Báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ năm 2020 (USDA, 2020a) [162] cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia (đứng thứ 8) tiêu thụ ngô lớn nhất thế giới năm 2019 (14,57 triệu tấn). Đến năm 2020 lượng ngô tiêu thụ ở Việt Nam đạt 16,66 triệu tấn (sản lượng ngô trong nước đạt 4,56 triệu tấn, nhập khẩu 12,07 triệu tấn) (Tổng cục thống kê, 2020 [50], Tổng cục Hải quan, 2021 [49]).
Kha Le Quy và cộng sự (2008) [103] đã nhận định năng suất ngô trung bình của Việt Nam thấp hơn năng suất tiềm năng trong các thử nghiệm (12 - 14 tấn/ha) do sản xuất ngô ở Việt Nam chủ yếu là trong điều kiện khó khăn, trong đó 80% diện tích ngô nhờ nước trời, đất chua, đất dốc, quy mô nhỏ lẻ, giao thông khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội thấp; và đầu tư không đầy đủ vào nghiên cứu về kỹ thuật trồng (quản lý cây trồng). Do đó, việc phát triển cây ngô trong nước là tất yếu nhằm tiến tới giảm lệ thuộc vào ngô nhập khẩu, chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu ngô trong nước. Theo Nguyễn Hồng Tín (2017) [32] nhu cầu ngô dự báo sẽ tiếp tục tăng để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi trong nước Dự báo của OECD (2019) [188] cho thấy lượng ngô tiêu thụ và nhu cầu ngô phục vụ cho chăn nuôi tăng liên tục trong giai đoạn từ năm 2020 - 2028 trong khi sản lượng ngô trong nước tăng không đáng kể, dự báo đến năm 2028 Việt Nam sẽ phải nhập khẩu 14,31 triệu tấn để đáp ứng nhu cầu ngô trong nước (Hình 1.5).
Hình 1.5 Dự báo nhu cầu tiêu thụ ngô ở Việt Nam giai đoạn 2020 - 2028
Nguồn: OECD (2019) [188]
1.2 Hệ thống canh tác lúa - ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Hệ thống canh tác lúa - ngô trên thế giới
Nhu cầu ngô ngày càng tăng đang làm thay đổi nhanh chóng các hệ thống cây trồng ở một số vùng của Châu Á (Pasuquin và cộng sự, 2007) [126]. Hệ thống canh tác lúa - ngô tồn tại ở những vùng canh tác lúa; từ vùng có khí hậu từ nhiệt đới gió mùa ẩm ướt đến vùng cận ôn đới có mùa đông lạnh; trên các loại đất khác nhau. Hệ thống canh tác lúa - ngô ở Châu Á đạt hơn 3,5 triệu ha nhằm đáp ứng nhu cầu ngày cao của con người và chăn nuôi (Timsina và cộng sự, 2011) [153].
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật canh tác ngô Zea mays l. Trên nền đất lúa chuyển đổi tại tỉnh Long An và Đồng Tháp - 1
- Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật canh tác ngô Zea mays l. Trên nền đất lúa chuyển đổi tại tỉnh Long An và Đồng Tháp - 2
- Tình Hình Sản Xuất, Tiêu Thụ Ngô Và Xu Hướng Phát Triển Cây Ngô
- Một Số Kết Quả Nghiên Cứu Chế Phẩm Sinh Học Trên Cây Ngô
- Ảnh Hưởng Của Mật Độ Gieo Trồng Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Ngô
- Hiện Trạng Canh Tác Và Một Số Trở Ngại Chính Trong Sản Xuất Ngô Trên Đất Lúa Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
Các hệ thống canh tác bao gồm: một đến ba vụ mỗi năm, cùng với một hoặc hai vụ lúa, ngô, lúa mì và các loại cây trồng khác; ở tất cả các nơi hệ thống cây trồng liên quan đến ngô là hoặc mở rộng hoặc mới nổi lên và phát triển ở Nam Á, đặc biệt đang phát triển khá nhanh ở Bangladesh, miền Nam và Bắc Ấn Độ (Timsina và cộng sự, 2010a) [154]. Những vùng có điều kiện sinh thái và kinh tế xã hội thuận lợi có sự thay đổi đáng kể từ độc canh lúa sang hệ thống ngô - lúa do mang lại lợi nhuận cao hơn (Pasuquin và cộng sự, 2007) [126]. Các hệ thống luân canh ngô giúp cải thiện hàm lượng N tổng số, P dễ tiêu, K và Mg trao đổi và khả năng trao đổi cation trong đất (Uzoh và cộng sự, 2019) [165] và tăng năng suất ngô so với độc canh cây ngô (Ali và cộng sự, 2008 [62]; Uzoh và cộng sự, 2019 [165]). Ngoài ra, cây ngô được xem như là một lựa chọn tốt hơn để đối phó với những bất thuận phi sinh vật như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, tình trạng khan hiếm nước trong mùa khô (Timsina và cộng sự, 2010a [154]; FAO, 2016 [87]) và ít bị côn trùng và bệnh gây hại hơn so với lúa hoặc lúa mì (phổ biến ở vùng Nam Á) (Timsina và cộng sự, 2010a) [154].
Trong hệ thống luân canh lúa - ngô, năng suất ngô phụ thuộc vào mối tương quan giữa các yếu tố giống × thời gian gieo trồng × quản lý dinh dưỡng × phòng trừ cỏ dại × quản lý nước và bảo quản ngô sau thu hoạch (Ali và cộng sự, 2008) [62].
Luân canh lúa - ngô cho thấy mang lại hiệu quả kinh tế tại một số nước Nam Á. Thí nghiệm dài hạn tại Ấn Độ cho thấy hiệu quả kinh tế trong hệ thống canh tác lúa - ngô luôn cao hơn (225 - 1.028 đô la/năm) so với so với hệ thống canh tác lúa hoặc ngô (Jat và cộng sự, 2019) [98].
1.2.2 Hệ thống canh tác lúa - ngô ở Việt Nam
Luân canh lúa - ngô tồn tại ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Timsina và cộng sự, 2011) [153] và đang có xu hướng phát triển mạnh khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong điều kiện biến đổi khí hậu ở ĐBSCL.
Trồng lúa liên tục trong nhiều năm đã lấy đi một lượng dưỡng chất lớn mà thiên nhiên không bù đắp lại đủ, trong khi con người chỉ trả lại một phần dưỡng chất nào đó và không cân đối. Ngoài ra, về lâu dài sẽ dẫn đến suy thoái đất (Nguyễn Bảo Vệ và cộng sự, 2002) [28]. Báo cáo của Minh và Tri (2016) [117] cho thấy ở ĐBSCL trong điều kiện thâm canh lúa sẽ dẫn đến một số hạn chế như hàm lượng cacbon (C) thấp, sự cố định lân (P) cao, P dễ tiêu thấp, đất chua, độc sắt (Fe) và độc nhôm (Al) tiềm tàng cao. Đặc tính vật lý của đất thay đổi đáng kể, dẫn đến bạc màu vật lý đất chủ yếu là sự nén chặt và suy thoái cấu trúc của tầng bên dưới tầng canh tác do sự trực di, suy giảm hàm lượng chất hữu cơ (Nguyễn Minh Phượng và cộng sự, 2009) [35].
Vì vậy, để môi trường đất ổn định, giảm dịch hại và tiết kiệm nước tưới cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu theo hướng luân canh (Nguyễn Bảo Vệ và cộng sự, 2002) [28] do trong hệ thống luân canh lúa - cây trồng cạn có thể làm giảm bớt sự suy thoái đất so với canh tác lúa liên tục do giảm sự nén chặt của đất (giảm dung trọng đất), tăng độ xốp và cacbon thủy phân (Trần Bá Linh và cộng sự, 2017) [158], cải thiện độ bền kết cấu đất (Nguyễn Minh Phượng và cộng sự, 2009) [35], làm thay đổi pH và EC của đất. Sự thay đổi tình trạng thoáng khí của đất luân canh lúa - cây trồng cạn cũng làm tăng lượng sắt hoạt động trong đất (Vũ Văn Long và cộng sự, 2018) [56], nâng cao hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất (Lê Hồng Việt và cộng sự, 2018) [19]; tuy nhiên có thể làm giảm lượng P dễ tiêu trong đất (Vũ Văn Long và cộng sự, 2018) [56]. Luân canh giúp cho dinh dưỡng trong đất sử dụng tốt hơn nhờ hệ thống rễ cây trồng phát triển dài ngắn, sâu cạn khác nhau (Ngô Ngọc Hưng, 2009) [26]. Hiệu quả sử dụng nước cao hơn trong hệ thống luân canh cây trồng cạn
(ngô, ớt) so với hệ thống canh tác lúa liên tục (Nguyen Van Tuyen và cộng sự, 2016) [120].
Hệ thống canh tác lúa - ngô do thay đổi từ điều kiện ngập nước khi canh tác lúa sang tình trạng không bị ngập nước ở ngô, bộ rễ ngô có thể phá vỡ tầng đế cày và rễ có thể phát triển xuống sâu hơn. Do đó, các đặc tính vật lý và kết cấu đất trong hệ thống canh tác lúa - ngô sẽ khác so với hệ thống lúa - lúa (Timsina và cộng sự, 2010b) [155]. Hệ thống luân canh khô - ướt cải thiện độ màu mỡ của đất như đặc tính vật lý của đất, sự cố định đạm sinh học của vi sinh vật và nâng cao lượng đạm dễ tiêu (Ngô Ngọc Hưng, 2009) [26]. Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định luân canh làm thay đổi đặc tính đất hóa học trong đất và làm tăng năng suất lúa sau vụ trồng ngô (Ngô Ngọc Hưng, 2009 [26]; Nguyễn Quốc Khương và Ngô Ngọc Hưng, 2011 [40]; Ngô Ngọc Hưng và cộng sự, 2014 [27]).
Các mô hình luân canh lúa - màu giúp tăng năng suất so với canh tác 2 hoặc 3 vụ lúa/năm (Nguyễn Mỹ Hoa và cộng sự, 2014) [37]; hệ thống luân canh lúa - cây trồng cạn - lúa và lúa - cây trồng cạn - cây trồng cạn đưa đến năng suất lúa cao hơn so với lúa 3 vụ (Tran Ba Linh và cộng sự, 2013) [159]. Kết quả nghiên cứu của Tran Thi Ngoc Huan và cộng sự (2011) [160] cho thấy luân canh ngô lai trong hệ thống nền lúa ở Hậu Giang giúp tăng năng suất lúa Hè Thu, cải thiện hàm lượng dinh dưỡng N, P, K, chất hữu cơ trong đất; giảm thiệt hại do rầy nâu và sâu cuốn lá nhỏ trong vụ lúa hè thu sau khi trồng ngô lai. Năng suất trong hệ thống lúa - ngô - lúa cao hơn hệ thống 3 lúa từ 2,88 - 3,45 triệu/ha/năm; lợi nhuận cao hơn được 15,3
- 17,6 triệu đồng/năm. Ngoài ra, báo cáo của nhiều tác giả cho thấy luân canh cây trồng cạn trên đất lúa đưa đến lợi nhuận cao hơn so với độc canh cây lúa (Nguyễn Văn Minh và cộng sự, 2008 [46]; Nguyễn Duy Cần và cộng sự, 2009 [29]; Nguyễn Bảo Vệ và cộng sự, 2012 [28]; Tran Ba Linh và cộng sự, 2013 [159]; Nguyễn Mỹ Hoa và cộng sự, 2014 [37]; Nguyễn Hoàng Đan và cộng sự, 2015 [31]; Lê Hồng Việt và cộng sự, 2018 [19]).
1.3 Đặc điểm sinh học cây ngô
Cây ngô trải qua nhiều giai đoạn, thời kỳ sinh trưởng và phát triển để hoàn thành chu kỳ sống. Ritchie và cộng sự (1986) [135] chia quá trình phát triển của cây ngô thành hai giai đoạn: sinh dưỡng (V – Vegetative) và giai đoạn sinh thực (R - Reproductive). Mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển được phân chia thành các giai đoạn V1, V2, V3, …Vn theo số lá thật trên cây ngô; giai đoạn sinh trưởng đầu tiên là VE (mọc) và cuối cùng là VT (trỗ cờ) (Bảng 1.1); giai đoạn sinh thực được chia thành các giai đoạn R1 đến R6. Sự phân chia các giai đoạn, thời kỳ sinh trưởng cây ngô có một đặc điểm riêng, căn cứ vào yêu cầu và thời gian tiến hành các biện pháp kỹ thuật canh tác.
Bảng 1.1 Các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô
Giai đoạn sinh dưỡng Giai đoạn sinh sản
VE (emergence) Mọc mầm R1 (silking) Phun râu V1 (first leaf) Lá thứ nhất R2 (blister) Mẩy hạt V2 (second leaf) Lá thứ hai R3 (milk) Chín sữa
V3 (third leaf)
…
Lá thứ 3 R4 (dough) Chín sáp
V(n) (nth leaf) Lá thứ n R5 (dent) Xuất hiện răng ngựa (vết
lõm nhẹ ở đầu hạt ngô)
VT (tasseling) Trỗ cờ R6 (physiological maturity)
Chín sinh lý
Nguồn: Ritchie và cộng sự (1986) [135]; Ngô Hữu Tình (2003) [24]
1.3.1 Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng
1.3.1.1 Thời kỳ nẩy mầm
Từ khi hạt hút trương nước đến khi nhú mầm ra khỏi hạt. Thời kì này các quá trình oxy hóa trong hạt diễn ra mạnh mẽ, các chất hữu cơ phức tạp chuyển hóa thành các chất hữu cơ đơn giản, hình thành nhiều loại vitamin có tác động thúc đẩy quá trình phát triển của phôi. Thởi kỳ này này yêu cầu đầy đủ nước, nhiệt độ và không khí. Lượng nước vào khoảng 45% trọng lượng hạt, nhiệt độ tốt nhất từ 28 - 30°C, hạt nẩy mầm hô hấp mạnh nên cần nhiều không khí, tránh tình trạng đất bí, ngập úng trong giai đoạn này (Đường Hồng Dật, 2004) [15].
1.3.1.2 Thời kỳ cây con
Từ khi cây ngô mọc mầm đến khi có 3 lá thật, thời kỳ này các bộ phận dưới mặt đất phát triển nhanh hơn các bộ phận trên mặt đất, cây ngô sinh trưởng chủ yếu dựa vào các dưỡng chất dự trữ trong hạt. Yêu cầu ngoại cảnh giai đoạn này là nhiệt độ (trên 20°C), thoáng khí và ẩm độ 60 - 70%. Giai đoạn này đỉnh sinh trưởng vẫn nằm dưới mặt đất. Ngập úng bất kỳ thời gian nào khi điểm sinh trưởng nằm dưới mặt nước đều có thể giết chết cây ngô trong ít ngày (Ngô Hữu Tình, 2003 [24]; Đường Hồng Dật, 2004) [15].
Giai đoạn 6 - 7 lá thật, cây ngô chuyển từ trạng thái sống chủ yếu nhờ vào các chất dinh dưỡng hút từ đất. Đỉnh sinh trưởng nhú khỏi mặt đất. Thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ cho cây ngô từ 20 - 30°C, tốt nhất từ 25 - 28°C, ẩm độ 70 - 80%, đất tơi xốp, đủ dinh dưỡng (nhất là chất đạm) (Đường Hồng Dật, 2004) [15].
1.3.1.3 Thời kỳ vươn cao
Cây ngô sinh trưởng thân, lá rất nhanh, bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu và lan rộng xung quanh. Thời kỳ này quyết định số hoa đực và hoa cái trên cây ngô, quyết định việc tích lũy dinh dưỡng trên thân và lá. Cây ngô cần nhiều dinh dưỡng, nước, độ ẩm thích hợp từ 70 - 80%, nhiệt độ từ 24 - 25°C, nắng mạnh (Đường Hồng Dật, 2004) [15]. Theo tổng kết của Lê Quý Kha (2006) [21], ở thời kỳ trước - sau trỗ 2 tuần (tổng số 4 tuần), nếu thiếu nước, hạn nặng thì năng suất ngô có thể giảm tới 40
- 50% so với tiềm năng.
1.3.1.4 Thời kỳ nở hoa
Đây là thời kỳ quyết định năng suất hạt ngô, các giống ngô khác nhau có thời kỳ từ trỗ cờ, tung phấn đến thụ tinh khác nhau, các giống ngô lai thường trỗ cờ tung phấn tập trung trong khoảng 3 - 5 ngày. Cây ngô vẫn còn hút mạnh các chất dinh dưỡng và tập trung tích lũy vào hạt. Thời kỳ này cây ngô cần nhiều nước và chất dinh dưỡng, yêu cầu ẩm độ không khí thích hợp 80%, nhiệt độ cho cây ngô thụ phấn thụ tinh từ 22 - 25°C, nhiệt độ nhỏ hơn 20°C ảnh hưởng không tốt đến quá trình thụ phấn, nhiệt độ lớn hơn 35°C làm giảm sức sống hạt phấn và chết (Đường Hồng Dật, 2004) [15].
1.3.2 Giai đoạn sinh trưởng sinh thực
Giai đoạn cây ngô thụ tinh đến chín, kéo dài từ 30 - 45 ngày tùy thời gian sinh trưởng của giống, giai đoạn này chất dinh dưỡng từ thân lá tập trung vận chuyển về hạt. Giai đoạn này nếu bị úng, ngô chết nhanh, chín non. Giai đoạn này yêu cầu ẩm độ đất đạt 70%, nhiệt độ 20 - 22°C. (Đường Hồng Dật, 2004) [15].
1.4 Một số kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng N, P, K trên cây ngô
1.4.1 Vai trò của dưỡng chất đạm, lân, kali trên cây ngô
Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định đạm (N), lân (P), kali (K) là các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là chất đạm có vai trò quan trọng để đạt năng suất ngô cao (Pagani, 2013 [124]; Jat và cộng sự, 2013 [97]; Shrestha và cộng sự, 2018 [147]). Để tạo ra được 1 tấn hạt, lượng dinh dưỡng cây ngô lấy đi từ đất: 22,3 kg N; 8,2 kg P2O5 và 12,2 K2O. Lượng phân hao hụt để tạo ra 1 tấn hạt là 33,9 kg N; 14,5 kg P2O5 và 17,2 kg K2O. Tỉ lệ nhu cầu dinh dưỡng cây ngô là 1 - 0,35 - 0,45 (Ngô Hữu Tình, 2003) [24]. Kết quả nghiên cứu của Mengel và cộng sự (2001) [116] cho thấy để đạt năng suất 9,5 tấn ngô hạt, lượng dinh dưỡng cây ngô lấy đi là 150 kg N/ha; 27 kg P /ha; 37 kg K/ha; 2 kg Ca/ha; 9 kg Mg/ha; 11 kg S/ha; 66 g Cu/ha; 100 g Mn/ha; 170 g Zn/ha.
1.4.1.1 Dưỡng chất đạm (N)
Đạm có vai trò quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động sống của cây, xây dựng cơ thể và tạo các sản phẩm quang hợp vì đạm là thành phần của các hợp chất protein, axit amin, trong diệp lục và là thành phần của các enzim, các chất có hoạt tính sinh lý cao. Đạm tham gia tích cực vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô (Ngô Hữu Tình, 2003) [24].
Cây ngô hút thu đạm chậm trong giai đoạn phát triển ban đầu. Tuy nhiên, tốc độ hút thu tăng nhanh đến mức tối đa trước và sau khi trổ cờ, có thể vượt quá 4 kg N/ha/ngày (Roy và cộng sự, 2006) [136]. Khi sinh trưởng 50% so với tổng sinh khối khi thành thục, cây ngô đã tích lũy khoảng 60% đạm (Pagani, 2013) [124]. Lượng đạm cây ngô cần tập trung nhiều nhất ở giai đoạn 25 - 75 ngày sau gieo, chiếm 86% tổng lượng đạm cần thiết để tạo thân lá, phát triển bộ rễ, các bộ phận
của bông cờ và bắp ngô. Giai đoạn 25 ngày đầu và 25 ngày cuối của quá trình sống chỉ chiếm 14% (Ngô Hữu Tình, 2003) [24], Giai đoạn 30 - 45 ngày sau gieo nồng độ đạm thích hợp trong toàn cây ngô đạt 35 - 50 g/kg, giai đoạn trước trổ cờ nồng độ đạm trong phiến lá đối diện trên lá mang bắp đạt 30 - 35 g/kg, giai đoạn phun râu đạt >32 g/kg. Chất đạm giai đoạn này giúp ngô phát triển thân lá, bông cờ to, nhiều nhánh và hoa cái, tạo tiềm năng năng suất sau này (Faregia, 2009) [86]. Nồng độ đạm trong lá thường không tương quan với tăng trưởng và sản lượng tăng, nồng độ đạm trong thân cao hơn nhiều lần so với trong lá (Barker và Pilbeam, 2007) [73]. Thiếu đạm đưa đến cây con chậm lớn, thân lá nhỏ, lá chân chết sớm; bắp nhỏ, hạt nhỏ, đầu đầu bắp lép (Ngô Hữu Tình, 2003) [24].
1.4.1.2 Dưỡng chất lân (P)
Lân có vai trò tạo mới các bộ phân của cây ngô do tham gia vào thành phần các hợp chất DNA, RNA, các hợp chất cao năng lượng ATP, ADP (Ngô Hữu Tình, 2003) [24]. Lân giúp cây ngô chống chịu tốt với điều kiện bất thuận như nhiệt độ thấp và thiếu nước, làm tăng sức sống và phẩm chất hạt ngô. Hiệu quả của N sẽ không đạt tốt nhất nếu không có đủ P (Roy và cộng sự, 2006) [136].
Cây cây ngô hút thu lân tập trung chủ yếu giai đoạn 25 ngày đến thâm râu (88%) (Ngô Hữu Tình, 2003) [24]. Khi sinh trưởng 50% so với tổng sinh khối khi thành thục, cây ngô đã tích lũy khoảng 55% lân (Pagani, 2013) [124]. Giai đoạn 30
- 45 ngày sau gieo nồng độ lân thích hợp trong cây ngô đạt 4,0 - 8,0 g/kg, giai đoạn trước trổ cờ nồng độ lân trong phiến lá đạt 2,5 - 4,5 g/kg, giai đoạn phun râu của lá mang bắp là 2,5 - 4,0 g/kg (Faregia, 2009) [86].
Cây ngô thiếu lân biểu hiện rõ ở thời kỳ cây con, lá có màu đỏ tím (nhất là các lá non), hệ thống rễ ngô kém phát triển, phân bố hẹp, nông, bông cờ bé, ít hoa, bắp ngô nhỏ, méo mó, hạt nhỏ (Ngô Hữu Tình, 2003) [24].
1.4.1.3 Dưỡng chất kali (K)
Kali có vai trò xúc tiến vận chuyển sản phẩm quang hợp tích lũy về hạt, nâng cao khả năng chịu hạn và nhiệt độ thấp. Kali giúp cho cây nâng cao khả năng chống