Nghiên cứu tính bền vững của mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên - 2

Hệ sinh thái nông nghiệp vùng chè Tân Cương và mô hình sản xuất chè an toàn tại khu vực nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn quản lý hoạt động sản xuất chè an toàn theo hướng bền vững, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng sức cạnh tranh với các nước trên thế giới.

Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn công việc hoạt động sản xuất chè an toàn theo hướng bền vững của khu vực sản xuất chè an toàn Thái Nguyên, bao gồm:

Thực trạng hệ sinh thái nông nghiệp trồng chè tại khu vực nghiên cứu;

Tìm hiểu quy trình sản xuất chè an toàn, thực trạng phát triển của hoạt động sản xuất chè an toàn tại tỉnh Thái Nguyên và khu vực nghiên cứu;

Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và áp lực đối với hoạt động sản xuất chè an toàn; qua đó chỉ ra các rào cản và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững hoạt động sản xuất chè an toàn tại khu vực nghiên cứu.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học:

Khu vực nghiên cứu có HST nông nghiệp điển hình với tiềm năng kinh tế lớn, tạo việc làm cho nhiều lao động. Các kết quả nghiên cứu của đề tài hướng đến sự phát triển bền vững của khu vực, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Đề tài sử dụng các hướng tiếp cận trên để mô tả thực trạng HST nông nghiệp trồng chè

Sử dụng mô hình SWOT để phân tích những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và

Nghiên cứu tính bền vững của mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên - 2

áp lực.

Ý nghĩa thực tiễn:

Đề tài đưa ra những giải pháp để phát triển bền vững hơn, là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý địa phương, quản lý ngành về quản lý bền vững dựa vào để phát triển bền vững vùng chè, phù hợp với nhu cầu của địa phương.


Kết cấu của luận văn

Nội dung của luận văn bao gồm:

Phần mở đầu: nêu lý do lựa chọn đề tài, đối tượng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn.

Chương I: Tổng quan tài liệu về hệ sinh thái nông nghiệp nói chung và HST Nông nghiệp bền vững nói riêng, xem hệ sinh thái vùng chè như một hệ sinh thái nông nghiệp, các mô hình về sản xuất chè an toàn trên Thế giới và Việt Nam

Chương II: Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết luận Khuyến nghị Phụ lục


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU‌

1.1. Tổng quan về hệ sinh thái nông nghiệp

Như đã nói ở trên, chúng tôi xem HST vùng chè như một HST nông nghiệp. Dưới đây giới thiệu tổng quan sơ bộ các thuộc tính cơ bản của HST nông nghiệp làm cơ sở lý luận cho thực hiện đề tài.

Khái niệm hệ sinh thái nông nghiệp rút ra từ những nghiên cứu lý thuyết về sinh thái học quần xã và sinh thái học các hệ. Mỗi hệ là một tổ hợp các tương tác giữa các thành phần tương hỗ bên trong một giới hạn xác định (Von Bertalanffy, 1987, Conway, 1987). Các thành phần này hoạt động đồng thời, vì thế hệ phản ứng với các tác nhân như một khối, ngay cả khi tác nhân chỉ tác động vào một phần hệ. Do đó, một hệ có giới hạn sẽ tạo nên một tập hợp đặc biệt, với hình dáng đặc trưng [15].

Hệ sinh thái nông nghiệp là một tổng thể bao gồm môi trường và những quần thể sinh vật (cây trồng, vật nuôi, cây rừng), các sinh vật gây hại (sâu, bệnh, chuột, cỏ dại, sinh vật gây bệnh cho vật nuôi, vv.), các sinh vật có ích, đất, nước, khí hậu, con người, môi trường này được hình thành và biến đổi đều do hoạt động của con người. Mỗi hệ sinh thái phải có một tính đồng nhất nhất định về các điều kiện vật lí, khí tượng, hoá học, thực vật học và động vật học. Các thành phần trong hệ sinh thái nông nghiệp có chức năng riêng và góp phần chu chuyển vật chất, năng lượng, các thành phần đó có quan hệ chặt chẽ và thống nhất, có phản ứng hệ thống với mọi loại hình tác động [10].

Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì trên các quy luật khách quan của tự nhiên vì mục đích nhu cầu nhiều mặt và ngày càng tăng của con người. Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nhân tạo điển hình, chịu sự điều khiển trực tiếp của con người, vì vậy ngày nay vì lợi ích con người đang dần tác động một cách mạnh mẽ lên môi trường để đáp ứng nhu cầu, và con người có thể điều khiển theo hướng có lợi cho mình. Vì vậy giữa hệ sinh thái nông nghiệp và các hệ sinh thái tự nhiên khó phân biệt ranh giới một cách rò ràng. Ðể phân biệt thường dựa chủ yếu vào mức độ can thiệp của người. Hơn nữa, hiện nay

con người cũng đã và đang can thiệp vào hệ sinh thái tự nhiên như rừng, đồng cỏ, ao hồ để nhằm tăng năng suất của chúng.

Tuy vậy giữa các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nông nghiệp vẫn có những khác biệt cơ bản:

- Các hệ sinh thái tự nhiên có mục đích chủ yếu kéo dài sự sống của các loài. Trái lại các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu cung cấp cho con người các sản phẩm của cây trồng vật nuôi, sự sống của sinh vật trong hệ sinh thái nông nghiệp bị quy định bởi con người. Vì vậy vật chất và năng lượng có sự khác nhau: hệ sinh thái tự nhiên có sự trả lại hầu như hoàn toàn khối lượng chất hữu cơ và chất khoáng trong sinh khối của các vật sống cho đất, chu trình vật chất khép kín. Ở các hệ sinh thái nông nghiệp, vật chất bị lấy đi khỏi hệ sinh thái để cung cấp cho con người, vì vậy chu trình vật chất hở.

- Các hệ sinh thái tự nhiên có sự tự phục hồi lớn, có quá trình phát triển lịch sử. Trái lại hệ sinh thái nông nghiệp là các hệ sinh thái thứ cấp do con người phục hồi, khi con người biết nuôi trồng mới có hệ sinh thái nông nghiệp.

- Hệ sinh thái tự nhiên thường đa dạng và phức tạp về thành phần loài thực vật và động vật, còn các hệ sinh thái nông nghiệp thường có số lượng loài cây trồng, vật nuôi rất đơn giản theo yêu cầu của con người. Hệ sinh thái nông nghiệp ứng với giai đoạn đầu của quá trình diễn thế của hệ sinh thái, là hệ sinh thái trẻ cho năng suất cao nhưng lại không ổn định, dễ bị thiên tai hay sâu bệnh phá hoại. Ðể tăng sự ổn định của hệ sinh thái nông nghiệp, con người phải đầu tư thêm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và sức lao động.

- Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì không phải trên cơ sở các quy luật khách quan của hệ sinh thái với mục đích thỏa mãn nhu cầu về nhiều mặt và ngày càng tăng của mình.

Trong hoạt động sản xuất, chúng ta không chỉ sử dụng tài nguyên của chúng ta, mà chúng ta còn đang vay mượn tài nguyên của con cháu chúng ta nữa. Hiện nay, nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới hiện đang phát triển theo hai hướng: Nông nghiệp thâm canh và nông nghiệp sinh thái hay nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp thâm canh với các giống mới năng suất cao, sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch (phân bón, thuốc trừ sâu hóa học, các chất kích thích tăng trưởng, v.v...) đã

làm cho con người phải đối đầu với nhiều tiêu cực về môi trường: ô nhiễm đất và nước, suy thoái đất, độc canh, đầu tư lớn, không an toàn lương thực, suy giảm chất lượng cuộc sống... hệ sinh thái nhiệt đới vốn cân bằng một cách mỏng manh rất dễ bị đảo lộn bởi các phương thức canh tác phản tự nhiên. Điều đó đã buộc con người phải chuyển hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm phương hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai, đó là mục tiêu của việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp bền vững, và đó cũng là lối đi cho tương lai [10].

Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái tương đối đơn giản về thành phần và thường đồng nhất về cấu trúc, cho nên khó bền vững. Tuy nhiên, năng suất sinh vật (rễ, thân , lá, quả…) và năng suất kinh tế của ruộng vườn là mục đích hoạt động chủ yếu của con người, lại phụ thuộc vào hệ thống các nhân tố vô sinh như thời tiết-khí hậu, bao gồm: bức xạ mặt trời, nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ không khí, gió, lượng khí O2, CO2… và các yếu tố vô cơ khác; các nhân tố hữu sinh như đất, nước, bao hàm các chất hữu cơ, động vật và hệ vi sinh vật trong đất; các yếu tố quần thể sinh vật bao gồm cây trồng, vật nuôi, các loài cỏ dại, côn trùng, nấm bệnh…; và hệ thống các biện pháp kỹ thuật canh tác từ giống, làm đất, gieo trồng, chăm sóc, bón phân, phòng chống và diệt trừ sâu bệnh hại, đến thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản phẩm trên từng hệ sinh thái nông nghiệp đó.

1.2. Nông nghiệp bền vững

Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học” [10]. Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, với sự tham gia của đại diện hơn 200 nước trên thế giới cùng một số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi một thông điệp rò ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường, cũng như thông qua một số văn kiện như Công ước về đa dạng sinh

học, Công ước khung về biến đổi khí hậu, tuyên bố các nguyên tắc quản lý, bảo tồn rừng...[10].

Một phần tư thế kỷ trước đây, câu lạc bộ Rome đã cảnh báo: Do nguồn tài nguyên của Trái Đất là có hạn, nên những nguồn tài nguyên không thể tái tạo phải được sử dụng một cách tiết kiệm và phải được tái sử dụng khi có thể (Meadows và cộng sự, 1972; Mesarovic và Pest, 1974). Vào cuối những năm 1980, phát triển bền vững đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc trong hợp tác phát triển và được định nghĩa là: “Một quá trình mà trong đó việc khai thác các nguồn tài nguyên, xác định đầu tư, định hướng phát triển công nghệ và thay đổi tổ chức xã hội phải diễn ra hài hòa và nâng cao được tiềm năng trước mắt cũng như lâu dài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người” (Brund Hard Report, 1987).

“Nông nghiệp bền vững là sự quản lý thành công nguồn nhân lực cho nông nghiệp để thỏa mãn các nhu cầu thay đổi của con người trong khi vẫn giữa vững hoặc nâng cao được chất lượng môi trường và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên”. (CGIAR, 1988).

Định nghĩa mang tính toàn cầu này hẳn vẫn còn chứa đựng một sự mập mờ. Nó cần cụ thể hơn để có thể vận dụng khi thiết kế và thực hiện các dự án. Năm 1991, nhóm hoạt động về vấn đề lương thực thuộc Ủy ban Hợp tác của các Tổ chức phát triển Phi Chính phủ ở Cộng đồng Châu Âu thống nhất đưa ra định nghĩa như sau: “Nông nghiệp bền vững và lâu dài mà không phá hủy môi trường sống. Cần ưu tiên xác định và phát triển các nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương như nguồn lực lao động, nước, dinh dưỡng… hơn là dựa vào các nguồn đầu tư từ bên ngoài. Điều này không bao gồm việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp từ các nguồn bên ngoài nhưng cần giảm thiểu mức độ của nó để nó không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên cũng như sức khỏe và điều kiện phát triển kinh tế của cộng đồng. Nông nghiệp chỉ thực sự bền vững khi khía cạnh xã hội và văn hóa của những người sử dụng và thụ hưởng được tập trung một cách đầy đủ và các quyết định đều do họ thực hiện”

Nông nghiệp bền vững không chỉ phù hợp về mặt sinh thái, khả thi về mặt kinh tế và chính trị mà còn phải có khả năng thích nghi. Bản chất biến động được thừa nhận là: Quá trình biến động phụ thuộc vào sự tham gia của con người của

cộng đồng trong việc quản lý các nguồn tự nhiên, trong đó các chủ sở hữu ruộng đất và các hộ nông dân phải chịu trách nhiệm trong việc quản lý môi trường của họ dưới góc độ khả thi về mặt kinh tế và mục tiêu lâu dài là duy trì phát triển trên cơ sở nguồn lực tự nhiên.

Trong phạm vi luận văn này, tác giả xem xét tính bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp khu vực nghiên cứu thông qua phân tích các thuộc tính của nó, bao gồm: tính năng suất, tính ổn định, tính chống chịu, tính công bằng, tính tự trị và tính hợp tác. [2, 15]

Tính năng suất là sản lượng sản phẩm hàng hóa và các dịch vụ của hệ, như số kg thóc/ha/năm. Một định nghĩa chính thống hơn về năng suất là giá trị thực của sản phẩm trên một đơn vị đầu tư. Thông thường được đánh giá bằng sản lượng/năm, số sản phẩm thực thu, số lãi [15].


Sả

Năng suất n

ợn g

Thời gian Thời gian


Tính ổn đinh: Là mức độ ổn định của năng suất trong điều kiện có những dao động nhỏ và bình thường của môi trường (điều kiện khí hậu, thị trường và kinh tế). Thuộc tính này có thể đánh giá một cách dễ dàng bằng hệ số nghịch đảo biến thiên của năng suất. Tức là năng suất của hệ được duy trì dù có những dao động với cường độ nhỏ, mức độ hay biến thiên nhỏ cho thấy tính ổn định cao, mức độ hay biến thiên lớn cho thấy mức độ ổn định thấp [15].


Sả n

Ổn định lư ợn g


Thời gian Thời gian

Tính công bằng: Là sự đánh giá xem các sản phẩm của hệ sinh thái nông nghiệp đã được phân phối công bằng như thế nào giữa những người hưởng thụ. Một hệ càng công bằng thì sản phẩm nông nghiệp, tài nguyên, thu nhập, lương thực, thực phẩm càng được chia đồng đều giữa các nông dân, các xã, các vùng hoặc quốc gia. Tính công bằng có thể được đánh già bằng chỉ tiêu thống kê hoặc bằng hệ số Gini hay đường cong Lorenz nhưng những phương pháp này có hiệu quả tối ưu với số mẫu lớn như cho một vùng hoặc một quốc gia [15].



Công bằng

Sản lượn g


Lợi nhuận

Lợi nhuận


Tính bền vững: Là khả năng duy trì năng suất của hệ khi phải chịu những sức ép (stress) và những cú sốc (shock). Stress là những sức ép thường lệ, đôi khi liên tục và tích lũy. Stress tương đối nhỏ và có thể dự báo trước. Ví dụ như nhiễm mặn, suy giảm độ phì nhiêu của đất, thiếu các giống chống chịu và công nợ của người nông dân. Ngược lãi, shock là những sức ép bất thường, tương đối lớn và không thể dự đoán trước. Ví dụ hạn hán, lũ lụt bất thường, sự phát dịch của một loài sâu bệnh mới hay một chính biến qua trọng. Tính chống chịu cũng được xem như khả năng duy trì năng suất trong một khoảng thời gian kéo dài. Đáng tiếc là sự đo đếm, đánh giá đặc tính này rất khó và thường chỉ được tiến hành theo cách so sánh với quá khứ. Thiếu tính chống chịu cũng có thể biểu hiện bằng sự giảm năng suất, nhưng thường đến đột ngột, không dự báo trước được [2].


S

ản

Chống chịu

ợ n g

Thời gian Thời gian

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí