Các Cánh Đồng Mẫu Lớn Cần Tăng Cường Mối Liên Kết Với Các Nhà Khoa Học Để Có Những Loại Giống Lúa Tốt Cho Sản Xuất


giao công nghệ, cung ứng nhân lực trình độ cao, có khả năng dẫn dắt nông nghiệp theo hướng hàng hóa, công nghệ cao. Một số biện có thể được áp dụng như: Các chương trình đào tạo khối ngành nông nghiệp cần phải đánh giá, tham khảo các chương trình đào tạo của các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, phát triển chương trình theo hướng hiện đại nhưng phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam; thiết kế lại chương trình đào tạo với hình thức đào tạo theo tín chỉ, tăng số lượng các môn tự chọn; tăng cường thu hút sinh viên theo học ngành nông nghiệp, bằng cách có các hình thức hỗ trợ học phí cho sinh viên, , tuyển dụng hoặc giới thiệu việc làm cho họ sau khi ra trường và chính sách phụ cấp lương cho đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật làm việc trực tiếp tại nông thôn. Bộ Giáo dục đào tạo yêu cầu các trường đại học, cao đẳng, trong đó có các trường khối nông - lâm - ngư nghiệp công bố chuẩn nghề nghiệp sinh viên cần phải đạt được sau khi tốt nghiệp ra trường ở mỗi trình độ, ngành đào tạo. Đồng thời xây dựng một website cho các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chia sẻ, trao đổi thông tin về năng lực đào tạo của các trường, nhu cầu nhân lực, việc làm của doanh nghiệp. Ngoài hệ thống đào tạo công lập, cần khuyến khích phát triển hệ thống ngoài công lập theo hướng xã hội hoá đào tạo nghề. Phải xây dựng được mối liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề. Điều quan trọng là phần lớn người lao động nông thôn còn nghèo, không có điều kiện kinh phí để theo học các lớp đào tạo. Nên hỗ trợ cho người học nghề bằng cách hoặc là đóng tiền trước cho người lao động họ sẽ trả dần sau khi ra trường và có công ăn việc làm, hoặc Nhà nước cho họ vay vốn để học nghề và họ sẽ trả dần theo từng giai đoạn.

Mở lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý, rà soát, đánh giá thực trạng hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề để chỉ đạo khắc phục những yếu kém, hạn chế. Các cơ sở không thể đào tạo theo những gì mình có mà phải theo nhu cầu thị trường lao động và của doanh nghiệp. Các cơ sở đào tạo nghề phải thay đổi cách thức giảng dạy là dạy nghề để làm thợ, làm được việc chứ không phải tiếp


tục đào tạo một lớp “thầy” chỉ biết đến lý thuyết theo cách này, nhà trường cần cử giáo viên theo học các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn tại các cơ sở đào tạo nghề có uy tín trong nước theo hướng “cầm tay chỉ việc”, bảo đảm mở các lớp nghề để học viên ra trường có thể làm được việc ngay, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về chỉ đạo tổ chức giữa các vùng, các tỉnh cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ. Tập trung hỗ trợ các HTX nâng cao năng lực điều hành sản xuất kinh doanh, thực hiện các khâu dịch vụ;tạo điều kiện thúc đẩy thành lập các hiệp hội, tổ hợp tácđể tập hợp nhiều thành viên cùng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn KHKT, tổ chức hội nghị đầu bờ nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, cách nghĩ và cách làm, tính kỷ luật của nông dân đối khi tham gia mô hình sản xuất hàng hóa. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, lớp tập huấn cho nông dân về những kỹ thuật canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng lúa cũng như kiểm soát quy trình sản xuất. Tạo điều kiện cho các cán bộ kỹ thuật được tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến. Lập hàng rào kỹ thuật cho những nông sản nhập khẩu vào Việt Nam, giúp ổn định giá cả của lúa gạo trong nước, giúp bà con nông dân yên tâm về đầu ra cho nông sản của mình, từ đó ngày càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm mình tạo ra.

3.2.4 Các cánh đồng mẫu lớn cần tăng cường mối liên kết với các nhà khoa học để có những loại giống lúa tốt cho sản xuất

Giải pháp về nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật là giải pháp quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với mỗi ngành kinh tế, trong đó có nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi hàm lượng khoa học và công nghệ trong mỗi sản phẩm ngày càng cao. Các cánh đồng mẫu lớn chủ động đặt hàng với các nhà khoa học, các viện nghiên cứu để có giống mới phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu, cho năng suất cao, chất lượng tốt, phương pháp bảo vệ thực vật hiệu quả,


những công nghệ bảo quản mới… để có thể đưa hàng hóa đi xa. Công nghệ sinh học quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm, nhà khoa học phải thực hiện nghiên cứu kỹ thuật sản xuất, lai tạo giống mới chất lượng, chuyển giao khoa học cho nông dân. Chính phủ khuyến khích, hỗ trợ thành lập các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ về khoa học-kỹ thuật trong nông nghiệp, đặc biệt chú trọng đến việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế, phù hợp với từng vùng thổ nhưỡng. Kiên trì tuyên truyền, vận động người dân học hỏi, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội, giải quyết tốt vấn đề về vốn và nợ, thiết lập các hệ thống đảm bảo rủi ro cho nông dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Mô hình này cũng cần có sự tham gia trực tiếp hướng dẫn và chỉ đạo kịp thời, thường xuyên của các nhà khoa học và cán bộ quản lý. Cần nghiên cứu, đưa ra giải pháp tăng sản lượng, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nông nghiệp. Cần nghiên cứu và chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác công nghệ cao và hiệu quả cho nông dân; đưa máy móc, công cụ phù hợp với từng đối tượng cây trồng và điều kiện canh tác của nông thôn miền núi vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm; chuyển giao công nghệ chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch cho nông dân để nâng cao giá trị hàng hoá của sản phẩm. Đằng sau các chủ thể là doanh nghiệp và hộ nông dân, việc triển khai thành công mô hình “cánh đồng mẫu lớn” còn có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học nông nghiệp và chế biến, bảo quản nông sản. Họ tạo ra công nghệ mới, những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và chế biến, bảo quản nông sản để nhà nông và nhà doanh nghiệp nông dụng, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội ngày càng cao cho cả nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước và toàn xã hội. Các nhà khoa học giữ vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất trong quá trình triển khai mô hình “cánh đồng mẫu lớn”. Để làm được điều này, việc áp dụng khoa


Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở nước ta hiện nay - 9

học kỹ thuật vào sản xuất là vấn đề cấp thiết cần được chú trọng đầu tư. Các nhà quản lý, nhà khoa học cần tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn, để khoa học và công nghệ thực sự trở thành “động lực”, “nền tảng”, “quốc sách hàng đầu” cho sự phát triển”. Các cấp, các ngành, các địa phương cần quan tâm nhiều hơn để đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ, tăng cường đầu tư tiềm lực mọi mặtvà có sự phối hợp tốt với Bộ Khoa học và Công nghệ trong chỉ đạo, để hoạt độngkhoa học và công nghệ đạt hiệu quả cao. Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đời sống cho nông dân và thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay, cần có chính sách gắn kết công nghiệp với nông nghiệp, công nghiệp phải phục vụ nông nghiệp, đưa dịch vụ về nông thôn, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn để một mặt, công nghiệp hóa nông nghiệp, cung cấp máy móc cho nông nghiệp, chế biến sản phẩm của nông nghiệp, giải quyết vấn đề thừa lao động trong nông nghiệp, mặt khác, tăng thêm cơ hội cho người dân nâng cao đời sống của mình. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã được khẳng định trong mô hình cánh đồng mẫu lớn như các giống có năng suất cao, chất lượng tốt; áp dung biện pháp phòng trừ sau bệnh tổng hợp IMP, biện pháp ba giảm, ba tăng; một phải năm giảm trong nông nghiệp; áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Khuyến khích, giám sát chặt chẽ việc giao các đề tài nghiên cứu khoa học về máy nông nghiệp, hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp phối hợp với các nhà khoa học, người nông dân tìm tiếng nói chung giữa nhà khoa học, nhà sản xuất và nông dân. Ứng dụng các giải pháp khoa học - công nghệ trong chọn tạo giống cây trồng thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu của các vùng, giống cây trồng chống chịu sâu bệnh, cho năng suất cao và chất lượng tốt theo từng tiểu vùng sản xuất của vùng. Bên cạnh đó là các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật, bao gồm các kỹ thuật chăm sóc cây trồng như bón phân, phun thuốc…với mục đích giảm giá thành sản xuất, ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ sau thu hoạch cho các cây trồng cạn đã chọn theo từng tiểu vùng sản xuất.


Lấy hiệu quả, sản phẩm, sức cạnh tranh, thương hiệu của sản phẩm nông nghiệp làm tiêu chí đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vai trò then chốt, trách nhiệm của các nhà khoa học là tích cực nghiên cứu, tổng kết, khắc phục và cải thiện chất lượng của hoạt động sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn và nâng cao đời sống người nông dân. Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện cho các ban ngành tổ chức hội nghị. Như các cuộc hội nghị do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, với sự tham gia của các đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học có uy tín, các doanh nghiệp tiêu biểu, hộ nông dân sản xuất giỏi và đại diện một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là “đầu tàu” trong nghiên cứu khoa học ứng dụng tạo cơ hội tốt để tập hợp một cách khoa học trí tuệ, kinh nghiệm của các đại biểu thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, các nhà nghiên cứu, đóng góp các ý kiến có chất lượng phát triển khoa học công nghệ phục vụ công tác xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Đảng, Nhà nước đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới. Các nhà khoa học, cơ quan quản lý cần tiếp tục đánh giá đúng thực trạng, nhiều chiều, cả về chất và lượng vai trò, tác động của khoa học công nghệ, của đội ngũ nhà khoa học đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn, hình thành đội ngũ các nhà khoa học chuyên sâu, cần tạo điều kiện cho các nhà khoa học được nghiên cứu suốt đời về một đối tượng cụ thể, bên cạnh đó, đề ra các giải pháp và hướng đi cụ thể, phù hợp với tình hình mới của đât nước trong thời gian tiếp theo. Ngoài ra, các cánh đồng mẫu lớn mua các loại bảo hiểm cho cây trồng vật nuôi và cho người lao động như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…


3.2.5 Tổ chức cánh đồng mẫu phù hợp với khả năng tiêu thụ, lựa chọn hợp tác xã liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo khi chưa có sự liên kết với công ty lớn

Việc đầu tư vào nông nghiệp có xác suất rủi ro khá cao bởi phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên là trở ngại khiến các nhà đầu tư vào lĩnh vực này còn hạn chế, vì vậy số lượng các công ty có quy mô như công ty Bảo vệ thực vật An Giang là không nhiều. Để nông nghiệp đi lên sản xuất lớn đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, trên thực tế khi chưa nhận được các gói dịch vụ từ doanh nghiệp thì nên tổ chức cánh đồng mẫu quy mô vừa sao cho phù hợp với khả năng tiêu thụ đồng thời lập các tổ chức của nông dân như hợp tác xã, tổ hợp tác xã làm cầu nối giữa nông hộ và doanh nghiệp và nhà khoa học để nhân dân đồng thuận thực hiện đề án sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn. Theo đó, hợp tác xã phải có kế hoạch cụ thể và phát huy vai trò của mình trong mọi công việc đặc biệt là công tác tuyên truyền, thuyết phục nhân dân. Muốn vậy, hợp tác xã phải ký kết được hợp đồng với doanh nghiệp bao tiêu để nhận loại giống có sức chống chịu môi trường và sâu bệnh tốt, cho sản lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn để cung cấp cho nhân dân đưa vào gieo cấy, phối hợp với các doanh nghiệp lớn, đủ năng lực để tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch cho nông dân. Cánh đồng mẫu lớn là một phương thức sản xuất kiểu mới thay thế kiểu sản xuất truyền thống dựa vào nông hộ cá thể bao đời nay. Các hợp tác xã là lựa chọn tốt nhất giữ vai trò cầu nối thực hiện các dịch vụ từ khâu sản xuất đến khi chuyển lúa về kho là mô hình ưu việt mà Hiệp hội Lương thực Việt Nam lựa chọn và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện khi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Phương thức thực hiện là ký hợp đồng thông qua các tổ hợp tác và HTX . Công ty cũng không cung cấp giống và vật tư nông nghiệp mà chỉ ứng vốn bằng tiền và đưa ra yêu cầu về giống, chất lượng, số lượng và cam kết bao tiêu sản phẩm nếu các chỉ tiêu đúng như hợp đồng, việc "giao" cho HTX sẽ giảm bớt


gánh nặng cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp không đủ nhân lực và kỹ thuật để thực hiện. Khó khăn chung của các doanh nghiệp thực hiện liên kết là thiếu nhân sự để thu mua, tiếp nhận, vận chuyển lúa. Xác định giá thu mua với nông dân vào thời điểm thu hoạch là khó khăn lớn mà doanh nghiệp nào cũng gặp phải. Hợp tác xã là đại diện của các hộ nông dân, có nhiệm vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất và ký kết hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp. HTX sẽ hạn chế nhược điểm là mỗi nông dân có diện tích nhỏ, khó tập hợp, bên cạnh đó HTX sẽ thực hiện tất cả những dịch vụ giữa nông dân và doanh nghiệp từ đầu vào sản xuất, thu hoạch cho đến khi lúa vào kho và cả thu tiền về cho xã viên.

3.2.6 Có cơ chế phân phối lợi ích hài hòa, tăng thu nhập cho người nông dân và công nhân

Sự phân phối lợi ích giữa 4 nhà là điều kiện để “Cánh đồng mẫu lớn” bền vững và có thể nhân rộng vì đây là chất kết dính trong mô hình, do đó phải công khai minh bạch lợi ích giữa các nhà, xây dựng được hệ thống thông tin rò ràng, nhanh nhạy sao cho các chủ thể trong khối liên kết này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Phân phối lợi ích hài hòa là động lực để các chủ thể tham gia mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” một cách tích cực và có hiệu quả. Tổ chức kênh phân phối bảo đảm lợi ích hài hòa, hợp lý của tất cả các chủ thể tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng, từ người cung ứng đầu vào – sản xuất – chế biến – bảo quản, phân phối, đến người tiêu dùng cuối cùng. Giúp nông dân biết cách tính toán để giảm giá thành, giảm các chi phí trung gian và được bao tiêu sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hiệu quả sản xuất sẽ ngày càng được nâng cao và đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được cải thiện. Các hoạt động dịch vụ kỹ thuật đi vào bài bản, được kiểm soát tốt và hỗ trợ kịp thời cho nông dân yên tâm sản xuất. Mặt khác, doanh nghiệp sẽ nắm được sản lượng lúa hàng hóa lớn, chất lượng cao, đồng đều, thuận lợi trong việc chủ động nguồn hàng xuất khẩu để xây dựng thương hiệu uy tín, tạo sức cạnh tranh và bán được giá cao đồng nghĩa với việc,


doanh nghiệp phải biết maketing cho nông sản, dù sản xuất hàng hóa với quy mô lớn hay nhỏ, sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp yêu cầu thị trường... Nhưng nếu không biết cách bán hàng, giá trị thực tế thu lợi vẫn chỉ ở tiềm năng. Vì vậy muốn thực sự phát triển chuỗi giá trị nông sản, cần xây dựng và phát huy mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, trong đó khâu làm thương mại, maketing trong nông nghiệp đặc biệt quan trọng góp phần làm tăng giá và lượng hàng nông sản tiêu thụ từ đó làm tăng nguồn thu nhập của doanh nghiệp. Khi lợi nhuận của công ty tăng cần có chính sách hỗ trợ cho nông dân như tăng giá mua nông sản, giảm chi phí thuê kho, sấy cho nông dân…

Phân phối lợi ích hài hòa tương ứng với những đóng góp của các chủ thế trong quá trình triển khai và thực hiện mô hình, đặc biệt là sản phẩm và doanh thu cho nông dân và doanh nghiệp đứng ra tổ chức. Nông dân là người góp quyền sử dụng đất, bỏ công chăm sóc trên diện tích lúa đã ký kết, doanh nghiệp là người đứng ra tổ chức cung ứng toàn bộ đầu vào với giá bằng hoặc thấp hơn thị trường, chấp nhận cho nông dân thanh toán sau khi bán sản phẩm, doanh nghiệp đứng ra tiêu thụ toàn bộ số nông sản mà các hộ nông dân sản xuất ra trên diện tích thực hiện từ mô hình. Trong quá trình thực hiện xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” các bên tham gia đều thụ hưởng lợi ích một cách thỏa đáng, trong đó nông dân được hưởng lợi từ các dịch vụ phục vụ sản xuất, chất lượng vật tư nông nghiệp và các giá trị tăng thêm cho lúa từ các hoạt động dịch vụ. Khi lợi ích được đảm bảo một cách hòa hòa sẽ tăng tính gắn kết giữa các bên tham gia.

Tỉnh và các địa phương cần có chế tài thống nhất xử phạt nghiêm những đơn vị, cá nhân phá vỡ các hợp đồng tiêu thụ nông sản, kiểm soát doanh nghiệp khi mua sản phẩm của nông dân, tạo niềm tin cho các đối tượng tham gia liên kết, góp phần tạo sự bền chặt trong mối "liên kết 4 nhà", thúc đẩy sản xuất phát triển. Các nhà hoạch định chính sách phải dựa trên cơ sở khoa học và thực tế, tạo

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí