số liệu. Đối tượng phỏng vấn là những người dân sống trong khu bảo tồn, đề tài lựa chọn 30 hộ khá, 30 hộ trung bình và 30 hộ nghèo để tiến hành phỏng vấn. Tổng số hộ điều tra là 90 hộ. Đối với cán bộ, điều tra 15 người.
Điều tra, quan sát trực tiếp trên các tuyến đã lập: Các khu dân cư có thể ảnh hưởng đến các sinh cảnh của khu bảo tồn bằng nhiều cách: sử dụng các nguồn tài nguyên, chăn thả gia súc... Mức độ tác động thường khác nhau ở những khu vực khác nhau, mức độ càng cao hơn đối với khu vực càng gần khu dân cư, dọc các đường đi, đường mòn. Đề tài sử dụng cách điều tra tác động của người dân tới khu bảo tồn theo Cao Thị Lý và cs (2002) [84].
Để đánh giá tác động của người dân tới khu bảo tồn, đề tài đã lập 3 tuyến/1 xã (tổng số là 15 tuyến). Tuyến khảo sát bắt đầu từ ngôi nhà cuối cùng của làng, cứ khoảng 500m trên tuyến điều tra, lại tiến hành ghi chép số liệu để đánh giá nhanh tác động của con người theo mẫu biểu phần phụ lục.
+ Chặt cây: tỷ lệ hoặc số lượng cây gỗ (số gốc chặt), cây bụi gỗ bị chặt hoặc cắt cành.
+ Dấu vết động vật nuôi: số lượng hoặc số lần gặp phân của động vật nuôi.
+ Đốt phát quang: kích thước khu vực bị đốt, trạng thái rừng, mức độ thiệt hại
+ Khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ: cây cảnh, rau rừng, cây thuốc,...
Sau đó đề tài tiến hành đánh giá mức nghiêm trọng của tác động bằng cách cho điểm theo thang điểm từ 0 (không có tác động) đến 3 (tác động lớn nhất).
0: Không có tác động
1: Tác động ít, không liên tục
2: Tác động nhiều, chưa gây thiệt hại lớn
3: Tác động nhiều, gây thiệt hại lớn và liên tục trong thời gian dài
Tính tổng “điểm tác động” cho mỗi tuyến cho từng yếu tố. Tính giá trị trung bình số liệu của mỗi khoảng cách từ tất cả các tuyến của một xã, và tổng hợp số liệu chung của tất cả các xã trong khu bảo tồn..
Trên cơ sở phân tích các tác động, để xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm làm giảm thiểu những tác động đó.
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý số liệu máy tính với phần mềm Excel 7.0.
3.2.4.1. Xác định các quần xã thực vật rừng
Áp dụng thang phân loại của UNESCO (1973) đã được Phan Kế Lộc vận dụng vào Việt Nam (1985) [79], tiêu chuẩn cơ bản của hệ thống phân loại này là
cấu trúc, ngoại mạo. Bậc phân loại cao nhất của hệ thống này là lớp quần hệ, bậc thấp nhất ở dưới phân quần hệ (dưới quần hệ phụ).
Theo thang phân loại của UNESCO (1973), thảm thực vật nước ta có 4 lớp quần hệ, trong đó có 2 lớp quần hệ có liên quan đến rừng là: rừng rậm và rừng thưa. Mỗi lớp quần hệ lại chia thành các phân lớp, mỗi phân lớp lại chia thành các nhóm quần hệ và sau đó mới đến các quần hệ. Mỗi quần hệ lại được chia thành các phân quần hệ và dưới đó là quần hợp.
Căn cứ vào hệ thống phân loại này, đề tài đã xác định hệ thống thảm thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng.
3.2.4.2. Đánh giá tính đa dạng của thực vật thân gỗ
* Đa dạng về phân loại: Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997):
o Thống kê và đánh giá thành phần loài, chi, họ của các ngành từ thấp đến cao và tính tỷ lệ phần trăm.
o Tính chỉ số đa dạng ở cấp họ (số loài trung bình của một họ), cấp chi (số loài trung bình của một chi).
o Đánh giá đa dạng các họ, chi: thống kê 10 họ, 10 chi giàu loài nhất, tiêu biểu cho hệ thực vật.
* Đánh giá mức độ đe dọa của các loài
Để có biện pháp bảo vệ các loài, ngoài việc thống kê toàn bộ thành phần loài của khu vực nghiên cứu cần phải có sự đánh giá các mức độ bị đe dọa của các loài trong hệ thực vật đó để có chính sách ưu tiên và biện pháp bảo vệ có hiệu quả. Từ Danh lục thực vật đã được tổng hợp, kiểm tra tên của từng loài Theo IUCN Red List of Threatened species, 2013 [183], Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật (2007) [11], Nghị định số 32/2006/NĐ-CP [25], Công ước CITES, 2010 [16].
Xây dựng bản đồ phân bố và bộ cơ sở dữ liệu về các loài cây gỗ có giá trị bảo tồn cao:
Sử dụng các tài liệu về thực vật như: Cây gỗ rừng Việt Nam, Sách đỏ Việt Nam, 2007, Danh lục đỏ IUCN, 2013, Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Cây gỗ rừng Việt Nam và Lào của Hoàng Văn Sâm và cộng sự, 2004 [178]… cũng như các tài liệu tra cứu trên trang web như: www.vfu.edu.vn, www.botany.vn, www.ipni.org,
…Bên cạnh đó kết hợp với điều tra thực tế ngoài thực địa để mô tả đặc điểm nhận biết, đặc điểm sinh học và tình trạng bảo tồn của từng loài cây gỗ quý hiếm tại khu vực nghiên cứu.
Xây dựng bản đồ phân bố dựa trên số liệu định vị từ máy GPS trong quá trình điều tra thực địa, sau đó sử dụng phần mềm Mapinfor xử lý số liệu và in bản đồ.
* Đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật:
Đề tài đã xác định các yếu tố địa lý thực vật khu vực nghiên cứu dựa vào thang phân chia các yếu tố địa lý theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008 [137]. Căn cứ vào tài liệu Danh lục các loài thực vật Việt Nam [8, 156]. Sau đó xây dựng phổ các yếu tố địa lý thực vật. Chi tiết được trình bày tại phụ lục 07.
* Đa dạng về giá trị sử dụng
Thống kê các loài thực vật thân gỗ có giá trị sử dụng từ bảng Danh lục thực vật thân gỗ của Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng dựa trên các tài liệu chuyên ngành sau: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam [81], Từ điển cây thuốc Việt Nam [23], Tài nguyên cây gỗ Việt Nam [58], Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam [87], 1900 cây có ích [83],...Ngoài tra cứu tài liệu, đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn về các loài cây thuốc, cây làm thức ăn,… Cách đánh giá giá trị của tài nguyên thực vật thân gỗ được trình bày theo bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Giá trị sử dụng của các loài thực vật thân gỗ
Ký hiệu | |
Cây cho gỗ | W |
Cây làm thuốc | M |
Cây ăn được hoặc để chăn nuôi | F |
Cây làm cảnh | O |
Cây cho tinh dầu | E |
Cây cho dầu béo | Oil |
Cây cho nhựa, tannin | Sap |
Cây có chất độc | P |
Cây có công dụng khác (Nhuộm, sợi, cải tạo đất, đan lát…) | U |
Có thể bạn quan tâm!
- Thảo Luận Và Xác Định Vấn Đề Nghiên Cứu Của Đề Tài
- Thống Kê Số Hộ Nghèo Năm 2011 Của Các Xã Thuộc Khu Bảo Tồn
- Phương Pháp Nghiên Cứu Sự Đa Dạng Các Kiểu Thảm Thực Vật
- Tổ Thành Rừng Kín Thường Xanh Mưa Mùa Cây Lá Rộng Phục Hồi Tự Nhiên Sau Khai Thác Trên Núi Đất Ở Địa Hình Thấp
- Tổ Thành Rừng Kín Thường Xanh Mưa Mùa Cây Lá Rộng Trên Núi Đá Vôi Ở Địa Hình Thấp Và Núi Thấp (>500M)
- Số Loài Và Tỷ Lệ % Số Loài Thực Vật Thân Gỗ Của Khu Bttn Thần Sa - Phượng Hoàng Với Yên Tử, Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Xuân Liên, Văn Hóa Đồng
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
* Đa dạng về dạng sống
Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng như của từng hệ sinh thái. Mỗi hệ sinh thái là do các loài trong mối tương quan với các nhân tố sinh thái của nơi sống đó tạo nên. Nó được thể hiện trên từng cá thể loài và các loài đó tập hợp nên những quần xã riêng biệt phản ảnh môi trường sống nơi đó. Cơ sở quan trọng nhất để sắp xếp các nhóm dạng sống đó là xem thời kỳ khó khăn cho cuộc sống (do lạnh hay khô hay do cả hai) loài đó tồn tại dưới dạng sống nào. Sau khi đã thống kê căn cứ thang phân chia của Raunkiaer (1934) [196] và được áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đề tài đã xác định dạng sống thực vật có chồi trên thân gỗ ở khu vực nghiên cứu thành các nhóm như sau:
Bảng 3.2: Thang phân chia dạng sống thực vật thân gỗ khu vực nghiên cứu theo phương pháp của Raunkiaer (1934)
Ký hiệu | |
Chồi trên to: là cây gỗ cao trên 25m | Mg |
Chồi trên vừa: cây gỗ cao 8 - 25m | Me |
Chồi trên nhỏ: cây gỗ cao 2 - 8m | Mi |
Chồi trên lùn: cây bụi | Na |
Chồi trên đất thân gỗ leo cao trên 25cm | Lp |
Chồi trên đất thân gỗ sống ký sinh - bán ký sinh | Pp |
3.2.4.3. Phương pháp xác định các chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ
Tham khảo một số nghiên cứu về phân tích định lượng đa dạng sinh học của Ngô Kim Khôi (2002) [66], Phạm Thị Kim Thoa (2012) [139], Lê Quốc Huy (2005)[62]. Đề tài sử dụng một số chỉ số dưới đây để phân tích tính đa dạng loài của hệ thực vật thân gỗ ở Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên.
Chỉ số giá trị quan trọng (IVI):
Chỉ số IVI của mỗi loài được tính bằng công thức sau đây:
IVI = RD + RF + RBA (Mishra, 1968) [192] (3-1)
Trong đó: RD là mật độ tương đối, RF là tần xuất xuất hiện tương đối và RBA là tổng tiết diện thân tương đối của mỗi loài. Chỉ số IVI của một loài đạt giá trị tối đa là 300 % khi hiện trường nghiên cứu chỉ có duy nhất loài cây đó.
Mật độ (N):
Tổng số cá thể của loài nghiên cứu xuất hiện ở tất cả các ô mẫu (3-2)
Mật độ =
Tổng số các ô mẫu nghiên cứu
Mật độ tương đối (RD):
Mật độ của loài nghiên cứu
Mật độ tương đối (RD) (%) = x 100 (3-3) Tổng số mật độ của tất cả các loài
Tần suất (F):
Số lượng các ô mẫu có loài xuất hiện
F (%) = x 100 (3-4)
Tổng số các ô mẫu nghiên cứu
Tần suất tương đối (RF):
Tần xuất xuất hiện của một loài nghiên cứu
RF(%) = x 100 (3-5)
Tổng số tần xuất xuất hiện của tất cả các loài
3,1416 x d2
Diện tích tiết diện thân cây (BA) = r2 = Trong đó d là đường kính
4 (3-6)
Diện tích tiết diện của loài
RBA (%)= x 100 (3-7)
Tổng tiết diện thân của tất cả các loài
- Chỉ số đa dạng Simpson (1949) [201]
s Ni 2
Cd = N
(3-8)
i 1
Trong đó:
Cd = Chỉ số mức độ chiếm ưu thế hay còn gọi là chỉ số Simpson, Ni = số lượng cá thể của loài thứ i;
N = tổng số số lượng cá thể của tất cả các loài
s
- Hệ số Shannon-Wiener H’ = - Pi * ln( pi )
i 1
[199] (3-9)
Trong đó:
S là tổng số loài và N là tổng số cá thể điều tra Pi là độ nhiều tương đối của loài i (Pi = ni/N)
- Tỷ lệ hỗn loài:
Hl S
N
(3-10)
S là tổng số loài và N là tổng số cá thể điều tra
- Chỉ số tương đồng (Index of similarity hay Sorensen’s Index) - SI [62]
SI
2C
A B
(3-11)
Trong đó C: Số lượng loài xuất hiện cả ở 2 quần thể A và B
A = Số lượng loài của quần thể A. B = Số lượng loài của quần thể B
- Chỉ số entropy Rẽnyi: [170]
i
lnsp
H i1
1
(3-12)
Trong đó s là tổng số loài, pi là độ nhiều tương đối loài thứ i trong OTC, là một tham số quy mô có thể biến thiên từ 0-∞.
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng hệ số này để phân tích tính đa dạng thực vật thân gỗ rừng trên núi đá vôi, để phân tích sự biến thiên của giá trị H trong các trường hợp =0; 0,25; 0,5; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8, 9 và ∞ và vẽ đồ thị mô tả tính đa dạng của các thảm thực vật rừng trên núi đá vôi.
3.2.4.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh
a. Tổ thành cây tái sinh
Xác định tỷ lệ tổ thành của từng loài được tính theo công thức:
n%
ni
m
ni
i1
.100
(3-12)
Nếu: ni 5% thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành
ni < 5% thì loài đó không được tham gia vào công thức tổ thành.
b. Mật độ cây tái sinh
Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau:
N / ha 10.000 n
Sdt
(3-13)
với Sdt là tổng diện tích các ÔDB điều tra tái sinh (m2) và n là số lượng cây tái sinh điều tra được.
c. Chất lượng cây tái sinh
Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng tốt, trung bình nhằm đánh giá một cách tổng quát tình hình tái sinh đang diễn ra tại khu vực nghiên cứu và diễn biến của rừng trong tương lai.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm của các lớp quần hệ thảm thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng theo UNESCO, 1973
Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu phân loại thảm thực vật. Tuy nhiên, các hệ thống phân loại đã thực hiện đều mang tính địa phương nên rất khó áp dụng cho những vùng khác. Để khắc phục tình trạng này, UNESCO (1973) đã công bố bảng “phân loại thảm thực vật quốc tế và vẽ bản đồ thảm thực vật” nhằm cung cấp một khung phân loại tổng quát các kiểu thảm thực vật quan trọng nhất có thể thể hiện được trên bản đồ tỷ lệ 1:1 triệu và nhỏ hơn. Bảng phân loại bao gồm tất cả các loại thảm thực vật tự nhiên, không kể chúng là nguyên sinh, thứ sinh tạm thời hay tương đối ổn định, mà dựa vào diện mạo cấu trúc và sau đó là các yếu tố sinh thái, địa lý, địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng. Bảng phân loại này đã được một số tác giả sử dụng (Phan kế Lộc, 1985; Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997; Lê Đồng Tấn, 2000)... Luận án sử dụng bảng phân loại này để phân loại thảm thực vật Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng. Hệ thống của bảng phân loại được sắp xếp như sau:
I. Lớp quần hệ.
I.A. Phân lớp quần hệ.
I.A.1. Nhóm quần hệ. I.A.1a. Quần hệ.
I.A.1a (1). Phân quần hệ.
Ở khu vực nghiên cứu, các thảm thực vật rừng có nhiều phân quần hệ khác nhau, không phân biệt rõ ràng về ranh giới bởi sự tác động của con người, chúng phân bố đan xen với nhau và chủ yếu ở Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái. Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng gồm có các lớp quần hệ, phân quần hệ như sau:
I. Lớp quần hệ rừng kín
Lớp quần hệ rừng kín có diện tích là 16.987,9ha, có các quần hệ sau:
I.A. Phân lớp quần hệ rừng thường xanh
I.A.1. Nhóm quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa
I.A.1a. Quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa ở địa hình thấp (<500m)
Quần hệ này phân bố trên núi đất ở các xã Nghinh Tường, Vũ Chấn và Thần Sa với diện tích là 4.131,4ha. Theo vị trí địa lý địa hình, khí hậu thổ nhưỡng có thể
khẳng định trên độ cao này, rừng có thành phần và cấu trúc hết sức đa dạng, giàu về trữ lượng và phong phú về thành phần loài. Nhưng do bị tác động nên rừng nguyên sinh trong không còn, thay thế vào đó là các trạng thái rừng thứ sinh đã bị tác động do khai thác gỗ củi hoặc phục hồi sau nương rẫy.
I.A.1a (1). Phân quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng phục hồi tự nhiên sau khai thác trên núi đất.
Mặc dù cấu trúc tầng tán rừng bị phá vỡ, những loài gỗ quí đã bị khai thác, nhưng những đặc điểm của rừng vẫn còn được lưu giữ. Rừng có cấu trúc 5 tầng, gồm 3 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và 1 tầng thảm tươi.
Tầng A1 có chiều cao 25-30m, gồm có các loài Táu muối (Vatica chevalieri), Dẻ gai (Castanopsis chinensis), Trám trắng (Canarium album), Ngát (Gironniera subaequalis), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Đa (Ficus altissima),...
Tầng A2 cao 20-25m gồm có Sến mật (Madhuca pasquieri), Táu muối (Vatica chevalieri), Chay (Artocarpus styracifolius), Dẻ gai (Castanopsis chinensis), Nhội (Bischofia javanica), Kháo trơn (Machilus odoratissima), Vạng trứng (Endospermun chinense), Trám trắng (Canarium album), Chò nâu (Dipterocarpus retusus)....
Tầng A3 cao 15-20m gồm có Nhãn rừng (Nephelium cuspidatum), Nhọc (Polyanthia sp.), Kháo vàng thơm (Machilus bonii), Sụ lưỡi mác (Phoebe lanceolata), Trâm núi (Syzygium levinei), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Táu muối (Vatica chevalieri), Trai lý (Garcinia fagracoides), Sồi phảng (Castanopsis fissoides), Trám trắng (Canarium album), Sui (Antiaris toxicaria),....
Tầng cây bụi: Các loài: Thủy viên (Adina pilulifera), Lấu đỏ (Psychotria rubra), Găng (Randia spinosa), Câu đằng (Uncaria homomalla), Hoàng bì (Clausena excavate), Ba chạc (Euodia lepta), Xuyên tiêu: (Zanthoxylum nitidum), Trôm bắc bộ (Sterculia tonkinensis), Dứa dại (Pandanus tonkinensis), Cơm nguội (Ardisia elegans), Đơn nem (Maesa perlarius), Đơn lông (Maesa tomentella), Bo rừng (Blastus borneensis), Mua thường (Melastoma affine), Cuồng cuồng (Aralia armata), La tản đoàn tập (Brassaiopsis glomerulata), Đu đủ rừng (Trevesia palmate).
Thảm tươi hay tầng cỏ quyết dày rậm, cao 2-3m gồm các loài: Giềng gió (Alpinia blepharocalyx), Sa nhân (Amomum xanthioides), Hoa chông (Barleria cristata), Nưa bắc bộ (Amorphophalus tonkinensis), Mùng (Colocasia gigantea), Thích hoàn tản phòng (Rhynchospora corymbosa), Biên thảo trắc hoa (Scirpus lateriflorus); Tóc thần (Adiantum caudatum), Quyết tổ chim (Asplenium nidus), Quyết cu li lông mềm (Christella molliuscula), Dớn (Diplazium esculentum),….