Định Hướng Trong Việc Bảo Tồn Và Phát Huy Văn Hóa Khmer Nam Bộ Của Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam


(Trà Cú), quốc lộ 53, quốc lộ 60 và tại thành phố Cần Thơ…. Đây cũng là một trong những lợi thế về vị trí địa lý giúp du khách chọn tham quan tìm hiểu văn hóa người Khmer Nam bộ tại Trà Vinh thay vì đến Campuchia (nhất là khi họ không có nhiều thời gian du lịch).

Mãnh đất Trà Vinh tuy nhỏ hẹp nhưng đã bao dung 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer anh em cùng sinh sống cộng cư lâu dài. Chính vì thế, sự am hiểu văn hóa và đặc tính hiếu khách của người Nam bộ cũng là một trong những điểm riêng biệt của người Khmer Nam bộ so với người Khmer ở Campuchia.

2.1.2. Tổng quan về du lịch tỉnh Trà Vinh

Tài nguyên du lịch Trà Vinh khá đa dạng và phong phú, thuận lợi cho việc tổ chức và phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch văn hóa. Tuy nhiên, hiện nay, thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Du lịch Trà Vinh còn thiếu điểm vui chơi, giải trí, điểm du lịch thiếu các dịch vụ cho khách, dịch vụ du lịch đơn điệu chưa đủ sức giữ chân du khách lâu dài. Việc tổ chức các hoạt động du lịch còn hạn chế rời rạc. Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch còn thiếu và yếu, chưa đủ năng lực để kích cầu loại hình tour du lịch để tham quan các di tích, các địa điểm du lịch của tỉnh, chủ yếu là sự tự phát của du khách.

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, lượng khách du lịch đến Trà Vinh giai đoạn 2012 – 2016 đạt 1,876 triệu lượt khách, tổng lượt khách lưu trú đạt 1.166.561 lượt khách (trong đó: 1.124.900 lượt khách nội địa, 44.661 lượt khách quốc tế).

Bảng 2.1. Lưu lượng khách đến Trà Vinh 2012 – 2016

(Đơn vị tính: lượt khách)


Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

2016

Tổng khách phục vụ

270.000

298.000

320.000

460.000

528.000

Quốc tế

5.800

9.500

9.800

12.730

15.340

Phần trăm (%) so tổng số

2,15

3,19

3,06

2,77

2,91

Nội địa

264.200

288.500

310.200

447.270

512.660

Phần trăm (%) so tổng số

97,85

96,81

96,94

97,23

97,09

Tổng khách lưu trú

139.997

172.668

210.128

290.915

352.853

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh - 6


Phần trăm (%) (tổng

khách phục vụ/tổng khách lưu trú)

51,85

57,94

65,67

63,24

66,83

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, năm 2017)

Giai đoạn 2012 – 2016, tổng doanh thu du lịch toàn tỉnh là 503,928 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân về thu nhập du lịch đạt 20.36%. Theo bảng 3.1 Cơ cấu doanh thu du lịch năm 2012 – 2016, tỷ trọng doanh thu từ lữ hành chỉ chiếm 5.041 đến 9.178 % so với tổng doanh thu, điều này cho thấy du lịch Trà Vinh không mạnh về mãng kinh doanh lữ hành, doanh thu du lịch đóng góp cho ngân sách Nhà nước chủ yếu từ ngành dịch vụ ăn uống và lưu trú.

Bảng 2.2. Cơ cấu doanh thu du lịch 2012 – 2016

(Đơn vị tính: tỷ đồng)


Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

2016

Doanh thu lưu trú

19.185

19.436

23.635

32.520

43.238

Phần trăm (%) so với tổng

25,5

25,81

26,47

30,33

27,57

Doanh thu ăn uống

19.173

19.596

20.590

25.063

32.375

Phần trăm (%) so với tổng

25,48

26,02

23,06

23,37

20,64

Doanh thu lữ hành

6.165

5.041

9.178

7.974

7.664

Phần trăm (%) so với tổng

8,19

6,69

10,28

7,44

4,89

Tổng doanh thu

75.242

75.303

89.300

107.230

156.853

Tăng bình quân

16,78

0,08

18,59

20,08

46,28

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, năm 2017)

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh (2017), hiện tỉnh có 15 điểm tham quan, 11 danh mục dự án được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư đến năm 2020; 6 dự án đang kêu gọi đầu tư. Các điểm du lịch đang khai thác phục vụ gồm, điểm văn hóa du lịch Ao Bà Om, khu du lịch sinh thái cù lao Long Trị, đền thờ Bác Hồ, chùa Hang - Châu Thành, chùa NôDol - Trà Cú, Thiền viện Trúc Lâm - Duyên Hải, khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn biển Ba Động,

Qua đó cho thấy, du lịch Trà Vinh đang ở trạng thái “bị động” trong công tác đón tiếp và phục vụ khách. Đơn cử là số lượng doanh nghiệp lữ hành của Trà Vinh có 11 đơn vị, doanh thu thu được từ các doanh nghiệp từ việc đưa người dân Trà


Vinh đến các điểm tham quan ngoài tỉnh với các tour truyền thống: Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc, Vũng Tàu và Đà Nẵng. Hoạt động nhận khách từ nơi khác đến tham quan du lịch tại Trà Vinh rất ít, hầu như là không có. Bởi nếu là khách lẻ, họ sẽ tự di chuyển và tự do tham quan theo hình thức vãng lai hoặc điểm dừng nghỉ trong suốt cuộc hành trình. Nếu là khách đoàn, công ty lữ hành cũng chọn Trà Vinh là một điểm nghỉ chân của khách hoặc công ty lữ hành Thành phố Hồ Chí Minh cũng tự chủ động đặt dịch vụ và dẫn đoàn khách tham quan mà không cần qua bất cứ đơn vị lữ hành Trà Vinh nào. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp lữ hành chưa “chủ động” trong vấn đề tìm khách, liên kết lữ hành và chưa khai thác tốt thế mạnh của chủ nhà.

Đối tượng khách chủ yếu của ngành hàng ăn uống và lưu trú là khách công vụ và du khách quanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phần nhỏ khách du lịch nước ngoài lưu trú một đêm tại Trà Vinh theo chương trình tour xuyên miền Tây của công ty lữ hành Thành phố Hồ Chí Minh (in-bound). Với những đối tượng này, chi tiêu cho du lịch của họ khá thấp, do dịch vụ chính họ mong muốn nhận được là ăn uống, lưu trú hoặc các dịch vụ đã bao gồm trong tour trọn gói do công ty cung cấp. Do vậy, dù có khách du lịch nhưng lượng chi tiêu cho người dân và địa phương rất thấp.

Việc thống kê số liệu lượng khách tham quan tại các điểm tham quan du lịch rất khó khăn. Các điểm tham quan tại Trà Vinh đều không bán vé tham quan, việc này gây khó khăn cho việc thống kê số lượng khách tham quan, dẫn đến việc khó kiểm soát lượng khách vào mùa đông khách, đánh giá tình trạng tiếp nhận và khả năng phục vụ khách. Mặc khác, do không bán vé tham quan nên khi cần trùng tu hoặc cải tạo điểm tham quan thì nguồn kinh phí lệ thuộc rất lớn vào quyên góp của người dân và ngân sách trùng tu tôn tạo của Nhà nước. Hiện nay, công tác thống kê và phân tích số liệu du lịch chỉ thống kê được lượng khách và doanh thu các nhóm lưu trú, ăn uống và lữ hành nói chung, chưa đi sâu vào từng hoạt động du lịch. Số liệu thu thập được tương đối ít và khá chậm (hiện nay số liệu dừng lại ở tháng 12 năm 2016), đặc biệt các số liệu này không được công bố trên trang website và tin tức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như trên cổng thông tin điện tử Trà Vinh. Homestay phục vụ khách quốc tế…


Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển du lịch ở Trà Vinh là do hệ thống hạ tầng chưa được đầu tư theo kịp nhu cầu phát triển, nhận thức về du lịch nói chung, du lịch bền vững nói riêng chưa được rõ rệt, việc đầu tư cho sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên thế mạnh của địa phương chưa thực sự được đầu tư đúng mức, chưa có những bước đột phá. Đặc biệt, chưa khai thác được tiềm năng, tài nguyên hiện có để phát triển du lịch. Từ đầu năm 2017 đến nay, ngành du lịch tỉnh Trà Vinh đã phục vụ khoảng 280.000 lượt khách, tổng doanh thu đạt gần 82 tỷ đồng.

2.2. Định hướng trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa Khmer Nam bộ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.2.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước

Theo Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 Hội nghị lần thứ năm của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng và Nhà nước đã đưa ra quan điểm chỉ đạo cơ bản: Vǎn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội; Nền vǎn hóa mà chúng ta xây dựng là nền vǎn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nền vǎn hóa Việt Nam là nền vǎn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;…

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 03-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” và Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Trong Quyết định đã đưa ra các quan điểm phát triển chung cho ngành du lịch Việt Nam với các nội dung chủ yếu: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm,… đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh; Phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị dân tộc; Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch.


2.2.2. Định hướng của tỉnh Trà Vinh

Quán triệt và học tập Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng và văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã có Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2014 về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Quyết định nêu rõ quan điểm phát triển của du lịch Trà Vinh là đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Bên cạnh đó, quyết định cũng đề ra mục tiêu phát triển, gồm: Phát triển du lịch dựa trên thế mạnh của từng địa phương trong tỉnh, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo, kết nối các sản phẩm du lịch nội vùng, liên vùng. Có sự kết hợp của nhiều thành phần kinh tế và liên kết chặt chẽ giữa các ngành. Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch, tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch, nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm du lịch. Phát triển du lịch cộng đồng, gắn phát triển du lịch với xóa đói giảm nghèo. Và phát triển du lịch góp phần tăng thêm giá trị về văn hóa, giá trị các di tích, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích trong việc phát triển du lịch.

Tháng 02 năm 2017, Ban thường vụ tỉnh ủy ban hành Kế hoạch về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn: “Tập trung phát triển mạnh du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tạo động lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Xã hội hóa trong các hoạt động du lịch, hình thành phong cách thanh lịch, mến khách của người dân địa phương đối với du khách. Xây dựng thương hiệu du lịch Trà Vinh”.

Tiếp sau đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện Xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh nhà dựa trên tiềm năng sẵn có của địa phương. Cụ thể và gần đây nhất là Kế hoạch số 49/KH-SVHTTDL ngày 18 tháng 5 năm 2017 về xã hội hóa phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017 – 2020. Với nhiệm vụ “xã hội hóa ngành du lịch”: động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia tích cực và chủ động vào một lĩnh vực du lịch. Qua đó, huy động hợp lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn


lực của Nhà nước và của nhân dân nhằm đạt được mục tiêu phát triển du lịch Trà Vinh một cách bền vững.

2.3. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh

Theo số liệu thống kê tháng 9/2016 của Ban Tuyên giáo tỉnh thì Trà Vinh là địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chiếm 31,5% dân số toàn tỉnh. Họ đã cùng sinh sống lâu đời nay với cộng đồng dân tộc anh em trong vùng, từ đó tạo nên một nét văn hóa đặc thù của người dân Khmer Trà Vinh. Điều này đã mang đến cho địa phương nhiều cơ hội để phát triển du lịch với sản phẩm du lịch đặc thù: du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh. Tuy nhiên, đến nay các tài nguyên văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh vẫn chưa được khai thác đúng với tiềm năng sẵn có.

2.3.1. Môi trường du lịch

Các điểm tài nguyên văn hóa Khmer vẫn chưa được khai thác và phát triển thành điểm tham quan du lịch hoàn chỉnh nên gây khó khăn cho các đơn vị lữ hành trong công tác thiết kế và tổ chức tour. Hiện trạng đường giao thông nông thôn nhỏ hẹp và chất lượng thấp gây hạn chế cho việc đưa đoàn khách đến tham quan. Đặc biệt khách khó vào tham quan ở các làng nghề, đường nông thôn nhỏ hẹp nên chỉ thích hợp cho khách “tây ba lô” đi xe đạp hoặc đi bộ quanh làng.

Cơ sở lưu trú đặc biệt là lưu trú với hình thức homestay vẫn còn thiếu rất nhiều. Tỉnh chủ trương làm du lịch cộng đồng homestay nhưng đến nay chỉ có 2 mô hình homestay được đưa vào hoạt động đón khách trên địa bàn tỉnh: Sươn sia homestay (huyện Cầu Kè) của gia đình Khmer có 5 phòng, đón tối đa 12 – 15 khách lưu trú qua đêm. Homestay Mekong (huyện Càng Long) của hộ gia đình người Hoa với 3 bungalow, đón tối đa 6 – 10 khách qua đêm. Hai hộ dân này được công ty du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh cấp vốn, làm chủ đầu tư và điều hành. Người thân trong gia đình đóng vai trò là chủ nhà, người phục vụ và đối tượng tham quan của khách du lịch.

Hoạt động du lịch vẫn chưa được thực hiện tại các điểm tham quan, du khách tìm đến chủ yếu là tự do tham quan, tìm hiểu mà không nhận được thêm thông tin văn hóa nào từ điểm đến và người dân địa phương. Ví dụ, tại chùa Âng, khách đến tham quan tự do, chụp ảnh lưu niệm; khi muốn biết thông tin về chùa họ hoàn toàn


không biết sẽ hỏi ai và tìm kiếm thông tin ở đâu do không có thuyết minh tại điểm, sư “không rành” tiếng Việt và không có kỹ năng giao tiếp khách du lịch.

Tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh Trà Vinh có 11 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa. Các doanh nghiệp tập trung khai thác thị trường khách Trà Vinh, đưa họ đến tham quan các điểm du lịch ngoài tỉnh là chủ yếu. Việc nhận khách và tổ chức tour tham quan Trà Vinh rất hiếm, hoặc chỉ một vài tour liên kết điểm như: tour Thành phố Hồ Chí Minh – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng – Cà Mau. Trà Vinh đóng vai trò là một điểm dừng chân, một điểm tham quan phụ trên tuyến đường di chuyển trong tour. Các công ty lữ hành vẫn còn bỏ ngõ trong việc đầu tư xây dựng tuyến điểm du lịch của Trà Vinh, họ chỉ cung cấp những tour tham quan theo yêu cầu của người dân Trà Vinh nên hình thức kinh doanh nhận khách tham quan không phát triển. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do các doanh nghiệp lữ hành ở Trà Vinh có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính không nhiều, nguồn nhân lực nội tại vẫn còn mỏng. Do đó, các doanh nghiệp tập trung kinh doanh những tour sẵn có, hơn là khai thác sản phẩm mới vốn có nhiều thử thách và rủi ro.

2.3.2. Nguồn nhân lực (năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn, tâm huyết với nghề)

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến cuối năm 2016, nhân lực làm việc trong ngành Du lịch của tỉnh Trà Vinh là 1085 người, gồm: nhóm lưu trú 601 người (trong 114 cơ sở lưu trú du lịch), nhóm lữ hành 167 người (trong 10 đơn vị lữ hành), nhóm dịch vụ hỗ trợ 300 người (trong các khu du lịch, vui chơi giải trí), nhóm sự nghiệp 11 người, nhóm quản lý Nhà nước về du lịch 06 người.

Ở cấp tỉnh, Phòng Nghiệp vụ Du lịch trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập từ năm 2006 đến nay có 05 công chức quản lý các hoạt động trong lĩnh vực du lịch tất cả đều có nghiệp vụ về du lịch. Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch với 10 viên chức trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đi vào hoạt động vào đầu năm 2012, với chức năng chính là xúc tiến, quảng bá và kêu gọi các nhà đầu tư vào du lịch Trà Vinh. Cấp huyện, cán bộ quản lý du lịch chủ yếu là phân công 01 cán bộ Phòng Văn hóa Thông tin phụ trách kiêm nhiệm, rất ít người có trình độ chuyên môn về du lịch dù đa số có trình độ đại học.


Nguồn nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành hầu hết được đào tạo về chuyên môn du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau khoảng thời gian làm việc tại các đơn vị lữ hành, họ về lại Trà Vinh và thành lập doanh nghiệp tại tỉnh nhà. Ngoài người đứng đầu doanh nghiệp có chuyên môn về du lịch, các nhân viên có thêm nhiều chuyên ngành không chuyên về lữ hành như: kế toán, công nghệ thông tin, ngoại ngữ,… Thực tế này gây cho các doanh nghiệp hạn chế về mặt sáng tạo và tìm tòi sáng phẩm lữ hành mới, thiếu sự linh hoạt trong công tác bán và quảng bá sản phẩm của đơn vị mình.

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ mang nhiều đặc tính khác biệt như, tính thời vụ, yếu tố giới tính và sức khỏe, yếu tố chuyên môn hóa, yêu cầu cao về kiến thức. Chính vì vậy người lao động hoạt động trong ngành du lịch luôn trong tâm thế sẵn sàng đối diện với thử thách: tài chính không ổn định, sự đào thải và thu nhận của môi trường du lịch gây gắt, ý thức tự nâng cao năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp. Tất cả các yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn đến quyết tâm theo nghề và làm nghề của lực lượng lao động trẻ, vốn không nhiều trải nghiệm, chưa hiểu rõ về nghề nghiệp và kiên định đam mê với du lịch.

2.3.3. Yếu tố Văn hóa cộng đồng

Người Khmer có tính cách ôn hòa, giản dị, sống dựa vào thiên nhiên và tính cộng đồng cao. Từ những chất liệu ấy làm nên con người Khmer hồn hậu, dễ mến. Tộc người Khmer sống bao đời với nền kinh tế lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm vì thế việc kinh doanh là công việc khá xa lạ với họ. Điều này gây khó khăn cho việc thuyết phục người dân Khmer tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch.

Người dân Khmer sử dụng tiếng Khmer là chủ yếu, số ít người có thể nói được tiếng Việt. Mặc dù đã có sự cộng cư lâu dài với người Kinh và người Hoa nhưng một số ít vùng, các gia đình vẫn chưa quen với việc sử dụng tiếng nói và chữ viết tiếng Việt để giao tiếp và làm việc. Tất nhiên, việc này cũng bị ảnh hưởng bởi trình độ dân trí của người Khmer, điều này khiến cho việc tiếp cận với công tác đón tiếp khách và cùng làm du lịch là một vấn đề khó trong chính sách phát triển du lịch của địa phương.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 10/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí