Tổng Hợp Kết Quả Phỏng Vấn Về Những Tác Động Của Người Dân Tới Tài Nguyên Rừng Của Khu Bảo Tồn


Bảng 4.28. Tổng hợp kết quả phỏng vấn về những tác động của người dân tới tài nguyên rừng của khu bảo tồn

Tác động

Cán bộ

Người dân

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Khai thác gỗ

5

33,33

90

100

Khai thác củi

13

86,67

90

100

Khai thác lâm sản ngoài gỗ

10

66,67

90

100

Chăn thả gia súc

5

33,33

13

14,44

Săn bắt động vật rừng

6

40,00

21

23,33

Tác động khác

8

53,33

8

8,89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên - 16

Kết quả bảng 4.28 cho thấy: Theo phỏng vấn cán bộ thì tác động lớn nhất đối với khu bảo tồn là hoạt động khai thác củi chiếm tới 86,67% sau đó là khai thác các loại LSNG (chủ yếu là măng, rau rừng và cây cảnh). Còn đối với người dân thì 100% số người phỏng vấn có khai thác gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ. Các tác động khác chủ yếu là đào đãi vàng và phát nương làm rẫy. Kết quả phỏng vấn 90 hộ thì chỉ có 16 hộ tham gia trồng rừng chiếm 17,78%, loài cây trồng chủ yếu là Keo, Trám, Mỡ, Lim, Lát, Xoan; ngoài ra có một số LSNG được trồng là Ngót rừng, Bò khai nhưng chiếm tỷ lệ thấp.

Theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP thì các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong rừng đặc dụng phải đảm bảo chức năng bảo tồn, duy trì và phát triển sự đa dạng sinh học của rừng, đảm bảo môi trường sống của các loài thực vật rừng, động vật rừng đặc hữu, quý hiếm; loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị cao về khoa học, giáo dục; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, các giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử và môi trường. Thủ tục, biện pháp kỹ thuật khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong rừng đặc dụng phải tuân theo quy chế quản lý rừng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhưng việc sử dụng tài nguyên ở hầu hết các khu bảo tồn trong đó có Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng hầu như là tự phát, không theo quy định.

4.4.1. Khai thác gỗ trái phép

Theo quy định trong Nghị định 117/2010/NĐ-CP thì trong khu BTTN được khai thác, thu dọn, làm vệ sinh những cây gỗ đã chết, cây gẫy đổ, thực vật rừng


trong phân khu dịch vụ hành chính theo quy định của Nhà nước; được tận thu gỗ, củi, thực vật rừng trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, thực tế việc khai thác gỗ củi diễn ra tự phát trên khắp khu bảo tồn ở những nơi còn gỗ và có thể khai thác được.

Hoạt động khai thác gỗ trái phép đã đe dọa đến nguồn tài nguyên cây gỗ, phá hủy sinh cảnh sống của nhiều loài động, thực vật khác, khi những cây gỗ lớn bị chặt hạ và vận chuyển trong rừng. Trong 3 năm 2010 - 2012 trên địa bàn KBT, lực lượng kiểm lâm đã bắt giữ và xử lý được 47 vụ khai thác, 279 vụ vận chuyển gỗ trái phép và 98 vụ kinh doanh, cất giữ, chế biến lâm sản trái phép. Một số loài gỗ quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam như: Nghiến, Trai lý, Sến mật… dùng để làm nhà, làm thớt, con tiện cầu thang, đồ mộc gia dụng… được người dân khai thác mạnh vì gỗ này bán được với giá cao và sử dụng để làm nhà.

Bảng 4.29. Số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng từ năm 2010-2012

TT

Tên chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1.

Tổng số vụ vi phạm

Vụ

127

232

223

1.1

Khai thác

Vụ

15

16

16

1.2

Vận chuyển

Vụ

112

66

101

1.3

Chế biến, kinh doanh LS trái phép

Vụ


1

97

1.4

Cháy rừng, đốt nương rẫy trái phép

Vụ

2 (0,32ha)


1

1.5

Vi phạm khác

Vụ


155

8

2.

Tịch thu phương tiện

Cái





- Xe máy

Cái

46

53

84


- Xe đạp + Cưa xăng

Cái

27

0

16

3

Gỗ quy tròn các loại

- Gỗ quý hiếm

M3

51,634

45,390

490,158

138,034

470,233

126,535

4

Động vật hoang dã

Kg


4,1


5

Củ bình vôi

Kg

0

0

211

6

Hình thức xử lý

(Hành chính, hình sự)


HC

HC

HC, HS

(1vụ)

6

Tổng thu nộp NS

1000

đồng

27.800

1.388.711

1.379.082


- Tiền phạt

- Tiền bán lâm sản


27.800

232.350

1.156.361

182.700

1.196.382

(Nguồn: Hạt Kiểm Lâm huyện Võ Nhai 2010, Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Thần Sa - Phượng Hoàng 2011 - 2012)


Kết quả bảng 4.29 cho thấy trong 3 năm tổng số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng là 582 vụ, trong đó hình thức xử lý chủ yếu là tịch thu tang vật và xử lý hành chính, năm 2012 có 1 vụ xử lý hình sự. Các lỗi vi phạm chủ yếu là khai thác và vận chuyển lâm sản. Qua số liệu thống kê của 3 năm cho thấy rằng tình hình vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng có chiều hướng tăng lên, tuy nhiên, năm 2012, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Thần Sa - Phượng Hoàng đã phát hiện, bắt giữ được 223 vụ vi phạm, giảm 4% so với năm 2011 nhưng vẫn ở mức cao. Như vậy có thể thấy số vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trong những năm qua là rất lớn, đây chính là những nguyên nhân trực tiếp xâm hại tới tài nguyên rừng, làm suy giảm nghiêm trọng tính đa dạng của hệ thực vật của khu bảo tồn.

Lợi nhuận từ việc khai thác lâm sản, đặc biệt là gỗ quý hiếm làm cho nhiều người bất chấp các hành vi vi phạm pháp luật để vào rừng khai thác trộm nhằm thu lợi bất chính. Xung quanh Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng có hàng chục xưởng cưa xẻ gỗ hoạt động, lượng lâm sản chế biến của các xưởng cưa này một phần là do khai thác gỗ lậu từ Khu BTTN. Trong khi đó, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương chưa có giải pháp kiểm tra, ngăn chặn hiệu quả việc chế biến gỗ khai thác lậu từ rừng của Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng. Hiện nay, sản phẩm gỗ được thị trường ưa chuộng và có nhu cầu khá cao là gỗ Nghiến, Trai lý,… và hiện trong Khu bảo tồn vẫn còn những loại gỗ này, chính vì vậy đây là một nguy cơ để người dân tác động vào rừng.

Ban quản lý Khu bảo tồn đã phối hợp với UBND các xã thống kê các loại phương tiện giao thông cải hoán: ô tô, công nông, xe máy, cưa lốc, cưa máy đã và sẽ được các đối tượng sử dụng vào việc khai thác và vận chuyển gỗ trái phép. Những phương tiện trên các đối tượng thường xuyên sử dụng vào việc vận chuyển, khai thác gỗ trái phép trên địa bàn các xã thuộc Khu bảo tồn, sau khi kê khai, Ban quản lý khu bảo tồn đã có báo cáo và tham mưu UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ các loại phương tiện này đồng thời giao cho Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Thần Sa - Phượng Hoàng, Công an huyện Võ Nhai và UBND 6 xã trong Khu bảo tồn ký cam kết không sử dụng các phương tiện cải hoán vận


chuyển lâm sản trái phép, không sử dụng các loại cưa lốc, cưa máy mang vào rừng để khai thác trái phép lâm sản, nếu vi phạm phải kiên quyết bắt giữ, xử lý theo quy định của Pháp luật.

Kết quả điều tra cho thấy người dân vào rừng khai thác gỗ chủ yếu để sử dụng trong gia đình và bán phục vụ cuộc sống. Giá một thớt gỗ Nghiến chưa gia công là 300.000 đồng, một khúc tiện cầu thang chưa gia công dài 80cm rộng 4cm x 4cm là 90.000 đồng, một thanh gỗ nghiến dài 3m, rộng 30cm x 5cm có giá khoảng

600.000 - 800.000 đồng. Với nguồn siêu lợi nhuận thu được từ việc khai thác, buôn bán gỗ trái phép trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập từ nông nghiệp và các nghề phụ khác thấp hơn nhiều đã là động cơ rất mạnh thu hút người dân trong vùng tham gia các hoạt động này. Cuối năm 2012, đã thu hồi gỗ trái phép trên rừng tại xã Nghinh Tường được 20,068 m3 gỗ (quy tròn) nhóm III và nhóm VI.

Phương tiện dùng để khai thác chủ yếu là cưa xăng của Trung Quốc. Tình trạng khai thác, tập kết, vận chuyển gỗ trái phép thường có chiều hướng diễn biến phức tạp vào những tháng cuối năm (từ tháng 8 đến tháng 12), đặc biệt là thời điểm giáp Tết Nguyên đán (kết quả điều tra cho thấy, người dân khai thác 1m3 gỗ nhóm I bán tương đương gần 5 tấn thóc). Do đó, một số người dân không mặn mà với việc đồng áng. Trong thời gian nông nhàn, thời tiết khô ráo, người dân sống trong khu vực có rừng đã thu hoạch xong lúa, ngô, lại lên rừng trực tiếp khai thác hoặc làm thuê cho các đầu nậu khai thác, vận chuyển gỗ trái phép để kiếm thêm thu nhập.

Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng gỗ quý hiếm ngày càng tăng, cung không đủ cầu đã tạo sự chênh lệch lớn về giá cả nên các đối tượng khai thác, buôn bán, vận chuyển gỗ trái phép vẫn lén lút hoạt động với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi và có tổ chức. Các đối tượng thường tiến hành vận chuyển gỗ vào ban đêm, rạng sáng bằng việc thuê chính người dân địa phương vác gỗ đi trên bìa rừng để qua mặt các chốt, trạm kiểm lâm. Họ còn buộc những hộp gỗ nghiến sát vào mình ngựa, chỉ cần có động là những con ngựa này phi chạy, không thể bắt được. Việc tham gia khai thác, vận chuyển không chỉ có Nam giới (công việc nặng nhọc) mà có sự tham gia của phụ nữ, mỗi thanh gỗ nặng từ 60 - 70 kg. Các đầu nậu còn tổ chức xây dựng các lán trại tại trong rừng để thuận tiện cho việc khai thác và thu mua gỗ.


Bảng 4.30. Khai thác và sử dụng cây gỗ từ rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn



TT

Tên cây gỗ

Số hộ PV

có khai thác

Tỷ lệ (%)

Tên địa phương

Tên khoa học

1


Nghiến

Excentrodendron tonkinense (A.Chev.)

H.T.Chang et R.H.Miau


66


73,33

2

Trai lý

Garcinia fagracoides A.Chev

47

52,22

3

Xoan ta

Melia azedarach L.

28

31,11

4

Lim xẹt

Peltophorum tonkinensis Pierre

27

30,00

5

Kháo

Machilus bonii Lecomte

20

22,22

6

Sấu

Dracontomelon duperreanum Pierre

18

20,00

7

Thị lông

Diospyros eriantha Champ. ex Benth.

17

18,89

8

Táu mật

Vatica odorata (Griff.) Symingt.

16

17,78

9

Phay

Duabanga grandiflora (Roxb. ex DC.) Walp.

14

15,56

10

Trám đen

Canarium tramdenum Dai & Yakovl

12

13,33

11

Xoan đào

Prunus arborea (Blume) Kalkm

7

7,78

12

Lòng mang cụt

Pterospermum truncatolobatum Hance

5

5,56

13

Dẻ gai

Castanopsis chinensis (Spreng.) Hance

5

5,56

14

Sến mật

Madhuca pasquieri (Dubard ) H. J . Lam

5

5,56

15

Kẹn

Aesculus assamica Griff.

4

4,44

16

Trường kẹn

Mischocarpus pentapelalus (Roxb.) Radlk

4

4,44

17

Xoan nhừ

Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt et Hill

4

4,44

18

Bồ đề

Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hartwich

3

3,33

19

Mọ

Deutzianthus tonkinensis Gagnep.

3

3,33

20

Đinh

Markhamia stipulata (Wall.) S.ex Schum.

2

2,22

21

Ràng ràng mít

Ormosia balansae Drake

1

1,11

22

Lát hoa

Chukrasia tabularis A. Juss.

1

1,11

23

De hương

Cinnamomum iners Reinw. ex Blume

1

1,11

24

Thông tre

Podocarpus neriifolius D.Don

1

1,11

25

Trẩu

Vernicia montana Lour.

1

1,11

26

Chò xanh

Terminalia myriocarpa Heurck et Miill.Arg.

1

1,11

27

Chò nâu

Dipterocarpus retusus Blume

1

1,11

28


Nhãn rừng

Nephelium cuspidatum Blum var. bassacense

(Pierre) Leenh


1


1,11

29

Gội nếp

Aglaia spectabilis (Miq.) Jain et Bennet

1

1,11

30

Giổi lông

Michelia balansae (DC.) Dandy

1

1,11

Kết quả điều tra cho thấy có khoảng 30 loài cây gỗ được người dân ở đây khai thác từ rừng tự nhiên về phục vụ cuộc sống gia đình, chủ yếu để làm nhà và làm chuồng trại, nhưng Nghiến và Trai lý là 2 loài bị khai thác nhiều nhất với tần xuất cao nhất. Theo kết quả phỏng vấn 90 hộ, để làm một ngôi nhà cần khoảng


17m3 gỗ, trong đó nhóm hộ khá cần khoảng 21 m3, hộ trung bình cần khoảng 15 m3, hộ nghèo cần khoảng 14 m3. Tất cả gỗ làm nhà đều được khai thác từ rừng tự nhiên, một số ít thì được tích lũy từ trước.

Người dân sống gần rừng, điều kiện đường sá đi lại khó khăn, vì vậy vật liệu chính để làm nhà là gỗ từ rừng, trước đây khi nguồn gỗ trên rừng còn nhiều người dân thường khai thác các loại gỗ quý như: Nghiến, Đinh, Trai, Sến, Táu,... về để làm nhà. Tuy nhiên, hiện nay do các loại gỗ quý còn rất ít nên các loại gỗ khác cũng được khai thác như: Xoan, Giổi, Trám, Kháo,... Mục đích khai thác là để làm nhà ở hoặc bán cho các đầu nậu lấy tiền trang trải cuộc sống. Và hiện nay vấn đề nóng bỏng là hiện tượng khai thác gỗ Nghiến diễn ra hết sức phức tạp, trên các tuyến điều tra, bắt gặp khá phổ biến những đống bìa gỗ nghiến, các đống mùn cưa được bỏ lại sau khi đã lấy đi những thanh gỗ tốt. Tiếp tay cho lâm tặc chính là đồng bào dân tộc thiểu số, những người dân sinh sống trên địa bàn có rừng. Chúng bỏ ra thuê đồng bào với giá từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng cho mỗi ngày công chặt phá, hoặc chúng mang cưa máy vào rừng hạ những cây gỗ Nghiến rồi thuê người dân vận chuyển, vác gỗ cho chúng. Mỗi chuyến vác gỗ được trả 70.000đ/chuyến. Đây chính là nguyên nhân thúc đẩy nhanh việc tàn phá tài nguyên rừng trên địa bàn Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng. Với tốc độ khai thác như những năm trước đây đã để lại hậu quả là rất khó để tìm thấy những cây nghiến to đến tuổi khai thác ở trong rừng, trừ những nơi đã được người dân địa phương quản lý. Ngoài khai thác gỗ để bán, để sử dụng làm nhà ở người dân còn vào rừng chặt những cây Vàng anh khá to để đốt lấy tro làm bánh vào những dịp lễ tết.

Như vậy, có thể khẳng định được rằng việc khai thác gỗ trái phép đã đe dọa trực tiếp đến nguồn tài nguyên cây gỗ, phá hoại nhiều sinh cảnh sống của nhiều loại động thực vật khác, làm ảnh hưởng lớn đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Khu bảo tồn.

4.4.2. Khai thác củi

Củi là chất đốt chủ yếu và không thể thiếu đối với người dân miền núi, cây thân gỗ là nhiên liệu chính để làm củi, họ thường chặt cành khô, cây khô trong rừng tự nhiên của Khu bảo tồn để làm củi đun. Thành phần cây làm củi, bộ phận làm củi thường khá đa dạng.


Bảng 4.31. Danh lục các loài cây thường được dùng làm củi lấy từ rừng tự nhiên


TT

Tên loài

Tên khoa học

Bộ phận Khai thác

Số hộ PV có KT

Tỷ lệ (%)

1

Xoan

Melia azedarach L.

Cành

47

52,22

2

Nứa

Nehouzeana dulloa A. Camus

Thân

37

41,11

3

Trám đen

Canarium tramdenum Dai &

Yakovl

Cành

35

38,89

4

Vầu

Bambusa nutans Wall. ex

Munro

Thân

35

38,89

5


Dẻ xanh

Lithocarpus pseudosundaicus

(Hickel et A.Camus) A.Camus


Cành


32


35,56

6


Nghiến

Excentrodendron tonkinense

(A.Chev.) H.T.Chang et R.H.Miau


Cành, bìa xẻ


30


33,33

7

Bồ đề

Styrax tonkinensis (Pierre)

Craib ex Hartwich

Thân, cành

30

33,33

8

Trẩu

Vernicia motana Lour.

Cành

24

26,67

9

Trai lý

Garcinia fagracoides A.Chev

Cành, bìa xẻ

16

17,78

10

Mạy tèo

Streblus macrophyllus Blume

Thân

16

17,78

11

Lim xẹt

Peltophorum tonkinensis Pierre

Cành, bìa xẻ

14

15,56

12

Kẹn

Aesculus assamica Griff.

Thân, cành

14

15,56

13

Lòng mang xanh

Pterospermum heterophyllum

Hance

Thân, cành

13

14,44

14

Dẻ gai

Castanopsis chinensis

(Spreng.) Hance

Thân, cành

13

14,44

15

Tre

Bambusa bamboo (L.) Voss

Thân

13

14,44

16

Mai

Dendrocalamus giganteus

Wall.ex Munro

Thân

12

13,33

17

Kháo hương

Machilus odoratissima Nees

Thân, cành

12

13,33

18

Chẹo trắng

Engelhardtia roxburghiana

Wall.

Thân, cành

6

6,67

29

Thành ngạnh hoa

đào

Cratoxylum pruniflorum

(Kurz) Kurz

Thân

6

6,67

20

Phay

Duabanga grandiflora (Roxb.

ex DC.) Walp.

Thân, cành

5

5,56

21

Sến mật

Madhuca pasquieri (Dubard )

H. J . Lam

Cành

4

4,44

22


Nhãn rừng

Nephelium cuspidatum Blum var. bassacense (Pierre)

Leenh


Cành khô, thân


4


4,44

23

Hu đen

Trema orientalis (L.) Blume

Thân, cành

4

4,44

24

Sấu

Dracontomelon duperreanum

Pierre

Cành

3

3,33

25

Gáo

Adina cordifolia (Roxb.)

Hook.f.

Thân, cành

3

3,33


TT

Tên loài

Tên khoa học

Bộ phận Khai thác

Số hộ PV có KT

Tỷ lệ (%)

26

Xoan mộc

Toona sureni (Blume) Merr.

Cành

3

3,33

27

Sảng

Sterculia lanceolata Cav.

Thân, cành

2

2,22

28

Trường mật

Pavieasia annamensis Pierre

Thân, cành

2

2,22

29

Thị lông

Diospyros eriantha Champ.

ex Benth.

Thân, cành

2

2,22

30

Giọt sành

Pavetta indica L.

Thân, cành

2

2,22

31

Táu muối

Vatica chevalieri (Gagnep.)

Smitinand

Cành

1

1,11

32

Đại phong tử hải

nam

Hydnocarpus hainanensis

(Merr.) Sleum.

Thân

1

1,11

33

Ràng ràng mít

Ormosia balansae Drake

Cành

1

1,11

34

Ô rô

Streblus ilicifolius (Vidal)

Corner

Thân

1

1,11

35

Chôm chôm rừng

Nephelium lappaceum L.

Thân, cành

1

1,11

36

Hoắc quang

Wendlandia paniculata

(Roxb.) DC.

Thân

1

1,11

37

Lát hoa

Chukrasia tabularis A. Juss.

Cành

1

1,11

38

Côm tầng

Elaeocarpus griffithii (Wight)

A. Gray

Cành, thân

1

1,11


Kết quả thống kê có khoảng 38 loài thực vật thường được người dân nơi đây khai thác để làm củi đun. Trước đây, họ thường chọn những cây to để làm củi nhưng hiện nay những cây to hiếm gặp, lại bị kiểm soát chặt nên họ chặt những cành nhánh hoặc những cây gỗ đã bị chặt hạ, đã bị xẻ để mang về làm củi, hầu như gặp cây nào họ chặt cây đó. Chính vì vậy, những loài như: Xoan, Nứa, Trám, Vầu, Sồi,… được nhiều hộ gia đình lựa chọn làm củi đun, vì hiện nay những cây này tương đối phổ biến trong rừng. Khi cây khô không còn họ chặt cả cây to và cả cây nhỏ còn sống. Theo người dân mỗi khi vào rừng họ thường chặt hạ những cây gỗ còn tươi để làm củi nhưng không mang về nhà ngay mà để khi nào khô thì họ mới mang về. Do tập quán đốt lửa suốt ngày trong mùa đông để sưởi ấm nên người dân địa phương thường chọn những cây củi to, chắc, cháy đượm, ít tro về để làm củi đun, nhưng hiện nay việc kiếm loại củi đó trở nên khó khăn hơn do rừng đã bị tàn phá nhiều nên họ thường lên rừng chặt những cành cây khô đã bị khai thác để lấy gỗ trên rừng như Nghiến, Trai, Táu,... đôi khi họ còn khai thác cả các cây đứng về làm củi như: Kháo, Sảng, Nhãn rừng, Phay, Côm, Trẩu, Dẻ... Những cây Nghiến, Trai lý được người dân lấy ở khu vực núi đá có kích thước lớn nhưng thường bị rỗng ruột, hoặc những cây gỗ đã bị khai thác còn lại bìa, cành, người dân đi rừng vác về để đun. Còn lại là những cây lấy ở khu vực núi đất và những khu rừng gần nhà có kích thước trung bình và nhỏ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2022