2.5.5.3. Tên mô hình can thiệp
Mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình vùng biên giới.
2.5.5.4. Nội dung thực hiện của nhóm can thiệp và nhóm chứng Nội dung các biện pháp được áp dụng ở nhóm can thiệp
1) Tổ chức truyền thông giáo dục, tư vấn người dân tại hộ gia đình chủ động phòng chống sốt rét, gồm: Phát hiện sớm bệnh; khai báo sớm; xét nghiệm lam máu tại nhà; ngủ màn khi đi rẫy và ở lại Lào; VSMT để không có nước đọng gần nhà.
2) Tổ chức quản lý hoạt động mạng lưới y tế thôn bản phòng chống sốt rét tại hộ gia đình.
3) Trạm y tế xã: Phát hiện và điều trị sớm bệnh nhân sốt rét, truyền thông giáo dục, vệ sinh môi trường và các hoạt động phòng chống sốt rét ngay tại hộ gia đình.
4) Thực hiện các nội dung phối hợp hoạt động phòng chống sốt rét tại các xã biên giới tỉnh Quảng Trị và các thôn biên giới của 2 huyện Sê Pôn, huyện Nòng, Lào (nội dung này sẽ lồng ghép vào trong hoạt động của 2 nội dung trên).
Nội dung các biện pháp được áp dụng ở nhóm chứng:
Tại nhóm chứng các hoạt động PCSR được thực hiện theo thường quy: Phát hiện và điều trị sốt rét tại trạm y tế (thụ động), không phối hợp PCSR ở biên giới, không quản lý được người giao lưu qua biên giới, chỉ có hoạt động phòng chống véc tơ là thực hiện tại hộ gia đình, hoạt động truyền thông tập trung ở thôn bằng họp dân và chỉ làm 1 đợt/năm, hoạt động vệ sinh môi trường cũng chỉ vận động người dân thực hiện thông qua đợt truyền thông tại cuộc họp thôn.
2.5.5.5. Các hoạt động cụ thể của 4 nội dung mô hình can thiệp như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Sốt Rét Tại Vùng Biên Giới Của Tỉnh Quảng Trị
- Tình Hình Sốt Rét Của Huyện Hướng Hóa Trong 5 Năm Từ 2005 - 2009 Có 5 Chỉ Số Theo Dõi Và Đánh Giá Tình Hình Sốt Rét 5 Năm Từ 2005 - 2009. Tỷ Lệ Mắc
- Các Biến Số Về Kiến Thức, Thái Độ, Thực Hành Phòng Chống Sốt Rét
- Đặc Điểm Dịch Tễ Sốt Rét Của Huyện Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị Trong 5 Năm, Từ 2005 Đến 2009
- Tỷ Lệ Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Mắc Sốt Rét Của 4 Xã Biên Giới Trong 5 Năm
- Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Mắc Sốt Rét Tại 4 Xã. Xã Xy, Xã Thuận, Xã Thanh, Xã A Xing Năm 2010
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
1) Người dân tại các hộ gia đình thực hiện
Người dân tự giác thực hiện các biện pháp phòng chống sốt rét
1. Khai báo kịp thời trong ngày cho y tế thôn bản đến khám cho những người có triệu chứng mắc sốt rét trong hộ gia đình mình
2. Báo cáo số người có đi rừng, đi rừng có mang màn. Số người đi sang Lào, người đi Lào về bị sốt của hộ gia đình, người Lào sang hộ gia đình
3. Báo cáo tình hình ngủ màn, tình hình phun hoá chất của hộ gia đình.
4. Thực hiện vệ sinh môi trường tại hộ gia đình: Khơi thông nước đọng, phát bụi rậm quanh nhà, dời bếp lữa, dời chuồng gia súc
5. Người dân tham gia các buổi họp dân, nghe YTTB tư vấn về các kiến thức về bệnh sốt rét, uống thuốc, vệ sinh môi trường
2) Y tế thôn bản thực hiện
1. Phát hiện sớm người có triệu chứng sốt rét tại hộ gia đình, lấy lam máu và thử tét nhanh.
2. Cấp thuốc điều trị bệnh nhân sốt rét tại hộ gia đình
3. Chuyển bệnh nhân sốt rét lên trạm y tế xã khi cần thiết
4. Tư vấn, kiểm tra và giám sát tại hộ gia đình về: uống thuốc, ngủ màn, dời bếp lửa, khơi vũng nước đọng, dời chuồng gia súc xa nhà.
5. Truyền thông giáo dục sức khỏe
6. Thực hiện vệ sinh môi trường, dời bếp lửa xa nhà, không có chuồng gia súc dưới sàn nhà và không có nước đọng quanh nhà.
7. Thu thập và báo cáo thông tin về người dân đi rừng, đi qua Lào và khi về; việc ngủ màn tại hộ gia đình, bếp lửa xa nhà, không có chuồng gia súc dưới sàn nhà. So với hoạt động PCSR thường quy nhân viên YTTB chỉ biết cho thuốc những người có sốt các loại, rất ít lấy lam máu hoặc thử test nhanh, ít họp dân và đi kiểm
tra tư vấn tại hộ gia đình, nội dung hạn chế và kết quả đạt thấp.
3) Trạm y tế xã tổ chức quản lý hoạt động mạng lưới y tế xã, y tế thôn bản phòng chống sốt rét tại hộ gia đình bao gồm 10 nhiệm vụ
1. Ban chăm sóc sức khoẻ ban đầu của xã bổ sung thêm nội dung hoạt động.
2. Xây dựng thêm nhiệm vụ cụ thể rõ ràng về nhiệm vụ phòng chống sốt rét cho nhân viên y tế thôn bản: có sổ theo dõi những người dân 2 bên qua lại biên giới tại hộ gia đình; tư vấn, truyền thông để người dân tự nguyện báo cáo cho y tế thôn về việc đi rừng ngủ rẫy, giao lưu biên giới trước lúc đi và sau khi về.
3. Xây dựng thêm nhiệm vụ của trạm y tế xã về quản lý hoạt động YTTB thực hiện mô hình PCSR tại hộ gia đình.
4. Tập huấn cho nhân viên YTTB về thực hiện mô hình PCSR tại hộ gia đình: theo dõi, giám sát, tư vấn, TTGD trực tiếp, kỹ thuật lấy lam máu, thử test nhanh, kỹ năng thống kê báo cáo. Theo dõi, điều trị SR tại hộ gia đình những người có đi rừng, ngủ rẫy và giao lưu biên giới.
5. Cung cấp dụng cụ cho nhân viên YTTB thực hiện nhiệm vụ tại hộ gia đình.
6. Xây dựng chế độ hỗ trợ kinh phí cho nhân viên YTTB.
7. Phối hợp với các đoàn thể xã hội của xã, quân y bộ đội biên phòng các đồn và y tế 2 huyện Sê Pôn, Nòng (Lào).
8. Họp thống nhất với tỉnh và các huyện của Lào về triển khai hoạt động PCSR, ký kết văn bản hợp tác giữa Sở Y tế 2 tỉnh Quảng Trị và Savannakhet (Lào): được phép xét nghiệm, điều trị sốt rét cho người Lào sang Việt Nam và người Việt Nam sang Lào.
9. Tiến hành điều tra tỷ lệ mắc sốt rét cả 2 bên trong cùng một thời điểm và
phối hợp đồng bộ về phun hoá chất PCSR của các xã 2 bên biên giới tương ứng vùng một lúc.
10. Nhiệm vụ của trạm y tế xã về quản lý hoạt động của y tế thôn thực hiện mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình, có 7 nhiệm vụ cụ thể:
+ Y tế xã cùng với YTTB trực tiếp đến tại hộ gia đình hàng tuần để hỗ trợ YTTB phát hiện sớm người có triệu chứng sốt rét, lấy lam máu và thử tét nhanh.
+ Y tế xã giám sát việc cấp thuốc điều trị bệnh nhân sốt rét của YTTB tại hộ gia đình và chuyển lên trạm y tế điều trị những trường hợp thấy cần thiết.
+ Tổng hợp số liệu từ nhân viên YTTB về người dân đi rừng, đi qua Lào và khi về; ngủ màn, dời bếp lửa xa nhà, không có chuồng gia súc dưới sàn nhà.
+ Phối hợp cùng YTTB truyền thông giáo dục nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành PCSR.
+ Phối hợp cùng YTTB tư vấn, động viên thực hiện VSMT, dời bếp lửa xa nhà, dời chuồng gia súc và lấp vũng nước đọng quanh nhà.
+ Tổng hợp số liệu từ nhân viên YTTB về người dân Lào qua Việt Nam và
điều trị bênh nhân người Lào mắc sốt rét.
4) Quản lý sốt rét do giao lưu biên giới và phối hợp phòng chống sốt rét tại vùng biên giới giữa 2 tỉnh của 2 nước Việt Nam - Lào, gồm có 3 nội dung
1. Quản lý người giao lưu và điều trị bệnh nhân sốt rét do giao lưu biên giới:
Tại Việt Nam:
- Người Việt sang Lào khi trở về bị sốt: nhân viên YTTB, y tế xã giám sát các đối tượng thường qua lại Lào làm ăn, cấp thuốc tự điều trị sốt rét, ghi chép vào sổ theo dõi các trường hợp sốt rét do qua lại Lào, tư vấn, lấy lam máu xét nghiệm và điều trị sớm hạn chế sốt rét nặng và tránh lây lan cho người dân trong thôn.
- Người Lào sang chơi và khám bệnh: YTTB, y tế xã ghi chép vào sổ theo dõi người Lào sang và số bị sốt rét được xét nghiệm và điều trị SR để hạn chế lây lan cho người dân cả 2 bên biên giới.
Tại Lào: Tình nguyện viên y tế bản phía Lào phát hiện người có sốt, hướng dẫn và tư vấn họ sang các trạm y tế phía Việt Nam để điều trị.
2. Phối hợp điều tra sốt rét 2 bên biên giới
Điều tra tỷ lệ hiện mắc sốt rét, KSTSR, lách sưng, véc tơ truyền bệnh sốt rét. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh soi lam tìm KSTSR và điều tra véc tơ sốt rét giúp Lào. Cả Việt Nam và Lào gửi giấy thấm sang Nhật Bản để làm kỹ thuật PCR.
3. Lập và thực hiện kế hoạch phối hợp PCSR cả 2 biên giới Việt Nam và Lào, sau khi được sự đồng ý và đề nghị của Sở Y tế tỉnh Savannakhet (Lào), tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) hỗ trợ Lào các hoạt động:
- Phun hoá chất PCSR tồn lưu lên tường nhà tại 10 bản của Lào giáp biên giới các xã can thiệp và xã chứng có mắc sốt rét cao.
- Điều trị miễn phí cho các bệnh nhân người Lào sang Quảng Trị.
- Phối hợp các hoạt động PCSR khác: TTGDSK, VSMT phòng chống sốt rét.
Ngôn ngữ được sử dụng tại địa bàn can thiệp chủ yếu là tiếng Vân Kiều, Pa Kô vì đa số người Lào sống dọc biên giới đều hiểu và nói được 2 thứ tiếng này.
2.5.5.6. Đánh giá mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình
1) Đánh giá về tổ chức quản lý phòng chống sốt rét thường quy tại trạm y tế xã
- Chỉ số khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt rét tại trạm y tế xã, xét nghiệm và điều trị tại cơ sở y tế. Tình hình sốt rét 2 xã này vẫn còn biến động.
- Không quản lý được đối tượng đi rừng, giao lưu biên giới. Không nắm được số lần giao lưu, khi đi và khi về không được ghi chép, quản lý, không được xét nghiệm máu kịp thời.
- Đi rừng, đi sang Lào về không được xét nghiệm. Hoạt động bình thường, các hoạt động chủ yếu thực hiện tại trạm y tế xã.
Phòng chống sốt rét thường quy không đạt kết quả tốt trong chiến lược “Phát hiện sớm, điều trị kịp thời”. Cấp thuốc điều trị sốt rét bệnh nhân mang về nhà uống, nên có thể quên hoặc uống không đủ liều.
- Các hoạt động truyền thông giáo dục, vệ sinh môi trường chỉ thực hiện ở cấp thôn ít có thay đổi về kết quả truyền thông và vệ sinh môi trường.
- Chỉ phối hợp tổ chức PCSR ở một vài thôn giáp biên giới của Lào.
2) Đánh giá về tổ chức quản lý mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình
- Y tế thôn bản chủ động khám phát hiện sớm các trường hợp mắc sốt rét tại hộ gia đình, cấp thuốc điều trị sốt rét kịp thời, biện pháp này đã giúp thực hiện thành công chiến lược “Phát hiện sớm, điều trị kịp thời” của chương trình phòng chống sốt rét của thế giới và của Việt Nam. Giám sát việc bệnh nhân uống thuốc đảm bảo uống đúng thuốc, đủ liều theo qui định của chương trình.
Chỉ số về thực hành: số người dân đi xét nghiệm máu khi bị sốt tăng lên. Số xét nghiệm có KSTSR (+) được quản lý và điều trị triệt để.
Y tế thôn bản giám sát người dân qua lại biên giới, đi rừng, ngủ rẫy khi bị sốt rét được xét nghiệm và điều trị kịp thời tại hộ gia đình. Quản lý được đối tượng có giao lưu biên giới: Số lượng người, số lần giao lưu biên giới, số được cấp và có đem thuốc tự điều trị sốt rét đi.
Số có sốt rét do giao lưu biên giới, tỷ lệ mắc sốt rét (+) do đi Lào về được YTTB và y tế xã điều trị, tổng hợp và báo cáo hàng tháng, năm.
- Y tế thôn bản thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục, VSMT trực tiếp tại hộ gia đình. Kết quả: Số hộ dời chuồng gia súc, hộ dời bếp lửa xa nhà, hộ không có bụi rậm nước đọng tăng lên; Số hộ, số người nằm màn tăng.
- Phối hợp với các thôn giáp biên giới của Lào để tổ chức các hoạt động PCSR: phun hoá chất hoặc tẩm màn, điều trị bệnh nhân sốt rét.
2.5.5.7. Các chỉ số mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình vùng biên giới
1/ Mười chỉ số được sử dụng trong tổ chức quản lý mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình
Người dân khai báo cho nhân viên YTTB sớm về bệnh sốt rét, gồm:
- Số người có triệu chứng sốt rét của hộ gia đình.
- Số người trong gia đình có ngủ màn.
- Số hộ có bếp lửa giữa nhà.
- Số hộ có chuồng gia súc dưới sàn nhà.
- Số hộ dời chuồng gia súc xa nhà >50m.
- Số hộ không có bụi rậm cách nhà >50m.
- Số người có qua lại Lào có ngủ lại.
- Số người đi Lào về bị sốt rét.
- Số người Lào sang ngủ lại nhà, số có mắc sốt rét.
- Số người có đi rừng ngủ rẫy.
Tất cả các chỉ số của mô hình can thiệp tại hộ gia đình, bổ sung vào nhiệm vụ cụ thể của hoạt động phòng chống sốt rét thường quy hiện nay.
2/ Bốn chỉ số được sử dụng trong mô hình phát hiện và điều trị tại hộ gia đình
- Số lượng, tỷ lệ BNSR, KSTSR được phát hiện và xét nghiệm tại nhà.
- Số lượng, tỷ lệ người sốt, có KST được tư vấn và theo dõi, điều trị SR tại nhà
- Số lượng, tỷ lệ người giao lưu và mắc sốt rét do giao lưu biên giới (sang Lào)
được xét nghiệm, điều trị và quản lý tại hộ gia đình.
- Số lượng, tỷ lệ mắc sốt rét do đi rừng, ngủ rẫy được phát hiện và quản lý tại hộ gia đình.
3/ Ba chỉ số về truyền thông GDSK phòng chống sốt rét tại hộ gia đình:
Số lượng, tỷ lệ hộ gia đình, số người được tuyên truyền trực tiếp tại hộ gia
đình. Khác với PCSR thường quy từ trước đến nay.
Gồm 3 chỉ số sau:
- Tỷ lệ có kiến thức đúng về phòng chống sốt rét: là tỷ lệ % người dân hiểu nguyên nhân bệnh sốt rét, triệu chứng bệnh SR và cách phòng chống bệnh sốt rét.
- Tỷ lệ có thái độ đúng về phòng chống sốt rét: là tỷ lệ% người dân hiểu phòng chống bệnh sốt rét là phải ngủ màn, khi bị sốt đến cơ sở y tế để được điều trị.
- Tỷ lệ có thực hành phòng chống sốt rét đúng: Là tỷ lệ % người dân có nằm màn; có thuốc sốt rét khi qua biên giới, đi rừng; Khi đi rừng ngủ rẫy, qua lại biên giới có mang theo màn và có ngủ màn.
4/ Năm chỉ số về phối hợp phòng chống sốt rét tại vùng biên giới
- Số người, số lần, số đêm ngủ lại tại Lào. Số lượng, tỷ lệ mắc sốt rét%.
- Số người Lào bị sốt rét, số được điều trị sốt rét tại trạm y tế, tại nhà các gia
đình phía Việt Nam. Số lượng, tỷ lệ mắc sốt rét%.
- Tỷ lệ hiện mắc sốt rét các thôn đối diện 2 bên biên giới.
- Số BNSR, số KSTSR được phát hiện và điều trị 2 bên biên giới.
- Số hộ, số người Lào được bảo vệ bằng biện pháp phun hoá chất. Tỷ lệ%.
2.5.5.8. Các bước tiến hành mô hình
Là can thiệp cộng đồng, có đối chứng. Từ tháng 1/2010 - 1/2012. Nghiên cứu được chia làm 4 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: điều tra thực trạng sốt rét của huyện Hướng Hoá và 4 xã
- Giai đoạn 2: lập kế hoạch can thiệp có địa phương của 2 bên BG tham gia.
- Giai đoạn 3: tiến hành can thiệp.
Chủ động phát hiện và điều trị bệnh nhân SR, KSTSR (+) tại hộ gia đình; Quản lý và phòng chống sốt rét cho dân giao lưu qua biên giới;
Tăng cường truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét về hộ gia đình; Tăng cường các hoạt động vệ sinh môi trường PCSR về hộ gia đình; Phối hợp phòng chống sốt rét tại vùng biên giới giữa 2 nước.
- Giai đoạn 4: Đánh giá sau 2 năm can thiệp.
1) Tổ chức quản lý mô hình.
- Văn bản triển khai thực hiện mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình: thực hiện dựa trên cơ sở nhiệm vụ của trạm y tế và YTTB được Bộ Y tế phân công, triển khai chủ động tại hộ gia đình, không thụ động chờ bệnh nhân đến trạm y tế.
- Xây dựng mô hình trên cơ sở giao nhiệm vụ cụ thể cho y tế xã, YTTB trong từng nội dung chuyên môn.
- Dựa trên khả năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của YTTB trong xét nghiệm và điều trị sốt rét và các hoạt động truyền thông, VSMT, giám sát khác.
- Tập huấn lại các nội dung hoạt động và chuyên môn cho y tế xã, YTTB.
- Mạng lưới nhân viên YTTB (Đã được xây dựng).
- Chuẩn bị nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động.
- Phối hợp đoàn thể: phối hợp với cấp uỷ, chính quyền các ban ngành ở xã.
- Mở rộng phối hợp phòng chống sốt rét với Lào.
- Sơ kết giai đoạn 2 năm nghiên cứu thử nghiệm.
- Đánh giá kết quả, hiệu quả can thiệp của mô hình.
2) Chuyên môn.
- Tư vấn về phát hiện cơn sốt, xét nghiệm và điều trị sốt rét tại nhà.
- Theo dõi, động viên người dân: ngủ màn, dời bếp lửa, dời chuồng gia súc xa nhà... vệ sinh môi trường để PCSR.
- Phát hiện người có đi rừng ngủ rẫy, qua lại biên giới khi đi và về. Phát hiện sớm người có sốt.
- Lấy lam máu, thử test nhanh tại nhà.
- Điều trị sốt rét thường tại nhà có sự giám sát hỗ trợ của y tế xã.
3) Đánh giá mô hình.
- Điều tra ngang sau can thiệp.
- Thu thập thông tin số liệu báo cáo của nhân viên YTTB, trạm y tế.
- Tổng kết rút kinh nghiệm.