng cộng các loại ruộng ngày rằm, mồng một. Hằng năm, đến ngày 3, tháng 3, chuẩn bị 13 mâm xôi, mỗi mâm 10 quan, hương, trầu cau 10 miếng, vàng bạc một ngàn tiền, rượu 1 chai. Từ sáng sớm, viên mục phải chỉnh tề mũ áo, trước cúng Phật, sau đến trước bia hành lễ.

Chỗ Cửa chùa có 5 sào, 14 thước ruộng. Phía Tây gần ngòi, Đông gần Nguyễn Kiên. Chỗ Cửa Nghè, 2 nơi, có 3 sào 13 thước 9 tấc; Đông gần ruộng Tam bảo, Tây gần ruộng Hữu Xí; Xứ Cửa Hiên có 1 chỗ 2 sào 3 thước 9 tấc; Đông gần Đỗ Bách, Tây gần Nguyễn Văn Lâu. Tổng cộng số ruộng dành cho việc chi phí vào mồng một, ngày rằm là 1 mẫu 5 sào 13 thước 6 tấc.

Bia [No: 5262 /5263]

Dịch nghĩa:

Chùa Viên Thông, thôn Đông, xã Nghiêm Xá, Huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trụ trì bần tăng Hải Quýnh, có ruộng cúng dường Tam Bảo tại xứ Đồng Tròn; Một chỗ ruộng 4 sào; lại một chỗ 2 sào, mỗi chỗ 1 sào; một mảnh ở xứ Hòa Diên; một mảnh 2 sào hai chỗ liền nhau; 3 sào ở xứ Sau Ma Nguyễn; một chỗ 2 sào 5 thước, lại 1 chỗ 2 sào 11 thước. Xứ Sau Ma Nguyễn, một chỗ 3 sào 7 thước. Ruộng ở các xứ đồng tổng cộng được 2 mẫu, có 9 quan tiền cổ. Bần tăng tu hành khổ hạnh làm việc hiếu đễ, thể hiện sự kính lễ, chân thành, cúng dường Tam Bảo, giao cho dân thôn canh tác, hằng năm đến ngày 8 tháng 8, khi dùng đồ lễ chay dâng cúng, trước là các vị chư Phật, sau là là tiến cúng tiên linh Hiển khảo (cha) là Nguyễn Quý Công, tên tự Phúc Ninh, giỗ ngày 8 tháng 11; Hiển tỷ (mẹ) Nguyễn Quý thị, hiệu Từ Đức, mãi mãi chăm lo ngày giỗ làm Hậu Phật để cho sau này.


126 Do dung lượng có hạn nên từ đây tác giả luận án xin phép lược bớt phần chữ Hán chỉ để phần dịch nghĩa hoặc lược dịch một số văn bia tiêu biểu.

Cúng giàng ngày giỗ, ngày lễ Phật cùng ngày mồng một, lại có ruộng của Sư ở xứ Đồng Nghiêm, có 2 nơi, 2 sào 10 thước; xứ Giáp Đồng Xí, có 1 chỗ 2 sào 5 thước; xứ Cầu Giáo 1 chỗ 2 sào; xứ Trước Thông 1 chỗ 2 sào, tổng cộng là 1 mẫu; Lại có 6 quan tiền cổ để làm giỗ.

Tổ tiên phối hưởng:

Tổ khảo (ông nội) Nguyễn Quý Công tự Phúc Lương; Tổ tỷ (bà nội) Nguyễn Quý Thị, hiệu Từ Hạnh; Tằng tổ (cụ nội), tên tự Phúc Quang, Tằng tổ tỷ (Cụ nội), tên hiệu Từ Hòa; Ngoại tổ khảo (Ông ngoại) Nguyễn Quý Công, tên tự Phúc Trai, hiệu Trường Thọ; Ngoại tổ tỷ (Bà ngoại) hiệu Diệu Thành; Thúc cô (cô ruột), tên tự Tảo Nhan, hiệu Mộ Chân, lại có tên hiệu Nữ mộ; Thân tỷ (chị gái), hiệu diệu Thực, lại có tên hiệu là Diệu Hoa; Thân huynh (anh trai), tên tự Trực Thông, lại có tên tự Thục Khang; cháu tự Đinh Mẫn; Học trò (đệ tử) hiệu Diệu Chiếu cùng nội ngoại, tổ tiên.

[Mặt sau No: 05063] Lập bia ngày tốt, tháng cuối đông (tháng 12), năm Nhâm Ngọ, năm Cảnh Hưng thứ 23 (1762).

XII. TỊNH QUANG TỰ BI 浄光寺碑 [No: 05489]

Chùa Tịnh Quang, xã Từ Sơn, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trụ trì Thượng Lâm viện, Tiến Công Lang, Tăng Lục ty, Tăng Thống, làm quan Tri phủ Ngọ Công Hy, tự Huệ Tĩnh, hiệu Đạo Quang, mới mua ruộng thu điền ở xứ Cửa Đình, gần đường lớn, bốn phía có đầy đủ quy định giáp giới (như trong sổ sách). Một mảnh xứ Nộn Trợ, phía Đông đến Cộng đồng. Một ruộng xứ Đồng Kiệm, phía Đông gần xã An Đô, bốn phía là ruộng chung. Một ruộng xứ Cửa Miếu, phía Đông Tây bốn hướng như trên, tổng cộng có 3 sào, được 40 gánh, cúng dường chùa Tịnh Quang, các vị chư Phật, Bồ Tát, Tam giới Thánh hiền, tác đại chứng minh, lưu truyền muôn đời, hương hỏa phụng thờ, cùng các ngày giỗ chạp, giao cho tăng, ni đời sau cấy cầy, nếu có người nào vô cớ mà giả mạo gây chuyện tranh đoạt ruộng này thì giao cho 18 Long thần đánh cho tội chết. Con cháu kính phụng, muôn đời thờ cúng, vạn phúc đến hưởng, tên tuổi được khai hết như sau:

Chính thất Thân Thị Chiêm, tên hiệu Từ Định, vì có mua một mảnh ruộng ở xứ Cửa Chùa, liền với ruộng Tam bảo để làm ruộng oản cúng dường

chư Phật. Vợ là Phạm Thị Thám; con gái là Ngọ Thị Cẩm; con dể là Nguyễn Nhân Tiến; vợ là Ngọ Thị Phong; cháu là Nguyễn Kỳ; Nguyễn Thụy; Nguyễn Chân; Nguyễn Châu; Nguyễn Thị Chinh; Nguyễn Thị Quỹ; con dâu Thị Nôm; Nguyễn Thị Lệnh; Nguyễn Thị Nguyên.

Môn đồ đệ tử, sãi vãi: Trụ trì, Tỳ kheo thừa mệnh sắc phong: Bắc Thiên Trúc quốc Đầu đà sa môn tu hành Đông thổ, tự Chân Pháp Kiên, hiệu Đức Nghiêm thiền sư Nguyễn Công Bông tự Đức Thủy; Nguyễn Như Chân,tên tự Huệ Tân; Nguyễn Công Hộ, tên tự Huệ Khánh; Phạm Tuấn Công (xã An Nhiếp), tên tự Huệ Quảng, vợ là Nguyễn Thị Đạt; Ngô Văn Xuyên, tên tự Phúc Thuyên người xã Trúc Ca cùng vợ là Đoàn Thị Quỳnh Hoàng, tên hiệu là Huệ An; Phạm Thị Điển, tên hiệu Huệ Hải, xã Hoàng Châu; Đặng Thị Mân, tên hiệu Huệ Mẫn; Nguyễn Thị Thơm, tên hiệu Huệ Lộc, xã Hồng Mao. Xã Võ Liệt: Nguyễn Thám hiệu Từ Hiền, Nguyễn Từ Hòa; Bốn giáo lớn bé, trên, dưới xã Từ Sơn Đức … ba tầng được viên mãn. Bản xã, Mai Hữu Công, tên tự Phúc Hưởng; Mai Dương Trừng, tên tự Pháp Duyên; Đào Phúc Chinh, tên tự Phúc Ninh; Hoàng Ca, tên tự Phúc Đại; Mai Dương Đạt, tên tự Phúc Tín; Mai Dương Uông, tên tự Phúc Lý; Nguyễn Hội, tên tự Phúc Lộc; Đào Khắc Đông, tên tự Phúc Thái, Nguyễn Trọng, tên tự Phúc Khang.

Ngày 25, tháng 4, năm Dương Hòa thứ 4 (1638). Nguyễn Đình Triều, xã Đoan Bái (khắc bia).

XIII. TRÙNG TU TỊNH QUANG TỰ BI 重修浄光寺碑, [No: 05490]

Xã Từ Sơn, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, Thượng Lâm viện, Tiến công lang, Tăng lục ty, Thăng thống Ngọ Công Hy 午公輝, tên tự Huệ Tĩnh 惠竫, tên hiệu Đạo Quang 道光. Vãi Thân Thị Chiêm, hiệu Từ Định ,mua bốn

mảnh ruộng để cung tiến vào chùa Tịnh Quang, làm ruộng oản Tam Bảo, lưu truyền muôn đời, để trồng cấy làm ruộng hương hỏa, cúng dàng Tam Bảo như quy định. Những người cung tiến ruộng vào chùa xin được khai hết như sau:

Kê:

Một ruộng tọa lạc tại xứ Cửa Chùa. Đông gần ruộng Oản; Tây gần quan điền xã An Đặng; Nam gần ruộng oản; Bắc gần núi Nguyễn Sơn.

Một ruộng tọa lạc ở xứ Cửa Chùa, Đông gần núi Nguyễn Sơn; Tây gần Phạm Đới, Nam gần bản chủ, Bắc gần bản chủ.

Một ruộng tọa lạc tại xứ Cửa Chùa. Đông gần bờ ruộng, Tây gần bản chủ; Nam gần ruộng của Nguyễn Văn Minh; Bắc gần ruộng bản chủ và ruộng Tam Bảo;

Một ruộng tọa lạc tại xứ Cửa Chùa; Đông gần ruộng Tam bảo; Tây gần bản chủ; Nam gần ruộng bản chùa; Bắc gần ruộng Nguyễn Văn Trợ.

Ngọ Thư Phú hiệu Khánh Xưng, Trịnh Thị Ngọc Duyên hiệu Từ Ý có mua một ruộng tại xứ Huy; Đông gần ruộng Nguyễn [ ], Tây gần ruộng Tam bảo; Nam gần [ ] [ ], Bắc gần [ ] [ ] .

Nguyễn Thị Giản; có một ruộng, tọa lạc xứ Đồng Kiệm, Đông gần ruộng Ngọ Công Nghĩa, Tây gần ruộng xã Giao Đặng; Nam gần ruộng Ngọ Công Nghĩa; Bắc gần ruộng Ngọ Công Nghĩa.

Nguyễn Nhân Dũng, tên tự Phú Nhân, có một ruộng ở xứ núi Sậu; Đông gần ruộng của Đào Đức Phương; Tây gần đường lớn; Nam gần gần Nguyễn Gia Cẩn, Bắc gần Nguyễn Sơn;

Nguyễn Tiến Đăng, tên tự Huệ Kính. Một ruộng tọa lạc tại xứ Cửa Chùa; Đông gần ruộng của Ngọ Công [ ]; Tây gần ruộng Oản; Nam gần [ ] Thị Uất; Bắc gần Nguyễn Bắc;

Xã Yên Thường: Nguyễn Thị Sản, tên hiệu Từ Khánh; Nguyễn Thị Nga, tên hiệu Từ Thái, có 1 ruộng tọa lạc ở xứ Rộc Bưu, bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc đều gần ruộng xã An Đặng.

Sư phụ Đặng Đạo An, tên tự Định Hương; thân phụ Ngọ Công Nghĩa, tên tự Phúc Cần; Thân Chiến tự Thanh Nhàn;

Xã Yên Thường: Nguyễn Thị Khoáng, tên hiệu Từ Định; Nguyễn Thị Vịnh, tên hiệu Từ Tính.

Hội chủ Thự vệ, (người Đông Ngàn), Phú Nghi Nguyễn Đức Trung; Thân mẫu Thái lão Nguyễn Thị, có mua ruộng tại xã Từ Sơn [bia mờ lược bớt mấy dòng - ND chú]

Ngày tốt, tháng 3, năm Hoằng Định thứ 13 (1612).

[Bia No: 05439]

Chùa Đại Lẫm, xã Nga Hoàng, tổng Quảng Lãm, huyện Võ Giàng.

Xã Nga Hoàng, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn. Nay Thập lý hầu, Trưởng lão, Sãi Ưu bà tắc, Thừa Hậu Phật Nguyễn Tiến Đức 阮进德, tự Phúc

Nhân 福仁, hiệu Hải Thanh 海清,thân sinh ra 4 người con trai và 2 người con gái. Năm 49 tuổi, quy y Tam Bảo. Năm cụ ngoài 20 tuổi, đã giữ thập điều tác phúc (mười điều làm phúc) tại các nơi, xin khai hết như sau:

Các việc nội tự hưng công, Hội chủ công đức hoàn hảo, lại làm phúc hơn 10 chùa, hơn 10 quán, hơn 10 cầu, hơn 10 tượng, hơn 10 chuông, san khắc kinh cho hai chùa, trồng được 4 cây. Phúc đều rõ ràng để lại cho đời sau.

Phiên âm:

Hoàng đồ củng cố Đế đạo hà xương Thiên hạ thái bình

Chư tai tiêu diệt

Dịch nghĩa:

Đất nước vững bền Đạo nước tốt đẹp Thiên hạ thái bình

Tai ương tiêu diệt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 35


Lập ngày tốt, tháng đầu hạ (tháng 4), năm Bảo Thái thứ 2 (1721)

XIV. TỊNH TỪ THÁP KÍ TỊNH MINH 浄慈塔記并銘,Bia [No: 04432] (Bia ở tháp thứ 2, bên trái của chùa Thiên Ân, xã Phúc Lai, tổng Xuân Lai, huyện Gia Bình).

Sư pháp danh, húy Tỳ kheo Hải Soạn Thích Thời Thời 海 撰 釋 時 時 ,

người xã Nhân Lý, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương. Sư người họ Nguyễn, sinh năm Đinh Dậu, sớm giác ngộ, ngộ đạo xuất gia. Trước

theo Thiền sư Hải Cơ 海基禪師, chùa Đường Sơn Tam Thánh 堂山三聖.

xuống tóc cho, không lâu sau thì nghe ở viện Thiền Phong 禪 風 院 , Sầm Sơn

có Hối Tích lão phu Điều Điều 條條 hoằng pháp ở đây, ở nơi xa ngàn dặm cũng

về để được tham ấn được chỉ truyền. Đến khoảng năm Ất Dậu (1765), ngài lại về chùa Thiên Ân 天 恩 寺 , xã Phúc Lai 福 來 社 để mở mang cảnh quan chùa

chiền. Tổ sư giao cho ngài đứng đầu Đạo tràng, phụng mệnh tâm tông. Từ đây, chùa Thiên Ân được sửa chữa tiền đường, đúc chuông, xây am phụng thờ tổ,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022