Nghiên cứu - ứng dụng mô hình liên kết bốn nhà vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh - 17


học, nhà doanh nghiệp, nhà nông. Trên thực tế, từ khi bắt đầu đổi mới theo

hướng chuyển sang phát triển kinh tế thị trường, mối quan hệ này đã hình thành và từng bước phát triển, nhưng dưới tác động của cơ chế thị trường nên mối liên kết này được hình thành một cách tự phát mặc dù ai cũng thấy liên kết là cần thiết và tất yếu. Hậu quả trực tiếp là nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thu mua nguyên liệu chế biến và tiêu thụ sản phẩm do mình làm ra, còn các nhà khoa học cũng không có điều kiện thi thố tài năng để phục vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp nước nhà, trực tiếp là phục vụ nông dân và tăng thu nhập cho mình. Chính trong điều kiện đó, chính quyền tỉnh Trà Vinh đã nhận thức được vai trò quản lý của mình, thể hiện nguyên lý “cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Vai trò của quản lý nhà nước trong liên kết “bốn nhà” được thể hiện cụ thể sau đây:

Thnht, Chính quyền địa phương đóng vai trò người khởi xướng. Liên kết “bốn nhà” là tất yếu, là phù hợp với quy luật và quy trình tái sản xuất nông sản hàng hóa và đã diễn ra một cách tự nguyện, tự phát vì nhu cầu và lợi ích của mỗi bên, chưa được chính thức hóa. Trước yêu cầu bức bách về tiêu thụ nông sản hàng hóa, việc liên kết “bốn nhà” để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nông sản thông qua hợp đồng kinh tế là phù hợp với nhu cầu. Như vậy, nếu không có sự khởi xướng, đề xuất một quyết định kịp thời thì việc tiêu thụ nông sản sẽ bấp bênh, còn gặp nhiều khó khăn. Mặc khác, chỉ từ ý tưởng phục vụ tiêu thụ nông sản, liên kết “bốn nhà” còn có tác dụng rộng hơn trong sự thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng phong cách kinh doanh hiện đại và thói quen cho người nông dân, đó là mọi quan hệ kinh doanh đều thông qua hợp đồng kinh tế.

Thhai, Nhà nước đóng vai trò là người tổ chức các mối liên kết “bốn nhà”. Bản thân sự liên kết là một tổ chức, tức là gồm nhiều bộ phận hợp thành. Tổ chức đó lỏng hay chặt là phụ thuộc mối ràng buộc pháp lý giữa các thành viên. Nếu không được tổ chức thì mối liên kết cũng tự động hình thành xuất phát từ quan hệ lợi ích nhưng sẽ bị phá bỏ khi lợi ích bị xung đột. Trái lại, nếu tổ chức một cách cưỡng bức, quá chặt và không xuất phát từ quan hệ lợi ích hài hòa thì mối liên kết sẽ trở nên xơ cứng, không còn động lực và các bên tham gia sẽ phá vỡ mối liên kết, biến nó trở thành phản tác dụng. Ở đây, từ khi có quyết định 80 về liên kết “bốn nhà”, tỉnh Trà Vinh đã nhìn thấy tính tất yếu khách quan của liên kết


và đề xuất, hướng dẫn, phát huy tính tự giác của mỗi bên trên cơ sở cùng có lợi để tham gia liên kết, đề xuất phương thức tổ chức liên kết phù hợp và hiệu quả. Tất nhiên, vai trò tổ chức này có phát huy được hay không còn tùy thuộc vào sự nhận thức của các cấp chính quyền trong việc phát huy quyền làm chủ của các bên tham gia liên kết trên cơ sở đảm bảo lợi ích, đặc biệt nông dân ta rất thực tế, nếu không đem lại lợi ích thiết thực cho họ mà chỉ là lời hứa suông thì họ cũng không hào hứng tham gia vào tổ chức liên kết “bốn nhà”.

Thba, Chính quyền tỉnh Trà Vinh “Nhà nước” là người hướng dẫn. Quan hệ kinh tế trong cơ chế thị trường, nhất là thị trường nước ta còn mang nhiều yếu tố sơ khai, rủi ro, thiếu bền vững thì vai trò hướng dẫn của “Nhà nước” là hết sức quan trọng. Khách quan mà nói, các bên tham gia liên kết bao giờ cũng đặt lợi ích của mình lên trên hết, trước hết nên họ cũng ít quan tâm đến lợi ích của bên đối tác. Đặc biệt người nông dân “Nhà nông” là bên yếu thế nhất, trình độ có hạn nên dễ bị thiệt thòi, họ phải có người tư vấn. Họ có thể tham khảo ý kiến “Nhà khoa học” công tâm nhưng để thật khách quan thì họ phải được sự hướng dẫn của các

cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền. Hơn nữa, “Nhà nước” là người nắm

đường lối, chính sách, chiến lược phát triển, có đầy đủ thông tin thị trường trong và ngoài nước nên có khả năng hướng dẫn, thuyết phục các bên tham gia liên kết, đảm bảo cho mối liên kết “bốn nhà” bền vững và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Thtư, “Nhà nước” là người hỗ trợ, tạo điều kiện cho liên kết “bốn nhà” hoạt động thuận lợi. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là một nhiệm vụ có tính chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong nền nông nghiệp chưa có một mối liên kết “bốn nhà” hoàn chỉnh và đồng bộ nên Nhà nước buộc phải tham gia vào việc hình thành, phát triển, hoàn thiện đồng bộ các mối liên kết. Như vậy, vai trò của “Nhà nước” đối với quá trình liên kết “ bốn nhà” chính là vài trò “bà đỡ” cho lên kết “bốn nhà” hình thành và phát triển, cũng là hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững.

Vai trò hỗ trợ của “Nhà nước” thể hiện ở chỗ: quyền lợi, nghĩa vụ... của các bên tham gia hợp đồng sản xuất phải được luật hoá, ai vi phạm (kể cả đồng loã, tiếp tay) sẽ bị xử lý theo pháp luật và cơ quan công quyền phải coi đây là nhiệm vụ của mình. Vai trò hỗ trợ của “Nhà nước” còn thể hiện ở chỗ có những chính sách khuyến khích, giúp đỡ để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, nông dân yên tâm sản xuất... Ví dụ chính sách khi doanh nghiệp đọng vốn do nông dân mất mùa

Nghiên cứu - ứng dụng mô hình liên kết bốn nhà vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh - 17


chưa trả được nợ, chính sách khấu trừ thuế VAT đầu vào cho sản phẩm, chính sách liên kết sản xuất bao tiêu với nông dân. Nhà nước tham gia vào mối liên kết với vai trò hỗ trợ, điều phối thông qua các chính sách khuyến khích và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, xúc tiến thương mại, đồng thời là người kiểm tra, giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng giữa các bên.

Thnăm, “Nhà nước” giữ vai trò trọng tài. Trong liên kết “bốn nhà” thì việc ký và thực hiện hợp đồng chủ yếu là ba nhà: nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp, còn Nhà nước chủ yếu là nhà quản lý. Các hợp đồng được ký có thể song phương (tay đôi): nhà nông-nhà khoa học, nhà nông- nhà doanh nghiệp, nhà khoa học- nhà doanh nghiệp, hoặc cũng có thể là hợp đồng đa phương (tay ba): nhà nông- nhà khoa học-nhà doanh nghiệp. Trong tất cả các loại hợp đồng đó thì nhà nông là người yếu thế nhất do trình độ và tiềm lực kinh tế có hạn, do đó nông dân thường gánh chịu thua thiệt. Để tránh gây thua thiệt quá đáng cho nhà nông thì Nhà nước phải làm trọng tài cả khi ký hợp đồng và khi thanh lý hợp đồng, nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng, hợp lý và cùng có lợi cho mỗi bên. Tuy nhiên cũng xẩy ra nhiều trường hợp nhà nông phá vỡ hợp đồng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì Nhà nước cũng phải đứng trung gian hòa giải, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, giữ cho mối liên kết “bốn nhà” được bền vững, cũng là bảo vệ lợi ích chính đáng cho nhà nông. Cũng có thể xẩy ra các trường hợp xung đột lợi ích, thậm chí là kiện cáo thì Nhà nước phải là người xử lý, làm trung gian hòa giải, hoặc phải giải quyết ở tòa án kinh tế thì cũng do Nhà nước xử, đảm bảo khách quan, hợp tình, hợp lý, giữ vững kỷ cương phép nước Do đó có thể nói rằng, Nhà nước đóng vai trò “trọng tài” trong quá trình liên kết “bốn nhà”.

Phát huy vai trò Doanh nghiệp trong quan hệ liên kết “bốn nhà” nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh

Trong hơn sáu thập kỷ qua, nông nghiệp nước ta luôn được Đảng, Nhà

nước và toàn dân quan tâm vì đây là lĩnh vực có ý nghĩa kinh tế, chính trị - xã hội to lớn và sâu sắc, liên quan đến toàn dân, trong đó trên 70% là nông dân, và việc quản lý nông nghiệp cũng đã có nhiều thay đổi.


Thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hợp tác xã được thành lập một cách phổ biến, quan hệ liên kết kinh tế giữa hợp tác xã với các xí nghiệp nhà nước như trạm máy kéo, trạm thủy nông, các xí nghiệp thu mua và chế biến thủy sản… để phục vụ sản xuất nông nghiệp ( cung cấp đầu vào), hoặc với các công ty thương nghiệp để tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu, cho thấy các xí nghiệp quốc doanh có vai trò như thế nào để cho người sản xuất nông, lâm, thủy sản đưa sản phẩm của mình ra thị trường trong nước hoặc xuất khẩu. Các công ty chế biến và xuất khẩu nông sản ở tỉnh Trà Vinh phải tập hợp lực lượng sản xuất nông nghiệp, xây dựng một mô hình sản xuất kinh doanh mới, liên kết với các hộ nuôi trồng để xuất khẩu nông sản ra các nước. Các mặt hàng nông lâm sản phải có sự liên kết của các chủ thể để các sản phẩm này được các doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ trong và ngoài nước. Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đã đứng vững trên thị trường cũ đồng thời mở rộng vào các thị trường mới để góp phần giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hoá bằng đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, từ năm 2000 đến nay, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của tỉnh Trà Vinh không ngừng tăng lên. Vai trò và tác động của doanh nghiệp không chỉ là giải quyết đầu ra cho các hộ nông dân mà còn có tác động to lớn hơn trong việc đưa nông dân nói riêng và ngành nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh nói chung lên một bước cao mới- công nghiệp hóa, hiện đại hóa, văn minh hiện đại, phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

Vai trò của “nhà doanh nghiệp” trong liên kết “bốn nhà” được thể hiện cụ thể trên các mặt sau:

Thnht, góp phn tiêu thhàng nông sn ca nhà nông. Cho tới nay, nông nghiệp tỉnh Trà Vinh vẫn là một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, phân tán,

manh mún và đang chuyển từ

nền nông nghiệp tự

cung tự

cấp sang nền nông

nghiệp hàng hóa, khai thác mọi lợi thế so sánh về nông nghiệp nhiệt đới để vươn ra thị trường thế giới. Tại nhiều vùng, nhiều hộ nông dân đã chuyển dần sang sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn nhưng không thể đưa ra tiêu thụ, ngay trong thị trường trong nước cũng rất bấp bênh, càng khó đưa ra thị trường nước ngoài. Trong điều kiện đó, chỉ có các doanh nghiệp có tiềm lực lớn, nắm bắt được nhu cầu thị trường, có khả năng ký kết hợp đồng với các đối tác trong và ngoài nước, có khả năng tìm tòi sản phẩm cần tiêu thụ của các hộ nông dân, ký hợp đồng với nhà nông để tiêu thụ trực tiếp hoặc chế biến để tiêu thụ, giải quyết đầu


ra cho nông dân. Đây cũng là mục tiêu trực tiếp và cao nhất của Quyết định 80/2002 của Thủ thướng Chính phủ.

Có thể khẳng định rằng, nếu không có doanh nghiệp đứng ra lo khâu tiêu thụ nông sản cho nông dân thì cũng khó phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa lớn và nông sản của tỉnh Trà Vinh cũng không thể vươn ra thị trường.

Thứ hai, “nhà doanh nghiệp” góp phần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào nông nghiệp, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, qua đó nâng cao trình độ sản xuất của nhà nông.

So với hoạt động của riêng nhà nông thì doanh nghiệp luôn tiếp cận với những tiến bộ khoa học và công nghệ hơn, từ sản xuất chế biến nông sản theo giây chuyền công nghệ rất chặt chẽ và ngày càng tiến bộ đến việc tiêu thụ nông sản tươi cũng phải đảm bảo quy trình công nghệ chặt chẽ, nếu không thì nông sản tươi sống chóng bị thối rữa mà nhà nông thì không thể nào có điều kiện thực hiện nếu không phải là “nhờ trời”. Tất nhiên cũng có một số nhà nông đã biết trang bị cho mình hệ thống bảo quản nông sản cho tới tay người tiêu dùng, nhưng đó là số nhà nông cá biệt, và chính họ đã trở thành các nhà doanh nghiệp-doanh nghiệp nông nghiệp hoặc trang trại. Hơn nữa, các doanh nghiệp còn có điều kiện vươn ra thị trường thế giới, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới đem về áp dụng trong nước, truyền đạt cho nhà nông không chỉ về giống cây con mà cả quy trình công nghệ nuôi trồng, như nhập tôm he chân trắng, đều do các doanh nghiệp thực hiện. Các doanh nghiệp còn “đặt hàng” với các nhà khoa học nghiên cứu giải quyết các vấn đề từ công nghệ chế biến, bảo quản nông sản đến sản xuất nông phẩm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất trong cả chuỗi giá trị từ trang trại đến bàn ăn. Việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng chỉ có thể thực hiện được với điều kiện nhà nông phải là chủ các trang trại (phổ biến là trang trại gia đình), có quy mô sản xuất nông sản hàng hóa lớn, có khả năng áp dụng Global GAP và nhà doanh nghiệp phải có khả năng chế biến - tiêu thụ nông sản với công nghệ tiên tiến, đạt tiêu chuẩn HACCP (hệ thống kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm).

Các nhà doanh nghiệp không chỉ đầu tư áp dụng các công nghệ mới nhất do các nhà khoa học tạo ra trong khâu chế biến - bảo quản - tiêu thụ nông sản, mà còn đầu tư giúp nhà nông áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nông sản ở mỗi nông hộ, mỗi trang trại. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc san lấp dần khoảng cách giữa trình độ kinh tế trong nước với thế giới bên ngoài, nhất là


trong nông nghiệp và nông dân thì chủ yếu là vai trò của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Cũng chính từ phát huy vai trò khoa học công nghệ của các doanh nghiệp cùng với sự tham gia tích cực của các nhà khoa học mà nền nông nghiệp nước nhà không ngừng phát triển, ngày càng hiện đại hóa.

Thba, “nhà doanh nghip” góp phn thay đi cung cách làm ăn ca nhà nông vn tùy tin, gp đâu hay chsang cách làm ăn có bài bn, căn cơ, được ràng buc bng hp đng. Hoạt động của nông dân nước ta từ ngàn đời nay vốn tùy tiện, không theo một quy tắc nào, chủ yếu trông chờ vào trời: “ trông trời, trông đất, trông mây. Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm”. Tính tùy tiện đó chỉ thích hợp với lối canh tác tiểu nông, tự cung tự cấp nhưng không thích hợp với kiểu sản xuất hàng hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trong thời đại toàn cầu hóa. Trước đây, khi chuyển từ nông dân cá thể sang kinh tế hợp tác cũng đã thay đổi cung cách làm ăn của nông dân theo một quy chế trật tự và kỷ luật nhất định, nhưng do cơ chế quá cứng nhắc nên nông dân trở thành người bị động, mất hết động lực. Khi chuyển hộ nông dân sang đơn vị kinh tế tự chủ đã phần nào khơi dậy được động lực phát triển nhưng lại rơi vào phân tán, manh mún và tùy tiện. Đi vào thực hiện liên kết “bốn nhà” với sự tuân thủ các hợp đồng kinh tế buộc người nông dân không thể tùy tiện được, nhất là khi ký hợp đồng với doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp trong liên kết “bốn nhà” đặt ra yêu cầu tuân thủ về chất lượng nông sản, quy cách thu hoạch và đóng gói, thời gian giao hàng.v.v.., vừa để đảm bảo quy trình công nghệ cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo lợi ích cho chính nhà nông. Bản thân doanh nghiệp đưa ra và thực hiện những cam kết trong hợp đồng cũng tạo cho nhà nông thói quen làm ăn có bài bản, và khi đã thành nề nếp sẽ làm cho quan hệ liên kết ngày càng bền chặt. Trái lại, nếu doanh nghiệp tùy tiện, không tuân thủ hợp đồng, không coi trọng lợi ích của các bên trong liên kết thì nhà nông sẽ phá vỡ hợp đồng và liên kết “ bốn nhà” cũng nhanh chóng bị tan rã.

Thtư, “nhà doanh nghip” có vai trò tp hp nông dân làm ăn theo kiu hp tác. Sau khi đổi mới quản lý hợp tác xã nông nghiệp, hàng loạt hợp tác xã bị xóa bỏ, nhiều nông dân trở lại sản xuất cá thể, nếu có gọi là có hợp tác xã thì cũng chỉ mang tính hình thức, do đó phần lớn nông dân lui về sản xuất tự cung tự cấp, rất khó chuyển sang sản xuất hàng hóa. Song, bản thân nền nông nghiệp hàng hóa luôn chứa đựng nhu cầu hợp tác, nhưng ai là người tổ chức nông dân lại và tổ chức hoạt động hợp tác một cách thiết thực và hiệu quả. Cấp ủy và chính


quyền cũng chỉ kêu gọi, thuyết phục nhưng kết quả cũng rất hạn chế. Thế thì chỉ doanh nghiệp mới có thể tập hợp nông dân lại, tổ chức các hình thức hợp tác đa dạng, từ thấp lên cao, tạo nên sự gắn bó giữa nông dân với doanh nghiệp và giữa nông dân với nhau. Kinh nghiệm của Hiệp hội mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) cho thấy, nhờ vai trò tập hợp và tổ chức nông dân tham gia hợp tác xã và trở thành thành viên của Hiệp hội, đưa vùng trung du, miền núi tỉnh Thanh Hóa vốn là vùng nghèo đói, chỉ chuyên trồng sắn, thu nhập thấp trở thành vùng nguyên liệu mía đường trù phú với mô hình công-nông nghiệp phát triển, đời sống kinh tế-xã hội được nâng cao từ những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ trước.

Thnăm, doanh nghip có vai trò htrnông dân trong sn xut và ctrong đi sng kinh tế-xã hi. Trong “bốn nhà” thì nhà nông là yếu thế nhất cả về tiềm lực kinh tế, cả về tri thức sản xuất kinh doanh, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, còn doanh nghiệp và các chủ doanh nghiệp nói chung mọi mặt có khá hơn, chưa nói có những người thực sự tài giỏi, giàu có. Trong những năm qua, phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, các nhà doanh nghiệp đã tích cực tham gia công tác từ thiện, hỗ trợ người nghèo với số tiền lớn và các phương tiện cho sản xuất và đời sống. Đó là điều rất quý. Tuy nhiên, người ta thường nói “cho cần câu hơn cho xâu cá”, chính trong liên kết “bốn nhà”, doanh nghiệp có điều kiện hỗ trợ nhà nông thiết thực nhất. Doanh nghiệp không chỉ hỗ trợ trong việc tiêu thụ nông sản cho nông dân với điều kiện ưu ái nhất, thuận lợi nhất mà còn hỗ trợ về kiến thức và phương tiện sản xuất kinh doanh. Đặc biệt khi nhà nông gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh vì thiên tai hoặc biến động của thị trường, doanh nghiệp cũng có thể ra tay giúp nhà nông khắc phục khó khăn, kể cả hỗ trợ về tài chính. Điều đó thể hiện cái tâm của nhà doanh nghiệp trong liên kết “bốn nhà” nhưng cũng tạo điều kiện cho bản thân doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thuận lợi và có hiệu quả hơn.

Tác động của sự liên kết “bốn nhà” đối với phát triển doanh nghiệp

Với vai trò rất quan trọng trong liên kết “bốn nhà”, doanh nghiệp cùng với nhà nước, nhà khoa học, nhà nông làm cho mối liên kết bền vững. ngược lại mối

liên kết này cũng có những tác động không nhỏ nghiệp.

Về tác động tích cực có:

đến sự

phát triển của doanh

Một là, mở rộng đối tác, mở rộng địa bàn, mở rộng ngành nghề hoạt động kinh doanh. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, xu hướng mở


rộng kinh doanh luôn luôn là một yêu cầu thường trực. Trong phát triển kinh tế của tỉnh Trà Vinh cho tới nay nông nghiệp vẫn giữ vai trò chiến lược trong sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chủ

tịch nước Nguyễn Minh Triết đã

khẳng định, khu vực nông nghiệp và nông thôn Việt Nam là đội quân chủ lực của cách mạng. Điều này đã nói lên vai trò và vị trí hết sức quan trọng của nông nghiệp và đây cũng vẫn sẽ là lĩnh vực hết sức và ngày càng quan trọng của Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta khẳng định vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn và quan tâm đầu tư để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chính là tạo điều kiện để các doanh nghiệp nông nghiệp và cả ngoài nông nghiệp bắt tay liên kết với nhà nông để sản xuất kinh doanh vừa có lợi cho nhà doanh nghiệp, vừa có lợi cho nông dân và đất nước và tỉnh Trà vinh phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng không nằm ngoài những chiến lược tổng thể đó. Như vậy, dư địa để doanh nghiệp phát triển phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn còn rất lớn. Mặt khác, nông nghiệp nước ta rất phong phú, không chỉ gồm ba tiểu ngành chính là nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), lâm nghiệp và thủy sản, mà trong một tiểu ngành cũng rất phong phú, có thể sản xuất vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có lợi thế so sánh để xuất khẩu. Việc Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 80/2002 chính là tạo điều kiện cho các nhà doanh nghiệp tham gia đầu tư mạnh vào nông nghiệp, có tác động thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tham gia liên kết “bốn nhà”.

Hai là, tăng sc cnh tranh ca doanh nghip. Cnh tranh luôn luôn là đng lc phát trin ca doanh nghip. Vươn ra kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải nâng cao sức cạnh tranh của mình. Trước đây, trong thời bao cấp, cả doanh nghiệp (chủ yếu là xí nghiệp quốc doanh) và cả nông dân (xã viên hợp tác xã nông nghiệp) đều làm theo lệnh, ngay sự liên kết cũng theo lệnh nên không có cạnh tranh, lỗ lãi không thành vấn đề và không quan trọng. Khi chuyển

sang kinh tế

thị

trường, doanh nghiệp phải bươn chải để

cạnh tranh và đứng

vững, nhưng chi phí cơ hội để tồn tại là rất lớn. Thực hiện Nghị quyết 80/2002, doanh nghiệp tìm được các đối tác khá ổn định nhờ cái gậy của Nghị quyết 80, sự bươn chải chủ yếu là tìm đầu ra, thị trường trong nước và ngoài nước.

Trong liên kết “bốn nhà”, doanh nghiệp không chỉ liên kết với nhà nông mà còn liên kết với các nhà khoa học, điều này có tác động tích cực cho doanh nghiệp không chỉ được tư vấn về mặt khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm mà còn giúp cho nhà doanh nghiệp nâng cao trình độ của mình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022