Quốc Phòng - An Ninh - Trật Tự An Toàn Xã Hội.

hội. Trong tất cả các ngành có liên quan thì y tế phải là ngành đóng vai trò chủ đạo.

Hiện nay, ngành y tế thị xã Tuyên Quang đang có nhiều chuyển đổi để đáp ứng được vấn đề bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác khám chữa bệnh bảo vệ sức khỏe của nhân dân được chú trọng, các thôn, tổ dân phố được bổ sung thêm cán bộ y tế. Cơ sở vật chất bệnh viện trên địa bàn thị xã từng bước được nâng cấp và hiện đại hóa. Hệ thống công tình y tế trên địa bàn thị xã tương đối hoàn chỉnh. Đến năm 2008, toàn thị xã hiện có 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 02 trung tâm phục hồi chức năng và 12 trạm y tế cơ sở xã, phường [100, tr.12], hoạt động thường xuyên phục vụ khám chữa bệnh, chăm lo bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đã triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia và đạt được kết quả cơ bản, thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ sinh giảm. Công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ bà mẹ trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình ngày càng tiến bộ. Đến năm 2007, đã giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 10,9%; trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng vắc xin đạt 100%; mức giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,78%, giữ vững đạt chuẩn quốc gia về y tế của 7/7 xã phường; làm tốt công tác thăm hỏi, tặng quà cho các cháu khuyết tật; cấp phát 8.223 thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Thị xã tiến hành đẩy mạnh công tác tuyên truyền về dân số, áp dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; giữ vững tỷ lệ phát triển dân số hàng năm dưới 1%.

Hệ thống đội ngũ cán bộ y tế dần được hoàn thiện. Năm 2007, ngành y tế thị xã có 556 cán bộ, tăng 5 người so với năm 2005, trong đó có 171 bác sỹ (giảm 9 người), 117 y sỹ giảm 10 người, 232 y tá và nữ hộ sinh (tăng 36 người), 21 dược sỹ đại học, 28 dược sỹ trung học, 5 dược tá. [16, tr.336]

Hệ thống bệnh viện cũng được xây dựng và ngày càng mở rộng. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang nằm trên địa bàn thị xã là bệnh viện đa khoa hạng II tuyến tỉnh. Năm 2008 với tổng số 400 giường bệnh, Bệnh viện thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh, là nơi tham gia đào tạo cán bộ y tế, thực hiện các nghiên cứu khoa học về y học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật, phối hợp với các trung tâm phòng chống dịch bệnh, tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ngoài nước theo quy định của nhà nước, quản lý kinh tế về y tế.

Năm 2008 bệnh viện đã hoàn thành các mức chỉ tiêu kế hoạch của năm cụ thể: số giường bệnh đạt 100%; số lần khám bệnh đạt 108%; bệnh nhân điều trị ngoại trú đạt 86%; bệnh nhân điều trị nội trú đạt 157,3%; tổng ngày điều trị đạt 160,8%; công suất sử dụng giường bệnh năm 2008 đạt 160% [16, tr.334].

Bệnh viện tích cực tham gia các hoạt động xã hội vì sức khoẻ cộng đồng như hoạt động từ thiện, khám chữa bệnh cho người nghèo, hiến máu nhân đạo. Trong năm 2008 bệnh viện khám 194.891 lượt bệnh nhân, điều trị nội trú 10.472 lượt bệnh nhân, tổng số ngày điều trị nội trú 234.730 ngày. Tổng số xét nghiệm 801.229 mẫu

Trong năm 2008, qua kiểm tra của đơn vị chức năng, Bệnh viện đạt 93.88/100 điểm, đoàn thanh niên đạt Chi đoàn trong sạch vững mạnh, công đoàn bệnh viện đạt danh hiệu tổ chức Công đoàn “Xanh - Sạch - Đẹp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”. Bệnh viện đạt danh hiệu Bệnh viện xuất sắc năm 2008 do Bộ Y tế công nhận.

Trong khu vực nội thị, 6 phường đều có trạm y tế với tổng diện tích 06 trạm y tế là 6.096m2, riêng trạm y tế Tân Hà đang được xây dựng theo quy hoạch.[100, tr.12]

Công tác giám sát dịch bệnh được tổ chức tốt, hàng năm không xảy ra dịch bệnh. Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

(Trong đó cấp nước tập trung 61,1%, cấp nước giếng khoan 35,2%), hộ có nhà tắm hợp vệ sinh đạt 87%, hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 75% [100, tr.12]. Các hoạt động kiểm dịch, kiểm soát an toàn thực phẩm được thực hiện thường xuyên. Việc khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào vùng sâu, vùng xa được thực hiện có hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hiện nay ngành y tế địa phương vẫn còn gặp không ít khó khăn. Đó là việc thiếu cán bộ y tế có chuyên môn sâu, cơ sở vật chất trang thiết bị của các bệnh viện và hệ thống y tế dự phòng còn thiếu. Ngoài ra, chế độ chính sách dành cho cán bộ y tế chưa thực hiện hợp lý và thỏa đáng cho việc tạo nguồn và bố trí nhân lực trong ngành. Mô hình tổ chức y tế địa phương chưa hoàn chỉnh, việc xây dựng phát triển kế hoạch lâu dài gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và cân đối nguồn lực cho các vùng, các lĩnh vực kể cả từng đơn vị cơ sở. Xã hội hoá y tế tuy có nhiều kết quả bước đầu nhưng còn chưa mạnh, việc quản lý, phân phối và lưu thông dược phẩm còn yếu, trang bị phương tiện kiểm nghiệm dược phẩm còn thiếu thốn, vẫn chưa theo kịp với sự phát triển của thị trường.

Nghiên cứu tình hình thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 - 11

3.3.5. Quốc phòng - an ninh - trật tự an toàn xã hội.

Thị xã thực hiện tốt việc xây dựng thế trận quốc phong toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân có bản lĩnh chính trị và nâng cao sức mạnh chiến đấu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Thực hiện tuyển quân hàng năm đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch, chất lượng công dân nhập ngũ ngày càng được nâng lên; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ đảng viên, nhân dân và học sinh.

Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền tạo sự chuyển biến về nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, bổ xung và hoàn chỉnh các kế hoạch phương án tác chiến phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm

vụ khi có tình huống đột xuất xảy ra. Tổ chức xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ thị xã đã đi vào chiều sâu. Phòng chống có hiệu quả âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

Lực lượng thường trực được xây dựng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ giữ chức vụ xã, phường, đội trưởng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Lực lượng dân quân tự vệ được củng cố và phát triển. Hàng năm tổ chức huấn luyện, luyện tập, diễn tập đạt kết quả khá giỏi. Lực lượng dự bị động viên được đăng ký và quản lý chặt chẽ đảm bảo biên chế được giao, thường xuyên kiểm tra, phúc tra và tổ chức huấn luyện theo quy định.

Trong những năm qua, thực hiện phương châm huấn luyện “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, lực lượng thường trực Ban chỉ huy quân sự thị xã tích cực thực hiện công tác huấn luyện về quân sự, chính trị, hậu cần-kỹ thuật. Ban chỉ huy quân sự thị xã luôn chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng công tác huấn luyện là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Đến nay, quân số thường trực tham gia huấn luyện đạt 100%, chất lượng đạt 80-85% khá, giỏi.

Thị xã Tuyên Quang có 68 đầu mối dân quân, tự vệ; trong đó 13 đơn vị dân quân xã, phường, 55 đơn vị tự vệ cơ quan, trường học. Ban chỉ huy quân sự thị xã thực hiện công tác huấn luyện gắn với công tác dân vận, lực lượng dân quân, tự vệ của thị xã, đã tham gia khơi thông cống rãnh, phát quang đường, chăm sóc cây xanh tại các nhà bia tưởng niệm, sửa sang lại một số trạm y tế xã, phường… Theo kết quả kiểm tra của Ban chỉ huy quân sự thị xã, hầu hết các đơn vị đều có gần 100% quân số tham gia. Các năm tỷ lệ xếp loại khá, giỏi đạt 75 đến 85%.

Tính đến thời điểm 2008, thị xã Tuyên Quang đã có 43/68 đơn vị dân quân, tự vệ. Ban chỉ huy quân sự thị xã luôn kiểm tra sẵn sàng động viên của hai đơn vị trực thuộc tỉnh đóng trên địa bàn thị xã Đại đội Hữu tuyến điện

thuộc Tiểu đoàn Thông tin và Đại đội Pháo phòng không - 37 thuộc Tiểu đoàn Pháo phòng không, kết quả đạt 100% kế hoạch. Ban chỉ huy quân sự thị xã cũng đang xây dựng kế hoạch, tiến hành rà soát lại quân số, đảm bảo cho công tác huấn luyện lực lượng dự bị động viên tại chỗ của các xã, phường vào tháng 7.

Trong công tác an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; Thực hiện hiệu quả nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 17-12-1998 của Bộ Chính trị (kháo VIII) về chiến lược an ninh quốc gia và nghị quyết hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương (khóa IX) về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, các nghị quyết của Chính phủ, các chương trình hành động của Tỉnh ủy về chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và đảm bảo trật tự an toàn giao thông. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Duy trì và xây dựng tốt phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Trong năm 2008 đã xảy ra 187 vụ (2005 có 339 vụ) phạm pháp hình sự và liên quan đến hình sự (giảm 26 vụ so năm trước), trong đó phạm pháp hình sự 112 vụ, vi phạm hành chính 75 vụ; tai nạn giao thông xảy ra 11 vụ làm chết 11 người, bị thương 04 người (giảm 10 vụ so với năm trước); va quyệt giao thông xảy ra 45 vụ làm bị thương 69 người (giảm 12 vụ so với năm trước ). Kiểm tra tạm trú 1.179 lượt hộ, xử phạt 58 trường hợp vi phạm phạt tiền 5,04 triệu đồng. Kiểm tra 56 lượt điểm kinh doanh dịch vụ văn hoá, xử phạt 01 trường hợp phạt tiền 500.000 đồng. Lập biên bản xử phạt theo Nghị định 146/NĐ-CP, xử phạt vi phạm 7.341 trường hợp phạt tiền 983,71 triệu đồng.[97, tr.7]

Với sự cố gắng của chính quyền và cơ quan anh ninh: đã chú trọng nắm tình hình an ninh chính trị, thường xuyên nắm tình hình an ninh nông thôn, chủ động giải quyết kịp thời những phức tạp nảy sinh ngay tại cơ sở; hàng năm thị xã cũng đã xây dựng kế hoạch mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, thực hiện nghiêm túc chương trình quốc gia

phòng, chống tội phạm. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định.

Lực lượng công an làm tốt vai trò lòng cốt, xung kích trong công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được kiện toàn, kịp thời giải quyết các vụ việc sảy ra tại cơ sở.

Công an, Viện kiểm sát, tòa án nhân dân thị xã đã phối hợp chặt chẽ trong công tác điều tra, truy tố xét xử đảm bảo đúng luật, không có vụ việc oan sai; đồng thời xác định những vụ án trọng điểm, tăng cường tổ chức xét xử lưu động phục vụ nhiệm vụ chính trị và công tác tuyên truyền pháp luật trong nhân dân.

Tình hình phạm pháp liên quan đến hình sự được kiềm chế; tăng cường công tác tuần tra; kiểm soát, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, phát hiện xử lý 14200 trường hợp vi phạm luật giao thông, phạt tiền 1,6 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước.

Công tác tư pháp triển khai có hiệu quả nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị (khóa IX) về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được chú trọng. Đã tổ chức 267 hội nghị với hơn 44.000 lượt người tham gia nhằm tuyên truyền giáo dục trên 30 Luật và Pháp lệnh mới ban hành. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân được quan tâm giải quyết. tỷ lệ giải quyết khiếu nại tố cáo đạt trên 83%, tỷ lệ hòa giải thành công đạt trên 70%..[97, tr.7]

Công tác cai nghiện: Báo cáo của UBND tỉnh Tuyên Quang, từ năm 1992 trở về trước, tình hình khai thác tự do vàng sa khoáng và các khoáng sản xảy ra khá phổ biến ở một số nơi trên địa bàn tỉnh đã thu hút hàng ngàn lao động tự do từ các nơi khác đến đây kiếm sống, gây nên tình hình phức tạp về trật tự xã hội, nhất là tệ nạn mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy. ảnh

hưởng này đã làm cho số người nghiện ma túy trên địa bàn tăng lên nhanh chóng. Trước đây, người nghiện ma túy trên địa bàn chủ yếu là do hút thuốc phiện, nhưng những năm gần đây, những người nghiện ma túy hầu hết sử dụng hêrôin.

Các cấp các ngành, đặc biệt là các lực lượng chức năng thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công truy quét tội phạm về ma túy, triệt phá các tụ điểm, ổ nhóm mua bán, tàng trữ ma túy, vận chuyển, tổ chức sử dụng và sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn thị; xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật đối với các đối tượng phạm tội về ma túy.

Năm 2008 công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, quản lý đối tượng cai nghiện đã phá 30 vụ án về ma tuý với 37 đối tượng (giảm 4 vụ so với năm 2007). Tổ chức xét nghiệm 1.134 lượt với 560 đối tượng nghi nghiện, phát hiện 50 đối tượng dương tính (đưa vào cai 42 đối tượng, truy tố 08 đối tượng); tính đến ngày 10-12-2008 tổng số đối tượng nghiện toàn thị là 492 người, tỷ lệ tái nghiện 10,33%. Phối hợp với Hội Phụ nữ thị xã làm thủ tục vay vốn giải quyết việc làm cho 81 hộ gia đình có chồng, con nghiện ma tuý với số tiền 758 triệu đồng và 01 người cai nghiện với số tiền 15 triệu đồng.[97, tr.6]

Những tồn tại trong công tác cai nghiện vẫn còn do việc xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng còn chậm; công tác xuất khẩu lao động đạt thấp. Đối tượng trốn cai nghiện giai đoạn I, II vẫn còn xảy ra, phát sinh thêm 19 đối tượng nghiện mới, 12 người cai nghiện ma tuý giai đoạn III sử dụng lại ma tuý.

Tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân, nhưng ta thấy nhiều xóm, tổ nhân dân phố không có quỹ đất để xây dựng nhà văn hoá, việc huy động nhân dân đóng góp xây dựng nhà văn hoá còn hạn chế. Công tác tìm hiểu, tuyên truyền về thị trường xuất khẩu lao động, lao động đi làm việc cho các doanh nghiệp trong nước hiệu quả chưa cao; nhiều lao động muốn đi làm ở các nước có thu nhập cao nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn. Hoạt động của ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, phòng chống AIDS và tệ nạn ma tuý, mại dâm từ thị đến

xã phường hiệu quả chưa cao, tiểu ban 138 ở các tổ xóm hoạt động chưa mạnh, công tác phối hợp chưa chặt chẽ; chưa giải quyết được nhiều việc làm cho số đối tượng nghiện ra tù, cai nghiện giai đoạn III và hoàn thành cai nghiện trở về địa phương.

Tuy nhiên việc thực hiện mô hình cai nghiện 3 giai đoạn ở thị xã Tuyên Quang có thể coi là đạt kết quả khả quan, có hiệu quả bước đầu góp phần hạn chế sự phát sinh người nghiện mới, Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh

- Xã hội cho hay, tỷ lệ tái nghiện sau khi cai của thị xã Tuyên Quang từ năm 2002 đến nay luôn ở dưới mức 6%, riêng năm 2007 chỉ là 4,6%, 2008 là 6,05% [97, tr.8]. “Đó là tỷ lệ tái nghiện sau cai có thể nói là thấp nhất nước”.

3.3.6. Các tôn giáo, Tín ngưỡng

Đây là một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được. Sự phát triển khoa học tưởng chừng đồng nghĩa với sự cáo chung của các tôn giáo, nhưng thật kỳ lạ, các tôn giáo không những không chết, mà ngược lại, có vẻ đang được tái sinh với một sức mạnh mới, dường như đóng vai trò cân bằng cho những từ thức duy lý của con người. Trong lịch sử cũng như hiện nay, dân tộc Việt Nam không có quốc đạo, mà có rất nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau cũng tồn tại, trong đó có cả tôn giáo truyền thống, tôn giáo nội sinh lẫn tôn giáo ngoại nhập. Trên bầu trời thần thánh, không chỉ có Đức Phật, Đức Chúa mà còn có cả một phức hệ thần thánh với nhiên thần, nhân thần và nhiều nhân vật nửa lịch sử nửa huyền thoại.

Thị xã Tuyên Quang là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh em, tiêu biểu như các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Sán Dìu, Pà Thẻn… Nét chung về đời sống tín ngưỡng, tâm linh của các dân tộc tỉnh Tuyên Quang là đều thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất, Thành Hoàng làng, người có

công mở đất, dạy nghề,... thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Ngoài ra, mỗi dân tộc có nét riêng, như: Dân tộc Kinh chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, một bộ phận theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành, một bộ phận theo đạo Phật; các dân tộc thiểu số cũng chịu ảnh hưởng của Tam giáo và còn thờ cúng các loại ma, thần; riêng dân tộc Mông có một bộ phận theo đạo Tin Lành.

Cùng phát triển kinh tế - xã hội, thị xã Tuyên Quang luôn quan tâm đảm bảo các quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng cho mọi người dân. Tất cả các tôn giáo, trong đó có Phật giáo, Công giáo, các hoạt động tín ngưỡng, đều được đối xử bình đẳng và tự do hành đạo. Là trung tâm của một tỉnh miền núi, việc thực hành tín ngưỡng đối với người dân ở thị xã cũng được tạo điều kiện thông qua việc mở mang và xây dựng những nơi thờ phụng.

Về Phật giáo, theo những số liệu thống kê của thị đội và công an thị xã, thị xã Tuyên Quang đến 2008, Phật giáo có 71 tổ quy với khoảng 3977 Phật tử, hai Đại đức: Thích Thanh Trung (trụ trì) và Thích Thanh Tân (phó trụ trì) chùa Hang - thôn Phú Lộc - xã An Khang, Đại đức Thích Thanh Phúc (SN 1978) trụ trì chùa Anh Vinh tổ 1 phường Hưng Thành.

Với sự đóng góp của Phật giáo trong sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, các đại đức, tăng ni phật tử đã luôn đoàn kết, tương thân, tương ái trong cuộc sống, kết hợp giữa hoạt động Phật sự với các hoạt động xã hội, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, nhất là trong việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thúc đẩy hoạt động vì phúc lợi xã hội, tham gia xoá đói, giảm nghèo và các hoạt động giảm nhẹ thiên tai, tăng cường bản sắc văn hoá dân tộc.

Các tăng ni phật tử Phật giáo đã tăng cường mối đoàn kết, phát huy vai trò là thành viên của ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước, thực hiện hiệu quả các cuộc vận động, phong trào yêu nước, hăng hái thi đua lao động sản xuất, đấu tranh với các hành vi lợi dụng chia rẽ tôn giáo, chia rẽ

khối đại đoàn kết các dân tộc, phát huy truyền thống “Hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, kiên trì phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của thị xã.

Về Thiên Chúa giáo, có 7 họ giáo, 600 hộ giáo dân, khoảng 2.202 giáo dân. Có 01 Linh mục - Nguyễn Thái Hà (SN 1946) Linh mục nhà thờ sứ Tuyên Quang. Hệ thống nhà thờ trong địa bàn thị xã gồm: Nhà thờ họ Tân Thành thôn Trường Thi B xã An Khang; Nhà thờ họ Bình Thành tổ 15 phường Hưng Thành; Nhà thờ sứ Tuyên Quang tổ 39 phường Minh Xuân; Nhà thờ họ Vân Hà tổ 37 phường Minh Xuân; Nhà thờ họ Xuân Áng tổ 14 phường Tân Hà. Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, sống tốt đời đẹp đạo” do Uỷ ban đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, trong những năm qua đồng bào Công giáo thị xã Tuyên Quang phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, đã không ngừng nỗ lực phấn đấu xây dựng cuộc sống mới trên nhiều lĩnh vực, thực hiện tốt chủ trương chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước phát huy tinh thần đoàn kết, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người Công giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần thực hiện đường hướng của giáo hội Công giáo Việt Nam “ Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Cùng đồng bào các tôn giáo khác, các dân tộc trong thị xã tiến hành sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt trận tổ quốc thị xã và các đoàn thể đã vận động phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, đa dạng hoá các loại hình phát triển kinh tế, có thu nhập cao, làm giàu chính đáng, đồng thời đã đóng góp ủng hộ, giúp đỡ cho các hộ gia đình Công giáo và các gia đình ngoài Công giáo, góp phần xoá được 115 hộ nghèo trên địa bàn thị xã. Đồng bào Công giáo trên địa bàn thị luôn tích cực thực hiện quy chế dân chủ, đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống đối với đồng bào Công giáo, đồng bào không cùng tôn giáo và đồng bào không có đạo, tham gia xây dựng quy ước bảo vệ trật tự an ninh thôn, xóm, tổ dân phố,

tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội; nhìn chung các sứ, họ đạo Công giáo đều chấp hành tốt Pháp lệnh tín ngưỡng. Trong phong trào thực hiện dân số, kế hoạch hoá gia đình đã có nhiều họ đạo không có người sinh con thứ 3. Đồng bào Công giáo thị xã tiến hành xây dựng gia đình văn hoá, thôn, xóm, tổ dân phố văn hoá, khu dân cư tiên tiến, xuất sắc điển hình như khu dân cư tổ 39, phường Minh Xuân; thị xã có trên 80% gia đình đạt danh hiệu gia đình “Ông - Bà, Cha - Mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” hàng năm. Người Công giáo ở thị xã Tuyên Quang đã có nhiều chuyển biến tích cực trên con đường đồng hành cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh, hoà nhập gắn bó với quê hương góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng đời sống ngày càng phát triển. [80, tr.2]

Ở thị xã Tuyên Quang, tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên có thể nói hầu như diễn ra đều khắp. Nhìn chung cách cúng thờ ông bà, tổ tiên của đồng bào nơi đây không có gì khác biệt so với các vùng khác trong cả tỉnh. Đó là đạo thờ ông bà của người Việt đã tồn tại qua thời gian hàng chục thế kỷ. Tuy nhiên do đặc thù tín ngưỡng của mỗi dân tộc nên có hình thức thờ cúng khác nhau, mang tính cách địa phương, với những nét văn hóa của người Tày, Dao, Mông, Kinh….Qua khảo sát nhiều nơi trong thị xã, thấy mỗi gia đình đều có bàn thờ gia tiên, thủ công. Ở những gia đình, dòng họ lớn, con cháu chung nhau làm nhà thờ, xây dựng lại gia phả, hoặc duy trì ngôi nhà xưa của ông bà để lại làm nơi thờ cúng. Nhiều gia đình vẫn còn giữ được những bản gia phả, hoặc bằng chữ Hán, chữ nôm, chữ nôm Tày, hoặc phiên thành chữ quốc ngữ ghi chép lại nguồn gốc...

Tiểu kết

Bước vào thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI, bằng việc 2 lần thực hiện kế hoạch 5 năm, tình hình thị xã Tuyên Quang và cả tỉnh có nhiều thuận lợi, cơ hội, nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức. Trong giai đoạn này, kinh tế của thị xã đã phát triển mạnh hơn nhiều so với trước đây, tình hình chính trị - xã hội tiếp tục ổn định, giữ vững; quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế phù hợp hơn; kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả. Năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã tạo ra tiền đề cần thiết cho bước phát triển mới.

Phát huy thế mạnh và thuận lợi, khắc phục khó khăn, nhân dân thị xã Tuyên Quang đã và đang đạt được những thành tựu và tiến bộ to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng. Giai đoạn 2001 - 2008 có thể coi là nền móng để thị xã Tuyên Quang xây dựng đô thị mới. (Ngày 9/9/2009, UBND thị xã Tuyên Quang đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Xây dựng công nhận thị xã Tuyên Quang là đô thị loại III. Ngày 2/7/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP thành lập thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang).Đây có thể coi là thành quả của gần hai mươi năm xây dựng và đổi mới của nhân dân thị xã Tuyên Quang (1991 - 2008).


KẾT LUẬN

Trong suốt chặng đường gần hai thập niên (từ năm 1991 đến 2008), thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu thị xã Tuyên Quang lần thứ XIV đến XVII, Đảng bộ và nhân dân thị xã Tuyên Quang đã giành được nhiều thành tựu quan trọng. Công cuộc đổi mới toàn diện trên địa bàn thị xã được đẩy mạnh, đưa các hoạt động kinh tế của thị xã và cả tỉnh bắt nhịp và thích ứng với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Giai đoạn 1991 đến năm 2000, với những thắng lợi sau hai nhiệm kỳ tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, thị xã Tuyên Quang đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, phát triển đạt kết quả tốt, góp phần đưa thị xã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Từ năm 2001 đến 2008, thị xã tiến hành đẩy

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 24/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí