Định Dạng Mô Hình Liên Kết Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Tỉnh Trà Vinh Yêu Cầu Đối Với Mô Hình


Trong vùng chuyên canh không có hợp tác xã, hình thành nhóm nông hộ, trong đó có người đại diện làm trung gian ký kết mua bán giữa hộ nông dân và doanh nghiệp để tạo mối quan hệ mua bán bền vững giữa các bên. Đây là cách chia sẻ chi phí vận chuyển và giảm rủi ro mua bán do biến động giá cả.

Hình thành dịch vụ chuyển vận chuyển có sự góp vốn và nhân lực từ phía doanh nghiệp và hộ nông dân để tạo điều kiện cho những hộ nông dân xa doanh nghiệp, không thuộc vùng chuyên canh bán sản phẩm được thuận lợi hơn.

Khuyến khích ký kết hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp và hộ nông dân được bảo lãnh bởi cơ quan đại diện của chính quyền, cam kết hỗ trợ tài chính cho cả hai bên bằng hình thức cho vay ưu đãi để bù đắp thiệt hại khi xảy ra rủi ro do biến động sản lượng và giá cả. Đồng thời, có hình thức xử phạt khi vi phạm hợp đồng bằng cách rút giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, ngưng các hình thức hỗ trợ khác đối với hộ nông dân vi phạm hợp đồng, bao gồm cả các khoản trợ cấp, cho vay tín dụng ưu đãi,…

Chính quyền sẽ ưu tiên hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho các hộ nông dân có ký kết hợp đồng mua bán với doanh nghiệp, và tiến hành đánh giá định kỳ về hiệu quả hợp tác giữa hai bên.

Nhu cầu về liên kết trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn tỉnh Trà Vinh là một vấn đề hết sức quan trọng và phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của

Tỉnh. Tuy nhiên, ở

Trà Vinh vấn đề

liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông

nghiệp, nông thôn đều do thị trường quyết định theo cơ chế kinh tế thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Liên kết “bốn nhà” ở Trà Vinh chưa có cơ chế rõ ràng để phân định vai trò, trách nhiệm, quyền lợi (lợi ích kinh tế) của mỗi nhà và khai thác có hiệu quả, ảnh hưởng hỗ tương của liên kết để giúp cho nông dân nhanh chóng hội nhập.

Nguồn vốn ít và chưa có sự tập trung để xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, nhằm tăng nhanh phát triển kinh tế nông nghiệp. Tăng nguồn vốn, đào tạo tay nghề, nâng cao trình độ sản xuất và quản lí cho tầng lớp thanh niên nông thôn, tạo ra một lực lượng sản xuất trẻ khoẻ với tư duy mới và năng động hơn.

Chưa có chính sách chia sẻ rủi ro giữa các “Nhà”, đặc biệt với nông dân khi có cấn đề xảy ra trong sản xuất nông nghiệp như: thiên tai, dịch bệnh, thừa cung...


Từ các nội dung phân tích hiện trạng cho thấy về bản chất mô hình liên kết kinh tế nông nghiệp là mô hình liên kết theo các khâu sản xuất trong quy trình sản xuất; Kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Trà Vinh.

Bản chất mô hình liên kết khu vực kinh tế nông thôn Trà Vinh là mô hình liên kết các ngành, các vùng trong nội dung tổ chức sản xuất thống nhất của kinh tế tỉnh Trà Vinh.

Các vấn đề tồn tại, phát sinh cần giải quyết trong tạo lập, phát triển các quan hệ liên kết kinh tế nông nghiệp, nông thôn Trà Vinh.

Thnht: Hầu hết các nhu cầu liên kết trong hoạt động của các đơn vị kinh tế nông hệ sản xuất nông sản nguyên liệu phát sinh theo cảm tính nên chưa tạo được động lực, sự quan tâm cần thiết trong điều chỉnh hành vi của các hộ thực hiện tốt vai trò chức năng của mình trong đảm bảo sự ổn định, bền vững của các quan hệ liên kết tham gia.

Thhai: Các nội dung hình thức liên kết đã thực hiện có độ mở không lớn không tập hợp, bao trùm được hết hoạt động và nhu cầu liên kết của các chủ thể tham gia vào quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu tỉnh Trà Vinh.

Thba: Cấu trúc doanh nghiệp và năng lực các doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh chưa đảm bảo sự tương thích cần thiết với thực hiện nhu cầu liên kết, nội dung liên kết kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Trà Vinh.

Thtư: Vai trò, giá trị đích thực các thành phần kinh tế trong liên kết chưa phát huy được.


CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH‌


4.1.Định dạng mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh Yêu cầu đối với mô hình

Mô hình phải tạo được tác động bao trùm các hoạt động và nhu cầu liên kết trong hoạt động của hầu hết các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp có tham gia vào quá trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của tỉnh Trà Vinh.

Các bộ phận cấu thành cơ bản của mô hình

Mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn tỉnh Trà Vinh phải hướng đến các nhu cầu:

- Kết nối các ngành Nông nghiệp, Công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong khu vực kinh tế nông thôn tỉnh Trà Vinh theo kế hoạch phù hợp, hiệp tác hành động thống nhất để thực hiện có hiệu quả các khâu sản xuất thuộc qui trình sản xuất. Nhu cầu này phát sinh từ thực tiễn các đơn vị kinh tế nông hộ, các doanh nghiệp nông nghiệp chế biến, thương mại phân tán theo các vùng khác nhau, các đơn vị sản xuất nguyên liệu nông sản bố trí tại các huyện: Càng Long, Duyên Hải, Trà Cú, Tiểu Cần, trong khi đó các đơn vị thương mại, dich vụ hầu hết tập trung trên địa bàn thị xã Trà Vinh tạo nên khoảng cách từ 40 – 70 km. Khoảng cách địa lý này đã tạo khó khăn rất lớn trong tổ chức các quan hệ sản xuất giữa các chủ thể tham gia vào các khâu sản xuất chuyên môn hóa. Từ đây, đã phát sinh nhu cầu liên kết để hạn chế, giảm thiểu tác động tiêu cực tạo ra từ sự gián đoạn về không gian địa kinh tế nói trên.

- Nhu cầu tạo sự kết nối giữa các vùng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp

chế biến, thương mại các sản phẩm nông sản chủ yếu để tạo sự kết nối hệ

thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống cơ sở hạ tầng trên toàn khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng trong phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Trà Vinh.

Thực tế phát triển cho thấy, khoảng cách không gian giữa các đơn vị sản xuất không những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất mà còn giảm khả năng tạo sự kết nối, liên thông sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật giữa các vùng sản xuất chuyên môn hóa. Mặt khác, không khai thác, phát huy


được lợi thế, tiềm năng kinh tế của từng vùng trong phát triển. Chính vì vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn tỉnh Trà Vinh đã phát sinh nhu cầu liên kết đó là nhu cầu liên kết theo vùng.

- Nhu cầu liên kết giữa các doanh nghiệp trong hệ thống kinh tế để thực hiện hoàn chỉnh các nội dung liên kết ngành, liên kết vùng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do mọi hoạt động của doanh nghiệp đề thuộc một ngành chuyên môn hóa cụ thể và bố trí trên một không gian nhất định cho nên tổ chức các hoạt động thực hiện các nội dung liên kết ngành, liên kết vùng trong sản xuất – kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của khu vực kinh tế nông thôn được tiến hành trên cơ sở tổ chức liên kết hoạt động của các doanh nghiệp, các ngành trên không gian của vùng từ đó phát sinh nhu cầu: thực hiện sự liên kết doanh nghiệp theo nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất hoạt động ngành – địa phương –vùng trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của khu vực kinh tế nông thôn tỉnh Trà Vinh.

Để tổ chức các nội dung liên kết thỏa mãn nhu cầu liên kết phát sinh trong hoạt động sản xuất – kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Mô hình vận dụng các hình thức tổ chức liên kết sau:

- Vận dụng các hình thức liên kết hỗn hợp trong tổ chức quan hệ, các nội dung liên kết doanh nghiệp thực hiện các khâu sản xuất chuyên môn hóa theo quy trình sản xuất – kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Cụ thể:

 Vận dụng hình thức liên kết hiện đại – truyền thống dân gian trong thực hiện các nội dung: quan hệ liên kết mang tính chất thương mại hàng hóa trong tổ chức đảm bảo cung ứng các yêu cầu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của các đơn vị sản xuất nguyên liệu nông sản và các đơn vị chế biến, thương mại nông sản trên địa bàn khu vực kinh tế nông thôn; Các nội dung quan hệ liên kết trong hoạt động hỗ trợ vốn, tài chính và cung ứng lao động cho các đơn vị kinh tế nông hộ trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn khu vực nông thôn.

 Vận dụng hình thức liên kết – nhà nước trong thực hiện vác nội

dung tổ chức liên kết ngành, liên kết vùng, việc tổ chức các nội dung liên kết

ngành, liên kết vùng đòi hỏi phải sử dụng các công cụ kế hoach, chương trình, dự án trong tổ chức thực hiện tập trung, thống nhất, bền vững các quan hệ liên kết ngành, vùng cho nên cần sử dụng hình thức liên kết nhà nước trong tiến hành thực hiện các nội dung liên kết trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn tỉnh Trà Vinh.


4.2. Mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh theo xu hướng phát triển bền vững.


Trà Vinh

Từ các sự

định dạng trên, để

đưa vào

ứng dụng trong sản xuất nông

nghiệp, nông thôn tỉnh Trà Vinh cần phải có cụ thể các mô hình phù hợp với từng sản phẩm cụ thể.

Về lý thuyết, các mô hình liên kết kinh doanh được phân chia căn cứ vào chủ thể liên kết như hộ nông dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp, thương lái, đại lý, các tổ chức tín dụng, các nhà khoa học; số lượng chủ thể tham gia trong liên kết, đối tượng liên kết như nguyên vật liệu, vốn, kỹ thuật, đất đai, lao động; và một số cam kết chủ yếu giữa các chủ thể như ký kết hợp đồng, kiểm soát giá cả. Theo đó, có thể đề xuất các dạng mô hình liên kết “ bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn tỉnh Trà Vinh là: mô hình liên kết thông qua hợp đồng kinh tế, mô hình liên kết, tích tụ ruộng đất; mô hình cánh đồng mẫu, mô hình đa thành phần, mô hình trung gian, mô hình phi chính thức…

Các mô hình này có thể

áp dụng vào từng ngành cụ

thể

trong sản xuất nông

nghiệp. Việc lựa chọn mô hình liên kết của các chủ thể tham gia liên kết ở dạng mô hình nào sẽ được dựa trên mô hình có giá trị liên kết cao nhất, phù hợp với ngành nhất.

4.2.1. Mô hình liên kết thông qua hợp đồng kinh tế

Từ thực tế trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh và xuất phát từ nhu cầu liên kết giữa bốn nhà, cần phải có một sự ràng buộc, đó chính là các hợp đồng trong liên kết. Cụ thể:

- Hợp đồng tiêu thụ nông sản với giá thòa thuận theo thời điểm, với mô hình này chủ yếu là nông dân và doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro khi giá nông sản tăng hoặc giảm. Hợp đồng tiêu thụ nông sản theo giá sàn, nếu giá thị trường thấp hơn giá sàn thì doanh nghiệp phải mua sản phẩm của nông dân theo giá sàn, nhưng nếu giá thị trường cao hơn giá sàn thì doanh nghiệp phải mua theo giá thị trường. Theo phương thức này doanh nghiệp dễ gặp rủi ro, bị động, thiếu vốn mua dự trữ và dễ bị thua lỗ. Vì vậy, khi có những diễn biến của thị trường không có lợi cho doanh nghiệp thì vai trò của Nhà nước thể hiện rất rõ, đó là sự tham gia thu mua dự trữ hay hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp.

- Hợp đồng tiêu thụ nông sản theo giá cố định, giá cả cố định được doanh nghiệp ký kết với nông dân thường cao hơn 15 – 20% so với giá thị trường, đồng thời cung ứng vật tư, giám sát kỹ thuật, khuyến nông…Do đó, khuyến khích nông


dân với doanh nghiệp. Trong hợp đồng này, khi giá cao hơn hay thấp hơn thì lãi cùng hưởng và ngược lại lỗ cùng chia. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng khuyến khích nông dân và doanh nghiệp tham gia bảo hiểm giá thành sản xuất, giá thu mua nông sản theo định hướng.

4.2.2. Mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hướng bền vững

Mô hình này đòi hỏi phải có sự đồng bộ, thống nhất giữa các chủ thể liên kết, đối với nông dân các địa phương phải đồng loạt thực hiện các quy trình trồng trọt, chăn nuôi…đồng thời các doanh nghiệp và nhà khoa học hỗ trợ về mặt kỹ thuật, phân bón, thức ăn gia súc. Với mô hình liên kết trong sản xuất lúa cũng như nuôi trồng thủy hải sản ở Trà Vinh, các doanh nghiệp cung ứng vật tư cho quá trình sản xuất với mức giá ưu đãi, cho trả chậm và cung ứng đúng, đủ. Ngoài ra các Nhà khoa học, các doanh nghiệp còn cử cán bộ, kỹ thuật hướng dẫn nông dân trong quá trình sản xuất, và tất cả quy trình sản xuất đều phải đáp ứng các tiêu chí thực hành nông nghiệp tốt, gọi tắt là GAP.

Mối quan hệ liên kết giữa các hộ nông dân với các chủ thể theo các đối tượng liên kết được mô tả trong sơ đồ sau: (mô hình sản xuất gạo)


Đối tượng liên kết chủ yếu trong mô hình này là các sản phẩm đầu vào như 1


Đối tượng liên kết chủ yếu trong mô hình này là các sản phẩm đầu vào như nguyên vật liệu, vốn và kỹ thuật. Theo sơ đồ trên, về nguyên vật liệu, trong ngành trồng lúa ở Trà Vinh hiện nay không còn hình thức hỗ trợ nguyên vật liệu như trong ngành trồng nấm rơm (meo, thuốc), nuôi trồng thủy sản (giống, thức ăn), mà hộ nông dân sẽ mua từ các đối tác khác như hạt giống và lúa giống từ các hộ gia đình xung quanh hoặc trung tâm khuyến nông, mua phân bón và thuốc trừ sâu từ các cơ sở kinh doanh hoặc đại lý ở địa phương. Về vốn, hộ nông dân có thể nhận được sự hỗ trợ vốn từ nhiều nguồn khác nhau như vay vốn từ hộ gia đình xung quanh, ngân hàng; nhận vốn hỗ trợ từ doanh nghiệp; hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất kinh doanh và đại lý bằng hình thức mua hàng thanh toán sau khi thu hoạch các loại nguyên vật liệu như phân bón và thuốc trừ sâu. Về kỹ thuật, hàng năm các tổ chức như Trung tâm khuyến nông phối hợp với một số đơn vị khác tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa mới cho các hộ nông dân, đồng thời, trong năm các tổ chức này cũng tiến hành khảo sát trực tiếp trên cánh đồng lúa của hộ và có những hỗ trợ kỹ thuật cần thiết. Căn cứ vào các đặc điểm này, những hộ nông dân có giá trị liên kết cao nhất theo ba đối tượng liên kết trên thì sẽ được xếp vào mô hình tập trung hóa.

 Mô hình tích tụ ruộng đất

Theo mô hình này, hộ nông dân sẽ nhận được hỗ trợ đất đai từ các chủ thể khác có thể bằng hình thức cho mượn đất không tính lãi, hoặc cho thuê đất có tính lãi, hoặc khoán đất từ hợp tác xã hay doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngoài một hộ gia đình nhận đất từ hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh, hầu hết các hộ nông dân ở Trà Vinh chỉ nhận được sự hỗ trợ này từ các hộ gia đình xung quanh hoặc một số cơ sở sản xuất kinh doanh bằng hình thức thuê đất tính lãi hàng năm trên mỗi ha đất thuê. Nếu những hộ gia đình có giá trị liên kết đất đai cao hơn so với các liên kết khác thì sẽ thuộc mô hình tích tụ ruộng đất.

Đối với tỉnh Trà Vinh trong sản xuất nông nghiệp hiện nay cần phải sản xuất theo quy mô lớn, đặc biệt là trong sản xuất lúa và nuôi tôm. Bên cạnh đó, Trà vinh cần phải có sự chỉ đạo quy hoạch tổng thể ngành và các ngành hàng trong sản xuất nông nghiệp, để có các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tạo ra những cánh đồng lớn với những thửa ruộng liên kết, xóa bỏ ruộng nhỏ, manh mún. Mô hình này tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đồng thời dễ đầu tư cho thủy lợi nội đồng, giao thông nông thôn, cải tạo đồng ruộng, đảm bảo cho việc lưu thông máy móc và hàng hóa, đảm bảo tưới tiêu chủ động. Cụ thể: trong nuôi trồng thủy sản


hiện nay ở tỉnh Trà Vinh, nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nước cùng liên kết theo hình thức này, nghĩa là các hộ nông dân có đất nhưng không đủ vốn để sản xuất, họ góp đất, hoặc cho các doanh nghiệp hoặc nhà khoa học thuê để nuôi trồng thủy sản và sau đó chia lợi nhuận.

 Mô hình trung gian

Mô hình này được xác định chủ yếu dựa trên chủ thể trung gian mua bán sản phẩm đầu ra và đầu vào của hộ nông dân là các thương lái, cơ sở sản xuất kinh doanh (trạm thu mua). Kết quả khảo sát cho thấy, hộ nông dân sẽ bán toàn bộ sản phẩm lúa sau khi thu hoạch cho doanh nghiệp thông qua một trung gian, có thể là thương lái hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (trạm trung gian), tùy theo giá cả từng mùa vụ. Các cơ sở sản xuất kinh doanh hay trạm thu mua thường là các nhà máy, cơ sở xay xát lúa gạo (bao gồm cả cơ sở thuộc sở hữu của doanh nghiệp và không thuộc sở hữu của doanh nghiệp). Do đó, hộ nông dân tham gia mô hình trung gian sẽ có giá trị liên kết cao nhất trong mua bán với thương lái và cơ sở sản xuất kinh doanh, hay trạm thu mua.

Tham gia liên kết kinh tế theo mô hình tập trung hóa và mô hình trung gian xét trên qui mô doanh thu và lợi nhuận bình quân, kết quả sản xuất kinh doanh

cũng thể

hiện đây là hai mô hình liên kết kinh tế

phù hợp với sản xuất nông

nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh, có doanh thu và lợi nhuận bình quân hộ cao hơn nhiều so với các mô hình khác. Nếu xét trên tỉ suất lợi nhuận bình quân hộ, hộ nông dân trong mô hình tập trung hóa vẫn đạt hiệu quả sản xuất cao hơn tỉ lệ bình quân của tất cả các nông hộ khác. Tuy nhiên, tỉ suất lợi nhuận bình quân của hộ trong mô hình trung gian có thể đem lại kết quả thấp hơn so với mô hình đa thành phần.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022