Tổ Thành Rừng Kín Thường Xanh Mưa Mùa Cây Lá Rộng Trên Núi Đá Vôi Ở Địa Hình Thấp Và Núi Thấp (>500M)


Tầng A2 cao 18-20m gồm có Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trương vân (Toona sureni), Thung (Tetrameles nudiflora), Nhọc (Polyanthia sp.), Trâm trắng (Syzygium wightianum), Táo dại (Ziziphus oenoplia), Trai lý (Garcinia fagracoides), Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Mạy puôn (Cephalomappa sinensis), Lòng mang (Pterospermum truncatolobatum), Thị lọ nồi (Diospyros eriantha), Ô rô (Streblus ilicifolius),...

Tầng A3 cao 12-18m gồm có Nhãn rừng (Nephelium cuspidatum), Nhọc sần (Polyalthia consanguinea), Kháo hương (Machilus odoratissima), Re trắng nhớt (Phoebe pallida), Mạy puôn (Cephalomappa sinensis), Trâm trắng (Syzygium wightianum), Táu muối (Vatica chevalieri), Trai lý (Garcinia fagracoides), De hương (Cinnamomum iners), Lòng mang cụt (Pterospermum truncatolobatum), Sụ lưỡi mác (Phoebe lanceolata), Mạy tèo (Streblus macrophyllus),...

Những loài thuộc thành phần rừng nguyên sinh chỉ có: Mạy puôn (Cephalomappa sinensis), Côm trâu (Elaeocarpus floribundus), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum), Trâm núi (Syzygium levinei), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Sến đất trung hoa (Sinosideroxylon wightianum), Dẻ gai (Castanopsis chinensis), Nhọc đen (Polyalthia nemoralis), Trường (Nephelium chryseum bl.), Re hương (Cinnamomum iners), Kháo vàng thơm (Machilus bonii), Kháo trơn (Machilus odoratissima), Đại phong tử (Hydnocarpus anthelminthica), Trai lý (Garcinia fagracoides),... Các loài rừng thứ sinh gồm có: Máu chó lá to (Horsfieldia amygdalina), Máu chó lá nhỏ (Knema conferta), Vạng trứng (Endospermun chinense), Sầm (Memecylon edule), Thôi ba (Alangium chinense), Ô rô (Streblus ilicifolius), Đẻn 3 lá (Vitex trifolia), Bộp lông (Actinodaphne pilosa), Thừng mực trơn (Wrightia laevis), Thừng mực lông (Wrightia pubescens), Ràng ràng mít (Ormosia balansae)... Trong số các loài đã thống kê, Mạy Puôn là một loài cây gỗ trung bình có đường kính 12-50cm, cao 15-25m chiếm ưu thế. Loài cây này thường mọc thành quần thụ và phân bố trên độ cao từ 300m trở lên. Theo người dân địa phương, hiện tại loài cây này không có giá trị sử dụng nên không bị khai thác. Mạy tèo là loài cây phân bố trong tầng A3 của rừng nguyên sinh, nhưng do các cây gỗ lớn bị khai thác nên đã để lộ tầng A3, trong đó là Mạy tèo (Streblus macrophyllus) chiếm ưu thế. Đây là một gia đoạn suy thoái của hệ sinh thái rừng, nếu được bảo vệ thì có thể diễn thế phục hồi thành rừng nguyên sinh.

Tầng cây bụi thưa thớt gồm có một số loài: Đơn nem (Maesa perlarius), Sói rừng (Alchornea tiliaefolia), Lấu (Psychotria rubra), Tam tầng (Actinodaphne pilosa),


Lài trâu (Tabernaemontana bovina), Mảnh cộng (Clinacanthus nutans), Mua huyết hồng sắc (Melastoma sanguineum), Bo rừng (Blastus borneensis), Đom đóm (Alchornea rugosa), Han lình (Laportea violacea), Cơm nguội 5 cạnh (Ardisia quinquegona), Huyết giác (Dracaena cambodiana),... có chiều cao chủ yếu khoảng >1m.

Thảm tươi hay tầng cỏ tương đối thưa thớt, gồm các loài: Cỏ giác lông (Miccostegium ciliatum), cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ lá tre (Centosteca latifolia), Quyển bá (Selaginella sp.), Quyết bám đá nhỏ (Lemmaphyllum microphyllum), Quyết tuyến (Colysis elliptica), Thông đất (Lycopodium cernuum), Tắc kè đá (Drynaria bonii),... Một số loài dây leo: Giảo cổ lam (Gynostemma pentapyllum), Dây pọp (Zehneria indica), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Dây móc mèo (Mucuna pruriens), Vuốt hùm (Caesalpinia minax),... một số khoảng trống chỉ trơ đá hoặc có rễ cây gỗ bám đá.

Bảng 4.6. Tổ thành rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp (>500m)

TT

Tên phổ thông

Tên khoa học

RD (%)

RBA (%)

RF (%)

IVI (%)

1

Mạy tèo

Streblus macrophyllus

Blume

15,38

1,10

6,79

23,28


2


Nghiến

Excentrodendron

tonkinense (A.Chev.) H.T.Chang et R.H.Miau


12,12


0,88


5,56


18,55

3

Nhọc đen

Polyalthia nemoralis DC.

5,59

2,15

6,79

14,53

4


Mạy puôn

Cephalomappa sinensis

Chun & F. C. How


7,69


2,23


2,47


12,39

5


Thung

Tetrameles nudiflora

R.Br.


2,80


4,95


3,70


11,46

6

Lòng mang

Pterospermum

truncatolobatum Gagnep.

5,36

1,47

4,32

11,16

7


Booc bịp

Radermachera ignea

(Kurz) Steen.


0,23


9,66


0,62


10,51

8


Táu muối

Vatica chevalieri

(Gagnep.) Smitinand


1,63


7,38


1,23


10,25

48 loài khác

49,18

70,17

68,52

187,87

Tổng

100

100

100

300

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên - 12

Kết quả cho thấy có khoảng 56 loài thực vật thân gỗ xuất hiện trong phân quần hệ này, có 8 loài có chỉ số quan trọng từ 10% trở lên với tổng chỉ số quan trọng là 112,13/300, trong đó có 2 loài chiếm ưu thế được tham gia vào công thức tổ thành là Mạy tèo (Streblus macrophyllus) và Nghiến (Excentrodendron tonkinense), với tỷ lệ


tổ thành là 7,76% và 6,18%. Có 5 loài có tần số xuất hiện trên 50% số ô điều tra là Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Nhọc đen (Polyalthia nemoralis), Lòng mang cụt (Pterospermum truncatolobatum), Kháo vàng (Machilus bonii), Kháo trơn (Machilus odoratissima). Quần xã này địa hình tương đối phức tạp, thành phần cây gỗ kém đa dạng hơn ở phân quần hệ rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp <500m.

II. Lớp quần hệ rừng thưa

Kết quả điều tra cho thấy trong khu vực nghiên cứu rừng thưa là một trạng thái hay một giai đoạn diễn thế đi lên của rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt hoặc sau nương rẫy, có diện tích là 256,5ha. Rừng do có cấu trúc 1 tầng cây gỗ với đường kính trung bình 8-10cm, chiều cao trung bình 6-8m, độ tàn che >0,3.

II.A.1a. Phân lớp quần hệ rừng thưa thường xanh

II.A.1a. Quần hệ rừng thưa thường xanh mưa mùa ở địa hình thấp

II.A.1a (1). Phân quần hệ rừng thưa thường xanh cây lá rộng phục hồi tự nhiên ở địa hình thấp

Kiểu này chủ yếu là rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc khai thác kiệt phân bố trên núi đất ở xã Nghinh Tường, Vũ Chấn, Sảng Mộc, Thần Sa....với diện tích 15,2ha. Thành phần cây gỗ tương tự như quần hệ rừng kín, nhưng ở đây các loài tiên phong ưa sáng xuất hiện nhiều hơn như: Sau sau (Liquidambar formosana), Hu đay (Trema orientalis), Thôi chanh (Alangium kurzii), Hu đen (Commersonia bartramia), Dạ nâu (Chaetocarpus castanocarpus), Ba soi (Macaranga denticulata), Ba bét (Mallotus paniculatus),... Đường kính nhỏ, trung bình khoảng 11-12cm, chiều cao trung bình khoảng 8m.

Tầng cây bụi, thảm tươi dày rậm hơn và các loài tiên phong ưa sáng chiếm tỷ lệ cao hơn. Các loài: Chít (Thysanolaena maxima), Chè vè (Miscanthus floridulus), Lau (Saccharum spontaneum), Nứa lá nhỏ (Schizostachys pseudolima), Nứa lá to (Schizostachys funghomii), Sặt (Sinobambusa sat), ... mọc phổ biến. Các loài dây leo: Chân chim lá tù (Erycibe obtusifolia), Bìm bìm lá to (Merremia umbellata), Bìm lá hẹp (Xenostegia tridentata), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis), Dây nôi (Cissus adnata), Tứ thư (Tetrastigma tonkinense), Dây mật (Derris elliptica), Móc mèo (Mucuna pruriens), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Dây sống rắn (Acacia pennata), Bàm bàm (Entada phaseoloides), Tiểu mộc thông (Clematis armandii), Thảo trang cát mi (Clematis cadmia), … khá phát triển.

Mật độ của rừng tương đối cao 518 cây/ha. Tuy nhiên, rừng có trữ lượng còn thấp, chỉ khoảng gần 28,5m3/ha.


Bảng 4.7. Tổ thành rừng thưa thường xanh cây lá rộng phục hồi tự nhiên ở địa hình thấp

TT

Tên phổ thông

Tên khoa học

RD (%)

RBA (%)

RF (%)

IVI (%)

1

Sau sau

Liquidambar formosana

Hance

14,74

3,12

2,06

19,92

2

Thành ngạnh hoa đào

Cratoxylon pruniflorum

(Kurz) Kurz

10,53

1,12

3,09

14,74

3


Xoan nhừ

Choerospondias axillaris

(Roxb.) Burtt et Hill

1,05

10,36

2,06

13,48

4


Lim xẹt

Peltophorum tonkinensis

(Pierre) K.et S.S.Larsen

7,72

0,99

3,09

11,80

5


Lá nến

Macaranga denticulata

(Blume) Miill.Arg.

4,91

0,84

5,15

10,90

51 loài khác

61,05

83,57

84,54

229,16

Tổng

100

100

100

300

Phân quần hệ này xuất hiện 56 loài thực vật thân gỗ, 5 loài chiếm ưu thế, có độ quan trọng >10, tổng giá trị IVI% của 5 loài ưu thế là 70,84/300% là Sau sau (Liquidambar formosana), Thành ngạnh (Cratoxylon pruniflorum), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Lim xẹt (Peltophorum tonkinense), Lá nến (Macaranga denticulata), trong đó chỉ có 1 loài (Sau sau - Liquidambar formosana) tham gia vào công thức tổ thành, với tỷ lệ tổ thành là 6,64%. Có 13 loài có tần số xuất hiện từ trên 50% tổng số ô điều tra là Lá nến (Macaranga denticulata), Kháo trơn (Machilus odoratissima), Trẩu (Vernicia motana), Hu đay (Trema orientalis), Ràng ràng mít (Ormosia balansae), Chẹo tía (Engelhardtia chrysolepis),...

II.A.1b. Quần hệ rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở núi thấp

II.A.1b (1). Phân quần hệ rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở núi thấp cây lá rộng.

Về cấu trúc ngoại mạo của quần hệ này giống quần hệ “Rừng thưa thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp”, có diện tích là 201,4ha. Thành phần loài cây gồm chủ yếu các loài tiên phong ưa sáng như: Ba soi ấn độ (Macaranga indica), Ba bét (Mallotus paniculatus), Hu đay (Trema orientalis), Tu hú gỗ (Callicarpa arborea). Các loài có đời sống dài thường gặp là: Bời lời (Litsea monopeltala), Chẹo (Engelhardtia roxburgliana), Vối thuốc (Schima wallichii), Dẻ gai (Castanopsis chinensis), Ràng ràng mít (Ormosia balansae), Dạ nâu (Chaetocarpus castanocarpus), Kháo hương (Machilus odoratissima), Sụ lưỡi mác (Phoebe lanceolata). Cây bụi dày rậm, ngoài các loài thuộc họ cỏ đã kể trên, các loài Nứa


(Schizostachyum aciculare), Sặt (Sinobambusa sat) xuất hiện nhiều và chiếm ưu thế. Thảm tươi thưa, thành phần đơn giản gồm các loài: Cỏ lá tre (Centosteca latifolia), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ lau (Narenga porphyrocoma), Đài thảo dương xỉ trạng (Carex filicina), Sa thảo phi tán (Cyperus diffusus), Hương phụ tử (Cyperus rotundus), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis), Dây vác nhật (Cayratia japonica), Tứ thư (Tetrastigma tonkinense), Dây mật (Derris elliptica), Móc mèo (Mucuna pruriens), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Thổ ngưu tất (Achyranthes aspera), Dệu (Alternanthera sessilis), Cỏ hôi (Ageratum conyzoides), Đơn buốt (Bidens pilosa), Rau tàu bay (Crassocephalum crepidioides), Cải đồng (Crepis bodinieri), Gai tế ti mao (Boehmeria holosericea), Cao hùng đá (Elatostema rupestre), Lãnh thủy hoa (Pilea plataniflora),...

II.A.1c. Quần hệ rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp.

II.A.1c (1). Phân quần hệ rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp

Phân quần hệ này có diện tích 39,9ha, chủ yếu là rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác. Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy chỉ có những khoảnh nhỏ phân bố rải rác trong khu vực. Đối với rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác, có tầng cây gỗ cao 10 - 12m, đường kính trung bình 20 - 25cm, độ tàn che thấp khoảng từ 0,2 - 0,3. Tuy nhiên, có những nơi gồm những cây gỗ lớn cao trên 20m, đường kính 50-60cm. Thành phần loài cây phụ thuộc vào mức độ khai thác hay thời gian rừng phục hồi. Đối với rừng phục hồi sau khai thác thành phần chủ yếu là Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Lá nến (Macaranga denticulata), Côm (Elaeocarpus stipularis), Dẻ đài to (Quercus macrocalyx), Re trắng nhớt (Phoebe pallida), Chòi mòi lá kèm (Antidesma fordii),... Rừng còn sót lại một số cây gỗ cao to tập trung thành quần thể như Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai lý (Garcinia fagracoides),... còn một số khoảng trống lớn trong rừng. Tầng cây bụi gồm chủ yếu là Găng (Randia spinosa), Phèn đen (Phyllanthus reticulatus), Lấu (Psychotria reevesii), Hoắc quang (Wendlandia formosana), Đom đóm (Alchornea rugosa), Thẩu tấu (Aporosa dioica), Bọt ếch (Glochidion glomerulatum),...

Mật độ và trữ lượng rừng thấp, mật độ khoảng 423 cây/ha và trữ lượng khoảng 129 m3/ha. Loài có mật độ cao nhất là Mạy tèo (Streblus macrophyllus) (107 cây/ha).


Bảng 4.8. Tổ thành rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp

TT

Tên phổ thông

Tên khoa học

RD (%)

RBA (%)

RF (%)

IVI (%)

1

Mạy tèo

Streblus macrophyllus Blume

25,20

0,99

10,53

36,71

2

Sâng

Pometia pinata Forst. et Forst. F.

0,39

29,05

1,05

30,50


3


Nghiến

Excentrodendron tonkinense

(A.Chev.) H.T.Chang et R.H.Miau


10,24


4,17


8,42


22,82

4

Lòng mang

xanh

Pterospermum heterophyllum

Hance

6,69

1,31

8,42

16,43

5

Kháo lá to

Machilus grandifolia S. K. Lee &

F. N. Wei

5,51

1,72

7,37

14,60

6

Trai lý

Garcinia fagracoides A.Chev

5,12

3,61

4,21

12,94

7

Chòi mòi

pắc

Antidesma paxii Mect.

4,72

1,28

6,32

12,32

8

Táu muối

Vatica chevalieri (Gagnep.)

Smitinand

4,33

2,95

4,21

11,49

9

Nhãn rừng

Nephelium cuspidatum Blum var.

bassacense (Pierre.) Leenh

5,12

1,27

4,21

10,60

10

Ba soi ấn độ

Macaranga indica Wight

4,33

1,65

4,21

10,19

20 loài khác

28,35

52

41,05

121,40

Tổng

100

100

100

300

Phân quần hệ này xuất hiện 30 loài cây gỗ, trong đó có 5 loài có mặt ở trên 50% số ô điều tra trở lên là: Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Lòng mang xanh (Pterospermum heterophyllum), Kháo lá to (Machilus grandifolia), Chòi mòi (Antidesma paxii). Có 10 loài có chỉ số IVI lớn hơn 10, tuy nhiên trong đó chỉ có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành và có tỷ lệ tổ thành là: Mạy tèo - Streblus macrophyllus (12,24%), Sâng - Pometia pinata (10,17%), Nghiến - Excentrodendron tonkinense (7,61%), Lòng mang xanh - Pterospermum heterophyllum (5,48%). Đây là phân quần hệ có tính đa dạng về loài thấp nhất trong các phân quần hệ nghiên cứu ở đây.

III. Lớp quần hệ thảm cây bụi

III.A.1a. Quần hệ thảm cây bụi thường xanh trên đất địa đới

Lớp quần hệ thảm cây bụi có diện tích là 135,7ha. Có 2 kiểu quần hệ thảm cây bụi sau:

- Thảm cây bụi thường xanh phục hồi sau nương rẫy và sau khai thác kiệt. Kiểu này phân bố trên các đai độ cao khác nhau. Thành phần loài cây có thể thay đổi do tính chất địa hình (núi đất hay núi đá), vị trí địa hình, nhưng tính chất ưu thế của các loài


thường thể hiện rõ. Nghĩa là thường tạo thành các quần hệ cây bụi với độ ưu thế của 1- 2 loài cây. Những loài ưu thế thường gặp là: Phèn đen (Phyllanthus reticulatus), Găng (Randia spinosa), Mua (Melastoma sp.), Đơn nem (Maesa perlarius),...

- Thảm cây bụi lùn trên đỉnh núi: Đỉnh núi thường là những tảng đá lớn xếp chồng lên nhau. Diện tích các đỉnh núi không lớn, trên dưới 1ha. Thảm thực vật ưu thế là cây bụi có cây gỗ phân bố rải rác. Cây gỗ có chiều cao 5-6m, đường kính 6-8cm, cây phân cành thấp, tán thưa, mật độ 200-300cây/ha, độ tàn che 0,1-0,2. Thành phần gồm các loài: Hồi đá vôi (Illicium difengpi), Sến mộc (Photinia benthamiana), Dự không lông (Photinia prunifolia), Cà lồ (Caryodaphnopsis tonkinensis), Bộp lông (Actinodaphne pilosa), Nanh chuột (Cryptocarya lenticellata), Kháo nhớt (Machilus leptophylla), Bời lời (Litsea glutinosa), Sòi đá vôi (Sapium rotundifolium), Nhội (Bischofia javanica), Dạ nâu (Chaetocarpus castanocarpus), Ba đậu (Croton tiglium), Mọ (Deutzianthus tonkinensis). Tầng cây bụi cao 1-2m có độ che phủ 0,8-0,9. Thành phần gồm Chòi mòi hải nam (Antidesma hainanense), Phèn đen (Phyllanthus reticulate), Thâu kén lông (Helicteres hirsuta), Bét trắng (Mallotus apelta), Trúc lùn (Pseudosasa vicina), Lụi (Licuala fatua), Huyết giác (Dracaena cambodiana), Cò ke á (Grewia asiatica), Tóp mỡ quả to (Flemingia macrophylla )....

IV. Lớp quần hệ thảm cỏ

Lớp quần hệ thảm có có diện tích là 243,8ha.

IV.A.1a. Quần hệ thảm cỏ dạng lúa cao

Ưu hợp Lau (Saccharum spontaneum) phục hồi trên đất sau nương rẫy.

IV.A.1b. Quần hệ thảm cỏ không dạng lúa cao

Có đại diện là ưu hợp ưu hợp chuối rừng (Musa acuminata) phục hồi trên đất sau nương rẫy.

IV.A.1c. Quần hệ thảm cỏ không dạng lúa trung bình

Có ưu hợp Guột (Dicranopteris linearis) và các loài Dương xỉ: Quyết (Diplazium calogramma), Quyết bám đá lá nhỏ (Lemmaphyllum microphyllum), Tóc thần (Adiantum caudatum),... phục hồi trên đất sau nương rẫy.

4.2. Tính đa dạng thực vật thân gỗ ở tầng cây cao trên núi đá vôi Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng

Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc khu vực núi đá vôi trong vòng cung Bắc Sơn mang nhiều đặc điểm chung của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi của Việt Nam. Với tổng diện tích rừng tự nhiên của khu bảo tồn là 17.639ha thì diện tích rừng núi đá là 15.772,92ha, chiếm 89,42%. Như vậy có thể thấy gần như toàn


bộ diện tích rừng của Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng là rừng trên núi đá vôi, diện tích rừng núi đất chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ. Vì vậy hệ thực vật thân gỗ ở đây mang nhiều đặc điểm của hệ thực vật núi đá.

4.2.1. Đa dạng mức độ ngành

Kết quả nghiên cứu đề tài đã xây dựng được Danh lục thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, gồm 107 họ, 344 chi và 611 loài của 2 ngành thực vật. Sự phân bố các taxon của các ngành được thể hiện trong bảng 4.9:

Bảng 4.9. Các taxon của thực vật thân gỗ trên núi đá vôi tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng

Ngành

Họ

Chi

Loài

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Pinophyta

Thông

3

2,8

4

1,16

6

0,98

Magnoliophyta

Mộc lan

104

97,2

340

98,84

605

99,02

Tổng


107

100

344

100

611

100

Kết quả bảng 4.9 cho thấy thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng có mặt của 2 ngành thực vật, trong đó ngành Mộc lan (Magnoliophyta) là đa dạng nhất với tổng số 605 loài, 340 chi của 104 họ, chiếm tỷ lệ 99,02 % (số loài) đến 98,84 % về số chi và 97,2 % số họ của cả hệ thực vật. Ngành còn lại là ngành Thông (Pinophyta) chiếm tỷ lệ thấp (0,98 % số loài; 1,16 % số chi; 2,8% số họ). Đây là Danh lục thực vật thân gỗ lần đầu tiên được xây dựng ở Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng. So sánh với danh lục thực vật của Vũ Văn Cần (2008), trong Báo cáo dự án xác lập Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và Ngô Xuân Hải (2009), trong luận văn thạc sỹ: “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên”, luận án đã bổ sung cho Danh lục thực vật của KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng được 24 loài thực vật thân gỗ, 1 họ, 9 chi.

Khi so sánh các dẫn liệu về số lượng loài trong các ngành của thực vật thân gỗ Thần Sa - Phượng Hoàng với dẫn liệu về số lượng loài trong các ngành Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng (Đỗ Xuân Trường, 2011)[159], Xuân Liên (Nguyễn Ngọc Thảo, 2012)[128], rừng đặc dụng Yên Tử (Nhữ Thị Tâm, 2011)[119], Khu BTTN - Văn hóa Đồng Nai (Nguyễn Viết Sử, 2011)[117] cho thấy sự phân bố không đều giữa 2 ngành thực vật, trong đó ngành mộc lan ở các khu đều chiếm ưu thế (từ 96,68% đến 99,04%). Điều này hoàn toàn hợp lý vì thực vật thân gỗ chủ yếu tập trung ở ngành này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2022