Những Nghiên Cứu Liên Quan Đến Hiệp Hội Doanh Nghiệp, Hiệp Hội Ngành Hàng Đối Với Sản Khẩu Và Xuất Khẩu Nông Sản

trạng năng lực hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam” và “Chỉ số đánh giá năng lực của các hiệp hội doanh nghiệp”. Nội dung nghiên cứu khá toàn diện, cách tiếp cận hiện đại, khoa học, phản ánh được những nét cơ bản về thực trạng năng lực của các hiệp hội doanh nghiệp về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, cơ cấu bộ máy và những hoạt động chính của hiệp hội. Bộ chỉ số đánh giá năng lực được thiết kế với 05 tiêu chí: (i) Năng lực quản trị và định hướng phát triển; (ii) Năng lực tài chính và cơ sở vật chất; (iii) Năng lực phục vụ hội viên;

(iv) Năng lực vận động chính sách; (v) Năng lực xây dựng và phát triển cộng đồng doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra 4 cấp độ xếp hạng năng lực là cấp độ 1 (sơ khai), cấp độ 2 (cơ bản), cấp độ 3 (đáp ứng khá), cấp độ 4 (đáp ứng cao).

Nguyễn Hữu Phúc (2009), “Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động các hiệp hội Ong, Dâu -Tằm, Hồ tiêu” [27]. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá năng lực hoạt động của các hiệp hội nông nghiệp tại tỉnh Quảng Bình trong xây dựng các “Chuỗi giá trị sản phẩm”. Báo cáo nghiên cứu đã đưa ra một số kết quả hoạt động (i) Các hiệp hội đã ổn định tổ chức bộ máy ổn định và hoạt động khá hiệu quả. (ii) Ban quản lý hiệp hội đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, thích ứng với cơ chế thị trường, gắn bó quyền lợi, trách nhiệm của hiệp hội với các thành viên; (iii) Các hiệp hội đã có ảnh hưởng tích cực tới việc hình thành các chuổi giá trị (Cung ứng đầu vào - Sản xuất - Tiêu thụ sản phẩm) là cơ sở cho hiệp hội tồn tại và phát triển bền vững; (iv) Thông qua các hoạt động cung cấp dịch vụ của mình, các hiệp hội đã hỗ trợ các hội viên ngày càng phát triển và gắn bó với hiệp hội. Về mặt tồn tại hạn chế: (i) Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng các hiệp hội vẫn còn thụ động, trông chờ từ bên ngoài, chưa khai thác nội lực, chưa phát huy được vai trò độc lập của Hiệp hội; (ii) Mối quan hệ giữa hiệp hội và chính quyền địa phương nhiều khi còn bị động, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hiệp hội; (iii) Năng lực của ban quản lý hiệp hội còn hạn chế, chủ yếu làm theo nhiệt tình và kinh nghiệm; (iv) Nguồn kinh phí thiếu tính bền vững (chưa thu được phí từ hội viên, từ việc cung cấp các dịch vụ).

GS. TS. Hoàng Văn Châu (2008), “Phát triển các hiệp hội ngành hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” [5]. Nghiên cứu đã phân tích tính tất yếu khách quan của sự ra đời, phát triển HHNH trong nền kinh tế thị trường và một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển HHNH của Nhật Bản, Thái

Lan. Nghiên cứu đã đề cập hệ thống chính sách, khuôn khổ pháp lý và phản ánh thực trạng hoạt động của HHNH ở Việt Nam hiện nay, một số kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở đó, Báo cáo đã đề xuất những giải pháp phát triển HHNH Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Nghiên cứu đưa ra Nhóm giải pháp chung gồm (i) Nâng cao tính đại diện của HHNH; (ii) Đổi mới tư duy, xây dựng chiến lược của HHNH; (iii) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động; (iv) Nâng cao số lượng và chất lượng của cán bộ HHNH; (v) Nâng cao năng lực tài chính; (vi) Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của HHNH. Nhóm giải pháp cụ thể gồm có (i) Phát triển hoạt động cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp; (ii) Phát triển hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong hội nhập; (iii) Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại; (iv) Phát triển hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành; (vi) Phát triển hoạt động quảng bá thương hiệu. Báo cáo cũng đưa ra 03 nhóm kiến nghị đối với Nhà nước, đối với các bộ, ngành và địa phương; và đối với doanh nghiệp.

TS. Hàn Mạnh Tiến (2005) “Những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay” [30]. Nghiên cứu được triển khai trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh tiến trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kết quả nghiên cứu đã kết luận một số vấn đề lý luận cơ bản về bản chất, vị trí, vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường; đánh giá thực trạng hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp, kiến nghị theo hướng nâng cao tính độc lập của Hiệp hội trong tổ chức, nhân sự, quản trị và hoạt động nhằm tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên trong cạnh tranh theo quy luật kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đối với sản khẩu và xuất khẩu nông sản

Mai Xuân Đào (2021), “Mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu, nhận thức rào cản xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam sang thị trường Asean+3” [7]. Nghiên cứu với mục tiêu xây dựng mô hình mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp, nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp, nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp, nhận thức rào cản xuất khẩu bên

ngoài doanh nghiệp và kết quả hoạt động xuất khẩu; kiểm định các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa các yếu tố trên trong mô hình. Kiểm định sự khác biệt về các mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình theo một số đặc điểm doanh nghiệp. Nghiên cứu đã kết luận nếu khai tác tốt vai trò của HHNH sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh và kết quả hoạt động xuất khẩu nông sản.

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2020),“Thúc đẩy xuất khẩu nông sản bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [33]. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp ưu tiên nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản bền vững, bao gồm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chủ động khai thác các cơ hội, lợi thế từ hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu. Đối với các bạn hàng lớn và có quan hệ lâu năm, hỗ trợ các doanh nghiệp và địa phương thành lập hiệp hội xuất khẩu nông lâm thủy sản hoặc tham gia hiệp hội hàng nông lâm thủy sản của phía bạn để nâng cao hiệu quả điều phối, đàm phán, giải quyết tranh chấp nhằm thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản; đàm phán với các nước về việc thừa nhận chung các tiêu chuẩn, kỹ thuật đang áp dụng tại Việt Nam; cử tham tán nông nghiệp; mở văn phòng đại diện của các hiệp hội ngành hàng; đầu tư mở kho ngoại quan tại các thị trường trọng điểm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Đinh Cao Khuê, Nguyễn Thị Thủy, Trần Đình Thao (2020),“Tổng quan một số chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản” [13]. Nghiên cứu chỉ ra cho thấy rằng sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản trong những năm gần đây đã có những thành tựu quan trọng, xuất khẩu nông sản liên tục tăng trưởng và đang đạt được những thành công trên một số thị trường khó tính. Đóng góp vào những thành công đó là sự ra đời các chủ trương, chính sách đúng đắn. Nghiên cứu phản ánh tổng quan một số chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, đồng thời phân tích mặt tích cực, hạn chế, đưa ra khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản trong thời gian tới. Nổi bật trong đó là vai trò không thể thiếu của các hiệp hội ngành hàng trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách. Cần phải có những chính sách khuyến khích sự tham gia của hiệp hội ngành hàng vào sản xuất và xuất khẩu nông sản.

Nguyễn Trọng Khương, Trương Thị Thu Trang (2017), “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam” [14]. Nghiên cứu đề xuất Nhà nước cần tổ chức, xây dựng hệ thông tin thị trường quốc tế với sự tham gia

Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 4

của hệ thống tham tán thương mại ở các nước, kết nối với các tổ chức chuyên nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Doanh nghiệp muốn sử dụng thông tin phải đóng phí để đảm bảo hệ thống có thể tự vận hành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mà không tạo gánh nặng cho ngân sách. Đồng thời, đổi mới cách thức làm xúc tiến thương mại, trong điều kiện ngân sách hạn hẹp có thể giảm bớt việc tổ chức các đoàn XTTM, tăng mức hỗ trợ kinh phí XTTM cho các HHDN, các doanh nghiệp xuất khẩu tiên phong để thâm nhập thị trường mới, tìm kiếm đối tác gặp đối tác, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

Phạm Tú Tài (2015),“Đổi mới hoạt động của hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam” [28]. Nghiên cứu đã đề cập vai trò của HHNH nông sản trong các mối quan hệ là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với Nhà nước; là đầu mối trong liên kết theo chuỗi giá trị; cung cấp thông tin xúc tiến thương mại; đào tạo nguồn nhân lực; thúc đẩy hợp tác quốc tế. Nghiên cứu về thực trạng hoạt động của HHNH nông sản về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý, điều hành; tính hình tài chính của các HHNH; và thực hiện chức năng của HHNH (đại diện cho quyền lợi hội viên, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, nâng cao năng lực ngành hàng). Nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp đổi mới hoạt động của HHNH nông sản bao gồm (i) Đổi mới nhận thức của toàn xã hội về HHNH (thông qua hội thảo, tọa đàm, truyền thông đại chúng và lồng ghép vào các chương trình đào tạo); (ii) Đổi mới về quản lý nhà nước (hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo thuận lợi để các HHNH hoạt động , đảm bảo bình đẳng giữa các hiệp hội, tại điều kiện để mở rộng thành viên, thực hiện cơ chế phối hợp chỉ đạo đối với HHNH); (iii) Giải pháp đối với các HHNH (hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao năng lực vận động chính sách, giải quyêt hài hòa lợi ích giữa Hội viên, HH và Ngành hàng).

Hồ Quế Hậu (2014), “Vai trò của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp đối với sự phát triển kinh tế sau 30 năm đổi mới” [9]. Tác giả đã đánh giá khái quát những kết quả tích cực và những tồn tại, hạn chế của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp (bao gồm cả các HHDN) sau 30 năm thực hiện chính sách “Đổi mới” về các mặt: (i) Thực hiện chức năng “cầu nối” giữa các nhóm xã hội với cơ quan nhà nước; (ii) Phục vụ lợi ích thành viên thông qua các hoạt động và dịch vụ;

(iii) Thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa các thành viên; (iv) Thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế, nâng cao vai trò của HHDN trong xuất khẩu hàng hóa.

Nguyễn Hữu Tài (2007), “Mối quan hệ giữa tiêu thụ và sản xuất nông sản thực phẩm của nông dân với các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng: Thực trạng và giải pháp” [29]. Tác giả đã đánh giá tổng quát những vấn đề liên quan tới mối quan hệ giữa người nông dân và các doanh nghiệp chế biến nông sản; trong đó nhấn mạnh tới những mặt bất bình đẳng theo trong quan hệ đó và thực trạng hạn chế trong phát huy vai trò trung gian của các Hiệp hội ngành hàng trong giải quyết những mâu thuẫn lợi ích đó và đưa ra một số khuyến nghị cụ thể. Đặc biệt, khuyến nghị giải pháp nâng cao vai trò của HHNH trong đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu nông sản.

PGS. TS. Nguyễn Văn Nam (2004), “Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” [18]. Nghiên cứu đã: (i) Làm rò vai trò, tác dụng và nội dung, năng lực hoạt động của các hiệp hội trong việc hỗ trợ các hội viên đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập; (ii) Đánh giá thực trạng năng lực hoạt động của các HHNH trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thành viên đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá; (iii) Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các HHNH nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Trên cơ sở làm rò các vấn đề về lý luận chung, Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích thông tin, dữ liệu để làm rò thực trạng hoạt động của các HHNH về các mặt (i) Năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HH; (ii) Năng lực tổ chức, bộ máy; (iii) Năng lực tài chính của các HHNH; trong đó nhấn mạnh tới những tồn tại, hạn chế và phân tích nguyên nhân, từ đó đưa ra những kiến nghị giải pháp toàn diện nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng, hỗ trợ doanh nghiệp thành viên đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm trong bối cảnh Việt Nam tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế. Về các giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các HHNH, trên cơ sở phân tích xu hướng phát triển của HHNH trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Báo cáo đề xuất các nhóm giải pháp (i) Đối với các HHNH: Nâng cao năng lực bộ máy; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp; tăng cường mối quan hệ giữa HH và chính quyền; tăng cường quan hệ đối ngoại của HH; (ii) Đối với công tác quản lý nhà nước; (iii) Đối với Chính phủ và các bộ, ngành. Cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, có những hỗ trợ từ phía nhà nước về cơ chế hợp tác, giao nhiệm vụ, chính sách ưu đãi về hoạt động dịch vụ và hỗ trợ kinh phí để HHNH hoạt động và phát triển.

1.2. Những công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan tới đề tài

1.2.1. Những nghiên cứu liên quan đến Phòng thương mại và Hiệp hội ngành hàng

Mark Boleat (2003), “Managing Trade Associations” (Quản lý Hiệp hội ngành hàng) [50]. Cuốn sách giới thiệu kiến thức căn bản về HHNH tại Anh: Khái niệm, bản chất của HHNH, khung khổ pháp luật, mô hình tổ chức; Các vấn đề về quản trị như phát triển hội viên, quản lý hoạt động, chế độ thông tin, quản lý tài chính; Những vấn đề liên quan tới thực hiện chức năng của HHNH như vai trò đại diện, cung cấp dịch vụ, giải quyết mâu thuẫn nội bộ trong... Cuốn sách còn hướng dẫn một số hoạt động cụ thể cho các cấp quản lý HHNH như hỗ trợ doanh nghiệp thành viên xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động và quản lý rủi ro trong quản trị hiệp hội, thúc đẩy hợp tác và phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động của hiệp hội.

Mark Boleat (2001), “Good Practice in Trade Association Governance” (Thực tiễn tốt trong quản trị hiệp hội ngành hàng) [51]. Báo cáo nghiên cứu được thực hiện tại hơn 140 HHNH có quy mô khác nhau, bao gồm HHNH lớn với nguồn thu hàng năm trên $1.000.000, HHNH vừa (từ $200.000 đến

<$1.000.000) và HHNH nhỏ với nguồn thu <$200.000/năm. Báo cáo đưa ra những tiêu chí của “Mô hình quản trị hiện đại” đối với HHNH (i) Ban lãnh đạo phải đảm bảo thực chất “tính đại diện” cho các hội viên; (ii) Hoạt động của Ban lãnh đạo phải đảm bảo nguyên tắc “Trách nhiệm giải trình” trước hội viên; (iii) Hoạt dộng quản trị phải đảm bảo tính “Minh bạch”; (iv) Cần phân định chức năng “Quản trị” và “Quản lý” trong hoạt động của HHNH; (v) Đảm bảo tính “Minh bạch” và “Trách nhiệm giải trình” trong hoạt động của HHNH đối với bên ngoài. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị của các HHNH được nghiên cứu, tác giả đưa ra giải pháp đổi mới quản trị HHNH đối với những cơ cấu chức năng chính yếu của HHNH (i) Ban chấp hành (Association’s Board); (ii) Chủ tịch (Chairperson); (iii) Tổng thư ký (CEO); (iv) Cấu trúc các phòng, ban, nhóm triển khai dự án; (v) Cấu trúc các chi nhánh, văn phòng đại diện đối với các HHNH hoạt động toàn quốc hoặc liên vùng. Từ những tiêu chí đổi mới quản trị, Báo cáo nghiên cứu đưa ra Danh mục các tiêu chí (check list) để đánh giá chất lượng quản trị của HHNH.

Andrew More (1998), “Core competencies for the senior managers of Trade Associations” (Năng lực cốt lòi cho các nhà quản lý cấp cao của các Hiệp hội ngành hàng) [38]. Cuốn sách là cẩm nang giúp các cấp quản lý HHNH phát triển năng lực, kỹ năng cần thiết trong quản lý, điều hành HHNH thông qua các tình huống quản lý cụ thể. Sách cũng đề xuất các tiêu chí và phương pháp đánh giá năng lực cho các vị trí quản lý trong Hiệp hội ngành hàng nhằm nhận diện những điểm hạn chế và cách thức phát triển, hoàn thiện những kỹ năng, năng lực cốt lòi còn thiếu.

S.Nikfar (2014), “Trade Associations” (Hiệp hội ngành hàng) là nghiên cứu chuyên về HHNH[58]. Nghiên cứu đưa ra khái niệm về HHNH nói chung là tổ chức của các doanh nhân tập hợp lại với nhau để thúc đẩy lợi ích chung và tham gia vào các hoạt động quan hệ công chúng như quảng cáo, đào tạo nghề nghiệp, vận động hành lang và xuất bản ấn phẩm; trong đó thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp và tiêu chuẩn hóa ngành hàng là những chức năng cơ bản. Các HHNH được tổ chức theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhóm sản phẩm hoặc một sản phẩm cụ thể. HHNH có thể hoạt động ở cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế, HHNH có nguồn thu từ hội phí thành viên và có thể được tài trợ bởi các doanh nghiệp, tổ chức hoặc thậm chí tài trợ từ chính phủ.

Richard F.Doner & Ben Ross Schneider (2000), “Business Associations and Economic Development” (Hiệp hội Doanh nghiệp và Phát triển Kinh tế) [57]. Nghiên cứu sử dụng các lý thuyết quản trị và kinh nghiệm thực tiễn để đánh giá vai trò của các HHDN trong thúc đẩy phát triển kinh tế ở các quốc gia. Báo cáo nghiên cứu đưa ra những kết quả phân tích vai trò của HHDN trong vận động chính sách, tác động tới xu hướng phát triển của nền kinh tế; vai trò đối với các doanh nghiệp thành viên như tăng cường quyền tài sản, thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp (cả theo chiều nganh và chiều dọc), cung cấp thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, qua đó các HHDN đóng góp tích cực vào sự vận hành của nền kinh tế và sự phát triển quốc gia. Báo cáo nghiên cứu cung cấp những thực tiễn tốt về vai trò của HHDN trong phát triển kinh tế ở các quốc gia đang phát triển như Kuwait, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thailand, Colombia hay Chile. Trong đó nhấn mạnh tới vai trò của HHDN thúc đẩy những tiến bộ kỹ thuật như ban hành, triển khai và giám sát thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hay quy trình sản xuất tiến bộ tại các quốc gia, các nền kinh tế.

Martin Pery (2008), “Trade Associations in New Zealand” (Hiệp hội ngành hàng ở New Zealand) [53]. Báo cáo nghiên cứu sự thay đổi vai trò của HHNH trong xã hội và nền kinh tế New Zealand, từ tình trạng hạn chế về năng lực hoạt động và nghèo nàn trong cung cấp dịch vụ cho các thành viên, cộng đồng HHNH đã tích cực tham gia và có những đóng góp xứng đáng được ghi nhận trong phục vụ lợi ích của doanh nghiệp thành viên, sự phát triển kinh tế và cộng đồng xã hội. Nghiên cứu đã khảo sát 101 HHNH về các nội dung (i) Động cơ của doanh nghiệp tham gia HHNH; (ii) Nguồn lực tài chính và cơ cấu tổ chức HHNH (số lượng thành viên trung bình là 170 doanh nghiệp/hiệp hội, nguồn thu bình quân hàng năm là $300.000/hiệp hội, trong đó khoảng 60% là từ nguồn phí hội viên, phần còn lại từ các nguồn thu khác như cung cấp dịch vụ, ấn phẩm, tổ chức hội nghị, hội thảo hay từ nguồn tài trợ); (iii) Đánh giá hiệu quả hoạt động của HHNH (thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp; thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng; là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ; cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp thành viên).

Markus Pilgrim and Ralf Meier (1995), “National Chambers of Commerce, a Primer on the Organization and Role of Chambers Systems” (Phòng Thương mại Quốc gia, Cơ quan đứng đầu về Tổ chức và Vai trò của Hệ thống Phòng thương mại) [52]. Cuốn sách giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của mô hình Phòng thương mại trên thế giới (i) Mô hình Anh Mỹ (Anglo Saxon model); (ii) Châu Âu lục địa (Continetal model); (iii) Mô hình hỗn hợp (Mixed model). Tác giả có đề cập mô hình PTM&CN Việt Nam (VCCI) trong nhóm các quốc gia theo mô hình Sô viết cũ với những đặc trưng gần với mô hình châu Âu lục địa. Nghiên cứu đi sâu phân tích, so sánh những đặc điểm giống và khác nhau giữa các mô hình về khuôn khổ pháp, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động, nguồn thu tài chính; những điểm mạnh - yếu của từng loại mô hình.

OECD (2007), “Policy Roundtables on Trade Associations” (Bàn tròn Chính sách về Hiệp hội ngành hàng) [55]. Báo cáo khẳng định vai trò của các HHNH trong tăng cường hiệu quả hoạt động của các thiết chế thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động của các HHNH cũng tiềm ẩn nguy cơ hạn chế cạnh tranh, hình thành các nhóm độc quyền, thao túng giá cả. Vì vậy, các nền kinh tế thành viên đưa tới hội thảo những thực tiễn phong phú của quốc gia mình về tình hình phát triển, khuôn khổ pháp lý (nhất là quy định về chống độc quyền, đảm bảo tự

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 08/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí