Hoạt Động Liên Kết Sản Xuất Của Các Doanh Nghiệp Trong Kcn


GTSX KCN GTGT KCN GTGT KCN/GDP Vùng KTTĐBB

9000

8000

27,6

30

7000

6000

5000

7734

25

18,6

20,1

4588

5027

20

4000

3581

15

2982

3000

2000

1000

0

7,9

2328

10

3,1

232 151

1008 655

5

0

2000

2004

2006

2007

2008

Triệu USD

Đơn vị: %

Hình 2.7: Tăng trưởng về GTSX và GTGT các KCN vùng KTTĐBB, giai đoạn 2000 - 2008

Nguồn: Phân tích từ số liệu của [4] và [72]

Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2004 là 44,3%/năm; giai đoạn 2005 - 2006 là 88,5%; năm 2007 là 28,1% và năm 2008 là 68,6% (xem cụ thể trong bảng 2.5). Nếu tính giai đoạn từ 2005 đến nay, trong số các tỉnh, thành phố trong Vùng, Vĩnh Phúc là tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất với tốc độ gần 300%/năm; tiếp đến là Hải Dương với 258%/năm và thấp nhất là Hà Nội cũng lên đến 44,7%/năm.

Bảng 2.5: Tăng trưởng GTSX các doanh nghiệp trong KCN vùng KTTĐBB


STT

Đa phương

2000

2004

2006

2007

2008

Tăng trưởng BQ

2005-2008

1

Bc Ninh

0,0

48,2

188,0

414,1

700

95,2

2

Hà Ni

184,0

680,6

1425,0

1509,5


3000


44,7

3

Hà Tây (cũ)

0,0

2,9

23,0

30,0

4

Hi Dương

0,0

4,2

100,0

150,0

700

258,4

5

Hi Phòng

48,3

185,9

503,5

808,2

950

50,4

6

Hưng Yên

0,0

78,6

326,0

420,0

500

58,8

7

Qung Ninh

0,0

0,7

105,7

156,6

187

309,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững - 14


8

Vĩnh Phúc

0,0

6,7

910,0

1100,0

1697

299,5


Vùng KTTĐBB

232,3

1.007,8

3.581,2

4.588,4

7.734,2

66,4

Nguồn: Tác giả xử lý từ [72].

Kết quả này cho thấy sự phát triển quá nhanh về GTSX các KCN vùng KTTĐBB nếu xét về tốc độ tăng trưởng. Điều này có thể lý giải là do nhiều địa phương trong vùng có xuất phát khá chậm, thậm chí đến năm 2000 vẫn chưa có KCN đi vào sản xuất nên khi có một vài doanh nghiệp hoạt động, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thì sẽ có tốc độ tăng trưởng rất cao. Tuy nhiên, xét về mức tăng có thể thấy tăng trưởng của Vùng là kết quả có thể dự báo được trong điều kiện số lượng các KCN và số doanh nghiệp đăng ký đầu tư cả khu vực trong và ngoài nước phát triển nhanh chóng. Ngoại trừ năm 2008, các KCN có mức tăng vượt bậc, trên 3,1 tỷ USD thì mức tăng bình quân các năm giai đoạn 2001 - 2004 chỉ đạt gần 200 triệu USD/năm; giai đoạn 2005 - 2007 là trên 1 tỷ USD/năm.

- Về đóng góp với ngân sách nhà nước: Mặc dù con số đóng góp từ thuế của các KCN vùng KTTĐBB vào ngân sách nhà nước còn hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng, diện tích chiếm đất của các KCN, nhưng hiện tại do nhiều doanh nghiệp trong KCN mới đi vào sản xuất, vẫn đang trong giai đoạn được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế của nhà nước. Tính chung 7 tỉnh vùng KTTĐBB, con số đóng góp đã tăng từ 10,6 triệu USD năm 2000 lên 28,3 triệu USD năm 2004, 313 triệu USD năm 2006 và 584 triệu USD năm 2008 (cụ thể xem phụ lục 3). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng con số đóng góp là rất cao, tính chung cả giai đoạn 2001 - 2008 lên đến 65%/năm. Trong đó, 2 năm 2005, 2006 có tốc độ tăng lên đến 233%/năm; thấp nhất là năm 2007 là 10,6% và chắc chắn sẽ còn tăng lên trong nhiều năm tiếp theo khi thời hạn ưu đãi về thuế của các doanh nghiệp kết thúc. Đây là kết quả rất tích cực cho thấy kết quả sản xuất của các doanh nghiệp khá ổn định, có qui mô ngày càng tăng.

g. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN

(i) Năng suất lao động của doanh nghiệp trong KCN


Trên thực tế, tổng doanh thu của các KCN vùng KTTĐBB còn thấp hơn khá nhiều so với phía Nam nhưng mức NSLĐ lại khá cao. Do không có số liệu báo cáo đầy đủ về kết quả sản xuất kinh doanh của các KCN nhiều địa phương nên tác giả xin nêu một số điển hình về NSLĐ tại một số tỉnh trong và ngoài vùng KTTĐBB. Cụ thể chúng ta xem hình 2.8. So với Đồng Nai, tỉnh có tới 18 KCN, cao nhất cả nước, các tỉnh vùng KTTĐBB có mức NSLĐ cao hơn rõ rệt. Trong đó, Hải Dương có giá trị NSLĐ thấp nhất, 36.000 USD, vẫn cao hơn khá nhiều so với Đồng Nai

Doanh thu NSLĐ

8000

7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0

7442

71,0

72,3

45,9

36,0

3000

23,2

1697

700

187

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Đồng Nai Hải Dương Quảng Ninh Vĩnh Phúc Hà Nội

Triệu USD

1000 USD/ người

23.200 USD; cao nhất là Hà Nội với 72.300 USD. Nguyên nhân chủ yếu của con số này là do KCN các tỉnh vùng KTTĐBB đi vào hoạt động sau khu vực phía Nam 5 – 7 năm nên lúc này lĩnh vực đầu tư chính của chúng ta không còn tập trung vào các lĩnh vực gia công như dệt may, da giầy như các tỉnh đi trước mà Đồng Nai là một điển hình.


Hình 2.8: Doanh thu và NSLĐ các KCN một số địa phương

Nguồn: Tác giả xử lý từ [72]

(ii) Doanh thu trên đơn vị diện tích đất sản xuất trong KCN

Xét theo chỉ số doanh thu trên một đơn vị diện tích đất thực thuê của doanh nghiệp, hình 2.9 cho thấy đã có sự phân hóa rõ hơn giữa doanh nghiệp KCN các tỉnh vùng KTTĐBB. Cụ thể, trong khi Quảng Ninh có tỷ lệ doanh thu/ha chỉ đạt 1,16 triệu USD/ha thì Hà Nội con số này đạt trên 5 triệu USD/ha, Vĩnh phúc gần 4,8


Diện tích đất doanh nghiệp đã thuê Doanh thu/ha

4000

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0

3552

6

4,79

5,05

5

4

1,79

2,10

3

1,16

594

2

391

161

354

1

0

Quảng Ninh

Hải Dương

Đồng Nai

Vĩnh Phúc

Hà Nội

ha

Triệu USD/ha

triệu USD/ha.


Hình 2.9: Doanh thu /ha của doanh nghiệp trong KCN một số địa phương

Nguồn: Tác giả xử lý từ [72]


Hình trên cũng cho thấy, xét theo chỉ số này, Đồng Nai có vị trí đứng giữa trong số 4 tỉnh vùng KTTĐBB. Nguyên nhân Quảng Ninh và Hải Dương có chỉ số này khá thấp là do nhiều doanh nghiệp mặc dù đã thuê đất KCN để đầu tư nhưng chưa đi vào xây dựng nhà máy hoặc đang xây dựng và chưa đi vào hoạt động.

Nhìn chung hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp các KCN vùng KTTĐBB đứng trên cả 2 chỉ số này đều cho kết quả khả quan.

h. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp [51]


Từ khi có sự phát triển của các KCN tập trung, đã có sự thay đổi rất lớn trong quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất ngành công nghiệp của vùng KTTĐBB. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện nay, trình độ công nghệ của các KCN của Vùng nói riêng và cả nước nói chung hầu hết chỉ ở mức trung bình và thấp.

Đóng góp nhiều nhất trong việc thay đổi công nghệ ở các KCN phải kể đến vai trò của các nhà ĐTNN. Tính đến nay, đã có trên 40 nước và khu vực lãnh thổ đầu tư vào các KCN, nhưng có đến trên 80% số dự án và 85% tổng số vốn đầu tư


vào các KCN do chủ đầu tư đến từ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc thực hiện. Các nhà đầu tư đến từ các nước có trình độ công nghệ tiên tiến như: Hoa Kỳ, EU còn ít. Bên cạnh đó, các dự án FDI vào các KCN chủ yếu có qui mô vốn nhỏ. Bình quân vốn đăng ký FDI vào một dự án hoạt động trong các KCN năm 2000 là 2,87 triệu USD; năm 2003: 3,62 triệu; năm 2005 là 5,97 triệu và năm 2008 là 15 triệu USD (bảng 2.6). Từ đó có thể thấy qui mô đầu tư vào các dự án đang tăng dần nhưng lĩnh vực đầu tư của khu vực này chủ yếu vẫn là các ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động như: Dệt, may, sản xuất giày dép, lắp ráp hàng điện, điện tử; các ngành sử dụng công nghệ cao còn rất ít. Hiện tượng này làm cho các KCN vùng KTTĐBB thời gian qua chỉ mới thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, chứ chưa thúc đẩy công cuộc hiện đại hoá nền kinh tế.

Bảng 2.6: Qui mô bình quân một dự án đăng ký đầu tư trong KCN

(Tính đến hết năm 2008)



Đa phương

Tng sdán đăng ký

Vn đăng ký

Quy mô VĐT bình quân/ dán


FDI


DDI

FDI, Tr. USD

DDI, TVND

FDI, Tr. USD

DDI, TVND

1. Hà Ni

227

278

3.584

9.547

15,8

34,3

2. Hi Phòng

86

19

981

11.485

11,4

604,5

3. Qung Ninh

17

21

146

5.194

8,6

247,3

4. Hi Dương

78

12

1.113

2.074

14,3

172,9

5. Hưng Yên

56

60

634

4.915

11,3

81,9

6. Bc Ninh

134

200

1.904

12.591

14,2

63,0

7. Vĩnh Phúc

77

29

1.757

1.521

22,8

52,4

Vùng KTTĐBB

675

619

10.119

47.326

15,0

76,5

Vùng KTTĐMT

71

417

538

11.471

7,6

27,5

Vùng KTTĐPN

2.385

1.469

24.010

102.683

10,1

69,9

Cnước

3.350

3.405

36.195

224.789

10,8

66,0

Nguồn: Tác giả xử lý từ [72]


Mặc dù vậy, bảng trên cũng cho thấy qui mô dự án FDI bình quân của vùng KTTĐBB hiện lớn nhất cả nước, gấp 1,5 lần của vùng KTTĐPN; 2 lần của vùng


KTTĐMT và gần 1,5 lần của cả nước. Trong đó, mức vốn bình quân một dự án FDI ở KCN Hà Nội là 15,8 triệu USD; của Vĩnh Phúc là 22,8 triệu USD. Điều này phần nào phản ánh trình độ công nghệ của các dự án vùng KTTĐBB đã nhỉnh hơn các vùng còn lại. Một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến như các doanh nghiệp Nhật bản: Honda, Yamaha,… một số doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc cũng đầu tư công nghệ mới cho sản xuất, nhưng các công nghệ này chỉ có thể đánh giá là công nghệ tiên tiến và trung bình chứ chưa phải là công nghệ cao vì với nhiều doanh nghiệp chỉ là sự dịch chuyển công nghệ từ các nước khác, phục vụ cho 1 số qui trình đơn giản: lắp ráp, sơn tĩnh điện… Một số doanh nghiệp cũng đầu tư sử dụng công nghệ khá cao như Canon, To Ho, Brother… nhưng số lượng còn rất khiêm tốn. Việt Nam đã chủ trương xây dựng 2 khu công nghệ cao ở Hòa Lạc (Hà Nội) và Quận 9 (TP. Hồ Chí Minh) với nhiều ưu đãi nổi trội, nhưng do nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan nên kết quả thu hút các ngành thuộc lĩnh vực này còn rất hạn chế. Khu công nghệ cao Hòa Lạc với tổng diện tích lên đến 549,5 ha nhưng đến thời điểm này mới hoàn thành cơ sở hạ tầng và cho 10 doanh nghiệp thuê đất với diện tích 48,3 ha [72], nhưng đa số vẫn chưa thể đi vào hoạt động do hạ tầng còn dở dang, một số doanh nghiệp trong số này sử dụng công nghệ cũng chưa phải là công nghệ cao mà chỉ có thể coi là công nghệ sạch.

- Với các doanh nghiệp trong nước, bảng trên cho thấy: Đến hết năm 2008, các KCN vùng KTTĐBB có 619 doanh nghiệp trong nước đầu tư, với số vốn đăng ký 47.326 tỷ đồng, trong đó 412 dự án đi vào sản xuất kinh doanh, với tổng số vốn thực hiện đạt 13.819 tỷ đồng, bằng 29,2% tổng số vốn đăng ký. Nếu xét về qui mô vốn đầu tư có thể thấy các doanh nghiệp trong nước có qui mô vốn không thua kém quá nhiều doanh nghiệp FDI: Mức vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp năm 2000 là 25,04 tỷ đồng; năm 2003: 74,18 tỷ đồng; năm 2005 là 28,6 tỷ đồng và năm 2008 là 76,46 tỷ đồng [4]. Tuy nhiên, do kiến thức về công nghệ của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật của chúng ta nhìn chung còn hạn chế nên công nghệ sản xuất của


các doanh nghiệp trong nước đa phần cũng chỉ ở mức trung bình. Một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới nhập khẩu từ Mỹ, EU,… nhưng số lượng còn khá khiêm tốn và chủ yếu là công nghệ chắp vá, không đồng bộ và công nghệ của Trung Quốc.

Xét theo chỉ số qui mô vốn bình quân trên một lao động (K/L), tính chung các doanh nghiệp trong các KCN vùng KTTĐBB có tỷ lệ 24.500 USD/lao động. Dù chỉ tiêu này của Vùng chưa phải là cao so với khu vực nhưng vẫn gấp 2 lần so với vùng KTTĐPN; 6 lần vùng KTTĐMT và hơn 2,2 lần cả nước. Con số này khá tương đồng với chỉ tiêu về mức vốn đầu tư/dự án nhưng với mức khoảng cách lớn hơn. Điều này càng khẳng định trình độ công nghệ nói chung của các doanh nghiệp trong các KCN của Vùng cao hơn hẳn các vùng khác, kể cả vùng KTTĐPN. Con số cụ thể được thể hiện ở bảng 2.7:

Bảng 2.7: Tỷ lệ vốn thực hiện/lao động các KCN vùng KTTĐBB và cả nước

(Tính đến hết năm 2008)


Đa phương

Vn thc hin


Tng slao đng

(người)


Vn thc hin

/Lao đng (1000 USD/ng)

Doanh nghip FDI, Triu USD

Doanh nghip DDI, TVND

Tng qui đi,

Tr. USD*

1. Hà Ni

1.262

2.686

1.425

41.494

34,3

2. Hi Phòng

424

444

451

24.686

18,3

3. Qung Ninh

56

106

62

4.080

15,2

4. Hi Dương

286

216

299

19.434

15,4

5. Hưng Yên

140

3.049

325

14.684

22,1

6. Bc Ninh

539

5.871

894

31.484

28,4

7. Vĩnh Phúc

425

1.447

513

23.906

21,5

Vùng KTTĐBB

3.132

13.819

3.969

159.768

24,8

Vùng KTTĐMT

362

354

383

96.569

4,0

Vùng KTTĐPN

10.773

1.016

10.835

864.693

12,5

Cnước

14.895

2.233

15.031

1.313.982

11,4

(*)Ghi chú: Tỷ giá qui đổi USD/VNĐ bình quân là 16.500 Nguồn: Tác giả xử lý từ [72]

Nguyên nhân căn bản của thực tế này chủ yếu là do thời điểm thu hút đầu tư


của các KCN phía Bắc chậm hơn so với phía Nam từ 5– 7 năm, khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa, các ngành thu hút đầu tư nhiều của cả nước nói chung là các ngành công nghiệp thủ công, có giá trị gia tăng và vốn đầu tư thấp nhưng sử dụng nhiều lao động. Tuy vậy, với thực trạng công nghệ như phân tích ở trên có thể thấy ở thời điểm hiện tại yếu tố công nghệ chưa đáp ứng được nhu cầu PTBV của các KCN, đặc biệt là đối với đa số các doanh nghiệp trong nước. Hy vọng rằng, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chất lượng công nghệ trong các KCN sẽ dần được cải thiện, theo kịp trình độ công nghệ trong khu vực.

i. Hoạt động liên kết sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN

Một trong các ưu thế và cũng là mục tiêu chính của phát triển các KCN là tăng cường tính chuyên môn hóa và liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp. Đây là hình thức phân công hoạt động sản xuất giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị của sản phẩm. Việc thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong cùng KCN hoặc với các doanh nghiệp khác trong vùng là mô hình được thực hiện thành công ở nhiều nơi trên thế giới.

Ở nước ta, hoạt động liên kết kinh tế được thể hiện khá rõ ở một số KCN do các doanh nghiệp phát triển CSHT nước ngoài khai thác. Sự liên kết càng cao khi KCN có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn có vốn ĐTNN và các doanh nghiệp đến cùng quốc gia. Tiêu biểu cho sự liên kết này ở vùng KTTĐPN phải kể đến sự liên kết trong sản xuất giữa các doanh nghiệp Đài Loan ở KCN Hố Nai (Đồng Nai); còn ở vùng KTTĐBB là giữa công ty Canon và các doanh nghiệp vệ tinh Nhật Bản trong KCN Thăng Long (như sơ đồ phía dưới); Công ty mô tô Yamaha và các doanh nghiệp vệ tinh tại KCN Nội Bài (Hà Nội) và gần đây nhất là sự xuất hiện của tập đoàn điện tử Foxconn của Đài Loan tại các KCN Bắc Ninh và Bắc Giang chắc chắn sẽ tạo ra một sức hút mạnh mẽ các doanh nghiệp nước này đến đầu tư làm doanh nghiệp hỗ trợ cho Foxconn.

Ngày đăng: 24/10/2022