Vai Trò Của Văn Hóa Dân Tộc Khmer Đối Với Phát Triển Du Lịch‌


Hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mêhicô (1982) để bắt đầu thập kỷ văn hoá UNESCO. Đã thống nhất đưa ra một khái niệm về văn hoá như sau:

“Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng”. [25]

Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. [25]

Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày một quan niệm về văn hoá: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá". [20]

Giáo sư Viện sĩ Trần Ngọc Thêm đưa ra khái niệm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. [16]

Nói một cách giản dị ta có thể hiểu văn hóa là tất cả những yếu tố vật chất tinh thần đặc trưng cho một cộng đồng xã hội, được cộng đồng đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian.

Tóm lại, văn hóa là yếu tố đã có sự lựa chọn mà người làm việc đó là cả cộng đồng dân cư. Một yếu tố chỉ được coi là văn hóa của một cộng đồng khi nó "sống" và tồn tại với cộng đồng đó trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, một đặc tính quan trọng khác đó là văn hóa có thể thay đổi, bổ sung và phát triển theo thời gian, cùng với sự thay đổi và phát triển của xã hội đó.


1.1.3.2. Những nội dung biểu hiện của văn hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


Phong tục tập quán

Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang - 5


Phong tục: Toàn bộ những hoạt động sống của con người đã được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nền nếp, được cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên tính tương đối thống nhất của cộng đồng. Phong tục không mang tính cố định và bắt buộc như nghi lễ, nghi thức, tuy nhiên nó cũng không tuỳ tiện, nhất thời như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững. Phong tục của một dân tộc, một địa phương, một tầng lớp xã hội, thậm chí của một dòng họ và gia tộc, thể hiện qua nhiều chu kì khác nhau của đời sống con người.

Hệ thống các phong tục liên quan tới vòng đời của con người như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão; phong tục tang ma, cúng giỗ... Hệ thống các phong tục liên quan đến chu kì lao động của con người, mà với cư dân nông nghiệp là từ làm đất gieo hạt, cấy hái đến thu hoạch, với ngư dân là theo mùa đánh bắt cá... Hệ thống các phong tục liên quan tới hoạt động của con người theo chu kì thời tiết trong năm, phong tục mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông. Phong tục là một bộ phận của văn hoá, có vai trò quan trọng trong việc hình thành truyền thống của một dân tộc, địa phương, nó ảnh hưởng, thậm chí chế định nhiều ứng xử của cá nhân trong cộng đồng. Phong tục được tuân thủ theo quy định của luật tục hay hương ước.

Tập quán: Là phương thức ứng xử và hành động đã định hình quen thuộc và đã thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, một cộng đồng. Tập quán gần gũi với thói quen ở chỗ nó mang tính tĩnh tại, bền lâu, khó thay đổi. Trong những tình huống nhất định, tập quán biểu hiện như một hành vi mang tính tự động hoá. Tập quán hoặc xuất hiện và định hình một cách tự phát, hoặc hình thành và ổn định thông qua sự rèn luyện và là kết quả của quá trình giáo dục có định hướng rõ rệt.

Nhìn chung, phong tục, tập quán là một khái niệm phức tạp, tuy nhiên có thể được hiểu là: Những thói quen đã được mọi người tuân thủ tại một địa phương trong một


hoàn cảnh bắt buộc phải chấp nhận lề thói ấy như một phần luật pháp của địa phương. Như vậy, phong tục, tập quán thực chất là những qui tắc xử sự mang tính cộng đồng, phản ánh nguyện vọng qua nhiều thế hệ của toàn thể dân cư trong một cộng đồng tự quản (làng, xã, khu vực).

Lễ hội


Theo bách khoa toàn thư Việt Nam thì: Lễ hội là một sự kiện xã hội có tính văn hóa và tâm linh được tổ chức mang tính cộng đồng. Lễ hội là dịp để mọi người thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên, những người có công với địa phương và với đất nước, có liên quan đến những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, ôn lại những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống hoặc hướng về một sự kiện lịch sử - văn hóa, kinh tế trọng đại của địa phương, của đất nước.

Các lễ hội là tài nguyên nhân văn quý giá, là quốc hồn quốc túy của dân tộc, lễ hội cùng với các tài nguyên nhân văn khác tạo ra những giá trị văn hóa đa dạng, phong phú, đặc sắc của mỗi vùng đất, mỗi quốc gia.

Lễ hội có nhiều dạng nhưng thông thường đều bao gồm hai bộ phận: Phần LỄ và phần HỘI. Phần “lễ” là những hình thức nghi lễ tồn tại dưới dạng đọc các bài văn tế, động tác lạy thờ, đọc, tụng…và một số động tác khác liên quan đến tục lệ thờ cúng đã được định ước từ trước, đời này truyền lại cho đời sau và cứ thế tiếp diễn. Gắn với lễ có vật thờ, vật dâng cúng và nghi thức lễ. Phần “hội” phần hội thường là các trò diễn, trò chơi dân gian hoặc các hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với phần lễ. Cũng cần chú ý, giữa “lễ” và “hội” không phải lúc nào người ta cũng có thể tách bạch chúng ra được. Trong một số trường hợp, những trò chơi dân gian có nguồn gốc từ các trò diễn nghi lễ nhưng theo thời gian phần nghi lễ nhạt dần.

Tóm lại, lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang tính cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định. Cơ sở của lễ hội là niềm tin và hình thức của nó tồn tại mang tính tự giác.


Lễ hội là nơi hội tụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc của nhân dân, một sinh hoạt cộng đồng có khả năng đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của đời sống tinh thần của mỗi thành viên trong cộng đồng, của cộng đồng và toàn xã hội. Lễ hội thường được tổ chức vào những thời điểm nhất định trong một không gian là danh lam thắng cảnh, di tích hoặc ở những thiết chế văn hóa phù hợp với tính chất lễ hội. Chính sự gắn kết giữa cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch.

Người ta thường ví lễ hội như những “bảo tàng sống” về văn hóa của cộng đồng. Du lịch lễ hội thỏa mãn được các nhu cầu tìm đến cái mới, cái khác biệt so với nơi ở thường ngày của du khách, khách du lịch không chỉ tham quan, tìm hiểu lễ hội mà còn có thể tham gia vào các hoạt động lễ hội. Đồng thời, hoạt động du lịch lễ hội góp phần giới thiệu giá trị lễ hội của đất nước, của một vùng, của một địa phương, một cộng đồng, một bản làng nào đó.

Văn hóa ẩm thực


Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều tạo cho mình một phong cách ẩm thực riêng phù hợp với đặc điểm tự nhiên và đời sống văn hoá của dân tộc mình.

Ẩm thực nói chung là cách ăn uống của con người. Tùy theo vùng miền, hoàn cảnh sống, người ta có thói quen ăn uống khác nhau (tập quán ẩm thực), tùy theo dân tộc, quá trình phát triển, địa hình, địa lý.. các dân tộc trên thế giới cũng có những phong cách ăn uống, những món ăn, thứ tự món ăn...khác nhau mà người ta gọi là "văn hóa ẩm thực".

Tóm lại, văn hóa ẩm thực là những gì liên quan đến ăn uống nhưng mang nét đặc trưng của mỗi cộng đồng cư dân khác nhau, thể hiện cách chế biến và thưởng thức các món ăn, uống khác nhau, phản ánh đời sống kinh tế - văn hóa xã hội của tộc người đó.


Làng nghề

Khái niệm làng nghề đã có từ lâu nó nhằm phân biệt với khái niệm phường hội ở khu vực đô thị mà đặc điểm nổi bật nhất là trình độ và công nghệ, làng nghề ở khu vực nông thôn vẫn mang nặng hoạt động thủ công và gắn với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để có một khái niệm đầy đủ về làng nghề cần thống nhất một số quan điểm sau:

Một làng được gọi là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện sau:


- Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề;


- Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của làng.

Ở nhiều nước trên thuộc khu vực Châu Á, làng nghề được xem như một sản phẩm của du lịch. Đối với du lịch Việt Nam, trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển du lịch, người ta chú trọng hơn đến việc phát triển làng nghề truyền thống. Những hoạt động thường xuyên của du lịch đã ghi nhận việc tổ chức hội du lịch làng nghề. Hội du lịch làng nghề được xem là chủ lực nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó tôn vinh các giá trị thẩm mỹ có truyền thống, các nghệ nhân có đôi bàn tay khéo léo, có khối óc sáng tạo và một kinh nghiệm sống làm nghề truyền qua nhiều thế hệ. Làng nghề tập trung những thành tựu văn hóa nghệ thuật truyền thống và hiện đại. Nếu được tổ chức tốt làng nghề sẽ trở thành nguồn thu lớn cho ngành du lịch.

1.2. Vai trò của văn hóa dân tộc Khmer đối với phát triển du lịch‌


1.2.1. Văn hóa dân tộc là tài nguyên có ý nghĩa đặc trưng của mỗi dân tộc ở mỗi địa phương‌

Mỗi dân tộc có những sự khác nhau về ăn mặc, đi lại, lễ nghi, phong tục, tập quán, tôn giáo…Cùng một dân tộc, nhưng ở các vùng, miền khác nhau thì tính chất, kết cấu, mô thức văn hóa cũng đã khác nhau. Do đó, văn hóa dân tộc có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của mỗi dân tộc ở mỗi địa phương nói riêng và của quốc gia


nói chung, nó giúp cho con người phân biệt mình với người khác, dân tộc mình với dân tộc khác, thông qua nét văn hóa bản sắc đặc trưng của cộng đồng, dân tộc.

Trong thế giới ngày nay, các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại đã mang lại cho con người nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, sự phát triển ồ ạt của quá trình đô thị hóa cũng như các quá trình di dân tự do đã góp phần làm cho con người ngày càng muốn tìm đến những miền đất lạ, những đất nước mà ở đó các giá trị văn hóa truyền thống còn được gìn giữ và bảo lưu nguyên vẹn. Chính thực tế ấy đã chỉ ra rằng, văn hóa dân tộc có một sức mạnh rất lớn và là nền tảng, là kim chỉ nam trong quá trình hội nhập của mỗi quốc gia, dân tộc.

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, văn hóa dân tộc vừa là tài nguyên quí báu, vừa là động lực của sự phát triển KT - XH. Tuy nhiên, các quốc gia, các dân tộc luôn phải đối mặt với một bài toán khó là giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chỉ khi nào mối quan hệ đó được giải quyết một cách đúng đắn và hài hòa thì khi đó sự phát triển mới được coi là bền vững.

1.2.2. Văn hóa dân tộc Khmer làm phong phú tài nguyên nhân văn của địa phương‌

Một dân tộc dù là nhỏ bé và lạc hậu về kinh tế, nhưng dân tộc đó vẫn có khả năng đóng góp những giá trị văn hóa xứng đáng vào di sản văn hóa chung của nhân loại. Những di sản văn hóa ấy có thể trở thành tài nguyên du lịch của quốc gia.

Với bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, với những công trình kiến trúc độc đáo, những lễ hội, làng nghề truyền thống đặc sắc, những loại hình nghệ thuật phong phú… Văn hóa dân tộc Khmer được xem là tài nguyên du lịch quý giá. Nó góp phần làm phong phú thêm tài nguyên nhân văn của địa phương nói riêng và của Quốc gia nói chung. Các đối tượng văn hóa Khmer thực sự là tài nguyên du lịch hấp dẫn bởi tính phong phú, đặc sắc, tính truyền thống và tính địa phương của nó.


Qua quá trình cộng cư lâu đời cùng các dân tộc Kinh – Hoa – Khmer…trên địa bàn cư trú; người Khmer đã có sự giao thoa văn hóa với các dân tộc anh em. Nhưng cơ bản, người Khmer vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc, những cốt cách, tinh hoa của dân tộc mình. Thể hiện rõ nét qua các ngôi chùa Khmer và sinh hoạt ở mỗi Phum sóc, gắn liền với phật giáo Nam Tông Tiểu thừa, qua tiếng nói, chữ viết, ẩm thực, các hình thức nghệ thuật như: hội họa, điêu khắc, âm nhạc…Những bản sắc vô cùng độc đáo đó của đồng bào Khmer đã đóng góp không nhỏ vào nét đặc sắc của văn hóa địa phương, đem lại cho địa phương một tiềm năng to lớn trong việc khai thác những giá trị văn hóa vào hoạt động du lịch.

Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer là một thành tố không thể thiếu trong việc tạo ra sự đa dạng cho các sản phẩm du lịch của địa phương, một loại sản phẩm in dấu ấn truyền thống và nhân văn của dân tộc. Đồng thời, là cơ sở chủ yếu tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú. Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Khmer đã và đang là chất liệu chủ yếu để xây dựng các chương trình du lịch, các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, khác biệt với các sản phẩm du lịch văn hóa của các dân tộc khác.


Chương 2: VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG KHAI THÁC DU LỊCH Ở KIÊN GIANG‌

2.1. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu‌


2.1.1. Vị trí địa lí‌

Kiên Giang nằm trong vùng ĐBSCL, tổng diện tích tự nhiên là 6.346 km2, bằng 1,90% diện tích cả nước và 15,78% diện tích vùng ĐBSCL. Cách thủ đô Hà Nội 1976 km

Kiên Giang nằm trong khoảng tọa độ địa lý: Từ 101030đến 105032kinh độ đông và từ 9023đến 10032vĩ độ bắc. Lãnh thổ bao gồm hai bộ phận: phần đất liền và phần hải đảo.

Phía Đông Bắc giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ, và Hậu Giang; Phía Nam giáp Cà Mau và Bạc Liêu; Phía Tây giáp vịnh Thái Lan; Phía Bắc giáp Campuchia.

Nằm ở tận cùng phía Tây Nam của đất nước, tuy cách xa các trung tâm kinh tế lớn, nhưng lại rất gần các nước trong khu vực. Kiên Giang có đường biên giới trên bộ với Campuchia, có cửa ngõ ra biển Đông thông qua vịnh Thái Lan, phần phía biển của Kiên Giang giáp với các nước Campuchia, Thái Lan, Malaysia, cách vùng phát triển công nghiệp và du lịch nổi tiếng Đông Nam Thái Lan khoảng 500 km, cách vùng phát triển phía Đông Malaysia khoảng 700 km, cách Singapore 1000 km. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, là cửa ngõ thông thương với các nước bên ngoài của vùng ĐBSCL.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên‌


2.1.2.1. Địa hình


Kiên Giang là một tỉnh đặc thù của vùng ĐBSCL có cả đồng bằng, núi rừng, bờ biển và hải đảo. Phần đất liền có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc (độ cao trung bình từ 0,8 - 1,2m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2 - 0,4m) so với mặt biển. Đặc điểm địa hình này cùng với chế độ thủy triều biển Tây

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí