Thứ năm, bằng cách liên kết lý thuyết RBV và ngẫu nhiên, nghiên cứu chứng minh năng lực tổ chức có thể là một chức năng của tác động tổng hợp từ môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Jin & Cho, 2018). Cách tiếp cận này cho rằng kinh nghiệm, cam kết xuất khẩu, năng lực công nghệ, đặc điểm sản phẩm được coi là tiền đề của các năng lực nội tại doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu này cho thấy năng lực doanh nghiệp có thể được phát triển một cách tối ưu cả khi môi trường bên ngoài khắc nghiệt (sự khác biệt môi trường, rào cản kỹ thuật thương mại) tồn tại, do đó chứng minh bối cảnh quan trọng trong việc phát triển năng lực. Phát hiện này khuyến khích các nhà nghiên cứu xem các yếu tố ngẫu nhiên từ môi trường bên ngoài liên quan như thế nào đến sự phát triển các yếu tố nội bộ doanh nghiệp.
4.6 Tóm tắt chương 4
Chương 4 trình bày kết quả kiểm định mô hình đo lường và mô hình nghiên cứu chính thức. Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm 7 yếu tố: Kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm, năng lực công nghệ, sự khác biệt môi trường, cường độ cạnh tranh và rào cản kỹ thuật thương mại. Kết quả đánh giá mô hình đo lường cho thấy, các thang đo đạt được (1) độ tin cậy, (2) giá trị phân biệt, (3) giá trị hội tụ và (4) mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thị trường. Kết quả đánh giá mô hình cấu trúc PLS - SEM cho thấy: Các yếu tố nội bộ có mối quan hệ cùng chiều với kết quả xuất khẩu, các yếu tố môi trường bên ngoài có mối quan hệ ngược chiều với kết quả xuất khẩu doanh nghiệp, ngoại trừ biến cường độ cạnh tranh. Các phát hiện đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ cho vai trò trung gian của chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi trong mô hình kết quả xuất khẩu doanh nghiệp, vừa đóng vai trò là biến trung gian bổ sung và trung gian cạnh tranh trong mô hình. Khi phân tích đa nhóm, nghiên cứu nhận được kết quả rất thú vị, khi hai nhóm doanh nghiệp có số năm kinh nghiệm xuất khẩu ≥10 và < 10 và hai nhóm doanh nghiệp có TTXK chính là Trung Quốc và các doanh nghiệp khác có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu.
Chương 5: KẾT LUẬN, Ý NGHĨA VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Giới thiệu chương:
Chương 5 tiếp theo sẽ đưa ra các kết luận từ kết quả nghiên cứu của luận án. Hàm ý quản trị đề xuất nhằm đẩy mạnh kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ Việt Nam trong thời gian tới dựa trên cơ sở kết quả mô hình các yếu tố ảnh hưởng đã khám phá và điều kiện thực tiễn của ngành XKRQ Việt Nam. Thêm nữa, luận án sẽ trình bày các hạn chế và một số hướng nghiên cứu sẽ tiếp tục được triển khai.
5.1 Kết luận
5.1.1 Mức độ đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án
Có thể bạn quan tâm!
- Ước Lượng Hệ Số Đường Dẫn Và Khoảng Tin Cậy
- Kết Quả Đa Nhóm Kiểm Định Hoán Vị Số Năm Kinh Nghiệm Xuất Khẩu
- Vai Trò Trung Gian Của Chiến Lược Marketing Xuất Khẩu Thích Nghi
- Chiến Lược Marketing Xuất Khẩu Thích Nghi
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam - 22
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam - 23
Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.
Nghiên cứu xây dựng mô hình lý thuyết, đồng thời mở rộng hiểu biết về sự thành công của doanh nghiệp ngành XKRQ Việt Nam khi liên kết hai tiền đề, gồm các yếu tố nội bộ (kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm, năng lực công nghệ) và các yếu tố môi trường bên ngoài (sự khác biệt môi trường, cường độ cạnh tranh, rào cản kỹ thuật thương mại) ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu. Mô hình lý thuyết được kiểm định bằng nghiên cứu định tính với kết quả là 40 biến quan sát trong 9 thang đo đặc thù. Tiếp theo, nghiên cứu định lượng sơ bộ chứng minh các thang đo đảm bảo độ tin cậy và đạt giá trị cho phép. Như vậy, luận án đạt được mục tiêu nghiên cứu số 1: Xây dựng được mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả doanh nghiệp Việt Nam.
Nghiên cứu định lượng chính thức: Đánh giá mô hình đo lường và cấu trúc. Các thang đo lường được chấp nhận và ước lượng phù hợp với dữ liệu thị trường. Kết quả xử lý mô hình cấu trúc và giả thuyết nghiên cứu chứng minh các yếu tố nội bộ và môi trường bên ngoài có tác động trực tiếp và gián tiếp (biến trung gian chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi - EMS) đến kết quả xuất khẩu. Khi kiểm định mô hình cấu trúc, giá trị P-value của các biến tương tác giữa các yếu tố tác động và kết quả xuất khẩu đều < mức ý nghĩa = 1%, 5% và 10%. Do đó, thực sự có sự tồn tại mối quan hệ giữa các yếu tố nội bộ, môi trường bên ngoài, chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi và kết quả xuất khẩu doanh nghiệp. Trong đó, rào cản kỹ thuật thương mại và năng lực công nghệ là hai yếu tố khám phá trong điều kiện đặc thù ngành rau
quả Việt Nam. Vì thế, luận án đáp ứng mục tiêu nghiên cứu số 2: Lượng hóa, kiểm định và xác định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả XKRQ doanh nghiệp, từ đó bổ sung các yếu tố tác động đến kết quả XKRQ ở Việt Nam.
Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi vừa đóng vai trò là trung gian bổ sung, làm tăng kết quả xuất khẩu khi liên kết các yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu. Ngược lại, chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi vừa đóng vai trò là trung gian cạnh tranh, làm giảm sự tác động tiêu cực đến kết quả xuất khẩu khi liên kết với các yếu tố môi trường bên ngoài. Vì vậy, luận án hoàn thành được mục tiêu số 3: Kiểm tra tác động trung gian của chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi về mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và kết quả xuất khẩu.
Sau cùng, luận án đưa ra các hàm ý quản trị để đẩy mạnh kết quả XKRQ doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới dựa trên cơ sở kết quả mô hình các yếu tố tác động đã khám phá ra và điều kiện thực tiễn của xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu số 4 sẽ được trình bày tiếp theo ở mục 5.3.
5.1.2 Kết quả nghiên cứu
5.1.2.1 Mô hình đo lường
Mô hình đo lường có 9 khái niệm nghiên cứu đơn hướng, trong đó có 8 khái niệm với thang đo dạng kết quả và 1 khái niệm thang đo dạng nguyên nhân. Cụ thể như sau:
Các yếu tố nội bộ bao gồm 4 khái niệm đơn hướng dạng kết quả, bao hàm 4 yếu tố: Kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm và năng lực công nghệ.
Các yếu tố môi trường bên ngoài bao gồm 3 khái niệm đơn hướng dạng kết quả, bao hàm 3 yếu tố: sự khác biệt môi trường, cường độ cạnh tranh và rào cản kỹ thuật thương mại.
Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi là một khái niệm đơn hướng dạng nguyên nhân với nội dung đo lường cho khái niệm này bao hàm các thành phần liên quan đến mức độ thích nghi chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và truyền thông tiếp thị.
Kết quả xuất khẩu doanh nghiệp là một khái niệm đơn hướng dạng kết quả với các thang đo lường bao hàm các thành phần liên quan đến mức độ đạt được mục tiêu, mức độ thành công hay sự hài lòng về kết quả xuất khẩu. Thang đo lường khái niệm kết quả xuất khẩu tạo ra những phát hiện thú vị khi phần lớn các nhà quản lý từ các doanh nghiệp XKRQ Việt Nam coi dữ liệu tài chính khách quan là bí mật và khó cung cấp theo yêu cầu, họ xem thông tin này là riêng tư và bí mật, do đó chỉ có thể cung cấp dưới góc độ chủ quan/phi kinh tế khi đánh giá về kết quả xuất khẩu.
Luận án góp phần bổ sung hệ thống đo lường đáng tin cậy để triển khai nghiên cứu tại Việt Nam. Ngoài ra, các thang đo này cung cấp cơ sở để xây dựng thang đo ở các nước khác về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu thuộc lĩnh vực XKRQ. Ngoài ra, nghiên cứu phản ánh rằng các yếu tố ảnh hưởng kết quả xuất khẩu tùy thuộc vào đặc thù của ngành kinh doanh. Cụ thể, luận án phân tích những yếu tố ảnh hưởng như đặc điểm sản phẩm, năng lực công nghệ và rào cản kỹ thuật thương mại đều là các nhân tố thể hiện tính đặc thù rất cao của ngành. Hơn nữa, cần kết hợp nghiên cứu định tính và các thang đo phải được đánh giá độ tin cậy và giá trị đo lường trước khi sử dụng trong bối cảnh nghiên cứu khác.
5.1.2.2 Mô hình lý thuyết
Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất gồm 17 giả thuyết đều được chấp nhận. Điều đó chứng minh mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thị trường và có ý nghĩa cho các đối tượng. Cụ thể, bao gồm các đối tượng: (1) doanh nghiệp ngành XKRQ,
(2) nhà quản lý chính sách và xúc tiến thương mại và (3) các nhà nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
Dựa trên lý thuyết quốc tế hóa, dựa vào nguồn lực, thể chế và ngẫu nhiên, nghiên cứu gia tăng hiểu biết về sự tương tác giữa nguồn lực, năng lực doanh nghiệp với đặc điểm môi trường góp phần hình thành kết quả xuất khẩu. Mô hình khái niệm kiểm duyệt qua trung gian được đề xuất góp phần vào lý thuyết trong tài liệu kết quả xuất khẩu. Luận án sử dụng các nguyên lý của các lý thuyết nền để đưa ra các yếu tố quyết định chính ảnhu hưởn đến kết quả xuất khẩu. Những mối quan hệ trung gian
trong mô hình khái niệm cung cấp luận chứng khoa học về sự tương tác giữa kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm, năng lực công nghệ, sự khác biệt môi trường, cường độ cạnh tranh, rào cản kỹ thuật thương mại và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi đến kết quả xuất khẩu.
Mô hình bổ sung vào khung lý thuyết ở lĩnh vực XKRQ của Việt Nam. Kết quả mô hình cung cấp những yếu tố thuộc môi trường nội bộ và bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu, từ đó các doanh nghiệp củng cố hoạt động để có những tiền đề tốt cho việc nâng cao kết quả xuất khẩu, sẽ hứa hẹn nâng cao vị thế cạnh tranh trên TTXK. Đây là yếu tố mang tính sống còn đối với doanh nghiệp XKRQ Việt Nam.
5.1.3 Đóng góp mới của nghiên cứu
5.1.3.1 Phát hiện mối quan hệ mới
Theo hiểu biết tác giả cũng như dựa vào kết quả lược khảo mới nhất, chưa tìm thấy học giả nào công bố kiểm định mối quan hệ giữa 3 yếu tố: Năng lực công nghệ, chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi và kết quả xuất khẩu. Những phát hiện tác động gián tiếp đến kết quả xuất khẩu của năng lực công nghệ mở rộng kết quả nghiên cứu trước đó (Knight & Cavusgil, 2004), luận chứng mới về vai trò quan trọng của chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi trong việc trung gian giữa các yếu tố nội bộ là năng lực công nghệ và kết quả xuất khẩu.
Hơn nữa, chưa tìm thấy học giả nào công bố mối quan hệ giữa 3 yếu tố: Rào cản kỹ thuật thương mại, chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi và kết quả xuất khẩu. Vì thế, những giả thuyết được chấp nhận trong luận án là những phát hiện mới, bổ sung vào khung lý thuyết giữa các yếu tố. Những phát hiện về tác động trực tiếp và gián tiếp đến kết quả xuất khẩu mở rộng kết quả trước đây (Altintas và cộng sự, 2007; Kahiya, 2018), bằng cách cung cấp bằng chứng thực nghiệm mới về vai trò quan trọng của chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi trong việc trung gian giữa rào cản kỹ thuật thương mại và kết quả xuất khẩu.
Một số nghiên cứu trước đã đo lường và xác định tác động của rào cản xuất khẩu đến kết quả xuất khẩu, tuy nhiên phân loại và lựa chọn các rào cản nào phụ thuộc rất lớn vào bối cảnh và đặc thù ngành hàng xuất khẩu. Các kết quả trước đây
hết sức thú vị dưới nhiều góc độ rào cản khác nhau. Hàng loạt các loại rào cản như rào cản thông tin/giao tiếp (Katsikeas và cộng sự, 1996), rào cản thủ tục và cạnh tranh (Altintas và cộng sự, 2007), một số rào cản nội bộ (Sinkovics và cộng sự, 2018). Một số nghiên cứu đã đề xuất đến rào cản thuế quan/phi thuế quan tại TTXK ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu, thị phần và kết quả xuất khẩu (Koksal & Kettaneh, 2011; Leonidou, 1995a). Đây là một trong số ít nghiên cứu đo lường tác động của rào cản dưới dạng rào cản kỹ thuật thương mại.
Luận án sử dụng lý thuyết RBV và ngẫu nhiên để biện luận mối quan hệ từ năng lực công nghệ dẫn đến EMS và kết quả xuất khẩu. Lý thuyết thể chế và ngẫu nhiên phân tích mối quan hệ từ rào cản kỹ thuật thương mại dẫn đến EMS và kết quả xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ mới được xuất hiện như sau:
1. Năng lực công nghệ tác động cùng chiều đến EMS; Năng lực công nghệ tác động cùng chiều đến kết quả xuất khẩu;
2. Rào cản kỹ thuật thương mại ảnh hưởng cùng chiều đến EMS; Rào cản kỹ thuật thương mại ảnh hưởng ngược chiều đến kết quả xuất khẩu.
Các mối quan hệ trên chưa được kiểm định trong các nghiên cứu trước, đây là những giả thuyết mới được kiểm định với cỡ mẫu N = 339 doanh nghiệp ngành XKRQ tại thị trường Việt Nam (Bảng 5.1).
Bảng 5.1: Tổng hợp phát hiện mối quan hệ mới từ kết quả nghiên cứu luận án Mối quan hệ Giả thuyết đề xuất
Năng lực công nghệ Kết quả xuất khẩu
Năng lực công nghệ Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi
Rào cản kỹ thuật thương mại
Kết quả xuất khẩu
Giả thuyết H5a : Năng lực công nghệ có mối quan hệ cùng chiều với kết quả xuất khẩu
Giả thuyết H5b : Năng lực công nghệ có mối quan hệ cùng chiều với chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi
Giả thuyết H8a : Rào cản kỹ thuật thương mại có mối quan hệ ngược chiều với kết quả xuất khẩu
Rào cản kỹ thuật thương mại
Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi
Giả thuyết H8b : Rào cản kỹ thuật thương mại có mối quan hệ cùng chiều với chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu luận án)
5.1.3.2 Bổ sung điều chỉnh biến quan sát mới từ biến cũ
Phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn tay đôi với chuyên gia được sử dụng giúp luận án điều chỉnh và bổ sung một số biến quan sát. Những biến quan sát mới đã xem xét độ tin cậy và giá trị nội dung nên thỏa mãn các tiêu chí cho phép, cụ thể như sau: (1) Các khái niệm đo lường EMS, kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, năng lực công nghệ, cường độ cạnh tranh và kết quả xuất khẩu, kết quả nghiên cứu định tính có sự điều chỉnh, bổ sung từ ngữ cho rõ nghĩa từ các thang đo hiện có (Phụ lục 1); (2) Thang đo đặc điểm sản phẩm, bổ sung biến quan sát mới PC4 [Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của khách hàng về chất lượng sản phẩm]; (3) Thang đo rào cản kỹ thuật thương mại, bổ sung biến quan sát mới TBT5 [Doanh nghiệp có bị ảnh hưởng bởi đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm rau quả xuất khẩu (đầu vào và / hoặc công nghệ sản xuất)].
5.1.3.3 Phát hiện biến trung gian
Những nghiên cứu trước đây giải thích không nhất quán khi xét đến vai trò trung gian của EMS. Việc tìm thấy hiệu ứng trung gian đầy đủ của chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi làm tăng thêm cái nhìn mới cho khoa học, bao gồm:
(1) Mối quan hệ giữa kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm và kết quả xuất khẩu, EMS giữ vai trò trung gian bổ sung (Lages và cộng sự, 2008b; Fuchs & Köstner, 2016; O’cass & Julian, 2003b); (2) Mối quan hệ giữa sự khác biệt môi trường và kết quả xuất khẩu, EMS giữ vai trò trung gian gián tiếp có nghĩa là tác động gián tiếp có ý nghĩa nhưng không có tác động trực tiếp (Magnusson và cộng sự, 2003); (3) Mối quan hệ giữa năng lực công nghệ, rào cản và kết quả xuất khẩu, chỉ phát hiện mối quan hệ trực tiếp không có vai trò hiệu ứng trung gian của EMS (Knight & Cavusgil, 2004; Kahiya, 2018). Các vai trò trung gian đầy đủ của EMS được phát
hiện ở luận án cung cấp quan điểm bổ sung trong việc xác nhận liên kết và làm rõ vai trò EMS đóng góp cho mối quan hệ của các các yếu tố ảnh hưởng kết quả xuất khẩu.
5.1.3.4 Phát hiện biến điều tiết
Luận án sử dụng kỹ thuật phân tích đa nhóm để đi tìm sự khác biệt mối quan hệ của các khái niệm theo từng nhóm khác nhau. Biến điều tiết TTXK chính được chấp nhận khi phát hiện có sự khác biệt giữa nhóm doanh nghiệp có TTXK chính là Trung Quốc và nhóm doanh nghiệp có TTXK chính là các quốc gia khác. Hơn nữa, biến điều tiết số năm kinh nghiệm xuất khẩu được chấp nhận khi tìm thấy có sự khác biệt giữa nhóm doanh nghiệp có thâm niên xuất khẩu lớn hơn hoặc bằng 10 năm, và nhóm doanh nghiệp có thâm niên hoạt động xuất khẩu nhỏ hơn 10 năm. Phát hiện là có thể gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai đề xuất vai trò của các biến điều tiết phù hợp với bối cảnh, đặc điểm TTXK ngành XKRQ của từng quốc gia.
5.1.3.5 Nghiên cứu trong bối cảnh mới
Khi liên kết lý thuyết RBV và lý thuyết ngẫu nhiên, nghiên cứu ngụ ý rằng nội bộ tổ chức là một chức năng của hiệu ứng kết hợp từ môi trường bên trong và bên ngoài. Cách tiếp cận độc đáo này cho thấy nguồn lực và năng lực doanh nghiệp có thể được phát triển tối ưu khi cả động lực bên trong (kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm và năng lực công nghệ) và môi trường bên ngoài (sự khác biệt môi trường, cường độ cạnh tranh, rào cản kỹ thuật thương mại) cùng tồn tại, do đó chứng minh tính bối cảnh trong vấn đề phát triển. Phát hiện này khuyến khích các nhà nghiên cứu điều tra làm thế nào các yếu tố ngẫu nhiên liên quan tới việc nâng cao nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp.
Các nghiên cứu trước đây đề cập đến doanh nghiệp mang tính đa ngành nói chung (O’Cass & Julian, 2003a; Hultman và cộng sự, 2009; Navarro và cộng sự, 2010b; Magnusson và cộng sự, 2013; Navarro và cộng sự, 2014). Đối tượng là doanh nghiệp XKRQ vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. So với doanh nghiệp tại quốc gia phát triển, doanh nghiệp ở quốc gia đang phát triển phải đối mặt với các khó khăn về nguồn lực do môi trường thể chế và thị trường. Bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam được xem là đóng góp của luận án.