xuất khẩu của hai nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới là Sri Lanka và Trung Quốckhoảng 30 - 60% [19].
Hình 1: Giá chè xuất khẩu của Việt Nam và một số nước lớn trên thế giới, theo tháng, 2007-2009, USD/tấn [19]
Mục tiêu của ngành chè Việt Nam đến năm 2015 là ổn định diện tích ở 130.000ha, tăng trưởng về sản lượng đạt 6%/năm, sản lượng chè búp tươi đạt 1,2 triệu tấn, sản lượng chè búp khô đạt 260.000 tấn, trong đó xuất khẩu 200.000 tấn, nâng kim ngạch xuất khẩu lên 440 triệu đô la Mỹ, giá xuất khẩu bằng với giá bình quân của thế giới là 2.200 đô la Mỹ/tấn. Để đạt được mục tiêu này, ngoài các giải pháp về đầu tư hiện đại hóa các nhà máy chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, tổ chức lại sản xuấttheo hướng gắn kết chặt chẽ giữa người trồng chè với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu thì việc xây dựng các mô hình sản xuất chè an toàn cho các vùng chè đặc sản là hướng đi bền vững cần ưu tiên.
Xu hướngphát triển sản xuất chè an toàn tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các nghiên cứu nhằm xây dựng một quy trình sản xuất chè an toàn cũng đã được thực hiện từ khá sớm. Mở đầu bằng các nghiên cứu của Viện nghiên cứu chè Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (1998 - 2000) về thay thế phân bón hóa học bằng các sản phẩm phân bón hữu cơ, áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học; kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng năng suất
chè đã tăng 15%, chất lượng chè được cải thiện đáng kể, tình trạng sâu hại cũng giảm rò rệt. Những nghiên cứu nhằm xây dựng một mô hình sản xuất chè an toàn cũng đã được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Cây công nghiệp tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu đã đề xuất một quy trình tạm thời về sản xuất chè an toàn, bao gồm: Thâm canh vườn chè kết hợp với trồng xen cây trồng khác trong điều kiện cho phép; Sử dựng các vật tư nông nghiệp sạch an toàn;Quản lý chặt chẽ tổng hợp sâu hại và cỏ dại;Thu hái, bảo quản sản phẩm và chế biến theo công nghệ mới - sản xuất an toàn.
Trên thực tế, tại các địa phương có diện tích trồng chè lớn các mô hình sản xuất chè an toàn đã dần được hình thành và triển khai áp dụng.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu tính bền vững của mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên - 1
- Nghiên cứu tính bền vững của mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên - 2
- Tình Hình Sản Xuất Chè An Toàn Trên Thế Giới
- Sơ Đồ Vị Trí Khu Vực Nghiên Cứu
- Tình Hình Canh Tác Chè Và Hiện Trạng Môi Trường Tại Khu Vực Nghiên Cứu
- Số Lần Phun Thuốc Trên Chè Trong 1 Năm (Số Liệu Điều Tra Năm 2009)
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
Tại tỉnh Phú Thọ, được tổ chức CIDSE phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Tỉnh tiến hành chương trình phát trển các vùng chè an toàn (VO11). Quy mô 38 xã trên 6 huyện, bắt đầu năm 2003. Các mô hình được nghiên cứu kỹ, tập trung vào huyện Thanh Ba nhằm nâng cao sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho người nông dân, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, kéo dài thời gian kinh doanh trên cây chè mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ vướng mắc nhất của người sản xuất là thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh không cân đối, quá lạm dụng vào chất hóa học, chưa có ý thức nhìn nhận về nền canh tác bền vững và lâu dài dẫn đến đất đai vùng chè suy kiệt về dinh dưỡng tăng độ bạc màu và trai cứng đồng thời dư lượng thuốc BVTV ảnh hưởng tới chất lượng chè khô xuất khẩu. Với mục tiêu ưu tiên những hộ nông dân nghèo có diện tích canh tác nằm trong vùng sản xuất chè tập trung của địa phương, hỗ trợ và huấn luyện cho họ nắm được khoa học kỹ thuật để làm thay đổi tập quán sản xuất về lâu dài tạo thành vùng chè IPM có năng suất chất lượng cao.
Trong 3 năm (2003 - 2005), vùng chè huyện Thanh Ba đã xây dựng được 6 câu lạc bộ IPM với tổng số 237 hội viên, tập trung lồng ghép nhiều nội dung hoạt động như mở lớp huấn luyện, tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình ứng dụng xây dựng quỹ vốn, thu mua và tiêu thụ sản phẩm: Kết quả đã mở được 14 lớp huấn luyện IPM cho 420 học viên, qua đó đã làm thay đổi cơ bản nhận thức của nông dân về tập quán sản xuất, biết vận dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp vào đầu tư thâm canh trên cây trồng, bón phân cân đối, hái đúng kỹ thuật, trồng cây che bóng
hợp lý. Sử dụng thuốc BVTV theo điều tra hệ sinh thái giảm số lần phun thuốc từ 10-12 lần/ năm xuống còn 5-6 lần/năm. Hàng năm trên các diện tích áp dụng IPM đã tăng năng suất bình quân 14,7%/năm.
Đồng thời với mở lớp tập huấn, huyện Thanh Ba đã triển khai thực hiện được 18 mô hình với tổng số 88 hộ nông dân đã qua huấn luyện IPM tham gia. Trong đó, có 2 mô hình cải tạo thay thế giống chè địa phương bằng giống chè Trung Quốc tại 2 xã Đồng Xuân – Thanh Vân bước đầu cây chè sinh trưởng tốt. 8 mô hình cải tạo chè xuống cấp kết quả qua áp dụng tổng hợp các biện pháp từ bón phân cân đối đầy đủ giữa phân hữu cơ và phân hóa học.
Đốn hái đúng kỹ thuật, quản lý cỏ bằng biện pháp tủ gốc, trồng cây che bóng hợp lý đã làm cho nương chè phục hồi nhanh, có bộ khung tán to khỏe cho năng suất cao hơn những nương không được áp dụng từ 20-25%. 7 mô hình quản lý cỏ bằng biện pháp tủ gốc và bón phân vi sinh qua áp dụng đã chống được cỏ dại, giữ ẩm cho đất, tăng được nguồn hữu cơ do vật liệu tự mục nát tạo cho nương chè sinh trưởng tốt, cải tạo được độ chai cứng đất cho năng suất tăng bình quân là 15% so với nương không áp dụng. Một mô hình nghiên cứu bón phân vi sinh kết quả cây chè sinh trưởng tốt có bộ tán lá dày, thời gian cho thu hái búp kéo dài, khả năng gây hại của các đối tượng sâu bệnh giảm hơn so với các nương chè bón phân hóa học, năng suất tăng 5-7%.
Qua các kết quả nghiên cứu và ứng dụng đã giúp nông dân khẳng định được việc áp dụng tổng hợp các biện pháp canh tác trên cây chè là rất hiệu quả, nâng cao được năng suất chất lượng sản phẩm, cải tạo phục hồi được những diện tích chè bị xuống cấp, kéo dài được thời gian kinh doanh.
Năm 2001, được sự giúp đỡ của dự án Dialogs và UBND xã Gia Điền - huyện Hạ Hoà - tỉnh Phú Thọ, tổ khuyến nông xã cùng 20 hộ nông dân có nhu cầu tự nguyện tham gia thành lập câu lạc bộ (CLB) sản xuất chè an toàn. Với mục tiêu của CLB đề ra “sản xuất chè an toàn có giá trị và hiệu quả cao, an toàn cho người tiêu dùng, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân”. Từ những mục tiêu đó đến năm 2005, đã có tổng số 72 hộ với 72 thành viên tham gia vào CLB và bầu ra 4 người vào ban quản lý.
Ngay từ những ngày đầu thành lập CLB đã xây dựng kế hoạch hoạt động như cải tạo và thâm canh 12 ha chè từ 6-15 năm tuổi có năng suất từ 5 tấn/năm lên 8-10 tấn/năm, phấn đấu đạt tổng sản lượng từ 90-120 tấn chè búp tươi/năm, giá thu nhập bình quân của mỗi hội viên từ 5-8 triệu/năm. Song song với xây dựng kế hoạch, CLB cũng xây dựng nội quy hoạt động như thường xuyên sinh hoạt vào ngày 15 hàng tháng với 85%-95% các hội viên tham gia. Các buổi sinh hoạt nội dung đánh giá kết quả hoạt động trong tháng, thông báo giá chè, tình hình sâu bệnh, tháo gỡ những khó khăn thắc mắc của hội viên, tìm ra giải pháp trong tháng tiếp theo, tổ chức thăm hỏi động viên kịp thời những hội viên khi ốm đau, thân nhân qua đời. Trong 5 năm, CLB đã kết hợp với các dự án, ban, ngành tổ chức được 13 buổi tập huấn với 655 lượt người tham gia. Qua các lớp tập huấn này các hội viên đã nắm được một số kỹ thuật cơ bản để thâm canh tăng năng suất chè. Xây dựng được 5 mô hình bón phân vi sinh và 13 mô hình thâm canh năng suất có 11/18 hộ tham gia, các hộ tham gia đều thực hiện đúng theo mục tiêu đề ra nên kết quả đạt cao. Tuy nhiên, hoạt động này gặp một số khó khăn là, một số hội viên chưa có khả năng đầu tư cho cây chè theo đúng quy trình kỹ thuật, do giá cả thị trường không ổn định, lên xuống thất thường, thời tiết diễn biến phức tạp, thiếu hệ thống giám sát đánh giá, chưa có qui trình chuẩn để áp dụng.
Trung tâm Tài nguyên môi trường miền núi, Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên cùng với trường đại học IGCI Newtheland phối hợp với Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng Công ty Chè Việt Nam đã tiến hành chương trình nghiên cứu Hệ thống sản xuất chè an toàn ở tỉnh Thái Nguyên, Miền Bắc Việt Nam (2001- 2003) nhằm giải quyết một số vấn đề chính giúp cho BNN và PTNT có cơ sở để phát triển hệ thống sản xuất nông sản hữu cơ, giúp cho người trồng chè vùng Tân Cương và Sông Cầu có đủ năng lực tự sản xuất chè an toàn và các nông sản đáp ứng cho thị trường nông sản khác.
Tại công ty chè Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Viện Nghiên cứu Chè (nay là Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc) đã phối hợp xây dựng mô hình sản xuất chè theo hướng không phun thuốc trừ sâu, tăng bón hữu cơ và phân hỗn hợp, không bón phân hoá học dạng đơn trên diện tích 5 ha. Tuy nhiên, khi triển khai đã gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì mô hình do chưa giải quyết được
những vấn đề khoa học công nghệ có tính hệ thống trong sản xuất chè và đặc biệt là chi đầu vào cao, song giá bán lại chưa được cải thiện.
Trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có một công ty chè chủ doanh nghiệp là người Đài Loan, thuê đất của Yên Bái để thành lập doanh nghiệp chè Phú Tài. Công ty này thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ, diện tích chè hiện nay có khoảng gần 30 ha. Chè được trồng 100% là giống của Đài Loan (giống Vân Xương, Kim Tuyên và lượng không nhiều giống Ôlong Thanh Tâm).
Thiết bị chế biến được đưa từ Đài Loan sang để chế biến các loại chè cao cấp. Toàn bộ công nghệ áp dụng từ trồng trọt đến chế biến theo công nghệ Đài Loan. Trồng trọt theo quy trình canh tác hữu cơ (không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hoá học, chỉ sử dụng phân khô dầu, đậu tương, mật mía...do Công ty chế biến tại chỗ). Sản phẩm chè chế biến rất đa dạng (Chè Ôlong, Chè hòa tan, chè túi lọc, chè bánh...). Hàng năm Công ty đều đưa sản phẩm đi tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm trên thị trường Trung Quốc. Sản phẩm chủ yếu là tiêu thụ ở Đài Loan và Trung Quốc, giá bình quân trên 1.000.000 VNĐ /1kg.
Ngành chè Việt Nam đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, HACCP, GMP. Tuy nhiên, các hệ thống tiêu chuẩn chỉ mới áp dụng được ở nhà máy, còn khâu sản xuất nguyên liệu đang gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành các quy định nhằm quản lý thống nhất ngành chè hướng đến các sản phẩm chè an toàn. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã raQuyết định 43/2007/QĐ-BNN ngày 16/05/2007 về việc ban hành Quy định quản lý sản xuất, chế biến và chứng nhận chè an toàn, hiện văn bản này đã được sửa đổi thành Quyết định 84/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn và Thông tư 59/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn.
Nhận xét
Để đáp ứng yêu cầu về VSATTP ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với sản phẩm chè ở cả thị trường trong và ngoài nước, nhiều mô hình sản xuất chè an toàn đã được hình thành và bước đầu cung cấp những sản phẩm chè an toàn theo
các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được thừa nhận rộng rãi. Tuy nhiên, phần lớn các mô hình này không thể duy trì lâu dài do những nguyên nhân sau:
Thiếu khả năng đầu tư cả về vốn, giống và lao động.
Đầu ra không ổn định, giá bán không chênh lệch nhiều so với sản phẩm chè thông thường.
Thiếu hệ thống giám sát đánh giá việc áp dụng các quy trình kỹ thuật trồng chè an toàn.
Hệ thống tiêu chuẩn chỉ mới áp dụng được ở khâu chế biến trong nhà máy, còn khâu sản xuất nguyên liệu đang gặp rất nhiều khó khăn.
CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu đề tài được chọn là xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên là một trong 3 xã điển hình gồm Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân thuộc thành phố Thái Nguyên sản xuất nhiều chè an toàn nhất, có điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng để phát triển hệ sinh thái nông nghiệp vùng chè. Đời sống người dân phụ thuộc lớn vào cây chè. Tân Cương cũng là xã đầu tiên triển khai mô hình sản xuất chè an toàn mang lại thu nhập cao cho người dân (xem sơ đồ khu nghiên cứu).
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Xã Tân Cương trực thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố 12 km về phía Tây, có tọa độ 21029’00’’ – 21031’00’’ vĩ độ Bắc. 105044’00’’- 105046’00’’ kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 15km2, diện tích lúa là 200ha, diện tích chè là 450ha, có các vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp với xã Phúc Trìu - thành phố Thái Nguyên.
+ Phía Nam giáp với xã Bình Sơn - thị xã Sông Công
+ Phía Đông giáp với xã Thịnh Đức - thành phố Thái Nguyên
+ Phía Tây giáp với xã Phúc Tân - huyện Phổ Yên
Đặc điểm địa hình
Địa hình tại xã Tân Cương chủ yếu có dạng gò đồi và bát úp, độ cao trung bình 30 m - 100 m so với mực nước biển, rải rác có một số đồi đình tròn, cao khoảng 150m. Ở phía Tây Bắc và Tây Nam có dẫy núi thấp, độ cao trên 200m (nhưng chè ở vùng Tân Cương chỉ trồng được ở độ cao dưới 200m). Địa hình
nghiêng dần từ tây bắc đến bờ sông Công và từ tây nam xuống bờ sông Công, có độ dốc 70 - 200. Ranh giới phái tây nam được giới bạn bới dẫy núi Tam Đảo. Xen lẫn trong vùng gò đồi và núi là những thung lũng nông được bồi tụ.
Đặc điểm đất trồng chè ở xã Tân Cương
Đất thích hợp cho trồng chè không yêu cầu nghiêm ngặt về loại đất nhưng đất thích hợp nhất là loại đất giầu hữa cơ, chua, tơi xốp, có tầng canh tác dày, mực nước ngầm sâu... Các loại đất phù hợp trồng chè là các loại đất đỏ vàng phát triển trên đá sét, biến chất, đá baazan, phù sa cổ. Cây chè phát triển tốt cho năng suất cao trên các loại đất tốt có hàm lượng hữu cơ trung bình – giầu (>2%), N tổng số giầu (>0,2%), kali dễ tiêu trung bình (10-15mg/100g đất); lân dễ tiêu giầy (30- 32mg/100g đất) và có đủ các nguyên tố vi lượng như Mn, Al, Zn,...