Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh - 12


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Dân tộc Trà Vinh (2017), Niên giám thống kê dân số và dân tộc tỉnh Trà Vinh năm 2017, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh, Trà Vinh.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Quyết định Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch, số 4640/QĐ-VHTTDL, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội.

3. Nguyễn Khắc Cảnh, Đặc trưng tổ chức xã hội tộc người của người Khmer Nam bộ, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQG-HCM, TP. Hồ Chí Minh.

4. Chính phủ (2009), Nghị định về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, số 103/2009/NĐ-CP, Hà Nội.

5. Chính phủ (2011), Quyết định phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”, số 1270/QĐ-TTg, Hà Nội.

6. Chính phủ (2016), Nghị định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP, ngày 05 tháng 10 năm 2012 Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu, số 15/2016/NĐ-CP, Hà Nội.

7. Dauglas Hainsworth (2006). ‘Phương pháp tiếp cận du lịch vì người nghèo

– một số kinh nghiệm và bài học tại Việt Nam’. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, 19 – 26.

8. Phạm Xuân Hậu, Nguyên Ngọc Sĩ (2015). ‘Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng phát triển các điểm du lịch’. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học. Trường Đại học Văn Hiến, Số 07, trang 71 – 81.

9. Lê Văn Hiệu (2011), “Nghiên cứu giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch”, Luận văn Thạc sĩ Địa lý học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

10. Mai Thị Huệ (2014), “Lễ hội Phật giáo của người Khmer Trà Vinh”. Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh, Trà Vinh.

11. Lưu Thị Sóc Kha (2014), “Chùa Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa người Khmer Kiên Giang”, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh, Trà Vinh.


12. Nguyễn Thị Phượng Khánh (2014), “Văn hóa trang phục của người Khmer Trà Vinh”, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh, Trà Vinh.

13. Lê Hữu Khóa (2016). ‘Du lịch bền vững hay Du lịch có hậu ?’. Bài báo được trình bày tại Hội thảo Khoa học quốc tế Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch, ngày 07/3/2015, Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật Sài Gòn, TP. HCM.

14. Sơn Ngọc Khánh (2015), “Sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Khmer trong hoạt động du lịch ở địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh”, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh, Trà Vinh.

15. Nguyễn Văn Mạnh và PGS.TS Phạm Hồng Chương (2009), Giáo trình Quản trị Kinh doanh Lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Thống Nhất (2016), Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hợp lý giá trị di sản văn hóa thế giới vật thể. NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

17. Trúc Giang, Sóc Trăng tập trung khai thác tiềm năng du lịch, tháng 6/2015, http://baodautu.vn/soc-trang-tap-trung-khai-thac-tiem-nang-du-lich- d28902.html, ngày truy cập 15/11/2017.

18. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch, Hà Nội.

20. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh (2017), Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động Thông tin Xúc tiến Du lịch năm 2017, Trà Vinh

21. Trần Minh Thanh (2016), “Giải pháp phát triển du lịch Trà vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Trà Vinh, Trà Vinh.

22. Trần Văn Thông (2016), Giáo trình Tổng quan du lịch, Đại học Kinh tế Tài chính, TP. Hồ Chí Minh.

23. Hoài Thu, Du lịch Sóc Trăng - Bài 2: Cần giải pháp đồng bộ khai thác tiềm năng, Thông tấn xã Việt Nam, 10/2017, https://baotintuc.vn/du-lich/du-lich-


soc-trang-bai-2-can-giai-phap-dong-bo-khai-thac-tiem-nang- 20171009113816730.htm, ngày truy cập 15/11/2018.

24. Phạm Thị Bích Thủy (2011), “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình”, Luận văn Thạc sĩ Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP. Hồ Chí Minh.

25. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế, https://www.thuathienhue.gov.vn/vi-vn/

26. Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng, https://soctrang.gov.vn/wps/portal/

27. Nguyễn Như Ý (2007), Đại từ điển tiếng Việt, Xb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

28. Bùi Thị Hải Yến (2012a), Quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

29. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) (2012b), Du lịch cộng đồng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

PHỤ LỤC 1


Phân bố điểm đánh giá các khu du lịch


Nhóm tiêu chí


Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa mỗi tiêu chí

Điểm tối đa nhóm tiêu chí


Tài nguyên du lịch

Sự đa dạng của tài nguyên

10


15

Sức chứa của điểm tài nguyên

2

Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên

3


Sản phẩm và

dịch vụ

Cung cấp thông tin cho khách hàng

2


30

Chỉ dẫn thông tin cho toàn bộ điểm du lịch

2

Thuyết minh

2

Quầy thông tin du lịch

2

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú của khách du lịch

4

Dịch vụ cung cấp cho khách trong các khu lưu trú

2

Hệ thống nhà hàng phục vụ khách du lịch

4

Dịch vụ ăn uống

2

Dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá, tìm hiểu các giá trị về tự nhiên, văn hóa

6

Dịch vụ tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo

2

Dịch vụ mua sắm

2


Quản lý điểm đến

Quản lý chung

3


15

Môi trường tự nhiên và vệ sinh chung

2

Xử lý rác thải

1

Hệ thống nhà vệ sinh công cộng

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh - 12

Môi trường xã hội

2


Tổ chức lực lượng an ninh trật tự

2

Phương án đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách

1

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch

2


Cơ sở hạ tầng

Hệ thống đường giao thông

3


15

Biển báo chỉ dẫn tiếp cận điểm du lịch bằng đường bộ, đường thủy

3

Đường giao thông nội bộ

3

Hệ thống điện

3

Hệ thống cấp, thoát nước

3

Sự tham

gia của cộng đồng địa phương

Tỷ lệ lao động là người địa phương trong điểm du lịch

10

10

Sự hài lòng của khách du lịch:

15

15


(Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2016)

PHỤ LỤC 2

Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tiềm năng các điểm du lịch văn hóa Khmer

Dựa vào các tiêu chí đánh giá điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long (Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Ngọc Sĩ, 2015), tác giả xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá nhằm xác định khả năng khai thác các điều kiện phát triển điểm du lịch (các loại hình du lịch và quy mô). Mỗi tiêu chí đánh giá theo chỉ tiêu 4 bậc với thang điểm tương ứng là 4, 3, 2, 1.


TT

Tiêu chí

Mức độ/điểm

Chỉ tiêu – diễn giải

1

Độ hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tiềm năng du lịch vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn khách du lịch thể hiện ở giá trị tài nguyên du lịch. Sự đa dạng, độc đáo của tài nguyên giúp điểm đến có thể khai thác phát triển nhiều hoạt động/sản phẩm du lịch

- Rất hấp dẫn/4

- Khá hấp dẫn/3

- Hấp dẫn trung bình/2

- Kém hấp dẫn/1

- Rất hấp dẫn: là nơi có tài nguyên du lịch nổi bật, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, có khả năng thu hút du khách rất cao.

- Hấp dẫn: là nơi có tài nguyên du lịch quan trọng, có ý nghĩa đối với vùng, có khả năng thu hút khách rất cao.

- Trung bình: là nơi có tài nguyên du lịch có ý nghĩa đối với địa phương, khả năng thu hút khách du lịch trung bình.

- Kém hấp dẫn: tài nguyên du lịch có ý nghĩa hạn chế, không thu hút khách du lịch.

2

Yếu tố nguyên bản là tài nguyên văn hóa hoặc các yếu tố tài nguyên vẫn còn nguyên bản, được bảo vệ tốt. Còn giữ được truyền thống văn hóa, có biện pháp bảo vệ, tạo nét hấp dẫn riêng biệt cho điểm đến

- Rất tốt/4

- Khá tốt/3

- Trung bình/2

- Kém/1

- Rất tốt: tài nguyên vẫn còn giữ được yếu tố gốc, chưa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại lai. Đảm bảo 100% tính truyền thống của văn hóa Khmer Nam bộ

- Khá tốt: tài nguyên giữ được yếu tố gốc, nhưng một phần bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa khác hoặc bị ảnh hưởng bởi nhu cầu của khách du lịch. Giữ được 80% tính truyền thống của văn hóa Khmer Nam bộ

- Trung bình: tài nguyên có yếu tố văn hóa Khmer Nam bộ nhưng 50% tính truyền thống của văn

hóa Khmer Nam bộ đã bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa khác



hoặc bị ảnh hưởng bởi nhu cầu của khách du lịch

- Kém: điểm tài nguyên không còn giữ được tính truyền thống của văn hóa Khmer Nam bộ

3

Độ bền vững đối với hoạt động du lịch là khả năng chống chịu các áp lực của hoạt động du lịch, của khách du lịch hoặc của các đối tượng khác gây ra tại điểm du lịch đó.

- Rất bền vững/4

- Khá bền vững/3

- Trung bình/2

- Kém/1

- Rất bền vững: Không có thành phần hoặc bộ phận tài nguyên nào bị phá hoại; công trình văn hóa, lịch sử được bảo tồn tốt, không bị phá hoại. Tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc > 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục.

- Khá bền vững: Có từ 1 – 2 thành phần hoặc bộ phận tài nguyên bị phá hoại nhưng ở mức độ không đáng kể, có khả năng phục hồi tương đối nhanh; công trình văn hóa, lịch sử có bị phá hoại song vẫn có khả năng sửa chữa nhanh. Tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc từ 50 – 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên.

- Trung bình: Có từ 1 – 2 thành phần hoặc bộ phận tài nguyên bị phá hoại đáng kể, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi nhanh được; công trình văn hóa, lịch sử bị phá hoại tương đối nhưng có khả năng sửa chữa và tôn tạo lại nhưng chậm. Tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc từ 10 – 50 năm, hoạt động du lịch có thể bị hạn chế.

- Kém: Có từ 2 – 3 thành phần hoặc bộ phận tài nguyên bị phá hoại nặng, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi được nhưng rất chậm; công trình văn hóa, lịch sử bị phá hoại nặng, khả năng phục hồi kém. Tài

nguyên có khả năng tồn tại dưới 10 năm, hoạt động du lịch bị gián




đoạn.

4

Tính cộng đồng là sự tương tác của người dân địa phương với du khách, tính hiếu khách, sự thân thiện cởi mở và cách giao tiếp ứng xử giữa người dân với du khách

- Rất tốt/4

- Khá tốt/3

- Trung bình/2

- Kém/1

- Rất tốt: Môi trường sinh thái ổn định, không xảy ra hiện tượng trộm cắp, cướp giật, quấy nhiễu, gây gổ đánh nhau; người dân thân thiện, cởi mở, giao tiếp tốt.

- Khá tốt: Không xảy ra mất ổn định về an ninh, đảm bảo an toàn cho khách trong thời gian lưu trú, thưởng thức sản phẩm du lịch; người dân thân thiện, giao tiếp khá tốt

- Trung bình: Không để xảy ra mất an ninh, rất ít trường hợp bán hàng rong, quấy nhiễu, trộm cắp; người dân khá e dè với du khách

- Kém: Môi trường ô nhiễm, an ninh hạn chế, còn tồn tại nhiều nạn trộm cắp, ăn xin, buôn bán chèo kéo khách du lịch.

5

Nguồn nhân lực du lịch: kiến thức, nghiệp vụ và thái độ của lực lượng lao động tham gia phục vụ khách du lịch; số lượng nhân viên đủ đáp ứng nhu cầu của du khách

- Rất tốt/4

- Khá tốt/3

- Trung bình/2

- Kém/1

- Rất tốt: đáp ứng yêu cầu thuyết minh, phục vụ nhu cầu của khách du lịch về số lượng, chất lượng (kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp). Sử dụng 10% hộ gia đình và người dân địa phương trong tổng số lao động toàn điểm du lịch tham gia phục vụ khách du lịch (đặc biệt là người Khmer). Thuyết minh viên có khả năng sử dụng ít nhất 02 ngoại ngữ để thuyết minh cho khách.

- Khá tốt: người lao động có kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn nhưng thiếu về số lượng. Sử dụng 7% hộ gia đình và người dân địa phương trong tổng số lao động toàn điểm du lịch tham gia phục vụ khách du lịch (đặc biệt là người Khmer). Thuyết minh viên

có khả năng sử dụng ít nhất 02 ngoại ngữ để thuyết minh cho




khách.

- Trung bình: người lao động có kiến thức nhưng còn yếu về nghiệp vụ chuyên môn, thiếu về số lượng. Sử dụng 5% hộ gia đình và người dân địa phương trong tổng số lao động toàn điểm du lịch tham gia phục vụ khách du lịch (đặc biệt là người Khmer).

- Kém: người lao động có kiến thức nhưng còn yếu về nghiệp vụ chuyên môn, thiếu về số lượng. Sử dụng 3% hộ gia đình và người dân địa phương trong tổng số lao động toàn điểm du lịch tham gia phục vụ khách du lịch (đặc biệt là người Khmer).

6

Chính sách hỗ trợ và Khả năng khai thác thể hiện ở mức độ thuận lợi của điểm du lịch đối với việc khai thác vào hoạt động du lịch.

- Rất thuận lợi/4

- Thuận lợi/3

- Trung bình/2

- Kém/1

- Rất thuận lợi: Là điểm tài nguyên du lịch đã được đầu tư khai thác, hiện đang hoạt động thuận lợi với số lượng du khách lớn.

- Thuận lợi: Là điểm tài nguyên du lịch đã được đầu tư khai thác, nhưng điều kiện hoạt động còn một số hạn chế, số lượng du khách trung bình.

- Trung bình: Là điểm tài nguyên du lịch tiềm năng chưa được đầu tư khai thác, nhưng có những thuận lợi nhất định về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật như gần đường giao thông, gần trung tâm, gần khách sạn,…

- Kém: Là điểm tài nguyên du lịch tiềm năng chưa được đầu tư khai thác, không thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.

7

Sức chứa khách du lịch

thể hiện quy mô triển khai các hoạt động du

- Rất lớn/4

- Khá lớn/3

- Rất lớn: Điểm du lịch có khả năng tiếp nhận 500 người/ngày

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/08/2022