Mục Tiêu Và Quan Điểm Điều Chỉnh Thuế Thu Nhập Trong Điều Kiện Việt Nam Là Thành Viên Của Wto Đến Năm 2020

97

- Thách thức đối với điều chỉnh thuế thu nhập cũng cần phải xem xét là xu thế đảm bảo tính đúng và đủ thuế nhưng tránh trùng lắp là rất khó khăn. Một mặt yêu cầu phải đơn giản thủ tục thuế nhưng mặt khác đòi hỏi phải có bằng chứng xác đáng trong việc bù trừ tránh đánh thuế trùng lắp đôi lúc mâu thuẫn với nhau. Hơn nữa, các quan niệm và chuẩn mực các thu nhập chịu thuế giữa các nước, các đơn vị quản lý và doanh nghiệp và người chịu thuế còn chưa thể thống nhất nên vẫn là một thách thức lớn khi điều chỉnh thuế thu nhập cho công bằng và hiệu quả.

- Việc điều chỉnh thuế thu nhập không đơn thuần bằng một sắc thuế thu nhập mà đòi hỏi sự đồng bộ từ các sắc thuế khác nên cũng là một thách thức lớn cho điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam. Đặc điểm của hệ thống luật pháp nước ta đang trong quá trình hoàn thiện sẽ vừa “thuận” và vừa “nghịch” cho việc điều chỉnh thuế thu nhập. Nếu có những mâu thuẫn trong việc xác định thu nhập chịu thuế, trường hợp ưu đãi hay miễn giảm thuế thu nhập … thì việc điều chỉnh thuế thu nhập đòi hỏi phải kỹ hơn và vì vậy càng có nhiều quy định, thông tư, chỉ thị sẽ dẫn đến những mâu thuẫn về cải cách thủ tục hành chính thuế. Mặc dù thách thức này nằm nội tại bên trong nhưng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta khi có nhiều vấn đề liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài.

3.2. Mục tiêu và quan điểm điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO đến năm 2020

3.2.1. Mục tiêu điều chỉnh thuế thu nhập đến năm 2020

3.2.1.1. Mục tiêu tổng quát điều chỉnh thuế thu nhập đến năm 2020

Chiến lược cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam đã xác định rõ: Mục tiêu điều chỉnh hệ thống thuế thu nhập của Việt Nam trong thời gian tới thể hiện rất rõ ở các khía cạnh về sắc thuế mới, đối tượng chịu thuế và nộp thuế, thuế suất, mức khởi điểm chịu thuế, ngưỡng chịu thuế, cơ cấu thu thuế vv… Nhóm các mục tiêu chung cho hệ thống thuế Việt Nam bao gồm:

Chính sách thuế phải đảm bảo huy động đầy đủ các nguồn thu vào ngân sách quốc gia. Đảm bảo cho chi tiêu của Nhà Nước trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tỷ lệ động viên của hệ thống thuế nói chung đạt được từ 20%-21% GDP.

- Tỷ lệ thu thuế từ thuế thu nhập tăng hơn 50% trong tổng thu ngân sách (ngoại trừ thu từ dầu thô).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

98

- Các nguồn thu từ thuế thu nhập gồm có thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, các loại thuế tài sản ….

Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO - 14

3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu của kế hoạch cải cách chính sách thuế là:

- Xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nhất là đầu tư áp dụng công nghệ cao, vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết hợp lý của ngân sách Nhà nước.

- Hệ thống chính sách thuế, phí và lệ phí được sửa đổi bổ sung phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; góp phần chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia; khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn các sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế.

- Hệ thống chính sách thuế được xây dựng, hoàn thiện bảo đảm minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện; mở rộng cơ sở thuế để phát triển nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới phát sinh và cơ cấu lại theo hướng tăng nguồn thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) đến năm 2015 đạt trên 70% tổng thu ngân sách nhà nước và đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Đối với 2 sắc thuế: thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân, nội dung điều chỉnh bao gồm:

- Thuế TNDN: Điều chỉnh giảm mức thuế suất chung theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích luỹ để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh; đơn giản hoá chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, lĩnh vực xã hội hoá, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; bổ sung

99

quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; bổ sung các quy định để bao quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế như: Hoạt động bán hàng đa cấp, thương mại điện tử, sự phát triển của các tập đoàn kinh tế, hiện tượng “vốn mỏng” khi xác định chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay, điều chuyển hoặc đánh giá lại tài sản khi tái cơ cấu doanh nghiệp, thỏa thuận trước về giá của các doanh nghiệp liên kết.

- Thuế TNCN: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng cơ sở thuế và xác định rõ thu nhập chịu thuế; sửa đổi, bổ sung phương pháp tính thuế đối với từng khoản thu nhập theo hướng đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tế để nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và tạo thuận lợi cho công tác thu thuế; điều chỉnh số lượng thuế suất phù hợp với thu nhập chịu thuế và đối tượng nộp thuế; cơ bản thống nhất mức thuế suất đối với thu nhập cùng loại hoạt động hoặc hoạt động tương tự đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế giữa thể nhân và pháp nhân (doanh nghiệp); điều chỉnh mức thuế suất hợp lý nhằm động viên, khuyến khích cá nhân làm giàu hợp pháp.

3.2.2. Quan điểm điều chỉnh thuế thu nhập đến năm 2020

3.2.2.1. Quan điểm điều chỉnh về thu nhập chịu thuế.

Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng mạnh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đẩy mạnh đầu tư ra ngoài Việt Nam. Trong bối cảnh đó, đã phát sinh nhiều khoản thu nhập của doanh nghiệp và cá nhân theo thông lệ quốc tệ thuộc diện chịu thuế thu nhập, nhưng không được quy định điều chỉnh trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam. Do đó, quan điểm điều chỉnh đối với thu nhập chịu thuế là cần mở rộng diện điều chỉnh để tiếp tục hội nhập, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng và phù hợp nguyên tắc tương đồng của WTO.

Khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan đánh vào hàng hóa, đối xử bình đẳng cho các chủ thể sẽ giảm nguồn thu của ngân sách quốc gia từ hệ thống thuế gián tiếp rất nhiều. Việc chuyển nguồn thu của ngân sách quốc gia chủ yếu từ hệ thống thuế gián tiếp sang hệ thống thuế trực tiếp là xu thế tất yếu khi môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt.

100

Trên thực tiễn các quốc gia phát triển có nguồn thu ngân sách từ thuế trực thu chiếm từ 50% đến 80%. Việc điều chỉnh chính sách thuế thu nhập của Việt Nam theo xu thế này là tất yếu. Quan điểm rõ ràng rằng việc tạo nguồn thu cho Ngân sách quốc gia thông qua mở rộng diện chịu thuế thu nhập. Ngân sách quốc gia dựa chủ yếu vào hệ thống thuế thu nhập là cần thiết.

3.2.2.2. Quan điểm điều chỉnh về các khoản chi phí được trừ và các khoản giảm trừ

Đối với thuế thu nhập của Việt Nam nhất là các quy định về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải minh bạch, hài hòa và tương đồng với các chuẩn mực quốc tế. Trong bối cảnh quốc tế hóa nền kinh tế Việt Nam không thể tách rời các nền kinh tế khác trên thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế láng giềng và các nền kinh tế lớn trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên WTO tất yếu phải điều chỉnh chính sách thuế của mình phù hợp với các nguyên tắc của tổ chức WTO. Mặt khác, sự cạnh tranh thu hút vốn FDI nên thuế thu nhập phù hợp với các chuẩn mực quốc tế giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng hoạt động kinh doanh ở nước ta. Môi trường đầu tư và kinh doanh ở nước ta được cải thiện đòi hỏi phải cải cánh thuế thu nhập. Thuế thu nhập mang tính cạnh tranh với các nước khác trong khu vực giúp thu hút FDI mạnh mẽ hơn nhưng nếu không hợp với chuẩn mực quốc tế cũng gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, thuế thu nhập của Việt Nam phải hài hòa với các chuẩn mực quốc tế và mang tính hợp tác quốc tế.

Ngoài các quy định về chi phí được trừ phải đảm bảo minh bạch, phù hợp chuẩn mực quốc tế nêu trên, cần phải quy định các khoản giảm trừ đảm bảo tính linh hoạt, dễ dự đoán và dễ điều chỉnh. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lính hoạt và dễ điều chỉnh không có nghĩa là thay đổi tùy hứng. Điều chỉnh thuế thu nhập cần phải có các điều kiện và nguyên tắc trong quá trình điều chỉnh. Cần có quy định để trong những trường hợp nhất định xảy ra, Chính phủ được phép điều chỉnh thuế thu nhập trong khuôn khổ nhất định. Việc cho phép Chính phủ hay Thu tướng Chính phủ được sử dụng những quyền hạn đặc biệt để điều chỉnh chính sách thuế là điều cần thiết. Những thay đổi đó được gắn với những điều kiện nhất định về các chỉ số kinh tế bị suy thoái, nguồn ngân sách bị thâm hụt khi an ninh và quốc phòng bị đe dọa vv… Những trường hợp đó xảy ra tất yếu Nhà nước phải điều chỉnh thuế thu nhập. Việc điều chỉnh thuế thu nhập theo các nguyên tắc đó giúp cho các doanh nghiệp, người

101

lao động và mọi tầng lớp dân cư rất dễ dự đoán và ứng xử cho phù hợp. Khi có sự thấu hiểu giữa Nhà nước với vai trò là người thu thuế và các tầng lớp dân cư, tổ chức chịu thuế sẽ tạo ra cơ chế “tự điều chỉnh” hiệu quả. Những điều chỉnh thuế thu nhập dễ dự đoán cũng là điều kiện tiên quyết tạo ra môi trường kinh doanh bền vững cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Niềm tin của các nhà đầu tư sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra nguồn thu bền vững cho ngân sách. Mối quan hệ chặt chẽ đó đòi hỏi Nhà nước phải có thái độ và quan điểm rõ ràng về các nguyên tắc xây dựng thuế thu nhập ở Việt Nam. Xây dựng hệ thống thuế thu nhập linh hoạt, dễ dự đoán và dễ điều chỉnh là yêu cầu tất yếu kể từ khi Việt Nam là thành viên WTO.

3.2.2.3. Quan điểm điều chỉnh về thuế suất thuế thu nhập.

Thuế thu nhập của Việt Nam là hệ thống thuế trực thu nên việc đánh thuế suất cao dễ gây phản ứng mạnh từ phía người chịu thuế. Theo đường cong Lafter thì việc đánh thuế suất cao trên 50% trở lên hiệu suất thu thuế sẽ giảm xuống. Nếu thuế suất thuế thu nhập là 100% thì không ai muốn làm gì và thu thuế cũng bằng không. Vì vậy, các nước muốn tận thu thuế thu nhập thì mức thuế suất thường xấp xỉ 50%. Các nước muốn dưỡng nguồn thu thường ở mức 15%. Để hệ thống thuế thu nhập vừa mang tính hài hòa giữa các lợi ích của người chịu thuế và Nhà nước nên có nghiên cứu khoa học cụ thể để đưa ra mức thuế suất thuế thu nhập. Đặc biệt, nên phân tích về gánh nặng thuế của các nhóm đối tượng trong xã hội để có chính sách điều chỉnh phù hợp. Việc hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động không đơn giản là thuế suất cao hay thấp mà còn phân định rõ được loại thu nhập nào cần phải thu và loại thu nhập nào không thu; các mức chiết trừ và miễn giảm cũng cần phải được tính đến. Một hệ thống thuế thu nhập hài hòa đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững, các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ. Các cá nhân và tổ chức có phát sinh thu nhập đều phải chịu thuế nhưng mức độ đóng thuế phải hợp lý. Hơn nữa, nếu hài hòa được lợi ích giữa các nhóm chủ thể trong xã hội cũng giúp giảm thiểu các “mánh” trốn và lậu thuế, thậm chí là chuyển giao đóng thuế thu nhập ở nước ngoài để hợp pháp hóa thu nhập. Phần lớn các doanh nghiệp và người lao động làm việc trong môi trường quốc tế hóa ngày càng mạnh mẽ thì họ có quyền điều phối và lựa chọn nơi đóng thuế cho mình. Nếu Việt Nam có thuế thu nhập hài hòa có thể thu hút nhiều hơn nữa các doanh nghiệp và cá nhân muốn

102

đến làm việc hay luân chuyển thu nhập qua Việt Nam. Thuế thu nhập hài hòa tạo ra động lực lớn hơn cho doanh nghiệp và người lao động tích cực làm việc.

Hậu quả lớn nhất của thuế thu nhập không hài hòa lợi ích là biểu hiện của hành vi trốn và tránh thuế thu nhập. Người lao động bị thuế thu nhập cao quá mức sẽ dễ dàng thỏa ước nhận thù lao thấp không công khai. Các doanh nghiệp luôn có tâm lý né tránh và tìm cách trốn thuế. Quan hệ giữa các cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp căng thẳng và nguồn thu thuế dễ bị thất thoát. Hơn nữa, nếu quá giới hạn có thể sinh ra mất ổn định xã hội như biểu tình, bạo động. Do đó, hệ thống thuế thu nhập ở nước ta nên hài hòa lợi thuế suất hài hòa nằm trong giới hạn từ 15% đến dưới 50%. Quan điểm này luôn được đặt ra cho từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới dặcích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động là ưu tiên hàng đầu.

3.2.2.4. Quan điểm điều chỉnh về ưu đãi thuế thu nhập.

Quan điểm điều chỉnh ưu đãi thuế trong bối cảnh Việt Nam là thành viên WTO có ý nghĩa rất quan trọng. Cần tiếp tục quán triệt nguyên tắc không ưu đãi thuế đối với xuất khẩu. Kể từ khi Việt Nam ra nhập WTO, sau 5 năm, phải xóa bỏ ưu đãi đối với các hàng hóa khác ngoài dệt may đã bị bãi bỏ từ năm 2007. Do đó, việc hướng dẫn các doanh nghiệp chuyển đổi ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp khi bãi bỏ ưu đãi xuất khẩu là hết sức quan trọng. Các ưu đãi khác cần tiếp tục nghiên cứu để áp dụng nhằm thúc đẩy phát triển đối với những ngàn, lĩnh vực và địa bàn cần khuyến khích đầu tư, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc tương đồng, không phân biệt đối xử của WTO.

3.3. Giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO đến năm 2020

3.3.1. Nhóm giải pháp về nội dung điều chỉnh thuế thu nhập

3.3.1.1. Điều chỉnh thu nhập chịu thuế

- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp.

Qua thực hiện thực tế phát sinh một số khoản thu nhập mới như: thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ chuyển nhượng quyền góp vốn, quyền

103

tham gia dự án đầu tư. Mặt khác, khoản "hoàn nhập dự phòng" là thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.

Để đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch, phản ánh đúng bản chất kinh tế của khoản thu và cơ sở pháp lý trong thực hiện, cần sửa đổi quy định về thu nhập chịu thuế theo hướng: Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam và không bao gồm hoàn nhập các khoản dự phòng.

Theo Nghị định thư Kyoto (1997), các nước cụng nghiệp phát triển đã cam kết giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là khí CO2. Hiện nay, xu hướng quốc tế đang khuyến khích phát triển các dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (CDM) do đây là các dự án đầu tư sản xuất theo công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường, có kết quả giảm phát thải khí nhà kính. Doanh nghiệp thực hiện dự án CDM sẽ được Ban chấp hành quốc tế về CDM thực hiện việc giám sát, chấp thuận đăng ký và cấp chứng chỉ giảm phát thải (CERs). Doanh nghiệp được cấp chứng chỉ CERs có quyền chuyển nhượng chứng chỉ cho các đối tượng có nhu cầu, do đó CERs trở thành một loại hàng hóa đặc biệt. Quốc gia có doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư theo công nghệ CDM được cấp và chuyển nhượng chứng chỉ CERs sẽ có thêm nguồn vốn để đầu tư công nghệ sản xuất sạch (hiện các chứng chỉ này chủ yếu được chuyển nhượng thông qua việc các nước phát triển “mua” lại từ các nước đang phát triển).

Ở Việt Nam, để khuyến khích phát triển các dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch, kể từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đó ban hành Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 quy định một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch, trong đó quy định doanh nghiệp thực hiện dự án CDM được hưởng ưu đãi thuế TNDN ở mức cao. Ngoài ra, để khuyến

104

khích doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư công nghệ sản xuất sạch, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, Chính phủ đó bổ sung quy định miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng CERs tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 122/2011/NĐ-CP.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế ở chương 1 cho thấy một số nước như Thái Lan, Malaysia, Nam Phi, Trung Quốc,…cũng có quy định miễn thuế TNDN đối với thu nhập từ chuyển nhượng CERs. Chẳng hạn, Thái Lan cho miễn thuế 3 năm liên tục, kể từ năm đầu tiên Dự án nhận được công văn phê chuẩn của Tổ chức quản lý khí nhà kính Thái Lan, Nam Phi cho miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng lần đầu, những lần chuyển nhượng CERs tiếp theo bị đánh thuế.

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp xu thế tiến bộ của thế giới và khuyến khích doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư sử dụng công nghệ cao, công nghệ sản xuất sạch, công nghệ mới thân thiện với môi trường (dự án CDM), cần thiết phải bổ sung quy định thu nhập từ chuyển nhượng CERs của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ CERs là thu nhập miễn thuế và việc miễn thuế này chỉ áp dụng đối với lần chuyển nhượng đầu tiên.

Hiện nay, ở Việt Nam, có một số tổ chức Hội (Hội khuyến nông, Hội khuyến học, Hội người cao tuổi, Hội bảo trợ người tàn tật) ... và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam (Hội đồng Anh, Cộng đồng Pháp ngữ, Trung tâm giáo dục của Hội đồng Bộ trưởng các nước ASEAN,...). Đây là các tổ chức có tham gia tích cực vào một số lĩnh vực của đời sống xã hội, cung cấp một số dịch vụ công mang tính tự nguyện, từ thiện (đào tạo, tư vấn đời sống, pháp luật, văn hoá, nghiên cứu khoa học ...). Thu nhập từ hoạt động của các tổ chức này được sử dụng cho mục đích, tôn chỉ của tổ chức mà không phân chia cho chủ sở hữu. Theo Luật thuế TNDN hiện hành, các tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận (tổ chức có thu nhập không chia) nếu phát sinh thu nhập vẫn thuộc đối tượng nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định chung. Vì vậy, cũng cần có quy định đặc thù đối với các tổ chức phi lợi nhuận để khuyến khích, tạo thuận lợi cho sự phát triển loại hình các tổ chức này trong khi xã hội càng phát triển thì càng có nhu cầu hình thành nhiều loại hình tổ chức này để chia sẻ dịch vụ công với Nhà nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2022