Diện Tích Sản Lượng Trồng Trọt Từ 2000 Đến 2008

Về trồng trọt:

Bảng 3.2. Diện tích sản lượng trồng trọt từ 2000 đến 2008


TT

Diện tích, sản lượng (cả năm)

2000

2005

2006

2007

2008

1


Lúa

Diện tích lúa cả năm (ha)

1092

1046

1066

1019

1922

2

Sản lượng lúa cả năm (tấn)

5287

6319

6027

5748

10142

3


Ngô

Diện tích ngô cả năm (ha)

198

238

261

251

436

4

Sản lượng ngô cả năm (tấn)

664

1132

1103

1212

1753

5


Khoai

Diện tích khoai cả năm (ha)

23

11

14

27

57

6

Sản lượng khoai cả năm (tấn)

124

73

89

209

380

7

Đậu tương

Diện tích đậu tương cả năm (ha)

30

21

31

23

36

8

Sản lượng đậu tương cả năm (tấn)

41

33

47

33

56

9


Lạc

Diện tích lạc cả năm (ha)

4

3

2

2

22

10

Sản lượng lạc cả năm (tấn)

3

5

3

3

38

11


Mía

Diện tích mía cả năm (ha)

67

2

3

10

13

12

Sản lượng mía cả năm (tấn)

3216

127

149

582

715

13

Trồng rau

Diện tích trồng rau cả năm (ha)

76

203

203

177

182

14

Sản lượng trồng rau cả năm (tấn)

826

2229

2178

1886

1828

15


Đậu

Diện tích đậu cả năm (ha)

33

0

0

2

3

16

Sản lượng đậu cả năm (tấn)

28

0

0

2

2

17


Tổng

Diện tích (ha)

1523

1524

1580

1511

2671

18

Sản lượng (tấn)

10189

9918

9596

9675

14914

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tình hình thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 - 8

[12],[16, tr.168]

Diện tích gieo trồng cây lương thực không tăng, hằng năm giữ khoảng trên 1523 ha, diện tích rau tăng rất nhanh từ 76 ha năm 2000 lên 203 ha vào 2005. Cây công nghiệp hàng năm cũng như lâu năm không phát triển.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại giống cây có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập

trung chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường và tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích như chuyên canh hoa, rau các loại, chuyên canh cây thức ăn gia súc.

Sau khi mở rộng thị xã, đất nông nghiệp thị xã sẽ tăng lên đáng kể (929,19 ha) khoảng trên 15.600 ha tại các xã ngoại thị. Sản lượng lương trực sẽ tăng thêm 22.000 tấn, diện tích lúa, ngô, khoai, đậu tương và các cây trồng khác cũng tăng đáng kể [83, tr.28]. Hướng tập trung vào phát triển vùng cây chuyên canh có giá trị cao, cây vụ đông, cây rau, màu phục vụ đô thị; phát triển hoa, cây cảnh đáp ứng nhu cầu của thành phố tương lai; đồng thời dành đất để phát triển chăn nuôi.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống cây có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường và tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Một số diện tích trồng rau, hoa đạt từ 80 đến 100 triệu đồng/ ha/năm. Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật; hỗ trợ kinh phí, đầu tư xây dựng 3 trạm bơm, hai đập rọ thép, kiên cố hoá hơn 11km kênh mương, đưa diện tích lúa được tưới chắc cả năm lên 88,5%. Hỗ trợ lãi suất thực hiện dự án chăn nuôi trâu, bò thịt, mua máy làm đất, tổng kinh phí hỗ trợ trên 1 tỷ đồng.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh, tăng vụ theo hướng đa dạng hóa là những yếu tố quan trọng xây dựng nên những cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm ở thị xã Tuyên Quang. Đi đầu trong việc xây dựng cánh đồng đạt giá trị canh tác cao là xã Ỷ La. Xã có trên 300 ha đất canh tác, trong đó có 18 ha chuyên canh rau, hoa hồng đạt giá trị canh tác từ 70 đến 130 triệu đồng/ha/năm. Cùng với việc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, ước giá trị thu nhập mỗi năm bước đầu đạt từ 70 triệu đến 90 triệu đồng/ha, nâng giá trị canh tác bình quân toàn xã đạt trên 40 triệu đồng/ha/năm. Nông dân ở xã Hưng Thành cũng đã trồng được rau trái vụ đạt thu nhập trên 120 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí còn lãi từ 30 đến 40 triệu đồng/ha/năm.

Để có được những cánh đồng thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm, thị xã Tuyên Quang đã xác định khoa học kỹ thuật và cơ chế chính sách phải thực hiện song hành mới tạo sự hào hứng nhập cuộc của người nông dân. Qua các lớp tập huấn, nông dân được tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt. Thị xã đã xây dựng và triển khai chính sách ưu đãi với các dự án chuyển đổi như: hỗ trợ 1 triệu đồng/sào hoa hồng; 10 triệu đồng/km mương xây; 2 triệu đồng/giếng nước... Chỉ trong 5 năm, thị xã đã hỗ trợ trên 100 triệu đồng cho nông dân 4 xã Ỷ La, Hưng Thành, Tràng Đà, Nông Tiến xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó ngày càng xuất hiện nhiều cánh đồng cho thu nhập hơn 50 triệu đồng/ha. Theo thống kê, hiện thị xã Tuyên Quang có hơn 50 ha đất canh tác đạt giá trị từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên, trong đó chủ yếu là những cánh đồng trồng rau sạch đạt doanh thu từ 70 triệu đồng/ha/năm trở lên (thu lãi từ 35 triệu đến 40 triệu đồng), và mô hình chuyên canh hoa, thu nhập từ 90 đến 130 triệu đồng/ha/năm (thu lãi 45 triệu đến 50 triệu đồng/ha/năm).

Tổng sản lượng lương thực năm 2005 đạt 8.101 tấn, tăng 2.150 tấn so với năm 2000, năng suất lúa bình quân đạt 64,8 ta/ha, năng xuất ngô đạt 48 tạ/ha, bình quân lương thực đầu người đối với nhân khẩu nông nghiệp đạt 627 kg/năm. Hàng năm, đàn bò tăng 11,9%; đàn gia cầm tăng 5%; sản lượng cá năm 2005 đạt 165 tấn. Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm có hiệu quả, không để phát sinh dịch bệnh. [15, tr.193]

Từ 2006, thị xã cũng đã triển khai thực hiện đề án xây dựng các vùng chuyên canh và vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá giai đoạn 2006 – 2010; xây dựng và thực hiện một số mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao như trồng rau, hoa, nuôi trồng thuỷ sản; tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân; đưa các giống lúa đặc sản vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất canh tác; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp; xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc tập trung tại xã Ỷ La, Tràng Đà, Nông Tiến, mô hình chăn nuôi gia cầm quy

mô trên 2.000 con tại xã Hưng Thành, xã Ỷ La; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, chú trọng phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Năm 2007, thị xã Tuyên Quang tiếp tục đẩy mạnh thâm canh toàn bộ diện tích gieo trồng hiện có, đồng thời chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp lầy thụt, hiệu quả kinh tế thấp sang nuôi trồng thủy sản tại 4 xã ven đô thị nhằm nâng giá trị canh tác bình quân toàn thị xã lên 40 triệu đồng/ha/năm.

Về chăn nuôi: Trong quá trình thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu đã tuyển chọn giống bò cái, sinh hoá đàn bò. Đàn bò được nâng tầm vóc, đàn trâu được duy trì ổn định. Một số hộ đã nuôi lợn nái ngoại thay thế lợn Móng cái. Mô hình chăn nuôi quy mô 300 - 500 con được duy trì phát triển. Ngành chăn nuôi có bước phát triển nhanh.

Từ các mô hình và các dự án phát triển ngành chăn nuôi phát huy hiệu quả nên các sản phẩm từ ngành chăn nuôi như sản lượng thịt, trứng, sữa.. đều tăng trong những năm qua.

Khi thực hiện mở rộng thị xã, vùng ngoại thị ở các xã như Phú Lâm, Hoàng Khai, An Khang,… là vùng có điều kiện thuận lợi về đất đồi và nước để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Quy mô đàn gia súc, gia cầm của thị xã cũng tăng lên nhiều.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã làm tăng giá trị sản xuất, từ phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã hình thành các vùng chuyên canh, đa canh, các mô hình chăn nuôi lợn thịt, lợn nái hướng nạc, mô hình nuôi gà Ai Cập, nuôi nhím, nuôi thỏ kết hợp với trồng hoa vườn đồi… đã làm bật dậy tiềm năng, thế mạnh của những vùng đất vốn còn nhiều khó khăn, thu nhập của người dân ở các xã nông nghiệp tăng lên, nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo, từng bước góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn ở thị xã Tuyên Quang.

Với lợi thế là trung tâm giao lưu thương mại, văn hoá xã hội của tỉnh, đầu mối giao thông với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận, thị xã Tuyên Quang đã phát huy lợi thế của mình, đưa lên hàng đầu chương trình phát triển giống cây, giống con chất lượng cao để từng bước nâng cao năng suất, chất lượng hiệu qủa. Chuyển dịch nhanh hơn nữa cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển mạnh các loại cây trồng, vật nuôi tạo thành khu sản xuất hàng hoá tập trung, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài tỉnh.

Sản xuất nông nghiệp ở thị xã Tuyên Quang không phải là nền kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn hiện nay, nhưng lại có vai trò rất quan trọng bởi kinh tế nông nghiệp ổn định sẽ bảo đảm an sinh cho hàng nghìn nông dân trên địa bàn, đồng thời góp phần cân bằng sinh thái vùng đô thị hoá. Chính vì vậy, thị xã Tuyên Quang đã có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên nông dân đã chủ động trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời áp dụng những tiến bộ KHKT và công nghệ vào sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm mà thu nhập của bà con được nâng lên, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân đã được cải thiệt đáng kể, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã Tuyên Quang lần thứ XVII đề ra. Tạo ra một diện mạo mới cho thị xã Tuyên Quang trong sự phát triển của đất nước. Đây chính là điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững để xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thị xã Tuyên Quang sẽ phát triển và trở thành thành phố vào 2010, với một nền kinh tế ổn định và bền vững. Điều này cũng đặt ra cho kinh tế nông nghiệp ở thị xã Tuyên Quang một hướng đi mới chất lượng và hiệu quả hơn. Trong đó, cơ sở để chuyển dịch cơ cấu sản xuất là lựa chọn cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế gắn sản xuất với tiêu thụ, phát triển sản xuất đi đôi

với xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn. Hình thành chuỗi liên kết kinh doanh nông nghiệp gắn với công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn. Đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại nông nghiệp, đào tạo nghề cho nông dân để phục vụ chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ưu tiên và đặt phát triển kinh tế nông nghiệp thành mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững ở địa phương.

Lâm nghiệp


Thế giới của chúng ta đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, đặc biệt là thế giới tự nhiên, trong đó có vai trò và phạm vi của rừng. Những thay đổi về kinh tế, xã hội và môi trường đã khiến rừng phải đương đầu với một loạt những thách thức và lựa chọn. Làm sao thúc đẩy quản lý rừng bền vững cho thị xã cũng như toàn tỉnh, làm sao tăng sự đóng góp của rừng cho phát triển kinh tế của địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn, ven rừng, đồng thời phát huy tối đa chức năng bảo vệ môi trường của rừng. Cùng với phát triển nông nghiệp, thị xã làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ rừng hiện có; tổ chức tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng không vi phạm lâm luật; tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản, ngăn chặn việc khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép trên địa bàn, tổ chức tốt tết trồng cây “ Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.


Diện tích đất lâm nghiệp của thị xã không nhiều, chiếm 28,6% tổng diện tích tự nhiên, nhưng lại chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp của thị xã. Trước 2008 có 1.239 ha đất rừng, có 58,2% là đất rừng sản xuất, còn lại 41,8% rừng phòng hộ. [98, tr.43]

Giai đoạn 2005 - 2008 thị xã đã chú trọng công tác bảo vệ rừng hiện có, đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và trồng rừng mới, gắn công tác trồng rừng, bảo vệ rừng với công tác định canh định cư. Cơ chế quản lý bắt đầu thay đổi trong lâm nghiệp theo hướng các doanh nghiệp nhà nước, các lâm trường làm dịch vụ hai đầu cho các hộ gia đình, các trang trại, cho tư nhân

làm nghề rừng. Vì vậy công tác giao đất, khoán rừng đã có tác động tích cực đến từng hộ gia đình, cá nhân nhận làm nông, lâm kết hợp trồng rừng. Trong sản xuất lâm nghiệp, khai thác từ rừng (khai thác gỗ, củi, tre, giang, lâm sản khác…) chiếm tỷ lệ lớn ( chiếm trên 70% tổng GTSX ngành lâm nghiệp). Dịch vụ các ngành lâm nghiệp cũng tăng dần.

Công tác bảo vệ rừng cũng được thường xuyên quan tâm. Năm 2008 đã bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, trong đó rừng tự nhiên 446,9 ha, rừng trồng 796,7 ha. trồng mới 3 ha rừng tập trung tại khu vực Xí nghiệp Bột Kẽm; khai thác và trồng rừng sau khai thác được 30 ha. Hạt kiểm lâm thị xã đã phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện xử lý 23 vụ khai thác, tàng trữ, vận chuyển trái phép lâm sản, thu nộp ngân sách nhà nước trên 27,5 triệu đồng.

Thu nhập từ rừng chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong cơ cấu giá trị sản xuất của thị xã, ngành công nghiệp chế biến lâm sản của thị xã chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển công nghiệp.

Sau khi mở rộng diện tích đất rừng sẽ tăng gấp gấp 6 - 7 lần hiện tại. Đây là điều kiện tốt cần được quy hoạch phát triển các loại rừng, nhất là tổ chức phát triển rừng sản xuất để vừa giữ độ che phủ, vừa tăng thu nhập từ lâm nghiệp.

Thuỷ sản: trong những năm qua, tốc độ phát triển thuỷ sản trên địa bàn thị xã còn chậm so với tiềm năng, quy mô nhỏ lẻ, năng suất thấp. Hệ thống sản xuất, cung ứng giống chưa được củng cố.

Diện tích nuôi trông thuỷ sản có tăng nhưng chậm. Năm 2000 toàn thị xã có 35 ha đất cho nuôi trồng thuỷ sản, đến năm 2005 mới tăng lên 39 ha [65, tr.9] (năm 2008 còn 34,88ha). Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa được sâu rộng, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nuôi thả cá truyền thống là chính, việc đầu tư thâm canh chưa được người sản xuất quan tâm thích đáng, các loại cá giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt như cá rô phi đơn tính, cá chép lai 3 máu, cá chim trắng đã nuôi nhưng còn ở diện hẹp.

Năm 2005, toàn thị xã sản xuất được trên 165 tấn cá, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị xã, còn phải mua từ những nơi khác. Đến 2008 sản lượng thuỷ sản đạt 410 tấn, gấp hơn 2,4 lần so với năm 2005 [16, tr.207].

Như vậy trong những năm gần đây, nông nghiệp duy trì được mức tăng trưởng cao. Tình hình sản xuất các loại cây trồng tương đối ổn định và có xu hướng chuyển mạnh sang các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây rau, màu, hoa, cây cảnh. Công tác khuyến nông thực hiện tốt, bước đầu chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cây trồng vật nuôi và giống mới đến người dân, phục vụ tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Công tác thú y, công tác bảo vệ thực vật đạt hiệu quả, đảm bảo an toàn cho đàn gia súc, gia cầm và các loại cây trồng trên toàn thị xã.

Về Lâm nghiệp, công tác khoanh nuôi, bảo vệ phòng chống cháy rừng được thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao. Công tác trồng rừng, trồng cây phân tán có nhiều tiến bộ và ngày càng được đông đảo nhân dân tham gia ủng hộ.

Về thủy sản, Chương trình khuyến ngư bước đầu có hiệu quả. Tình hình nuôi trồng thủy sản đang có chiều hướng phát triển, mặc dù diện tích nuôi trồng chưa nhiều, nhưng do bước đầu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi với các loại cá giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt nên đã từng bước tạo ra giá trị cao. Do thấy được hiệu quả của việc nuôi trồng thủy sản nên nông dân mạnh dạn đầu tư vốn, tận dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp đúng hướng, song chủng loại sản phẩm ngành trồng trọt còn đơn điệu, nghèo nàn, chất lượng chưa cao và số lượng có hạn, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản còn hạn chế. Chậm phát triển các vùng chuyên canh rau, màu và hoa, cây cảnh. Diện tích còn chiếm tỉ lệ thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Chưa tạo ra được những mô hình tổ chức

chăn nuôi phù hợp có quy mô. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm tuy đã được chú ý song việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến. Quy mô chăn nuôi gia súc còn nhỏ, gia cầm chăn nuôi chủ yếu là hộ gia đình, chăn nuôi chưa tập trung thành vùng hàng hóa.

Lực lượng khuyến nông còn mỏng, chưa tập trung xây dựng được những vùng sản xuất với cơ cấu mùa vụ hợp lý, để qua đó nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện phát triển từng vùng; chưa xây dựng được những vùng sản xuất chuyên canh có năng suất và giá trị cao. Chưa có biện pháp cụ thể nhằm tạo ra sự liên kết giữa công nghiệp chế biến và vùng cung cấp nguyên liệu.

Sản phẩm lâm nghiệp mới chỉ ở dạng xuất nguyên liệu, gây lãng phí tài nguyên mà không phải địa phương nào cũng có được. Thủy sản chưa khai thác hết tiềm năng về nguồn nước mặt nuôi trồng thủy sản, tiềm năng về sông, suối, ao, hồ lớn nhưng việc đưa vào nuôi, khai thác với các mục đích phát triển thủy sản loại cá quý hiếm chưa được nghiên cứu nuôi thích nghi hoặc phát triển; việc chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất chậm so với khu vực, chưa tận dụng hết điều kiện tự nhiên sẵn có của thị xã.

Tình hình trên là do quá trình đô thị hóa tăng nhanh, diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp thu hẹp, cộng vào đó điều kiện tự nhiên không thuận lợi làm cho nông nghiệp đang đứng trước những thách thức mới. Tiến bộ khoa học kỹ thuật là đảm bảo cho thành công của sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ mới. Song do ở xa trung tâm nên việc sử dụng các giống mới, kỹ thuật mới hạn chế làm cho nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Việc làm và chất lượng lao động nông nghiệp chưa cao, đồng thời cũng chưa có biện pháp đào tạo, hỗ trợ phương tiện cho nông nghiệp nên năng suất lao động nông nghiệp rất thấp.

3.2.5. Tài chính - ngân hàng

Thu ngân sách trên địa bàn đạt kết quả cao, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao và đã khắc phục tình trạng dồn thu so với những năm trước đây; cơ cấu thu ngân sách đã từng bước ổn định hơn, thu nội địa đã trở thành nguồn thu quan trọng của thị xã.

Năm 2005 thu ngân sách của thị xã đạt 96,2 tỷ đồng, tăng gấp 1,2 lần so với năm 2001; hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Trong đó, thu từ tồn từ năm trước chuyển sang 15% tổng thu ngân sách năm 2005, thu từ ngân sách chiếm 85,4% bao gồm cả nguồn thu từ ngân sách của trung ương. Năm 2008 thu ngân sách đạt 159.3 tỷ đồng, tăng 1,65 lần so với năm 2005.

Bảng 3.3. Cân đối thu, chi ngân sách thị xã Tuyên Quang 3 năm (2006 – 2008)

Đơn vị tính: triệu đồng


TT

Hạng mục

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

I

Nguồn thu ngân sách

100.659,2

114.996,7

159.352,1

1

Nguồn thu ngân sách thị xã

91.223,0

105.218,0

145.074,0

2

Nguồn thu ngân sách cấp phường, xã

9.436,2

9.778,7

14.278,1

II

Chi ngân sách

100,244,1

144.483,7

154.989,0

1

Nguồn chi ngân sách cấp thị xã

91.217,1

104.905,1

141.371,0

2

Nguồn chi ngân sách cấp phường, xã

9.027,0

9.578,6

13.618,0


Cân đối thu chi ngân sách thị xã

415,1

513,0

4.368,1

[100, tr.42]

Chi ngân sách của thị xã đã đáp ứng được các nhiệm vụ đặt ra, phục vụ tốt các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chi ngân sách địa phương được thực hiện theo đúng kế hoạch và chế độ quy định của Nhà nước.

Năm 2005, chi ngân sách địa phương đạt 83 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm 28,4% tổng chi phí ngân sách địa phương, chi thường xuyên chiếm 59,1%, chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo khoảng 33,7% [15,

tr.100]. Năm 2008, chi ngân sách địa phương đạt 154,9 tỷ đồng, trong đó chi

đầu tư phát triển chiếm 14,9% trong tổng chi phí ngân sách địa phương, chi thường xuyên chiếm 65,87%, chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo khoảng 32,2%. [16, tr.102]

Đối với công tác tài chính - tín dụng, thị xã thực hiện quản lý, khai thác tốt các nguồn thu. Thu ngân sách hàng năm trên địa bàn vượt chỉ tiêu kế hoạch. Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý ngân sách và cơ chế khoán thu, khoán chi. Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý ngân sách và cơ chế khoán thu, khoán chi đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; sử dụng có hiệu quả các nguồn thu đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo công khai tài chính, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách.

Công tác tín dụng có nhiều tiến bộ, huy động vốn đến cuối năm 2005 đạt 106 tỷ đồng, doanh số cho vay đạt 600 tỷ đồng, dư nợ 490 tỷ đồng.

Từ 2006: để đảm bảo quản lý chặt chẽ, khai thác tốt các nguồn thu và tăng thu ngân sách trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính, ngày 30 - 6 - 2006, Ban Thường vụ Thị uỷ đã có Chỉ thị số 04-CT/TU về thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã Tuyên Quang. Thực hiện chỉ thị, các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể từ thị đến cơ sở đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác thu ngân sách nhà nước, uỷ ban nhân dân thị xã đã xây dựng và phát triển và triển khai thực hiện đề án tăng thu ngân sách thị xã giai đoạn 2006 - 2010; tập trung quy hoạch các khu tái định cư, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, triển khai luật thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn. Tổng thu ngân sách năm 2008 đạt 159,3 tỷ đồng, vượt kế hoạch 0,6%.

3.2.6. Cơ sở hạ tầng - Xây dựng cơ bản và quy hoạch đô thị

Quản lý đô thị có tầm quan trọng đặc biệt để bảo đảm cho sự phát triển bền vững, đảm bảo và giải quyết hài hòa các lợi ích trước mắt và lâu dài, bộ phận và toàn cục, cá thể và cộng đồng. Đó không chỉ là một nhiệm vụ đơn

thuần của cơ quan quản lý hành chính, mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của nhiều cơ quan, trong đó chính quyền với hệ thống cơ quan chức năng đóng vai trò chính. Đối với thị xã Tuyên Quang: Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Đảng bộ thị xã khoá XVI đã ra nghị quyết số 03/NQ/TU ngày 1-4- 2002 về tăng cường công tác quản lý đô thị giai đoạn 2002-2005, đặt ra mục tiêu xã hội hoá công tác đô thị; quản lý chặt chẽ về đất đai, xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật; hoàn thành các hạng mục quy hoạch để chủ động tập trung các nguồn lực đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị có hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá để thị xã sớm trở thành đô thị loại ba, phấn đấu trở thành thành phố vào năm 2010. Thực hiện nghị quyết, thị xã đã đầu tư 19 tỷ đồng nâng cấp 15km đường giao thông nội thị, xây dựng 75 km đường bê tông liên xóm, tổ, khu dân cư với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong đó Nhà nước hỗ trợ xi măng trị giá 6,47 tỷ đồng, nhân dân đóng góp ngày công, vật liệu cát, sỏi trị giá 2,54 tỷ đồng. Mạng thông tin liên lạc được đầu tư, nâng cấp; mật độ sử dụng điện thoại đạt 30,5 máy/100 dân. [21, tr.21]

Công tác quản lý đô thị dần đi vào nền nếp, chỉnh trang đường phố, đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng. Năm 2005 lập thiết kế quy hoạch chung về điều chỉnh mở rộng thị xã Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020. Quy hoạch chi tiết 43 khu dân cư, xây dựng 10 khu dân cư mới, giải phóng mặt bằng 48 công trình. Quy hoạch, xây dựng đường, hè phố đường Bình Thuận, đường Tân Quang 2, đường khu vực Xuân Hoà, xây dựng hệ thống thoát nước chính cho ba phường nội thị và nâng cấp hệ thống cấp nước sạch phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân. Nâng cấp, xây dựng 40 tuyến đường bê tông và giải nhựa với tổng chiều dài 23,4 km. Xây dựng, mở mới các nút giao thông, hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông tại ngã tám đường Bình Thuận, ngã ba sở giao thông, ngã ba đường bình thuận nối đường 17-8. Xây dựng, đưa vào sử dụng lò mổ gia súc tập trung. Tổ chức xã hội hoá vệ sinh môi trường trong việc thu gom, vận chuyển và sử lý rác,

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 24/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí