Sơ Đồ Vị Trí Khu Vực Nghiên Cứu



Hình 2: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu

34

Đất thích hợp cho chè Tân Cương cũng là loại đất hiện đang được khai thác trồng chè nhiều nhất là đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) và đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs).

Bảng 1: Phân loại đất vùng chè đặc sản Tân Cương


Loại đất

Ký hiệu

Tỷ lệ

I. Nhóm đất phù sa


0,4

Đất phù sa không được bồi

P

0,16

Đất phù sa ngòi suối

Py

0,25

II. Nhóm đất đỏ vàng


88,3

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Fp

11,43

Đất vàng nhạt trên đá cát

Fq

3,30

Đất đỏ vàng trên đá phiến sét

Fs

73,62

III. Nhóm đất thung lũng


11,2

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

D

11,24

Tổng cộng


100,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tính bền vững của mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên - 5

Đất nâu vàng trên phù sa cổ (ký hiệu Fp): được phát triển trên mẫu chất phù sa hiện nay do kiến tạo nâng lên kết hợp với quá trình phong hoá tự nhiên nên tính chất đất khác nhiều so với đất phù sa hiện đại, địa hình gợn sóng với độ dốc thấp. Loại đất này chiếm 11,43% diện tích; đất chủ yếu có độ dốc dưới 15o, tầng đất dày trên 70cm, có nhiều sỏi sạn và thoát nước tốt. Số liệu phân tích lý hoá tính cho thấy đất có phản ứng từ chua đến rất chua (pHKCl trung bình tầng mặt 4,07 cao nhất 4,76 thấp nhất 3,67). Hàm lượng hữu cơ trung bình (Trung bình tầng mặt 1,44% cao nhất 2,63% thấp nhất 0,44%). Đạm tổng số nghèo (trung bình tầng mặt 0,12% cao nhất 0,21% thấp nhất 0,04%). Dung tích hấp thu trung bình, hàm lượng sắt và nhôm di động cao, hàm lượng Ca++ rất thấp. Thành phần cơ giới thịt nhẹ - trung bình. Đất có nhiều sỏi sạn và kết von.

Đất đỏ vàng trên đá sét (ký hiệu Fs): là đất được hình thành do quá trình phong hoá tự nhiên của đá trầm tích lục nguyên (đá phiến sét và đá biến chất) qua quá trình phát triển lâu đời có thể đá cũng bị thay đổi và tính chất hoá học, đất hình thành trên đá này có địa hình chủ yếu là đồi bát úp với độ dốc đa dạng từ thấp đến cao. Loại đất này chiếm 73,62% diện tích, đất chủ yếu phân bố ở độ dốc <15o chiếm

68,2% diện tích loại đất này. Tuy nhiên, diện tích đất có tầng dày >70cm và độ dốc

<15o chiếm 12,2% diện tích. Đất có nhiều sỏi sạn và kết von, thoát nước tốt.Loại đất này có phản ứng chua đến rất chua (pHkcl trung bình tầng mặt = 4,08 cao nhất 4,68, thấp nhất 3,57). Hàm lượng hữu cơ trung bình ở tầng mặt (OM trung bình

=1,72% cao nhất 3,29%, thấp nhất 0,73%) ở các tầng dưới ở mức nghèo đến rất nghèo. Đạm tổng số ở tầng mặt khá (Trung bình =0,13% cao nhất 0,25%, thấp nhất 0,07%), giảm đến nghèo và rất nghèo ở các tầng. Dung tích hấp thu trung bình trong đó hàm lượng sắt và nhôm di động chiếm tỷ lệ lớn (thích hợp với cây chè), hàm lượng Ca++ rất thấp.

Về tính chất lý hoá học thông thường của đất ở Tân Cương không có sự khác biệt so với đất ở các vùng chè khác. Nhưng có một điểm khác biệt rò rệt là đất ở vùng chè Tân Cương có tỷ lệ đá lẫn, kết von lớn.

Bảng2: So sánh nhu cầu sinh thái của cây chè đối với một số yếu tố tự nhiên xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên [13]

Yếu tố

Nhu cầu sinh thái

Điều kiện của xã Tân Cương

Phân bố

Cận nhiệt đới nóng, ẩm mưa

nhiều

Á nhiệt đới nóng, ẩm mưa nhiều

Khí hậu

Khí hậu cận nhiệt đới

Nhiệt độ bình quân năm: 15 – 280C

Lượng mưa: 1000- 4000 mm/năm

Độ ẩm tương đối không khí:

>75 – 80%

Khí hậu á nhiệt đới

Nhiệt độ bình quân năm: 20,7 – 280C

Lượng mưa: 2200 mm/năm Độ ẩm không khí: 82%

Đất đai

Đất Fs, Fa, Fv, Fp, Fj, Fk Tầng đất mịn >70cm

Đất chua

Tơi xốp Giầu mùn

Đất Fs, Fp

Tầng đất mịn >70cm Đất chua đến rất chua

Tơi xốp, nhiều đá lẫn, sỏi cát

Mùn trung bình

Xã Tân Cương có vị trí nằm ở khu vực á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình là 27- 28oC, lượng mưa trung bình là 2200 mm, độ ẩm không khí là 82% cho thấy điều kiện thời tiết gần tương tự với khí hậu cận nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều để phù hợp với nhu cầu sinh thái cần thiết để cây chè sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Do cây chè có nguyền gốc ở những vùng cận nhiệt đới, nên giới hạn nhiệt độ thích hợp là từ 15- 28oC. Nhiệt độ giới hạn cho sự sinh trưởng cây chè là dưới 10oC thì cây chè tạm ngừng sinh trưởng, nhiệt độ 15-18oC búp chè sinh trưởng chậm, trên 20oC chè sinh trưởng mạnh, trên 30oC búp chè sinh trưởng chậm lại và nêu cao quá cây chè có thể bị héo úa, không phát triển.

Xã Tân Cương chủ yếu gồm loại đất đỏ vàng trên phiến xét và đất nâu vàng trên phù sa cổ, đây là 2 trong số 6 loại đất chính giúp cây chè sinh trưởng tốt, độ chua đến rất chua cũng rất phù hợp vì:

+ Đặc tính thứ nhất: Chất dịch trong rễ cây chè có chứa nhiều axít chanh, axít táo, axit hổ phách... Do dịch cây được tạo ra từ các axít hữu cơ đó nên cây chè rất ưa môi trường chua và không thích hợp với môi trường kiềm. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng về khả năng thích nghi đặc biệt với môi trường chua của cây chè

+ Đặc tính thứ hai: Loại đất đó chứa các ion nhôm, tính chua càng mạnh thì ion nhôm càng nhiều hơn. Còn trong đất kiềm hay trung tính, do nhôm không thể hoà tan trong môi trường đó được nên không thể tồn tại các ion nhôm.Cây chè là cây yêu cầu nhôm nhiều hơn, mà đất chua đủ khả năng đáp ứng yêu cầu đó

+ Đặc tính thứ ba: Đất chua chứa ít canxi, Canxi là một nguyên tố thiết yếu cho sự sinh trưởng của thực vật và chè cũng vậy. Nhưng chè yêu cầu lượng canxi không nhiều, nếu nồng độ Ca++ trong đất lớn hơn 0,2% thì cây chè có thể bị ngộ độc và chết. Nhưng nói chung đất chua có hàm lượng canxi phù hợp với yêu cầu này, nên nó rất thích hợp cho việc trồng chè

+ Đặc tính thứ tư: Trên rễ cây chè có chỗ nổi lên những nốt sần, những nốt này giống những nốt sần trên rễ những cây thuộc họ đậu, bên trong có chứa rất nhiều vi sinh vật. Quan hệ giữa cây chè và những nốt sần này là quan hệ cộng sinh,

hai bên cùng có lợi. Vi khuẩn trong nốt sần hấp thụ chất dinh dưỡng và nước ở trong đất, những phần dư thừa được chuyển cho cây chè, do đó cải thiện được rất nhiều điều kiện dinh dưỡng và thuỷ phần đối với cây chè. Nhưng bản thân vi khuẩn lại không thể tự sản xuất ra được các hợp chất cacbua, lượng hợp chất này mà có cần phải có lại hầu như đều phải dựa vào cây chè cung cấp, do vậy mối quan hệ giữa chúng là quan hệ cộng sinh, cho nên cây chè càng phát triển tốt thì vi khuẩn càng phát triển tốt; môi trường thuận lợi nhất cho vi khuẩn phát triển cũng là môi trường đất chua. Chính vì vậy, đất chua là điều kiện sinh trưởng thích hợp của cây chè và cũng là môi trường cộng sinh lý tưởng cho chính loài vi khuẩn cộng sinh đó. Đặc điểm khí hậu thời tiết

Vùng chè Tân Cương mang đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa với 2 mùa rò rêt: Mùa hạ trùng với gió mùa đông nam từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 25- 270C. Cường độ mưa lớn (263mm/tháng), tổng lượng mưa trung bình của cả mùa là 1844mm, chiếm 91% lương mua cả năm, lượng bốc hơn là 87,2mm/tháng, độ ẩm tương đối là 83,4%. Mùa đông trùng với gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình 180C, lượng bốc hơi thấp là 73mm/tháng nhưng cao hơn lượng mưa hàng năm gây nên hạn hán. Trong các tháng 11,12 và tháng 1, độ ẩm không khí thấp, khô hanh và kèm theo sương muối, độ ẩm tương đối 80,8%

Thủy văn

Khu vực xã Tân Cương rất gần hồ Núi Cốc, có Sông Công chảy qua theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nên rất thuận về nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho toàn khu vực và hệ thống sông ngòi đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa chế độ nước mặt, nước ngầm của đất cũng như việc tạo ra các yếu tốt vi khí hậu thuận lợi cho cây chè phát triển.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Diện tích tự nhiên của xã là 15km2, diện tích lúa là 200ha, diện tích chè là 450ha. Xã có 16 xóm với 1370 hộ với 6200 nhân khẩu gồm 6 dân tộc và 2 tôn giáo cùng sinh sống trong đó đồng bào theo đạo thiên chúa giáo là 45%. Tổng thu nhập

toàn xã trung bình 69 tỷ đồng/năm và thu nhập bình quân mỗi hộ gia đình là 60 triệu đồng /năm. Xã Tân Cương được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, được Tỉnh và Thành Phố chọn xây dựng là mô hình xã điển hình về công nghiệp hóa và hiện địa hóa nông thôn.

Diện tích trồng chè của xã Tân Cương là 450 ha (chiếm 27,2% tổng diện tích đất tự nhiên). Xã có 1.150 hộ sản xuất chè. Hàng năm đã sản xuất được 1.345 tấn chè thành phẩm

Về cơ cấu giống: Giống chè Trung Du vẫn chiếm diện tích lớn nhất (360 ha tương đương 89,2% tổng diện tích chè của toàn xã). Các giống chè mới: TRI777, PH1, LDP1, Kim Tuyên, Am Tích, Bát Tiên,... chỉ chiếm 10,8% (tương ứng với 43,5 ha).

Trung Du PH1 LDP1 TRI 777 B¸ t Tiªn Am TÝch Kim Tuyªn

2% 1%1%0%

1%

5%

90%


Hình 3: Cơ cấu giống chè tại xã Tân Cương

Hiện trạng nguồn nhân lực

Tổng dân số xã Tân Cương năm 2011 là 6200 người, chủ yếu là dân số vùng nông thôn (một số vùng ven đô thị), tốc độ tăng dân số bình quân 1,61%. Như vậy nguồn nhân lực tham gia trực tiếp sản xuất chè trên địa bàn vẫn là dân số nông thôn, trong những năm tới cần tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc chè cho các hộ trồng chè theo các tiêu chuẩn kỹ thuật dùng cho xuất khẩu.

Mức sống dân cư: mức sống dân cư đã đi vào ổn định, một bộ phận được cải thiện rò rệt, tốc độ đô thị hoá nhanh, các chương trình xoá đói, giảm nghèo, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình có tác dụng rò nét, các chương trình khuyến công, khuyến nông, các mô hình kinh tế... được triển khai sâu rộng, mạnh mẽ đã góp phần đưa mức sống dân cư của khu vực nông thôn tăng lên 20% hộ giàu, 30% hộ khá, hộ nghèo giảm còn ở mức 1,06%, không còn hộ đói, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Tân Cương được giữ vững, ổn định.

Quy mô lực lượng lao động và lao động có việc làm: Trong giai đoạn 2004- 2011, lực lượng lao động của Thành phố tăng bình quân 2,35%/năm. Năm 2011, lực lượng lao động Thành phố có 141,1 nghìn người, chiếm 22,4% lực lượng lao động toàn Tỉnh. Số lao động có việc là 131,5 nghìn người, tăng trung bình 2,6%/năm trong cùng giai đoạn, cao hơn tốc độ tăng lực lượng lao động, điều này cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đã giảm đi.

Xét về cơ cấu, số lượng lao động phi nông nghiệp của Thành phố tăng liên tục từ năm 2004 đến nay (bình quân tăng 3,53%/năm giai đoạn 2004-2011), phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng công nghiệp, hiện đại. Tỷ trọng lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động làm việc tăng tương ứng từ 80,4% năm 2005 lên 84,2% năm 2009 và 85,4% năm 2011, cao hơn so với toàn Tỉnh.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động trung bình hàng năm của Thành phố không phải là thấp nhưng trong tương lai nếu chỉ duy trì ở mức như hiện nay thì số lượng lao động tăng thêm có khả năng sẽ không đủ để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh Thành phố, nhất là trong giai đoạn trước mắt.

Do vậy, vấn đề đặt ra cho Thành phố là cần chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng lực lượng lao động tăng thêm không nhiều này bằng cách đào tạo nâng cao chất lượng, áp dụng các công nghệ và kỹ thuật mới để nâng cao năng suất lao động. Đồng thời, Thành phố cũng cần có định hướng cụ thể về việc tiếp nhận lao động từ các địa phương khác, đặc biệt là lao động có kỹ năng, phục vụ cho phát triển công nghiệp và dịch vụ trong tương lai bởi đây là một xu thế tất yếu đối với các đô thị.

Chất lượng lao động và năng suất lao động: Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tập trung phần lớn nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh, bao gồm đội ngũ trí thức, cán bộ quản lý của tỉnh, thành phố, cán bộ làm việc trong các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện tỉnh, một số doanh nghiệp trung ương và địa phương... Thành phố Thái Nguyên có sẵn đội ngũ lao động lành nghề phù hợp cho phát triển trong tương lai. Lao động chủ yếu là lao động đã được đào tạo, có thể thích hợp với các công việc đòi hỏi có trình độ tay nghề, nên thích nghi ngay với nền sản xuất hiện đại, tiên tiến. Khoảng 42,8% lao động ở thành phố Thái Nguyên là người ở các vùng lân cận.

Tỷ lệ lao động được đào tạo của thành phố Thái Nguyên qua các thời kỳ cao hơn rất nhiều so với tỉnh Thái Nguyên, vùng trung du miền núi bắc bộ và cả nước và tăng rất nhanh từ 56,06% năm 2000 lên gần 70% năm 2008.

Tốc độ tăng năng suất lao động trung bình trong giai đoạn 2004-2011 là 9,5%/năm, cao hơn mức bình quân trong toàn tỉnh (6,8%). Năng suất lao động năm 2011 của thành phố Thái Nguyên tương đối cao, đạt 16,9 triệu đồng/lao. Mức năng suất này cao gấp hơn 2 lần so với mức bình quân của Tỉnh.

Thất nghiệp ở khu vực thành thị và thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp của những người trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị có xu hướng giảm dần qua các năm. Số lao động thất nghiệp trung bình hàng năm khoảng trên 6.000-7.000 người. Năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp thành thị của thành phố Thái Nguyên giảm còn dưới 4%, thấp hơn mức bình quân trong cả nước và Tỉnh.

Thuỷ lợi

Thuỷ lợi được xác định là những yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên và toàn Tân Cương. Hai hệ thống thuỷ nông là sông Cầu và sông Công có đủ điều kiện ổn định để tưới tiêu phát triển nông nghiệp. Theo số liệu điều tra công trình thuỷ lợi đã có trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện có 112 công trình ao nhỏ tưới cho 271,94ha, 38 trạm bơm điện tưới chủ động cho 721,39ha; 14 tuyến kênh cấp II thuộc công trình hồ Núi Cốc tưới cho 451,0ha. Tổng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022