Trồng trọt | Chăn nuôi | Dịch vụ | ||
2008 | 4.045.521 | 2.996.423 | 627.558 | 421.54 |
2009 | 4.151.876 | 3.031.200 | 612.926 | 507.75 |
2010 | 4.204.548 | 3.015.624 | 623.433 | 565.491 |
2011 | 4.394.188 | 3.152.382 | 657.645 | 584.161 |
2012 | 4.670.116 | 3.427.952 | 645.133 | 597.03 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Nhu Cầu Liên Kết Phát Sinh Trong Tổ Chức Sản Xuất Nông Nghiệp Tỉnh Trà Vinh.
- Thực Trạng Các Nội Dung Liên Kết “Bốn Nhà” Thực Hiện Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Tỉnh Trà Vinh.
- Phân Tích Vai Trò, Mức Độ, Cơ Chế Phát Triển Nông Nghiệp Tỉnh Trà Vinh.
- Liên Kết “Bốn Nhà” Ở Tỉnh Trà Vinh, Thuận Lợi, Thách Thức Và Cơ Hội
- Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Và Mô Hình Liên Kết “Bốn Nhà” Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Tỉnh Trà Vinh.
- Định Dạng Mô Hình Liên Kết Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Tỉnh Trà Vinh Yêu Cầu Đối Với Mô Hình
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2012
Tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp bình quân từ 4% - 5%. Theo kết quả diều tra khảo sát của theo tôi đề tài, 83% cán bộ quản lý tỉnh Trà Vinh được khảo sát cho rằng ngành sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát của tỉnh, 18% cho rằng có vai trò quyết định. Điều này cho thấy sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh. Thế mạnh của Trà Vinh là sản xuất cây lương thực, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
Thực trạng phát triển của tỉnh Trà Vinh cũng cho thấy ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển chưa ổn định, thiếu tính bền vững, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. Cũng như các vùng miền khác trong cả nước, nông nghiệp hàng hóa tuy đã có nhiều khởi sắc trong phát triển nhưng vẫn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ trong sản xuất. Hình thức tổ chức sản xuất chính trong nông nghiệp vẫn là kinh tế hộ (chiếm 75% - 94% ý kiến được khảo sát, trong đó 94% ý kiến khảo sát cho biết kinh tế nông hộ là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong ngành sản xuất cây lương thực; 88% đối với ngành nuôi trồng thủy sản, 77% đối với ngành giống cây trồng; 75% đối với sản phẩm cây công nghiệp…). Qui mô sản xuất rất nhỏ, nhất là đối với ngành trồng trọt cây ăn trái, cây lương thực, chăn nuôi gia cầm, năng lực cạnh tranh thấp và do vậy rất khó đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Với việc gia nhập WTO, thị trường Việt Nam được mở rộng và nối liền với thị trường thế giới, những biến động thường xuyên trên thị trường nông sản thế giới tác động trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói chung và Trà Vinh nói riêng. Thị trường đầu vào đầu ra cho sản xuất nông nghiệp vốn là vấn đề khó khăn đối với những người nông dân trình độ thấp, nay lại càng khó khăn hơn. Kết quả điều tra của đề tài cũng cho thấy 67% ý kiến được phỏng vấn cho rằng
khó khăn chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Trà Vinh chính là khó khăn về thị trường.
Nghị định 80/2002 – NĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản theo hợp đồng chính là một trong những giải pháp để tháo gỡ khó khăn về thị trường cho nông dân, những người sản xuất nông sản hàng hóa. Thực hiện Nghị định 80 của Chính phủ, liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản được đẩy mạnh, trong đó có liên kết bốn nhà: nhà nước, nhà nông, doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản và nhà khoa học mà nông dân và doanh nghiệp là những chủ thể chính trong mối liên kết này. Tại Trà Vinh, cùng với quá trình phát triển sản xuất hàng hóa nông sản theo cơ chế thị trường, nhu cầu về hợp tác liên kết trong sản xuất nông nghiệp ngày càng cấp thiết. Theo kết quả khảo sát của theo tôi đề tài, 76% ý kiến được hỏi đã cho rằng ở Trà Vinh đã xuất hiện nhu cầu liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Thực tế tại đây, nhiều mô hình liên kết đã ra đời và bước đầu đã thu được những kết quả khá khả quan, nhất là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Kết quả điều tra, khảo sát và phỏng vấn sâu các nhà quản lý, các hộ nông dân ở Trà Vinh cho thấy, đa số các hộ nuôi trồng thủy sản có qui mô sản lượng tương đối lớn đều có các quan hệ liên kết với các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hàng nông sản. Các doanh nghiệp này đảm bảo cung cấp các nguyên liệu đầu vào (thức ăn chăn nuôi, thuốc, các tư liệu lao động khác…), thu mua sản phẩm đầu ra cho nông dân. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn có thể hỗ trợ về vốn, kết hợp với các nhà khoa học đảm bảo hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng cho người sản xuất theo các qui chuẩn kỹ thuật, cung cấp giống đảm bảo chất lượng cho nông dân. Còn người sản xuất – nông dân- đảm bảo sản xuất theo qui trình kỹ thuật đã được hướng dẫn, cung cấp các sản phẩm có chất lượng đảm bảo với giá thỏa thuận cho các doanh nghiệp. Mối liên kết này vừa đảm bảo “đầu vào, đầu ra” cho người sản xuất với giá cả hợp lý, vừa đảm bảo nguyên liệu đầu vào ổn định cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy hải sản và có thể mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành với việc cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Đối với ngành trồng trọt, một số hộ nông dân, tổ hợp tác và hợp tác xã có qui mô sản xuất tập trung, sản lượng sản phẩm tương đối lớn, hoặc các hộ nông dân liên kết tạo ra vùng sản xuất chuyên canh cây lưong thực, cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày cũng đã có những quan hệ liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến hàng nông sản, đảm bảo có được đầu ra ổn định cho sản phẩm. Mặc dù các liên
kết kinh tế ở Trà Vinh đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều từ nhu cầu phát triển và từ định hướng của Chính phủ, nhưng nhìn chung hầu hết các liên kết ở vùng này còn khá lỏng lẻo; hợp đồng thường xuyên bị phá vỡ khi thị trường có biến động; số lượng hàng nông sản được tiêu thụ theo hợp đồng liên kết còn khá khiêm tốn.
Từ kết quả điều tra, khảo sát và phân tích, có những đánh giá:
Thứ nhất, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, nhu cầu, động lực tham gia liên kết của các chủ thể trong liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp ở các địa phương khác nhau trong tỉnh.
Nhìn chung, với đặc điểm và trình độ, năng lực sản xuất nông nghiệp ở
Tỉnh Trà Vinh hiện nay thì con đường phù hợp nhất, dễ dàng nhất cho sự phát triển bền vững nông nghiệp là hình thành các mối liên kết nhằm phục vụ chuyển giao, hỗ trợ kỹ thuật, nhân lực, giống cây trồng…cho nông dân phát triển kinh tế, khắc phục tình trạng kinh tế yếu, nhỏ, lẻ đồng thời giúp tạo thành các liên kết đủ mạnh để đương đầu và đón nhận các rủi ro cũng như cơ hội của thị trường.
Nhu cầu, động lực hình thành nhu cầu liên kết bốn nhà ở tỉnh Trà Vinh có đặc điểm sau:
+ Do lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh đang ở trình độ khá thấp nên nhu cầu và động lực hình thành liên kết bốn nhà chủ yếu hướng về các tổ chức phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân vùng nông thôn.
Qua khảo sát điều tra tại các huyện, thị của tỉnh Trà Vinh, có thể nhận thấy năng lực kinh tế và nhận thức, hành động của các chủ thể trong liên kết còn nhiều hạn chế; do vậy, hình thành liên kết bốn nhà trong sản xuất nông nghiệp là tất yếu.
Thứ hai, nhu cầu hợp tác và sử dụng mô hình hình thành liên kết “bốn nhà” trong sản xuất, phát triển nông nghiệp hiện tại và tương lai.
3.5.2. Hiệu quả liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh
Nông nghiệp là ngành đặc trưng và chiếm tỷ trọng cao trong GDP của tỉnh Trà Vinh. Hơn nữa, ngành này được phân bổ đều khắp trong toàn tỉnh Trà Vinh và cũng là ngành tạo ra thu nhập cho nông dân.
Mối liên kết trực tiếp giữa các hộ nông dân và các doanh nghiệp trong việc mua và bán sản phẩm của nông hộ còn rất yếu kém, chủ yếu là thông qua các trung gian hay các đại diện mua bán. Mức độ liên kết sâu với các chủ thể trong
ngành trồng lúa sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng liên kết cụ thể. Trong đó, hộ nông dân sẽ có liên kết chặt chẽ với trung gian thu mua sản phẩm đầu ra là các thương lái, với trung gian là các đại lý về liên kết nguyên vật liệu, ngân hàng về liên kết vốn, trung tâm khuyến nông về liên kết kỹ thuật, hộ nông dân về liên kết đất đai.
Liên kết sản phẩm đầu ra của nông hộ
Trong các hộ nông dân được khảo sát, ngoài phần sản phẩm để lại tiêu dùng trong gia đình, hộ nông dân sẽ bán sản phẩm của mình cho các hộ gia đình khác, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (trạm thu mua), doanh nghiệp và thương lái. Tuy nhiên, những doanh nghiệp mua sản phẩm của hộ nông dân không phải là các doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu, mà chỉ là các nhà máy gia công và các nhà máy này sẽ bán sản phẩm lại cho các doanh nghiệp chế biến, do dó, các doanh nghiệp này chỉ được xem là các chủ thể trung gian.
Kết quả
khảo sát cho thấy, độ
sâu liên kết của hộ
nông dân với doanh
nghiệp trong việc bán sản phẩm còn khá yếu kém, chỉ khoảng 5.35% trong tổng doanh thu của các hộ nông dân, bình quân mỗi hộ chỉ bán cho doanh nghiệp một lượng sản phẩm trị giá khoảng 3.42 triệu đồng mỗi năm. Tỉ lệ giá trị liên kết này thấp hơn nhiều so với cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (9.1%) và các thương lái (62.88%).
Liên kết sản phẩm đầu vào
Trong một số ngành sản xuất khác như ngành trồng nấm rơm, thủy sản, hàng thủ công, các chủ thể thu mua sản phẩm thường có hoạt động hỗ trợ cho các hộ nông dân cung ứng sản phẩm đầu vào như hỗ trợ nguyên vật liệu (thức ăn, con giống trong thủy sản), tiền mua nguyên vật liệu (nấm rơm), kỹ thuật sản xuất, làm sản phẩm (thủ công). Riêng đối với ngành trồng lúa, phần lớn sản phẩm được bán qua trung gian là các thương lái, do đó, các hộ nông dân thường rất ít nhận được sự hỗ trợ từ các chủ thể này.
Liên kết nguyên vật liệu
Chi phí trồng lúa chưa bao gồm công lao động bình quân khoảng 1.143 triệu đồng/tấn. Trong đó, tỉ lệ chi phí mỗi loại yếu tố sản xuất trong tổng giá thành 1kg lúa bình quân khoảng 15% lúa giống, 71% phân bón và thuốc trừ sâu, 5% lao động thuê ngoài và 9% các chi phí khác. Các yếu tố sản xuất này thường được cung cấp từ nguồn trong xã hoặc ngoài xã trong huyện.
Tổng giá trị
nguyên vật liệu mua từ
các đối tác trung bình năm khoảng
5.545 tỉ đồng. Trong đó, ngành lúa đạt khoảng 1.710 tỉ đồng, bình quân, mỗi nông hộ mua khoảng 19.22 triệu đồng một năm. Tỉ lệ giá trị nguyên vật liệu tính trên tổng giá trị nguyên vật liệu liên kết với hộ gia đình khoảng 12.55%, cơ sở sản xuất kinh doanh 5.41%, hợp tác xã 1.04%, trang trại 0.02%, doanh nghiệp 4.38%, đại lý 72.88%, trung tâm khuyến nông 1.72%. Kết quả cho thấy, hộ nông dân có mua nguyên vật liệu từ các doanh nghiệp, tuy nhiên tỉ lệ này rất thấp so với các nguồn khác, và thấp hơn nhiều so với các đại lý. Do đó, liên kết nguyên vật liệu giữa nông dân và các doanh nghiệp còn khá yếu kém.
Liên kết vốn
Tống số
vốn mà các hộ
nông dân đã được hỗ
trợ
bình quân một năm
khoảng 18.813 tỉ đồng, chủ yếu là các hộ nuôi cá 15.1 tỉ đồng. Ngoài nguồn vốn vay từ ngân hàng, các nông hộ nhận được sự hỗ trợ gián tiếp bằng hình thức mua hàng trả sau từ các đại lý. Tính riêng ngành trồng lúa, trong năm nông hộ nhận được một lượng vốn hỗ trợ khoảng 894 triệu đồng, trong đó khoản hỗ trợ từ phía doanh nghiệp khoảng 4.47%, tuy nhiên chỉ có một nông hộ duy nhất trong mẫu
điều tra nhận được giá trị
này. Giá trị
liên kết chủ yếu vẫn là các ngân hàng,
chiếm khoảng 83.72%. Kết quả cho thấy, liên kết về vốn giữa nông hộ trồng lúa với doanh nghiệp vẫn còn yếu kém.
Liên kết kỹ thuật
Trồng lúa là ngành phát triển chủ lực ở nhiều địa phương, và là nguồn thu nhập chính của phần lớn dân cư, đồng thời do đặc điểm của ngành, nên các nông hộ đã nhận được sự hỗ trợ sâu rộng từ các Trung tâm khuyến nông của tỉnh so với các chủ thể khác. Trên 300 lần mà hộ nông dân được hướng dẫn trong năm, hộ trồng lúa được hướng dẫn khoảng 226 lần, chiếm 65.89%, bình quân mỗi hộ
được hướng dẫn hơn 2 lần trong năm. Trong đó, số lần hướng dẫn từ doanh
nghiệp khoảng 14 lần (4.08%), trung tâm khuyến nông 127 lần (37.03%), gấp hơn 9 lần. Do đó, hộ trồng lúa có liên kết sâu với trung tâm khuyến nông và kém liên kết với doanh nghiệp về mặt hỗ trợ kỹ thuật.
Liên kết đất đai
Tổng diện tích đất mà các nông hộ dùng để canh tác đạt khoảng 158 ha, trong đó, hộ trồng lúa có khoảng 104.7 ha. Phần lớn các nông hộ đều sử dụng phần đất tự có cho hoạt động trồng trọt của hộ. Ngoài ra, một số hộ nông dân còn
thuê đất từ chủ thể khác, nhưng chủ yếu là các hộ nông dân, và một số cơ sở sản xuất kinh doanh. Tỉ lệ đất mà hộ nông dân thuê từ cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm 9.55%, hộ gia đình khác chiếm 1.62%. Giá trị này cho thấy hộ nông dân liên kết sâu với các cơ sở sản xuất kinh doanh về liên kết đất đai.
Nhìn chung, xét trên góc độ liên kết sản phẩm đầu ra và đầu vào giữa nông hộ và các chủ thể khác, liên kết trực tiếp giữa nông hộ và các doanh nghiệp còn khá yếu kém, chủ yếu là các trung gian mua bán.
3.6. Tác động của liên kết “bốn nhà” đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh
Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển
Mối liên kết mắc xích giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị của hàng hóa có nguồn gốc từ nông nghiệp đã làm gia tăng giá trị sản xuất, lợi nhuận cho nông hộ từ 8% đến 10%. Gia tăng giá trị trong nông nghiệp đã kích thích và thúc đẩy nhiều ngành lĩnh vực khác phát triển như ngành công nghiệp, nhất là các ngành có liên quan đến các mặt hàng nông sản như lúa, trái cây xuất khẩu, cá tra, cá sa ba,… và một số ngành dịch vụ khác phục vụ cho đầu vào sản xuất của doanh nghiệp, hộ nông dân. Để tăng giá trị và sản lượng lúa, cần phải tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ, quá trình đầu tư này sẽ là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo máy. Bên cạnh đó, liên kết kinh tế hiệu quả sẽ làm tăng thu nhập cho người nông dân và doanh nghiệp, khi đó, khuyến khích phát triển các ngành sản xuất và các dịch vụ tiêu dùng cá nhân khi cuộc sống được cải thiện. Người nông dân được mùa và nguồn lợi nhuận từ giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp mang lại giúp cho người dân, doanh nghiệp chi tiêu cho các nhu cầu cá nhân cao hơn đã kích thích thị trường tiêu dùng trong tỉnh phát triển, nhiều việc làm được tạo ra giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tỉ lệ đói nghèo của địa phương, cũng đồng thời giảm tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên.
Môi trường kinh tế, môi trường đầu tư được cải thiện
Giá trị thương mại tăng, giá trị xuất khẩu tăng góp phần làm tăng GDP của tỉnh, của khu vực, thu hút nhiều nhà đầu tư vào các lĩnh vực khác như công nghiệp, đặc biệt các ngành thủ công mỹ nghệ, chế biến nông thủy sản xuất khẩu đã thu hút lớn lượng vốn đầu tư. Môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, chính sách hỗ trợ cho nông dân ngày càng hiệu quả và thiết thực hơn. Lãnh đạo tỉnh quan tâm đến người nông dân nhiều hơn thông qua các chương trình khuyến nông, phổ biến kiến thức mới về giống cây trồng như chương trình “3 tăng, 3 giảm” đang được đánh giá hiệu quả. Ngoài hiệu quả kinh tế, chương trình còn bảo đảm cho môi trường tự nhiên ít bị tác hại của thuốc trừ sâu.
Ngoài doanh nghiệp là người có liên hệ trực tiếp trong mối liên kết này, lo đầu ra cho sản phẩm của nông dân thì chính quyền cũng đã tích cực trong công tác hỗ trợ, xúc tiến thương mại tìm thị trường cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương, qua đó thúc đẩy giao thương trong nước, cũng như giúp cho cơ quan chính
quyền có nhiều điều kiện thực thi chức năng và quyền hạn của mình trong việc phát triển kinh tế của địa phương, chăm lo cho đời sống nhân dân, bộ máy chính quyền hoạt động hiệu quả hơn… Người dân khá giả, giàu có hơn cũng góp phần làm cho vị thế của tỉnh tăng lên, người lãnh đạo địa phương chứng tỏ được năng lực lãnh đạo của mình đối với nhân dân, qua đó nâng cao uy tín với nhân dân. Trong những năm qua, tỉnh đã tổ chức Hội chợ giống vật tư thiết bị nông nghiệp, phối hợp với tỉnh Lào Cai tạo điều kiện cho CTCP Xuất nhập khẩu Trà Vinh liên kết với các doanh nghiệp Lào Cai nhập khẩu phân bón phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và làm cơ sở cho các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc trong những năm tiếp theo.
Môi trường sống được cải thiện theo hướng bền vững
Sản xuất nông phẩm theo yêu cầu tiêu chuẩn của nhà bao tiêu cũng chính là xây dựng một hệ thống sản xuất chuẩn theo tiêu chí nước ngoài (GAP) nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm Châu Âu, Mỹ đã giúp nâng cao giá trị nông phẩm sản xuất ra. Ngoài ra, các quy trình sản xuất này sẽ rất an toàn và không làm ảnh hưởng đến môi trường. Sản xuất sạch tức là sử dụng rất hạn chế hóa chất trong phân bón cây trồng, thuốc diệt sâu, rầy, nguồn gốc cây giống hay con giống phải rõ ràng không nhiễm các kháng thể quá mức cho phép Tất cả các điều kiện sản xuất này đều nhằm mục đích cho sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường. Sự liên kết giữa hộ nông dân và nhà doanh nhiệp trong sản xuất, chế biến hàng nông sản kèm theo các điều kiện ràng buộc về chất lượng đã gián tiếp làm giảm ô nhiễm môi trường và môi trường ngày càng cải thiện theo hướng bền vững có lợi cho môi trường sống của con người hơn. Trong những năm qua, Trà Vinh thực hiện chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm, theo đó, tổ chức hướng dẫn nông dân sản xuất hàng hóa nông sản theo tiêu chuẩn sạch trong tất cả các khâu sản xuất theo qui trình GAP.
Tăng hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai
Mối liên kết chặt chẽ
giữa hộ
nông dân và doanh nghiệp thông qua thị
trường đòi hỏi hai bên phải tương tác và trao đổi thông tin với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều này đã giúp cho quỹ đất được sử dụng hiệu quả hơn, thâm canh tăng vụ cho năng suất cao hơn hoặc đi vào chuyên canh khai thác các loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của từng vùng, từng khu vực, góp phần khai thác hiệu quả tối đa nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên nhưng không làm cạn kiệt tài nguyên, và mang lại nguồn lợi nhuận cao nhất có