ĐAI
HOC
QUỐ C GIA HÀ NÔI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨ U TÀ I NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜ NG
-------------------------------------
NGUYỄN THU HƯỜNG
NGHIÊN CỨU TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN
TẠI XÃ TÂN CƯƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS LÊ TRỌNG CÚC
Hà Nội, Năm 2012
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ẢNH, BIỂU ĐỒ 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12
1.1. Tổng quan về hệ sinh thái nông nghiệp 12
1.2. Nông nghiệp bền vững 14
1.3. Tình hình sản xuất chè an toàn trên thế giới 18
1.4. Tình hình sản xuất chè an toàn tại Việt Nam 25
CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Địa điểm nghiên cứu 32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 32
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 38
2.2. Thời gian nghiên cứu 43
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 44
2.3.1. Phương pháp luận 44
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 45
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
3.1. Tình hình canh tác chè và hiện trạng môi trường tại khu vực nghiên cứu 48
3.1.1. Tình hình sử dụng phân bón 48
3.1.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây chè 51
3.2. Thực trạng phát triển mô hình sản xuất chè an toàn tại Tân Cương 55
3.2.1. Quy trình sản xuất chè an toàn55
3.2.2. Những thuộc tính của hệ sinh thái nông nghiệp vùng chè xã Tân Cương 60
3.3. Những thuận lợi và khó khăn 69
3.3.1. Những thế mạnh của mô hình sản xuất chè an toàn tại Xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên. (S) 70
3.3.2. Những điểm yếu của mô hình sản xuất chè an toàn tại Xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên. (W) 71
3.3.3. Những cơ hội của mô hình sản xuất chè an toàn tại Xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên. (O) 72
3.3.4. Những áp lực của mô hình sản xuất chè an toàn tại Xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên (T) 73
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 76
1. Kết luận 76
2. Khuyến nghị 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 80
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bảo vệ thực vật | ||
FAO | Food and Agriculture Organization of the United Nations | Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc |
GlobalGAP | Global Good Agricultural Practice | Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu |
HACCP | Hazard Analysis and Critical Control Points | Phân tích mối nguy hiểm và điểm kiểm soát tới hạn |
HST | Hệ sinh thái | |
IUCN | International Union for Conservation of Nature and Natural Resources | Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế |
IFOAM | International Federation of Organ c Agriculture Movements | Liên đoàn phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế |
PTBV | Phát triển bền vững | |
GMP | Good manufacturing Practices | Thực hành tốt sản xuất |
SWOT | Strengths- Weaknesses- Opportunities- Threats | Điểm manh- Điểm yếu- Cơ hội – Áp lực |
VietGAP | Vietnamese Good Agricultural Practices | Thực hành sản xuất nông nghiệp tôt |
VSATTP | Vệ sinh an toàn thực phẩm |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu tính bền vững của mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên - 2
- Tình Hình Sản Xuất Chè An Toàn Trên Thế Giới
- Giá Chè Xuất Khẩu Của Việt Nam Và Một Số Nước Lớn Trên Thế Giới, Theo Tháng, 2007-2009, Usd/tấn [19]
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Phân loại đất vùng chè đặc sản Tân Cương 35
Bảng2: So sánh nhu cầu sinh thái của cây chè đối với một số yếu tố tự nhiên xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên [13] 36
Bảng 3: Ma trận phân tích SWOT 46
Bảng4: Mức đầu tư phân bón của 3 nhóm nông hộ tại xã Tân Cương 50
Bảng5:Mức độ phổ biến của sâu hại chè ở vùng dự án 51
Bảng6: Chủng loại TBVTV được sử dụng trên chè năm 2006 và 2012 52
Bảng 7: Số lần phun thuốc trên chè trong 1 năm (số liệu điều tra năm 2009) 53
Bảng8: Kết quả xác định kim loại nặng trong mẫu nước thu tại Tân Cương 54
Bảng 9: Kết quả xác định kim loại nặng trong mẫu đất thu tại Tân Cương 55
Bảng 10: Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc tính của hệ sinh thái nông nghiệp trong mô hình sản xuất chè an toàn ở Tân Cương 61
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1: Giá chè xuất khẩu của Việt Nam và một số nước lớn trên thế giới, theo tháng,
2007-2009, USD/tấn [19] 26
Hình 2: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu ..............................................................................
Hình 3: Cơ cấu giống chè tại xã Tân Cương 39
Hình 4: Quy trình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, TP Thái Nguyên 55
Hình 5: Mối liên hệ giữa sản lượng chè và lượng mưa trung bình theo tháng 62
Hình 6: Sự thay đổi cơ cấu giống chè tại Tân Cương (2006 - 2012) 63
Hình7: Năng suất trung bình của chè qua các năm 2006 – 2011 64
Hình8:Một góc Chợ chè Tân Cương 66
Hình9: Bài thực hành trong buổi tập huấn 67
Hình 10: Tài liệu phát cho người dân 68
Hình11: Giấy chứng nhận VietGap của 13 hộ gia đình 68
Hình12: Khu vực Nhà trưng bầy 73
Hình 13: Mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, TP Thái Nguyên.........................
MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và xã hội Việt Nam. Hiện nông nghiệp mang lại khoảng 20% tổng thu nhập trong nước và 1/5 kim ngạch xuất khẩu của quốc gia, tạo việc làm cho 48,4% lực lượng lao động trong cả nước (Tổng cục Thống kê, 2011). Một trong những ưu tiên phát triển của nông nghiệp Việt Nam hiện nay là các mặt hàng nông sản xuất khẩu, trong đó có sản phẩm chè. Mặc dù không phải là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực nhưng xuất khẩu chè cũng mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia. Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về diện tích và sản lượng chè xuất khẩu, sản phẩm chè của Việt Nam được xuất khẩu tới 110 quốc gia và khu vực trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt khoảng 200 triệu đô la Mỹ. Bên cạnh đóng góp về giá trị kinh tế, ngành chè còn có ý nghĩa xã hội đặc biệt to lớn, thu hút một lực lượng lao động khoảng hơn 6 triệu người ở 34 tỉnh trên cả nước, đặc biệt là nông dân nghèo thuộc các tỉnh miền núi.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chè Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thứ nhất, khoảng 90% sản lượng chè xuất khẩu của nước ta vẫn ở dạng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến nên giá trị gia tăng thấp. Thứ hai, chất lượng của các sản phẩm chè xuất khẩu chưa cao, do đó giá trị xuất khẩu cũng thấp hơn nhiều so với mặt bằng giá trị chung của thế giới (chỉ bằng 70% trong năm 2010). Thứ ba, bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới có thể giúp cho việc xuất khẩu trở nên dễ dàng hơn do các hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ, nhưng đồng thời lại bị hạn chế bởi việc xuất hiện thêm nhiều hàng rào kỹ thuật khắt khe, đặc biệt về vấn đề an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản.
Phát triển các vùng chè an toàn, tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt là một trong những hướng đi của ngành chè nhằm vượt qua các khó khăn, thách thức trên. Chính vì vậy, năm 2012 đã được ngành chè Việt Nam chọn là năm phát động chương trình “Vì sản phẩm trà an toàn, sản xuất chè có trách nhiệm”.
Hiện nay, trên cả nước đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất - chế biến chè an toàn, từ việc kiểm soát cây giống, quy trình chăm sóc cho đến đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm chè sau thu hoạch. Một số tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về chất lượng sản phẩm nông nghiệp cũng đã và đang được triển khai áp dụng cho sản phẩm chè an toàn như VietGAP, GlobalGAP.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh đi tiên phong phát triển các mô hình sản xuất chè an toàn. Cây chè là đặc sản chiến lược của tỉnh và được xác định là cây trồng chủ lực trên đất vườn đồi, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho người dân vùng chè. Nhiều năm qua, Thái Nguyên đã tổ chức những vùng sản xuất chè an toàn như hợp tác xã chè Tân Hương (xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên). Nằm trong vùng chè đặc sản Tân Cương, hợp tác xã chè Tân Hương đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn về sản xuất các sản phẩm nông sản tốt trên quy mô toàn cầu. Tiếp đến là xây dựng thành công 30 hộ theo mô hình quản lý chất lượng nội bộ trong sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn GlobalGAP, Công ty cổ phần chè Vạn Tài là đơn vị đầu tiên được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP trên cây chè với diện tích là 4ha. Điều này đã góp phần không nhỏ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tạo thương hiệu sản phẩm. Năm 2011, tiếp tục áp dụng mô hình quản lý chất lượng GlobalGAP cho các hộ tại xóm Hồng Thái (xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên) với diện tích 5 ha; xóm Làng Chủ (xã Trung Hội, huyện Định Hoá) diện tích 2,7 ha; xóm Hương Hội (xã Sơn Phú, huyện Định Hoá) với diện tích 5 ha,… Mặc dù vậy, nếu nhìn vào thực tế có thể thấy rằng những con số nêu trên còn quá khiêm tốn so với tổng diện tích và sản lượng chè trên toàn địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Câu hỏi đặt ra là, nếu sản xuất chè an toàn mang lại giá trị cao và ổn định hơn cho người dân thì tại sao việc nhân rộng các mô hình sản xuất
- chế biến chè an toàn lại gặp khó khăn và diễn ra chậm chạp như vậy? Phải chăng vấn đề liên quan đến khía cạnh phát triển bền vững của các mô hình này?
Để góp phần trả lời cho các câu hỏi trên và tìm hiểu các vấn đề liên quan, học viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tính bền vững của mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên” để thực hiện luận văn tốt nghiệp khóa học thạc sỹ chuyên ngành Môi trường trong Phát triển bền vững.
Đối tượng nghiên cứu