Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 8


...


(Xem thêm Bảng thống kê trên ở Phần Phụ lục)


Khảo sát 61 mục Tham bổ, Phụ lục, Bổ, Phụ, Ngoại truyện... chúng tôi cho rằng, nội dung của các mục đó có thể đã được trích dẫn từ nguồn tư liệu khi Phan Thúc Trực phụng mệnh chiếu chỉ nhà vua đi sưu tầm sách vở cũ còn sót lại. Trong khi thực thi nhiệm vụ trên, Phan Thúc Trực đã mất đột ngột ở Thanh Hóa. Toàn bộ di cảo của ông có thể đã được con cháu dòng họ Phan đưa về lưu giữ. Trên cơ sở bản QSDB ông đang biên soạn dở dang, và một số tư liệu sưu tầm được khi đi dã ngoại, con cháu ông đã biên tập, chỉnh lý lại bộ QSDB. Ngoài việc đính chính, sửa chữa những chữ sai lầm, người hiệu chỉnh đã thêm vào mục "Tham bổ" trích dẫn từ những tư liệu bên ngoài. Qua nội dung các mục Tham bổ và Tham bổ Ngoại truyện chúng tôi nêu trên, có thể thấy "Ngoại truyện" ở đây, ngoài những tư liệu do Phan Thúc Trực sưu tầm từ bên ngoài, còn có cả tư liệu do con cháu họ Phan thu thập sau này.

Thực ra trong QSDB nội dung phần chính văn và phần Tham bổ có sự liên quan vô cùng mật thiết và bổ sung cho nhau, ví dụ như, phần chính văn nói về việc Đề lại Nguyễn Trí giữ chức Quản phủ phủ Lạng Giang, nếu như chỉ đọc phần nội dung chính thì chúng ta không hiểu được về thân thế và con người của Nguyễn Trí, nhưng phần Tham bổ đã bổ sung đầy đủ, giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người này: “Nguyễn Trí là người làng Nguyễn Thượng, nguyên giữ chức Đề lại phủ Lạng Giang, được Tuần Thiện giúp đỡ của cải nên được thăng chức Tri huyện. Về sau nhờ bắt được bọn cừ khôi như Tuần Xích, Chánh Liễn mà được thăng chức Tri phủ Bắc Hà. Đến đây bọn Tổng Trại, cùng Bích Câu, Bích Hậu làm loạn trong phủ Lạng Giang, Nguyễn Trí tự xin dời hành phủ đi bắt và quản chế tên Tổng Trại. Hiệp quận công


khen Trí đáng bậc tráng sĩ và y theo lời đề nghị. Nguyễn Trí cùng Nguyễn Hiển đánh bọn Tổng Trại, đốt đồn. Nhưng chẳng bao lâu lại hoàn hạng.”

Một ví dụ nữa về sự liên quan mật thiết giữa nội dung chính văn và phần Tham bổ, phần chính văn nói về việc Ma Văn Cúc bị thua chạy về Yên Thế, đến náu mình ở nhà Tuần Thiện. Phần Tham bổ đã nói rõ hơn cho người đọc về Tuần Thiện : “Tham bổ: Tuần Thiện người Yên Thế. Khi Lê Chiêu Thông chạy sang phương Bắc, Thiện nhờ lấy được nhiều đồ vật giả trang của vua bỏ lại nên trở thành người giầu có. Vợ Thiện cũng là người dũng mãnh, lại học võ nghệ, giỏi cưỡi ngựa, bắn tên. Sau khi Thiện chết, người vợ ra nhập đội binh mã tranh quyền với các hào mục. Quan Bắc Ninh thường tới chơi nhà ấy, nhân đó dụ Cúc ra Yên Thế.”

Về sự kiện vua xuống chiếu răn giới quan lại Bắc Thành, và trong phần Tham bổ đã cho người đọc thấy nguyên nhân tại sao lại có chiếu dụ của nhà vua, giúp người đọc phần nào hiểu được tình hình đội ngũ quan lại lúc bấy giờ: “Tục dân nói rằng: 3 viên Tri phủ ở Thiên Phúc, 5 viên Quan huyện ở Yên Phong, quan thì tham, lại thì gian, hình pháp xảo quyệt, văn từ bắt bẻ. Nếu có trộm cướp nổi lên thì quan trên quan dưới đều giấu diếm, lấy cớ là không đốt giết, [còn không] lại đổ cho là bọn trộm cướp ghê gớm. Hoặc cho phép gian lận để làm hào gia; trên thì trưng thu ráo riết, để mong của đút, bỏ điều đúng làm điều sai; hoặc nhận làm người nhà để lấy của nhiều, hoặc chia tiền với bọn sai nha”.

Qua những ví dụ trên ta thấy rằng mục Tham bổ giải thích và làm rõ nội dung được nêu ra trong phần chính văn. Tuy chỉ là các mục Tham Bổ, Phụ chú hay Ngoại truyện cũng góp một phần quan trọng bổ sung thêm sử liệu cho các sự kiện trong QSDB . Ngoài tác giả Phan Thúc Trực, chúng ta cũn phải ghi nhận công sức và tài năng của người chỉnh lý biên soạn đã giúp


người đọc phần nào hiểu rõ thêm được nội dung của QSDB cũng như hiểu được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của những năm đầu đời Nguyễn.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng Trần Lê ngoại truyện là của Phan Thúc Trực, Giáo sư Trần Kinh Hòa còn cho rằng Phan Thúc Trực lấy tư liệu trong Trần Lê ngoại truyện để viết QSDB. Vậy Trần Lê ngoại truyện có liên quan đến các mục Tham bổ trong QSDB không ? Vấn đề này thực ra đã được các nhà nghiên cứu đi trước tìm hiểu và đưa ra kết luận các mục Tham bổ, Phụ chú, Ngoại truyện trong QSDB không liên quan đến Trần Lê ngoại truyện, song Trần Lê ngoại truyện là tác phẩm sử hay chỉ là một cuốn tạp biên ? Để tìm hiểu vấn đề này, cần làm sáng tỏ nội dung của Trần Lê ngoại truyện.

4. Nội dung của Trần Lê ngoại truyện


Có thể khẳng đinh, Trần Lê ngoại truyện không phải là tác phẩm sử như QSDB. Tác phẩm không ghi chép các sự kiện lịch sử theo biên niên, mà chủ yếu ghi chép giai thoại, những mẩu truyện ngoài chính sử, được truyền miệng trong dân gian. Việc ghi chép nhân vật không đồng đều, có nhân vật (có thể do không có tư liệu) chỉ được ghi chép sơ sài như tên tuổi, quê quán, chức danh, nhưng có nhân vật được khắc họa khá sâu sắc, mang đậm phong cách dân gian. Thậm chí ở các mục “Cung thất loại”, “Sĩ hoạn lại”, hay “Nhân phẩm loại”, chỉ là những thống kê, ghi tên hết sức đơn giản, không có nhiều giá trị trong việc khảo cứu các sự kiện lịch sử.

Qua so sánh các mục Tham bổ, Phụ lục, Ngoại truyện của QSDB với Trần Lê ngoại truyện chúng tôi có thể khẳng định nội dung của hai cuốn sách không hề liên quan đến nhau và Phan Thúc Trực không hề lấy tư liệu


trong Trần Lê ngoại truyện để viết QSDB, đúng như ý kiến của một nhà nghiên cứu gần đây đã công bố.

Để chứng minh cho nhận định trên, chúng tôi đã thống kê các nhân vật và sự kiện xuất hiện trong Trần Lê ngoại truyện và các nhân vật, sự kiện có trong phần Tham bổ, phụ chú, ngoại truyện, bổ cứu ... của QSDB để người đọc tiện so sánh và đánh giá. (Có : V ; Không : X )

STT

Sự kiện và nhân vật

Trần Lê ngoại truyện

Phần Tham bổ, Phụ chú, Ngoại truyện...

trong QSDB

1

Trạng nguyên Trần Quốc Sơ

V

X

2

Trạng nguyên Bạch Liêu

V

X

3

Thượng thư Hàn Thuyên

V

X

4

Trúc lâm tam tổ

V

X

5

Lạc Sơn từ (Đền Lạc Sơn)

V

X

6

Phạm Sư Mạnh

V

X

7

Đỗ Khắc Chung

V

X

8

Trần Quốc Chẩn

V

X

9

Trần Nguyên Thọ

V

X

10

Trần Khánh Dư

V

X

11

Trần Quang Khải

V

X

12

Trần Liễu

V

X

13

Trạng nguyên Sùng Dĩnh

V

X

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 8



14

Trạng nguyên Vũ Tứ

V

X

15

Bảng nhãn Nguyễn Đức Trinh

V

X

16

Thám hoa Đinh Lưu

V

X

17

Thám hoa Lê Hùng

V

X

18

Trần Bảo Nguyên

V

X

19

Thái tể Nguyễn Văn Giai

V

X

20

Tả hình Nguyễn Hồng Tiệm

V

X

21

Thượng quận Nguyễn Tông Phái

V

X

22

Thượng binh Nguyễn Công Đổng

V

X

23

Ngự sử Phạm Văn Tuấn

V

X

24

Thiên nhân Phạm Viên

V

X

25

Tả sử Nguyễn Lệnh Nghi

V

X

26

Đồng Hãng

V

X

27

Thiếu bảo Vũ Duệ

V

X

28

Thượng thư Nguyễn Thiệu Trí

V

X

29

Lê Tuấn Mậu

V

X

30

Nguyễn Tự Cường

V

X

31

Nguyễn Mẫn Đốc

V

X

32

Lê Vô Cương

V

X

33

Nguyễn Hữu Nghiêm

V

X

34

Nguyễn Vạn

V

X

35

Nguyễn Hữu Trung

V

X



36

Lê Công Truyền

V

X

37

Nguyễn Đôn

V

X

38

Nguyễn Tố Khuê

V

X

39

Nguyễn Kính Tuân

V

X

40

Nguyễn Duy Minh

V

X

41

Nguyễn Cảnh Quýnh

V

X

42

Võ Nhất Chi

V

X

43

Nguyễn Như Côn

V

X

44

Lê Đức Liêu

V

X

45

Nguyễn Thái Thường

V

X

46

Lương Phùng Thìn

V

X

47

Hy Tông

V

X

48

Dụ Tông

V

X

49

Thế Tông

V

X

50

Nguyễn Công Hãng

V

X

51

Ngô Thì Sĩ

V

X

52

Trần Doãn Trạch

V

X

53

Trần Danh Án

V

X


Qua bảng thống kê. có thể thấy 53 nhân vật xuất hiện trong Trần Lê ngoại truyện, không hề xuất hiện trong mục Tham bổ, Ngoại truyện, hay Phụ chú của QSDB, điều này giúp khẳng định giữa Trần Lê ngoại truyện QSDB không liên quan đến nhau như một số nhà nghiên cứu đi trước từng nhận định.


Các nhân vật trên được ghi chép thế nào. Chúng ta có thể điểm qua vài nét về các nhân vật trong Trần Lê ngoại truyện.

Hầu hết các nhân vật trong Trần Lê ngoại truyện được tác giả viết dưới dạng truyện ký, đây là sự kế thừa của thể loại văn học kí phát triển rực rỡ trong nửa cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19, trọng tâm là lấy con người làm đối tượng để phản ánh nghệ thuật. Như Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục của Nguyễn Án và Phạm Đình Hổ, Kiến văn lục của Vũ Trinh... Có thể thấy, các nhân vật trong Trần Lê ngoại truyện được xây dựng theo phương thức nghệ thuật với các motip điển hình như môtip thai sinh, một môtip phổ biến trong thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích; môtip thụ thai qua giấc mơ; môtip giấc mơ điềm báo ... . Mặc dù các môtip này được sử dụng trong cổ tích và thần thoại, nhưng ở các tác phẩm ghi chép truyền thuyết dân gian, chúng cũng được sử dụng như hạt nhân "kỳ ảo", góp phần tạo nên sự linh thiêng và tính hấp dẫn cho nhân vật. Đây cũng là phần giá trị nhất của tác phẩm.

Ví dụ môtíp thụ thai nhờ giấc mơ xuất hiện trong truyện về Thượng thư Nguyễn Công Đổng. Truyện kể rằng: “Thanh Lâm, Đồng Khê nhân, kì mẫu mộng kiến Thiên Vương sách mã chí gia nhi sinh, nhân dĩ Đổng danh…”(tờ 27a) (Dịch : Người ở Thanh Lâm, Đồng Khê, mẹ ông nằm mộng thấy Thiên Vương cưỡi ngựa đến nhà mà sinh ra ông, nhân đó đặt tên ông là Đổng).

Môtíp "gò thiêng" cũng thấy trong truyện kể về thượng thư Nguyễn Thiệu Trí: “ kì mẫu dĩ phương tục vi nghiệp, mỗi nhật xâm thần thị mại, kinh quá thôn bàng, thần đồng phụ, văn độc thư thanh, thị vãn quy lai, đa mại bính quả tiến chi. Kì đắc nhất đồng nam cập công, quả thông minh duệ lập đại sự.


(tờ 30b-31a) (Dịch nghĩa: Bà mẹ làm nghề dệt vải. Sáng sớm hàng ngày, khi mặt trời vừa lên liền đem vải ra chợ bán. Bà thường đi qua làng bên, cạnh đó có một gò đất thần đồng. [Một hôm] Bà nghe tiếng đọc sách. Khi chợ tan lúc trở về, bà mua nhiều hoa quả bánh trái đến dâng và cầu đảo ở gò đó. Quả nhiên sau này khi sinh con, đứa con rất thông minh, làm nên sự nghiệp lớn).

Môtíp giấc mơ đóng vai trò tiên tri, dự báo xuất hiện trong truyện về Nguyễn Như Côn: “Hàn Sơn nhân, du học Thăng Long xá vu Thanh Hoa Vũ Tốt gia cửu nhi bất lai, kì thê thừa dạ điều lộng bách đoan dục vi nhẫm tịch chi hoan, công cự chi thậm nghiêm. Dạ mộng thần nhân xưng thán vị : "Bất khi ám thất, khoa danh khả chỉ nhật hĩ". Cảnh Thống Nhâm Tuất khoa cử tiến sĩ vi Đoán sự, hậu bất sĩ Mạc, lão quy cố hương ưu du sơn thủy nhược vô hữu quan chức giả, nhân xưng vi xuất thế phật, thọ thất thập”. Dịch nghĩa: Như Côn là người ở Hàn Sơn, du học ở Thăng Long, trọ nhà Vũ Tốt nhà ở Thanh Hoa. Vũ Tốt về quê lâu mà không trở ra, khi đêm xuống người vợ (Vũ Tốt) lửa tình trăm mối, muốn cùng ông vui vẻ. Ông cương quyết cự tuyệt. Đêm nằm mộng thấy thần nhân khen là xứng đáng nói rằng: “Không làm việc mờ ám, khoa danh sau này có thể được vậy”. Năm Nhâm tuất niên hiệu Cảnh Sùng ông đỗ tiến sĩ làm chức Đoán sự. Sau ông không ra làm quan cho nhà Mạc. Về già trở lại quê hương có chí ngao du sơn thủy mà không muốn ra làm quan nữa. Mọi người gọi ông là ông phật xuất thế, ông thọ 70 tuổi)…

Môtíp người nói chuyện với vật, với yêu ma, là môtíp khá phổ biến trong truyện cổ tích, nhưng chúng cũng được sử dụng để xây dựng nhân vật trong Trần Lê ngoại truyện. Như truyện về Nguyễn Tổ Khuê (tờ 33b) vì lòng thương hại mà không giết con rắn mẹ đang mang thai nên được rắn hậu tạ bằng một viên ngọc quý, nuốt viên ngọc ấy vào bụng mà nhờ đó văn chương ngày một tiến bộ. Hay truyện Tiến sĩ Lê Công Truyền (tờ 33a) được mô tả là người có khả năng trị ma quái: ...Trong ấp có một cây cổ thụ trên đó có một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/09/2023