Nghiên cứu - ứng dụng mô hình liên kết bốn nhà vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh - 18


cả về kiến thức công nghệ và cả kỹ năng kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới.

Ba là, xây dng văn hóa doanh nghip ngày càng tiến bộ. Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập

quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình

cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp. Dù có liên kết hay không liên kết thì nhà doanh nghiệp cũng phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp để tồn tại và phát triển bền vững, nhưng khi đã tham gia liên kết “bốn nhà” thì doanh nghiệp đã có đối tác rõ ràng và tương đối ổn định, đó là nhà

nông và nhà khoa học có đặc điểm văn hóa ứng xử khá đặc biệt. Đối với nhà

nông, đặc điểm văn hóa của họ nói chung là trọng tình, trọng nghĩa, có lòng nhân ái, dễ tin nhưng cũng dễ mất lòng tin, dễ thỏa mãn miễn là đạt được lợi ích có thể chấp nhận. Do đó, cách ứng xử của doanh nghiệp và nhân viên của doanh nghiệp với nhà nông phải lấy tình cảm, tạo lòng tin để giữ cho liên kết “bốn nhà” được bền vững. Đối với nhà khoa học, đặc điểm văn hóa theo kiểu nhà trí thức, tài cao học rộng, biết nhiều, có lòng tự trọng và tự tin nhưng cũng dễ bảo thủ với chính

kiến của mình nên cách xử sự của doanh nghiệp và cán bộ, nhân viên doanh

nghiệp phải rất tế nhị, biết tôn trọng họ, không làm điều gì chạm tới lòng tự ái của họ, khi gặp ý kiến không đồng nhất thì phải bình tĩnh trao đổi và giải quyết có lý có tình. Chính nhờ liên kết “bốn nhà” mà doanh nghiệp xây dựng được văn hóa doanh nghiệp vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại, đảm bảo phù hợp với đặc điểm dân tộc và xu thế thời đại, lan tỏa sang các nhà trong liên kết, được các nhà trong liên kết thừa nhận và vun đắp ngày một tốt đẹp hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Bn là, đi mi và xây dng tchc và nhân sphù hp vi liên kết bn nhà. Một cơ chế kinh tế và quản lý kinh tế luôn đi liền với một tổ chức bộ máy và nhân sự tương ứng. Khi doanh nghiệp tham gia liên kết “bốn nhà” tất yếu phải thay đổi tổ chức và nhân sự cho phù hợp với hoạt động liên kết. Khi chưa


Nghiên cứu - ứng dụng mô hình liên kết bốn nhà vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh - 18

liên kết, bộ máy và nhân sự của doanh nghiệp phải tập trung vào việc tìm nguồn hàng trong nước, phải rải ra trên toàn vùng nguyên liệu, có nhiều cán bộ “nông vụ” bám sát sản xuất của nhà nông nên bộ máy và nhân sự khá cồng kềnh. Sau khi liên kết “bốn nhà”, đối tác đầu vào đã tương đối ổn định, họ hoạt động theo hợp đồng đã cam kết, không đòi hỏi lực lượng bám nông dân nhiều như trước đây, mà doanh nghiệp phải tập trung vào giải quyết đầu ra, nhất là đầu ra cho xuất khẩu sản phẩm của mình. Vì đây là khâu khá phức tạp và dễ xẩy ra tranh chấp, kiện cáo. Chính điều đó đã tác động tới việc đổi mới tổ chức và bộ máy của doanh nghiệp theo hướng gọn và tinh, cán bộ của doanh nghiệp vừa phải có tâm khi tiếp cận với nông dân, là những người lấy niềm tin làm trọng, vừa phải có tầm đủ sức tiếp cận với các đối tác phía đầu ra đã quen hoạt động trên thị trường thế giới rất năng động và chuyển biến mau lẹ.

Bốn tác động tích cực đã nêu trên đây đối với doanh nghiệp khi liên kết “bốn nhà” chỉ mang tính lý thuyết, bởi vì trên thực tế cho tới nay liên kết “bốn nhà” đã qua 8 năm vẫn còn lỏng lẻo và hiệu quả chưa cao, cũng có nghĩa rằng, bốn tác động tích cực đối với doanh nghiệp vẫn chưa được phát huy và trở thành

hiện thực. Như báo Lao Động đã viết:” Quyết định 80 của Chính phủ về chính

sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng ban hành đã khoảng 8 năm. Ấy nhưng tới nay, sự liên kết này - nhất là giữa nhà nông và doanh nghiệp - vẫn còn rất lỏng lẻo...

Trong khi tác động tích cực chưa được phát huy thì những tác động tiêu cực của liên kết “bốn nhà” lại hiện rõ, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh cũng như phát huy vai trò đầu tàu trong liên kết.

Nhng tác đng tiêu cc, có thể kể ra một số điểm sau đây:

Mt là, tác đng ca sn xut nông nghip có nhiu khó khăn và li nhun thp. Doanh nghiệp liên kết “bốn nhà” để thúc đẩy tiêu thụ nông sản cho nông dân, tức là đầu tư vào nông nghiệp, nhưng nông nghiệp lại là ngành sản xuất cực nhọc, một nắng hai sương, chịu nhiều thiên tai, dịch họa, có tỷ suất sinh lợi thấp, do đó có rất ít nhà đầu tư bỏ vốn vào phát triển nông nghiệp, mặc dầu đây là ngành kinh tế có vai trò và vị trí cực kỳ quan trọng, cả về kinh tế và cả về chính trị xã hội: “phi nông bất ổn” Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thực trạng thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hiện còn rất hạn chế. Đầu tư của khối doanh nghiệp dân doanh vào nông nghiệp, nông thôn mới chỉ chiếm 13-14% và khối doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mới chỉ chiếm 3-4% tổng mức


đầu tư. Đối với nhà doanh nghiệp, dù có tâm trong sáng muốn góp phần vực nông nghiệp và nông dân lên cao để thực hiện mục tiêu đưa đất nước trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 nhưng mục tiêu doanh nghiệp lại là lợi nhuận cao, nếu đầu tư vào nông nghiệp và tham gia liên kết “bốn nhà” thì họ phải chấp nhận khó khăn, vất vả, có nhiều rủi ro, lợi nhuận lại thấp, có khả năng thua lỗ thì liệu họ có ý chí và quyết tâm liên kết “bốn nhà” hay không. Dấn thân vào nông nghiệp là một sự thử thách lớn đối với nhà doanh nghiệp, ai vượt qua thì sẽ thành đạt nhưng nhìn chung các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đều gặp khó khăn và thu lợi thấp. Theo Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp, nông thôn thì đến cuối năm 2006, cả nước có chỉ có 2.399 doanh nghiệp nông ,lâm, thủy sản, bằng 1,83% số doanh nghiệp cả nước, trong đó có 23,6 % doanh nghiệp nhà nước, hoạt động kém hiệu quả, 20% doanh nghiệp nhà nước này làm ăn thua lỗ, số nợ phải trả chiếm 56% doanh thu; có 71% là doanh nghiệp tư nhân, 90% số doanh nghiệp tư nhân này là doanh nghiệp nhỏ và vừa, 70% mới thành lập, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, khả năng tiếp cận thị trường và tiếp cận thông tin kém. Còn doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông. lâm. thủy sản chỉ chiếm 7,1% tổng số vốn và 13,7% tổng số vốn đầu tư. Những khó khăn của nền nông nghiệp nước nhà

không chỉ tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành nông

nghiệp mà thông qua những khó khăn, thua lỗ của các doanh nghiệp này còn tác động tới các doanh nghiệp đang muốn đầu tư vào nông nghiệp và tham gia liên kết “bốn nhà”.

Hai là, đi tác liên kết ca doanh nghip chyếu là nông dân chưa quen làm ăn bài bn thông qua hp đng. Nông dân ta nói chung có những đức tính rất tốt, cần cù, chịu khó, dễ tin, chân thật, nhưng qua nhiều đời họ quen với lối sống cá thể, tự cung, tự cấp, nhờ vào may rủi là chính. Đặc biệt họ không chỉ hạn chế về kiến thức kỹ thuật công nghệ và kinh doanh trên thương trường mà còn chưa quen lối làm ăn bài bản thông qua hợp đồng nên dễ phá vỡ hợp đồng.

Theo các nhà quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thì ''nhà nông'',

bộc lộ rõ nhất là sự hạn chế về trình độ học vấn. Chính điều này đã tạo nên tâm lý e ngại khi tiếp xúc với các ''nhà'' khác. Đa số nông dân Việt Nam vẫn chưa gạt bỏ được tư tưởng ham lợi trước mắt và không tính toán được chiến lược lâu dài. Do nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật nên họ rất dễ vi phạm hợp đồng trong quá trình liên kết. Trên thực tế đã xuất hiện một số trường hợp ''nhà nông'' giật nợ làm cho nhiều ''nhà doanh nghiệp'' thiếu tin


tưởng trong quá trình đầu tư. Phổ biến hơn là tình trạng nhiều hộ nông dân mặc dù ký hợp đồng nhận đầu tư ứng trước của doanh nghiệp, nhưng khi giá thị trường biến động, lại sẵn sàng bán nông sản cho tư thương hoặc doanh nghiệp khác với giá cao hơn. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, nhiều doanh nghiệp không đầu tư vùng nguyên liệu, không trực tiếp ký hợp đồng tiêu thụ với nông dân, việc mua sản phẩm tùy theo diễn biến thị trường nên diễn ra tình trạng tranh mua, tranh bán đã tác động đến tâm lý của nông dân dẫn đến tình trạng phá vỡ hợp

đồng. Chính điều đó cũng làm cho nhà doanh nghiệp sợ rủi ro, nhất là doanh

nghiệp tư nhân, họ không chỉ thiếu sự quan tâm, hỗ trợ của các ''nhà'' khác mà còn phải chịu rủi ro cao khi ứng vốn cho nông dân.. Khi gặp rủi ro do thiên tai hay các nguyên nhân bất khả kháng khác, nông dân không trả được nợ cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp kéo dài thời gian nợ ngân hàng làm tăng lãi suất vốn vay, giá thành sản phẩm chế biến tăng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp khi ký hợp đồng còn ngần ngại đầu tư cho sản xuất, kinh doanh nông - lâm - ngư nghiệp.

Ba là, tác đng ca cơ chế thtrường chưa hoàn thin nước ta ti hot đng ca doanh nghip trong liên kết “bn nhà”. Nghị Quyết 80/2002 ra đời khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới là một thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa và khai thác lợi

thế

so sánh của nền nông nghiệp nhiệt đới. Tuy nhiên, do cơ

chế

kinh tế

thị

trường nước ta mới mới được khôi phục, còn mang nặng tính manh nha, chưa hoàn thiện nên các hiện tượng lừa lọc, chụp giật còn khá phổ biến, nhất là trong nông nghiệp. Những hiện tượng giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường gây hại cho nhà nông cũng chính là tác động tiêu cực tới nhà doanh nghiệp tham gia liên kết “bốn nhà”. Hàng nông sản tươi và hàng nông sản chế biến kêm chất lượng ngày càng phổ biến trên thị trường, không chỉ là nỗi kinh hoàng của hàng triệu người tiêu dùng mà ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp liên kết “bốn nhà” đem sản phẩm của nhà nông ra thị trường. Rồi nạn nhập khẩu nông sản qua biên giới với giá rẻ nhưng kém chất lượng và độc hại cũng tác động không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, trên bình

diện thị

trường thế

giới, khi nước ta đã gia nhập WTO, nước ta và các doanh

nghiệp phải nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết với WTO, trong đó quy định cấm trợ cấp cho xuất khẩu nhưng các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật, EU vẫn trợ cấp cho nông nghiệp với nguồn tài chính rất lớn, hoặc áp đặt thuế bán phá


giá đối với hàng nông thủy sản của nước ta, gây thiệt thòi lớn cho các doanh nghiệp tham gia liên kết “bốn nhà”.để tiêu thụ nông sản cho nhà nông.

Bn là, nhng bt cp trong qun lý nhà nước đi vi nông nghip cũng tác đng tiêu cưc không nhti doanh nghip tham gia liên kết “bn nhà”. Nói đến quản lý nhà nước đối với liên kết “bốn nhà” cũng là nói quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và đối với nông nghiệp nói riêng. Phải thừa nhận rằng, sau đổi mới 1986, và nhất là những năm gần đây, quản lý nhà nước về nông nghiệp đã có những đổi mới tiến bộ và đã có tác dụng thúc đẩy phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đạt thành tích cao. Tuy nhiên, quản lý nhà nước về nông nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nghị Quyết Trung ương 7 khóa X đã chỉ ra: “cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực này(nông nghiệp, nông dân, nông thôn) thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ trương, chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm được điều chỉnh, bổ sung kịp thời; đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; tổ chức chỉ đạo thực hiện và công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, yếu kém; vai trò của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nhiều nơi còn hạn chế”. Điều đáng nói là đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn rất hạn chế, năm 2000 đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp là 13,5% đến năm 2006 chỉ còn 7,5%, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài không đáng kể, chỉ

3-4%, trong đó đầu tư

từ ngân sách nhà nước rất thấp. Tất cả

những hạn

chế.trong quản lý nhà nước đối với nông nghiệp và nông dân có tác động rất lớn tới doanh nghiệp tham gia liên kết “bốn nhà”.

4.3.4. Giải pháp tăng cường năng lực cho Nhà nông, Nhà khoa học và Doanh nghiệp

Nâng cao năng lực cho Nhà nông, Doanh nghiệp và Nhà khoa học là chiến lược lâu dài nhằm tăng cương liên kết giữa các Nhà. Trong những năm qua năng lực của các Nhà đã được cải thiện thông qua các chương trình tập huấn khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật sản xuất; đặc biệt là Nhà nông. Tuy nhiên đây vẫn là một trong nhưng trở ngại lớn nếu muốn tăng cường liên kết giữa các Nhà. Vì vậy, mỗi địa phương tiếp tục thực hiện các chính sách và giải pháp tăng cường năng lực thông qua phát triển giáo dục và đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao năng lực các Nhà. Cụ thể như sau:


Với nhà nông

1) Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh xuất phát từ chính nhu cầu của nông dân. Nội dung tập huấn cần xuất phát từ chính “đơn đặt hàng” của Nhà nông;

2) Đảm bảo cho các Nhà được tham gia một cách thường xuyên các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật tiến bộ;

3) Tổ chức và khuyến khích hình thành các nhóm, tổ liên kết trong phổ biến, trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ trong thôn, xã. Đây là cầu nối quan trọng giữa Nhà khoa học và Nhà nông trong chuyển giao kỹ thuật;

4) Tổ chức các chuyến thăm quan mô hình điểm có khả năng vận dụng tại địa phương từ quỹ hỗ trợ của khuyến nông xã, huyện và nguồn vận động đóng góp từ chính Nhà nông;

5) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của Nhà nông về tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng, xây dựng mối liên kết bền vững giữa Nhà nông và các Doanh nghiệp cung ứng đầu vào cũng như các Doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản;

6) Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin thị trường cho Nhà nông thông qua hệ thống thông tin truyền thanh tại cơ sở.

Với nhà khoa học

1) Hoàn thiện hệ

thống văn bản về

bảo vệ

quyền sở

hữu trí tuệ; tập huấn,

hướng dẫn các Nhà khoa học đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;

2) Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật cho Nhà khoa học; và bổ sung chính sách hỗ trợ thu nhập, thù lao… cho Nhà khoa học khi thực hiện liên kết với các Nhà;

3) Địa phương có chính sách hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, thực hiện mô hình trình diễn;

4) Tập huấn nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho đội ngũ các Nhà khoa học chuyên sâu về kỹ thuật nhằm chuyển giao công nghệ đến các Nhà.

Với doanh nghiệp

1) Mở các lớp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho các chủ Doanh nghiệp;

2) Nâng cao vai trò hoạt động của các hiệp hội chăn nuôi, trồng trọt tại địa phương nhằm tăng cường tính liên kết giữa các Doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực kinh doanh;


3) Ưu tiên, khuyến khích các Doanh nghiệp thực hiện các mô hình trình diễn mới

trong sản xuất. Doanh nghiệp tham gia các mô hình trình diễn mới được hỗ trợ chi phí, được các Nhà khoa học thuộc trung tâm khuyến nông các cấp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hỗ trợ trong quá trình sản xuất, thu hoạch…

4.3.5. Đổi mới phương thức hợp đồng và tăng cường hiệu lực thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản theo đúng các quy định của pháp luật.

Hợp đồng thu mua nguyên liệu cần được đổi mới theo phương thức: Doanh nghiệp thực hiện hình thức ứng trước vốn, vật tư (cây, con giống, thức ăn..), hỗ trợ kỹ thuật công nghệ và trực tiếp tiêu thụ hàng hóa nông sản; liên kết sản xuất trong đó hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên kết, liên doanh với doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp thuê đất, sau đó nông dân được sản xuất trên mảnh đất đã góp cổ phần liên doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản nguyên liệu cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp…

Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa giữa các doanh nghiệp với nhà nông phải là hợp đồng mở và phải được ký ngay từ đầu vụ, đầu năm hoặc đầu chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong đó giá mua nông sản cho nông dân phải là giá sàn bình quân tại thời điểm thu mua. Bãi bỏ lối tư duy thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản với giá cứng nhắc lúc ký kết, loại bỏ yếu tố thị trường làm nảy sinh vấn nạn vi phạm hợp đồng do tác động biến động giá đã kéo dài nhiều năm. Và, trong mỗi hợp đồng cần phải có điều khoản quy định tỷ lệ chia sẻ lợi ích và rủi ro khi có chênh lệch về giá do có biến động thị trường để các bên có sự ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau. Khi nào lợi ích của nông dân liên quan mật thiết, tỉ lệ thuận với lợi ích doanh nghiệp và ngược lại thì mô hình liên kết 4 nhà khi đó thật sự mới phát huy hiệu quả đích thực. Để đảm bảo xây dựng một mối quan hệ hợp tác bền vững, điều mấu chốt chính là việc xử lý hài hoà lợi ích của cả hai phía trong quan hệ làm ăn.

Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa nói chung phải bảo đảm tư cách pháp nhân giữa hai bên ký kết, do đó:

+ Nhà nước đưa ra chế tài quy định rõ các doanh nghiệp chế biến chỉ thu mua nguyên liệu của những người sản xuất nào đã ký hợp đồng bao tiêu và không

tổ chức thu mua nguyên liệu của những người nuôi tự phát, trôi nổi trên thị

trường.


+ Hợp đồng bao tiêu sản phẩm phải đảm bảo đúng nội dung và hình thức của pháp luật. Cần có các chế tài mạnh để xử lý các hành vi phá vỡ hoặc vi phạm hợp đồng như: ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản mà người sản xuất đã ký với doanh nghiệp khác; tranh mua nông sản hàng hóa của nông dân mà doanh nghiệp khác đã đầu tư phát triển sản xuất; không mua bán nguyên liệu không đúng thời gian, không đúng địa điểm như đã cam kết hay lợi dụng tính độc quyền của bao tiêu để mua giá không đúng như đã ký kết trong hợp đồng. Trong hợp đồng phải ghi rõ đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan.

+ Tất cả các hợp đồng bao tiêu được ký kết giữa doanh nghiệp chế biến và người sản xuất phải có sự chứng thực của đại diện chính quyền địa phương mới có giá trị pháp lý. Trong quá trình thực thi hợp đồng cần có sự giám sát của chính quyền địa phương, đặc biệt của chính quyền cấp xã. Chính quyền cấp xã phải coi việc phát triển liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và người sản xuất nguyên liệu thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng

của chính quyền địa phương, vì họ là người hiểu rõ tình hình hoạt động của

người sản xuất cũng như biết rõ doanh nghiệp chế biến nào ký hợp đồng ở địa phương mình, đồng thời là người xác nhận và chỉ đạo thực hiện pháp lý của hợp đồng. Làm được điều này sẽ khắc phục được tình trạng hợp đồng không có giá trị về mặt pháp lý.

+ Khi có tranh chấp về hợp đồng thì chính quyền địa phương phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng, các hội, các hiệp hội ngành hàng để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Ví dụ, người nông dân hoặc doanh nghiệp có thể kiện ra toà những hành vi cơ hội trong ký kết hợp đồng và hành vi gây thiệt hại phải được bồi thường thoả đáng (có doanh nghiệp không tôn trọng hợp đồng đã ký, không mua hết sản phẩm, không thực hiện đúng cam kết về giá mua, đề ra các tiêu chuẩn kỹ thuật quá nhiều làm cho nông dân khó hiểu, gây khó khăn cho họ trong việc giao sản phẩm và thanh toán). Mặt khác, đối với nhà nông nếu nông dân phá vỡ hợp đồng sản xuất, sẽ không được ký hợp đồng sản xuất tiếp theo với bất cứ một doanh nghiệp nào.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022