Số Loài Và Tỷ Lệ % Số Loài Thực Vật Thân Gỗ Của Khu Bttn Thần Sa - Phượng Hoàng Với Yên Tử, Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Xuân Liên, Văn Hóa Đồng


Bảng 4.10. Số loài và tỷ lệ % số loài thực vật thân gỗ của Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng với Yên Tử, Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Xuân Liên, Văn Hóa Đồng Nai.


Ngành

Thần Sa - Phượng Hoàng

Yên Tử

Đồng Sơn - Kỳ Thượng

Xuân Liên

Văn Hóa Đồng Nai

Số

loài

%

Số

loài

%

Số

loài

%

Số

loài

%

Số

loài

%

Pinophyta

6

0,98

7

1,92

6

1,6

11

3,04

6

0,96

Magnoliophyta

605

99,02

356

97,78

369

98,4

350

96,68

613

99,04

Tổng

611

100

364

100

375

100

362

100

619

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên - 13

Tính toán số loài trên một đơn vị diện tích và so sánh với Xuân Liên, Yên Tử, Văn Hóa Đồng Nai, được kết quả như sau:

Bảng 4.11. So sánh số loài trên đơn vị diện tích giữa Thần Sa - Phượng Hoàng với Xuân Liên, Yên Tử, Văn Hóa Đồng Nai.

Khu vực

Diện tích rừng tự nhiên (ha)

Số loài

Số loài/ha

Thần Sa - Phượng Hoàng

17.639

611

0,035

Yên Tử

1.736

364

0,21

Đồng Sơn - Kỳ Thượng

12.355,1

375

0,030

Xuân Liên

23.475

362

0,015

Văn Hóa Đồng Nai

53.447,1

619

0,012

Kết quả trên cho thấy tỷ lệ số loài/ha ở Thần Sa - Phượng Hoàng cao hơn ở Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Xuân Liên và Văn Hóa Đồng Nai, nhưng lại thấp hơn ở Yên Tử. Điều đó chứng tỏ rằng số loài không tỷ lệ thuận với diện tích mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Để thấy rõ hơn sự đa dạng trong các taxon thực vật, đề tài phân tích kỹ hơn trong ngành Hạt kín (Magnoliophyta), trong ngành này có hai lớp: Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) và lớp Loa kèn (Liliopsida).

Bảng 4.12. So sánh tỷ trọng hai lớp trong ngành Mộc lan của thực vật thân gỗ trên núi đá vôi Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng

Lớp

Họ

Chi

Loài

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Magnoliopsida

101

97,12

329

96,76

588

97,19

Liliopsida

3

2,88

11

3,24

17

2,81

Tổng

104

100

340

100

605

100

Tỷ lệ Mộc

lan/Loa kèn

33,67

29,91

34,59


Kết quả bảng 4.12 cho thấy Magnoliopsida với 101 họ chiếm 97,12%, 329 chi chiếm 96,76% và 588 loài chiếm 97,19 % của hệ. Trong đó lớp Liliopsida có 3 họ chiếm 2,88%, 11 chi chiếm 3,24 % và 17 loài chiếm 2,81 % của hệ. Như vậy số lượng taxon của lớp Magnoliopsida chiếm ưu thế tuyệt đối so với số họ, chi, và loài của ngành. Tỷ lệ số loài của hai lớp là 34,59/1 tức là cứ 34 loài thuộc lớp Mộc lan mới có một loài thuộc lớp loa kèn.

4.2.2. Chỉ số đa dạng của các taxon thực vật thân gỗ trên núi đá vôi

Các chỉ số đa dạng của các taxon thực vật được thể hiện trong bảng 4.13:

Bảng 4.13. Các chỉ số đa dạng của các taxon thực vật thân gỗ trên núi đá vôi Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng

Chỉ số

Ngành

Chỉ số chi

Chỉ số họ

Số chi/Số họ

Pinophyta

1,55

5,67

3,67

Magnoliophyta

1,79

5,82

3,26

Hệ thực vật thân gỗ

1,78

5,71

3,27

Kết quả bảng 4.13 cho thấy thực vật thân gỗ có chỉ số họ là 5,71 (tức là trung bình mỗi họ có 5,71 loài), chỉ số đa dạng chi là 1,78 (trung bình mỗi chi có 1,78 loài). Số chi trung bình của mỗi họ là 3,27 (trung bình mỗi họ có 3,27 chi). Ngành Magnoliophyta là ngành đa dạng nhất về mặt chỉ số, trung bình mỗi chi có 1,79 loài, mỗi họ có 5,82 loài, mỗi họ trung bình có 3,26 chi.

Phân tích các chỉ số của các taxon của thực vật thân gỗ của Thần Sa - Phượng Hoàng và so sánh chỉ số này với các chỉ số của một số khu hệ thực vật khác, kết quả như sau:

Bảng 4.14. Các chỉ số họ, chi của Thần Sa - Phượng Hoàng so với Yên Tử, Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Xuân Liên, Văn Hóa Đồng Nai.

Các chỉ số

Thần Sa - Phượng Hoàng

Yên Tử

Đồng Sơn - Kỳ Thượng

Xuân Liên

Văn Hóa Đồng Nai

Chỉ số họ

5,71

4,7

5,1

4,81

8,7

Chỉ số chi

1,78

1,65

1,8

1,44

2,6

Số chi/số họ

3,27

2,86

2,9

3,3

3,4

Kết quả trên cho thấy, Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng có chỉ số chi/số họ thấp hơn Xuân Liên, Văn Hóa Đồng Nai, nhưng cao hơn Yên Tử, Đồng Sơn - Kỳ Thượng. Điều đó chứng tỏ rằng tính đa dạng của hệ thực vật thân gỗ ở đây thấp hơn ở Xuân Liên, Văn Hóa Đồng Nai nhưng cao hơn ở Yên Tử, Đồng Sơn - Kỳ Thượng.


4.2.3. Đa dạng bậc họ

Các họ có nhiều loài là một trong đặc điểm đặc trưng nhất của mỗi hệ thực vật, nói lên bộ mặt của nó. Người ta đã thử tính toán và thấy rằng mặc dầu diện tích của mỗi hệ thực vật có thể không giống nhau, số loài được phát hiện rất khác nhau, nhưng danh sách các họ giàu loài nhất, trật tự sắp xếp chúng và tỷ trọng số loài của 10 - 15 họ giàu loài nhất trong tổng số loài của hệ thực vật cùng một vùng là giống nhau. Sự giống nhau đó nói lên tính quy luật chung về mặt địa lý thực vật gây ra đặc điểm cơ bản trong cấu trúc hệ thực vật của vùng đó. (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008) [137]

Khi đánh giá sự đa dạng bậc họ của thực vật thân gỗ của Khu BTTN Thần Sa

- Phượng Hoàng, đề tài đã thống kê 10 họ có số loài đa dạng nhất theo thứ tự giảm dần và kết quả như sau:

Bảng 4.15. Các họ đa dạng nhất của thực vật thân gỗ trên núi đá vôi Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng

TT

Tên họ

Tên Việt Nam

Số loài

%

Số chi

%

1

Euphorbiaceae

Họ Thầu dầu

49

8,02

24

7,00

2

Lauraceae

Họ Long não

29

4,75

12

3,50

3

Rubiaceae

Họ Cà phê

28

4,58

17

4,96

4

Moraceae

Họ Dâu tằm

25

4,09

7

2,04

5

Annonaceae

Họ Na

21

3,44

12

3,50

6

Apocynaceae

Họ Trúc đào

18

2,95

12

3,50

7

Fagaceae

Họ Sồi dẻ

18

2,95

3

0,87

8

Rutaceae

Họ Cam

16

2,62

8

2,33

9

Sterculiaceae

Họ Sảng

14

2,29

8

2,33

10

Verbenaceae

Họ Tếch

13

2,13

5

1,46


10 họ đa dạng nhất (9,35 % số họ)

231

37,82

108

31,49

Kết quả bảng 4.15 cho thấy 10 họ đa dạng nhất của thực vật thân gỗ ở Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng chiếm 9,35% tổng số họ, với 231 loài (chiếm 37,82%) và 108 chi (chiếm 31,49%) tổng số loài và chi của toàn hệ. Trong 10 họ đa dạng nhất ở đây thì ít nhất mỗi họ cũng có 13 loài trở lên.

Họ giàu loài nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 49 loài, chiếm 8,02% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu, sau đó đến họ Long não (Lauraceae) có 29 loài chiếm 4,75%; họ Cà phê (Rubiaceae) với 28 loài, chiếm 4,58%; họ Dâu tằm (Moraceae) có 25 loài, chiếm 4,09%; họ Na (Annonaceae) có 21 loài chiếm 3,44%; họ Trúc đào (Apocynaceae) và họ Sồi dẻ (Fagaceae) đều có 18 loài chiếm 2,95%; họ Họ Cam (Rutaceae) có 16 loài chiếm 2,62%; họ Sảng (Sterculiaceae) có 14 loài chiếm 2,29%; họ Tếch (Verbenaceae) 13 loài chiếm 2,13%.


Theo Tolmachop [205]: “Ở vùng nhiệt đới thành phần các họ thực vật khá đa dạng, thể hiện ở chỗ là rất ít họ chiếm đến 10% tổng số loài của hệ thực vật và tổng tỷ lệ phần trăm của 10 họ giàu loài nhất chỉ đạt không vượt quá 40 - 50% tổng số loài của khu hệ thực vật”. Điều đó cho thấy thực vật thân gỗ Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng khá đa dạng về họ thông qua kết quả thống kê của 10 họ đa dạng nhất thì không có họ nào chiếm tỷ lệ từ 10% trở lên, tổng tỷ lệ phần trăm của 10 họ này đạt 37,82% số loài trong khu vực nghiên cứu. Như vậy, tỷ lệ % của 10 họ giàu loài nhất được xem là bộ mặt của mỗi hệ thực vật và là chỉ tiêu so sánh đáng tin cậy vì nó không phụ thuộc vào diện tích nghiên cứu cũng như mức độ giàu loài của hệ thực vật.

4.2.4. Đa dạng bậc chi

Kết quả thống kê cho thấy thực vật thân gỗ trên núi đá vôi tại Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng có 31 chi có từ 4 loài trở lên, chiếm 9,12% tổng số chi của toàn hệ với số loài là 166 loài, chiếm 27,17 % tổng số loài của. Số chi có 3 loài là 33 chi, số chi 2 loài là 65 chi, còn lại 215 chi chỉ có 1 loài.

Bảng 4.16. Các chi đa dạng nhất của thực vật thân gỗ trên núi đá vôi Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng

TT

Tên chi

Họ

Số loài

%

1

Ficus

Moraceae

15

2,45

2

Elaeocarpus

Elaeocarpaceae

10

1,64

3

Lithocarpus

Fagaceae

10

1,64

4

Mallotus

Euphorbiaceae

7

1,15

5

Callicarpa

Verbenaceae

7

1,15

6

Syzygium

Myrtaceae

7

1,15

7

Antidesma

Euphorbiaceae

6

0,98

8

Acer

Aceraceae

6

0,98

9

Litsea

Lauraceae

6

0,98

10

Machilus

Lauraceae

5

0,82

11

Maesa

Myrsinaceae

5

0,82

12

Cinamomum

Lauraceae

5

0,82

13

Helicia

Proteacceae

5

0,82

14

Adina

Rubiaceae

4

0,65

15

Archidendron

Mimosaceae

4

0,65

16

Calamus

Arecaceae

4

0,65

17

Canarium

Burseraceae

4

0,65

18

Castanopsis

Fagaceae

4

0,65

19

Clausena

Rutaceae

4

0,65

20

Diospyros

Ebenaceae

4

0,65

21

Dillenia

Dilleniaceae

4

0,65

22

Garcinia

Clusiaceae

4

0,65

23

Ilex

Aquifoliaceae

4

0,65


TT

Tên chi

Họ

Số loài

%

24

Knema

Myristicaceae

4

0,65

25

Polyalthia

Annonaceae

4

0,65

26

Quercus

Fagaceae

4

0,65

27

Sterculia

Sterculiaceae

4

0,65

28

Strychnos

Loganiaceae

4

0,65

29

Streblus

Moraceae

4

0,65

30

Tabernaemontana

Apocynaceae

4

0,65

31

Zanthoxylum

Rutaceae

4

0,65

31 chi đa dạng nhất (9,12% tổng số chi)

166

27,17


Các chi đa dạng nhất của thực vật thân gỗ phải kể đến là chi Ficus (Họ Dâu tằm - Moraceae) có 15 loài chiếm 2,45%, chi Elaeocarpus (Họ Côm - Elaeocarpaceae) và chi Lithocarpus (Họ Sồi dẻ - Fagaceae) cùng có 10 loài chiếm 1,64 %, các chi Mallotus (Họ Thầu dầu - Euphorbiaceae), Callicarpa (Họ Tếch - Verbenaceae), Syzygium (Họ Sim - Myrtaceae) đều có 7 loài, chiếm 1,15 %.

4.2.5. Đa dạng về dạng sống

Nghiên cứu dạng sống của thực vật giúp đánh giá được giá trị và thành phần loài theo dạng sống, biết được đặc trưng sinh vật học của từng dạng sống, từ đó đề ra được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp trong công tác bảo tồn, gây trồng, khai thác và sử dụng. Dạng sống còn là một chỉ tiêu của phân loại thực vật.

Theo cách đánh giá của Raunkiaer (1934), dựa vào vị trí tồn tại của chồi vào mùa sinh trưởng bất lợi trong năm để xác định nhóm dạng sống, tỷ lệ của nhóm dạng sống đã được xác định sẽ lập thành lập thành Phổ dạng sống (Spectrum of Bilology - SB).

Kết quả tra cứu và thống kê được dạng sống cho loài thực vật thân gỗ trên núi đá vôi trong khu vực điều tra, tỷ lệ phần trăm của nhóm dạng sống và các dạng sống cụ thể được thể hiện trong bảng 4.17:

Bảng 4.17. Phổ dạng sống của thực vật thân gỗ trên núi đá vôi Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng

Dạng sống

Ký hiệu

Số loài

Tỷ lệ (%)

Cây gỗ lớn

Mg

65

10,64

Cây gỗ vừa

Me

177

28,97

Cây gỗ nhỏ

Mi

150

24,55

Cây có chồi trên lùn

Na

133

21,77

Cây dây leo thân gỗ

Lp

82

13,42

Cây kí sinh hay bán kí sinh thân gỗ

Pp

4

0,65

Tổng số


611

100


Từ những kết quả điều tra thu thập được đề tài đã phân dạng sống thực vật có chồi trên thân gỗ thành 6 nhóm nhỏ: Nhóm cây gỗ lớn cao trên 25m có chồi trên mặt đất Mg với 65 loài chiếm 10,64%, nhóm cây gỗ vừa từ 8-25m có chồi trên mặt đất có 177 loài chiếm 28,97%; Nhóm cây gỗ nhỏ 2-8m có chồi trên mặt đất Mi với 150 loài chiếm 24,55%. Nhóm cây có chồi lùn (cây bụi) trên mặt đất Na có 133 loài chiếm 21,77%; Nhóm cây chồi trên đất thân gỗ leo Lp có 82 loài, chiếm 13,42%; Nhóm cây chồi trên đất thân gỗ sống ký sinh, bán ký sinh - Pp có 4 loài chiếm 0,65%. Như vậy có thể thấy nhóm cây cây gỗ vừa (Me) có chiều cao từ 8 - 25m chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nhóm thực vật thân gỗ, sau đó là nhóm cây gỗ nhỏ có chiều cao từ 2-8m (Mi), sau đó là nhóm cây có chồi lùn (Na), chứng tỏ rừng ở đây đã bị tác động, còn chủ yếu là cây gỗ nhỏ, cây bụi. Từ các kết quả trên đề tài đã lập phổ dạng sống thực vật thân gỗ của khu vực này như sau:

Ph = 10,64Mg + 28,97Me + 24,55Mi + 21,77Na + 13,42Lp + 0,65Pp

4.2.6. Đa dạng theo các yếu tố địa lý

Theo hệ thống của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) xây dựng về các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật Việt Nam, đề tài đã xác định được vùng phân bố của tổng số 604 loài trong tổng số 611 loài của hệ thực vật thân gỗ Thần Sa - Phượng Hoàng, chiếm 98,85 % số loài của hệ. Căn cứ trên số lượng loài đã biết để xây dựng phổ các yếu tố địa lý của hệ thực vật thân gỗ.

Bảng 4.18. Các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật thân gỗ trên núi đá vôi Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng

Các yếu tố

Ký hiệu

Số loài

Tỷ lệ (%)

Yếu tố thế giới

1

0


Yếu tố nhiệt đới


439

71,85

Yếu tố liên nhiệt đới


3

0,5

- Liên nhiệt đới

2

2


- Nhiệt đới châu Á, châu Úc và châu Mỹ

2.1

0


- Nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ

2.2

0


- Nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ và các đảo

Thái Bình Dương

2.3

1

0,16

Yếu tố cổ nhiệt đới


26

4,3

- Cổ nhiệt đới

3

0


- Nhiệt đới châu Á và châu Úc

3.1

26

4,3

- Nhiệt đới châu Á và châu Phi

3.2

0


Nhiệt đới châu Á


410

67,1

- Nhiệt đới châu Á

4

126

20,62

- Đông Dương - Malêzi

4.1

60

9,82

- Đông Dương - Ấn Độ

4.2

90

14,73


Các yếu tố

Ký hiệu

Số loài

Tỷ lệ (%)

- Đông Dương - Hymalaya

4.3

30

4,91

- Đông Dương - Nam Trung Quốc

4.4

80

13,09

- Đông Dương

4.5

24

3,93

Ôn đới


27

4,42

- Ôn đới Bắc

5

0


- Đông Á - Bắc Mỹ

5.1

0


- Ôn đới cổ thế giới

5.2

0


- Ôn đới Địa Trung Hải - Châu Âu - Châu Á

5.3

1

0,16

- Đông Á

5.4

26

4,26

Đặc hữu


136

22,26

- Cận đặc hữu Việt Nam

6.1

85

13,01

- Đặc hữu Việt Nam

6.2

51

8,35

Yếu tố cây trồng

7

2

0,33

Chưa xác định

0

7

1,15

Tổng


611

100

Kết quả bảng 4.18 cho thấy trong số 98,85% loài đã xác định được vùng phân bố địa lý thì có đến 94,11% thuộc về nhiệt đới, bao gồm cả các yếu tố đặc hữu, cận đặc hữu Việt Nam. Như vậy có thể thấy hệ thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng mang nhiều đặc điểm của hệ thực vật nhiệt đới, trong khi đó các yếu tố ôn đới chỉ chiếm 4,42%, yếu tố cây trồng rất ít chỉ chiếm 0,33%, yếu tố thế giới không có. Trong nhóm các yếu tố nhiệt đới thì số lượng các loài thuộc về nhiệt đới châu Á chiếm tỷ lệ nhiều nhất 67,1%, trong khi số loài thuộc về yếu tố liên nhiệt đới và cổ nhiệt đới chỉ chiếm một tỷ lệ rất ít chỉ chiếm từ 0,5 - 4,3%.

Trong các yếu tố thuộc về nhiệt đới châu Á thì chiếm tỷ lệ lớn nhất là yếu tố nhiệt đới châu Á với 20,62% số loài, tiếp sau đó là yếu tố Đông Dương - Ấn Độ - 14,73%, Đông Dương - Nam Trung Quốc là 13,09%, và thấp nhất là yếu tố Đông Dương - 3,93%. Qua đó có thể thấy rằng hệ thực vật thân gỗ ở đây mang nét đặc trưng chủ yếu cho hệ thực vật nhiệt đới châu Á.

Các yếu tố cổ nhiệt đới chiếm tỷ lệ thấp 4,3% với chủ yếu các loài phân bố ở vùng châu Á, châu Úc, điều đó cho thấy hệ thực vật ở đây mang những nét khác biệt so với các vùng lân cận trên lãnh thổ Việt Nam và Đông Dương.

Các yếu tố đặc hữu chiếm tỷ lệ khá cao (22,26%), trong đó có 8,35% là đặc hữu Việt Nam và 13,01% là cận đặc hữu Việt Nam. Tuy nhiên, các loài đặc hữu hẹp của Khu bảo tồn thì không có loài nào.

Xét về mối quan hệ của hệ thực vật khu vực nghiên cứu với các khu hệ thực vật lân cận khác cho thấy rằng hệ thực vật của khu vực nghiên cứu có mối quan hệ gần gũi nhất với hệ thực vật Đông Dương - Nam Trung Hoa với tổng số có 53,18%


số loài có vùng phân bố liên quan đến hệ thực vật Nam Trung Hoa (các yếu tố 4; 4.2; 4.3; 4.4); Tiếp theo là hệ thực vật Ấn Độ với 35,35% tổng số loài nằm trong vùng phân bố có liên quan đến hệ thực vật Ấn Độ (yếu tố 4; 4,2), rồi đến hệ thực vật vùng Malêzi với 30,6% tổng số loài nằm trong vùng phân bố liên quan đến hệ thực vật Đông Dương - Malêzi (yếu tố 4; 4.1) và xa nhất là hệ thực vật vùng Himalaya có 25,36% tổng số loài nằm trong vùng phân bố liên quan đến hệ thực vật Đông Dương - Himalaya (yếu tố 4; 4.3).

4.2.7. Đa dạng về giá trị của thực vật thân gỗ trên núi đá vôi

4.2.7.1. Đa dạng về giá trị sử dụng

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, trong tổng số 611 loài thực vật thân gỗ của Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng có 895 lượt loài có ích (chiếm 146,48% tổng số loài của hệ thực vật thân gỗ), bởi có nhiều loài cây cho 3, 4, 5 công dụng khác nhau.

Kết quả bảng 4.19 cho thấy trong số 895 loài có công dụng thì có đến 323 loài được dùng làm thuốc, chiếm 52,86% tổng số loài của toàn hệ. Số loài cây lấy gỗ làm đồ mộc, đóng đồ xây dựng, làm các nông cụ có 310 loài, chiếm 50,74% tổng số loài của toàn hệ. Số loài cây có thể ăn được, có công dụng làm lương thực, thực phẩm, gia vị hay làm thức ăn chăn nuôi là 118 loài chiếm 19,31%. Cây có tác dụng làm cảnh có 44 loài chiếm 7,20%. Các nhóm khác có tỉ lệ thấp như cây cho dầu béo, cây cho nhựa, tannin, cây lấy sợi, cải tạo đất, cây lấy tinh dầu,… và nhiều công dụng khác. Kết quả thống kê cũng cho thấy đa số các loài thực vật thân gỗ ở đây đều có những công dụng nhất định, có những loài cho rất nhiều công dụng khác nhau, chỉ có một số ít loài chưa phát hiện được công dụng của chúng.

Bảng 4.19. Giá trị sử dụng của các loài thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng

STT

Giá trị sử dụng

Ký hiệu

Số loài

Tỷ lệ (%)

1

Cây làm thuốc

M

323

52,86

2

Cây cho gỗ

W

310

50,74

3

Cây ăn được hoặc để chăn nuôi

F

118

19,31

4

Cây làm cảnh

O

44

7,20

5

Cây cho dầu béo

Oil

39

6,38

6

Cây có chất độc

P

27

4,42

7

Cây cho nhựa, tannin

Sap

15

2,45

8

Cây cho tinh dầu

E

13

2,13

9

Cây có công dụng khác

U

6

0,98


Tổng số lượt cây có ích


895

146,48

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2022