Phương Pháp Xác Định Một Số Chỉ Tiêu Phản Ánh Tăng Trưởng Kinh Tế


Lý thuyết tổng quát của J.M.Keynes tại thập niên 30 của thế kỷ trước đã giải thích hiện tượng khủng hoảng kinh tế thế giới, đồng thời đã làm thay đổi quan niệm của các nhà kinh tế thời kỳ đó khi họ sử dụng ý niệm thu nhập quốc gia như là cách đánh giá duy nhất đối với nền kinh tế của một quốc gia.

Đầu những năm 1950, nhu cầu so sánh quốc tế đòi hỏi cần phải xây dựng một hệ thống hạch toán quốc gia theo chuẩn mực quốc tế. Năm 1953, Hội quốc liên (tiền thân của tổ chức Liên hợp quốc) đã dựa trên báo cáo của Richard Stone - người đứng đầu nhóm nghiên cứu trường Đại học Cambridge để xây dựng SNA đầu tiên. Đây chính là phiên bản lần thứ nhất của SNA, còn gọi là SNA 1953.

Sau mười năm năm áp dụng SNA 1953, cơ quan thống kê Liên hiệp quốc đã kết hợp toàn diện các lý thuyết kinh tế, sửa đổi và công bố phiên bản SNA 1968. Phiên bản này cũng do chính Richard Stone đứng đầu nhóm Cambridge sửa đổi. Một điểm bổ sung rất quan trọng của phiên bản này là đã đưa Bảng I-O làm trung tâm của hệ thống.

Mười năm năm tiếp theo, kinh tế thế giới phát triển nhanh, cần tiếp tục thống nhất về ý niệm và định nghĩa của các chỉ tiêu kinh tế - xã hội giữa tổ chức Thống kê Liên hợp quốc với các tổ chức khác như WB, IMF, Ủy ban Thống kê châu Âu (EUROSTAT), Tổ chức Hợp tác và phát triển châu Âu (OECD), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), UNWTO,... . Thành viên của các tổ chức này và các chuyên gia kinh tế hàng đầu của thế giới đã tiến hành hội thảo chung và SNA 1993 ra đời.

Sự thay đổi cả về chất và lượng của tất cả hoạt động kinh tế trên toàn thế giới đòi hỏi công tác hạch toán quốc gia cần tiếp tục thay đổi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội. Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc đã tiến hành nghiên cứu, cập nhật, bổ sung và phiên bản SNA 2008 là phiên bản gần đây nhất đã được công bố, áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn thế giới.

SNA là hệ thống thống kê phục vụ nhu cầu phân tích tổng hợp toàn bộ các hoạt động kinh tế trong một nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Nó là hệ thống thông tin kinh tế - xã hội tiên tiến được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. SNA bao gồm hệ thống các tài khoản, các bảng thống kê có mối quan hệ mang tính liên kết chặt chẽ nhằm mô tả, phân tích các hiện tượng kinh tế cơ bản từ sản xuất, tiêu dùng đến tích lũy tài sản của nền kinh tế. SNA cũng phản ánh quá trình tạo thu nhập từ sản xuất; phân phối thu nhập giữa các nhân tố sản xuất; sử dụng thu nhập cho tiêu dùng cuối cùng và chuyển nhượng thu nhập giữa các khu vực trong nền kinh tế với bên ngoài. SNA bao gồm một tập hợp các tài khoản kinh tế vĩ mô phù hợp và linh hoạt, được xây dựng trên những


khái niệm, định nghĩa, quy tắc hạch toán đã được công nhận trên phạm vi quốc tế.

Trên cơ sở đó, SNA phản ánh cơ cấu nền kinh tế, xu thế phát triển về trình độ và hiệu quả sản xuất tổng hợp, phản ánh các mối quan hệ giữa các ngành, các hệ số quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ nhất định như: Giữa sản xuất và tiêu dùng cuối cùng, sản xuất và tích lũy tài sản, giữa sản xuất trong nước với nước ngoài, …

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Hệ thống tài khoản quốc gia được coi là bức tranh kinh tế toàn diện nhất mô tả quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và sử dụng sản phẩm của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Vì vậy, SNA là một mô hình khái quát về nền kinh tế được ứng dụng trong công tác phân tích kinh tế, phân tích ảnh hưởng các chính sách đến kết quả sản xuất, kinh doanh, lập kế hoạch và dự báo kinh tế ở tầm vĩ mô.

Theo SNA, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về mặt lượng của các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, thường được phản ánh bằng sự tăng lên của chỉ tiêu GDP. Luận án vận dụng lý luận về tăng trưởng kinh tế theo phương pháp luận SNA phục vụ cho nghiên cứu thống kê đánh giá tác động tổng hợp của hoạt động du lịch đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 6

1.2.2. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều tính và công bố tăng trưởng kinh tế theo sự gia tăng về lượng của chỉ tiêu GDP. Tăng trưởng GDP biểu hiện bằng số tương đối được gọi là tốc độ tăng GDP. Để tính được chỉ tiêu GDP và tốc độ tăng GDP cần phải xác định và tính được các chỉ tiêu gồm: GO, chi phí trung gian (IC), VA. Trong SNA đây chính là các chỉ tiêu cơ bản được tính toán cho từng ngành hoạt động và cho toàn bộ nền kinh tế.

Theo phương pháp xác định một số chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế của SNA2008 được đề cập đến trong đề tài nghiên cứu khoa học "Nghiên cứu hoàn thiện và tin học hóa các Quy trình Tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm áp dụng cho Trung ương và địa phương" của tác giả Nguyễn Thị Hương (2012), tiểu mục này lựa chọn, trình bày khái niệm và phương pháp tính các chỉ tiêu GO, IC và VA như sau:

1.2.2.1. Khái niệm và phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất

a. Khái niệm

Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ do các


cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế tạo ra trong một thời gian nhất định (quý hoặc năm). GO chỉ tính đối với sản phẩm do cơ sở sản xuất ra dùng cho đơn vị khác, không tính cho sản phẩm chu chuyển nội bộ trong các công đoạn sản xuất tại các cơ sở sản xuất của đơn vị (ngoại trừ ngành nông nghiệp). Thu do chênh lệch giá không tính vào GO, song trợ cấp sản xuất được tính vào GO. Việc tính trùng GO phụ thuộc vào mức độ chuyên môn hóa sản xuất và mức độ chi tiết của phân ngành kinh tế.

Giá trị sản xuất được tính theo giá cơ bản và giá người sản xuất (gọi tắt là giá sản xuất).

Giá cơ bản là số tiền người sản xuất nhận được từ người mua do bán một đơn vị sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ sản xuất ra, trừ thuế sản phẩm và cộng trợ cấp sản xuất mà người sản xuất nhận được. Giá cơ bản không bao gồm phí vận tải được người sản xuất ghi hóa đơn riêng.

Giá cơ bản không bao gồm bất kỳ loại thuế nào đánh vào sản phẩm, thuế này người sản xuất nhận từ người mua và nộp cho nhà nước. Giá cơ bản bao gồm các khoản trợ cấp sản xuất (trợ cấp sản phẩm và trợ cấp sản xuất khác) mà người sản xuất nhận được từ nhà nước để hạ mức giá bán cho người mua.

Giá cơ bản đo lường khoản tiền người sản xuất được hưởng nên đó là mức giá gần nhất liên quan đến quyết định của người sản xuất.

Giá sản xuất là số tiền người sản xuất nhận được do bán một đơn vị sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ sản xuất ra trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) được khấu trừ mà người mua phải trả. Giá sản xuất không bao gồm chi phí vận tải mà người sản xuất ghi riêng trên hóa đơn.

Cả giá sản xuất và giá cơ bản đều không bao gồm VAT, hoặc thuế tương tự tính trên hàng bán ra.

Khác với giá cơ bản, giá sản xuất bao gồm thuế sản phẩm không phải VAT và không bao gồm trợ cấp sản phẩm (trợ cấp nhận được trên một đơn vị sản phẩm đầu ra). (Giá sản xuất là giá không bao gồm VAT mà người mua phải trả.)

Mối quan hệ giữa GO theo giá sản xuất và theo giá cơ bản biểu hiện qua công thức sau:


GO theo giá sản xuất

GO theo giá

= +

cơ bản

Thuế sản phẩm

-

(không phải VAT)

Trợ cấp sản phẩm

Phương pháp tính GO được xây dựng phù hợp với đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và hoạt động sản xuất của từng ngành kinh tế. Dưới đây trình bày phương pháp tính GO theo giá cơ bản chủ yếu đang được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới.


b. Phương pháp tính

Phương pháp tính GO theo giá cơ bản phù hợp với các nhóm ngành chính trong nền kinh tế bao gồm:

b1. Tính trực tiếp từ sản lượng sản phẩm

GO của ngành nông nghiệp và công nghiệp khai khoáng được tính trực tiếp từ sản lượng sản phẩm như sau:


Trong đó:

- GO: Là giá trị sản xuất

- Qi : Là sản lượng sản phẩm i

-Pi: Là đơn giá sản xuất bình quân của sản phẩm i (ở đây, đơn giá không bao gồm thuế sản phẩm nhưng bao gồm trợ cấp sản xuất)

- n: Là số lượng sản phẩm

- i: Là sản phẩm thứ i

b2. Tính từ doanh thu bán hàng

Các ngành hoạt động dễ dàng thu thập được thông tin về doanh thu bán hàng như công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ (ngoại trừ ngành bán buôn, bán lẻ; hoạt động ngân hàng, bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản) GO được tính từ doanh thu như sau:


GO theo giá cơ bản

Doanh thu thuần

= bán hàng và cung

cấp dịch vụ

Trợ cấp

+ sản xuất

(nếu có)

Chênh lệch cuối kỳ trừ đầu

+ kỳ thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, sản phẩm dở dang

Ở đây doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế sản phẩm.

b3. Phương pháp tính từ doanh số tiêu thụ

Cách tính này áp dụng cho ngành bán buôn, bán lẻ; hoạt động kinh doanh bất

động sản.



GO theo giá cơ bản =

Doanh thu tiêu thụ

Trị giá vốn hàng

-

chuyển bán

Trợ cấp sản

+

phẩm (nếu có)


Ở đây doanh thu tiêu thụ không bao gồm thuế sản phẩm.

b4. Phương pháp tính từ các yếu tố chi phí sản xuất


GO theo giá cơ bản

Tổng chi phí

=

sản xuất

Lợi nhuận kết quả hoạt

+

động kinh doanh

Đây là cách tính áp dụng cho hầu hết các ngành hoạt động. Tuy nhiên, để áp dụng được cách tính này cần có được thông tin về chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận.

b5. Phương pháp tính riêng cho hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù: hoạt

động ngân hàng và bảo hiểm

+ Đối với hoạt động ngân hàng


GO theo giá cơ bản

Trong đó:

GO dịch dịch vụ ngầm

GO dịch

= +

vụ ngầm


Thu nhập sở hữu

= -

phải thu

GO dịch vụ thẳng


Tổng tiền lãi phải trả

Giá trị sản xuấtO dịch vụ thẳng bằng phí dịch vụ thẳng.

+ Đối với hoạt động bảo hiểm

GO giá cơ bản

Phí

=

bảo hiểm

Bồi thường

+ -

bảo hiểm

Dự

+

phòng phí

Thu nhập

đầu tư


1.2.2.2. Khái niệm và phương pháp tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm

a. Khái niệm

Giá trị tăng thêm (VA) là giá trị mới của hàng hoá và dịch vụ tạo ra từ quá trình sản xuất trong một ngành kinh tế.

b. Phương pháp tính

Công thức chung tính VA theo phương pháp sản xuất:

VA = GO – IC

Chi phí trung gian (IC) là một bộ phận cấu thành của GO, bao gồm toàn bộ chi phí về sản phẩm vật chất và dịch vụ cho sản xuất được hạch toán vào giá thành sản phẩm, IC phải là kết quả sản xuất do các ngành sản xuất ra hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, IC luôn được tính theo giá sử dụng, nghĩa là bao gồm cả phí vận tải và các loại


chi phí khác do đơn vị sản xuất chi trả để đưa nguyên, nhiên liệu … vào sản xuất. IC gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ:

- Chi phí vật chất gồm: Nguyên vật liệu chính, phụ; nhiên liệu, khí đốt; chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng; chi phí sản phẩm vật chất khác.

- Chi phí dịch vụ gồm: Vận tải; bưu điện; bảo hiểm; dịch vụ ngân hàng; dịch vụ pháp lý; dịch vụ quảng cáo; chi phí dịch vụ khác.

Về lý thuyết, chỉ tiêu IC được tính bằng tổng tất cả các chi phí đầu vào cho sản xuất nói trên. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ tiêu này thường được ước tính bằng cách nhân (x) GO với hệ số IC so với GO của năm điều tra.

IC luôn được tính theo giá sử dụng.

GO được tính theo giá cơ bản hoặc giá sản xuất. GO tính theo giá nào thì VA được tính theo giá đó.

Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản được tính bằng GO theo giá cơ bản trừ (-) tiêu dùng trung gian theo giá sử dụng.

VA theo giá cơ bản, bao gồm: Tất cả các loại trợ cấp (trợ cấp sản phẩm và trợ cấp sản xuất khác) nhưng không bao gồm tất cả các loại thuế sản phẩm.

Các thành phần của VA theo giá cơ bản gồm:

(1) Thu nhập của người lao động gồm tiền lương, tiền công (kể cả trả công bằng hiện vật); các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản chi hỗ trợ khác cho người lao động tính vào chi phí sản xuất (không tính các khoản từ các quỹ trích ra sau kết quả sản xuất của đơn vị).

(2) Thuế sản xuất khác là thuế đánh vào quá trình sản xuất của đơn vị sản xuất kinh doanh. Thuế sản xuất khác gồm: Thuế môn bài, thuế môi trường, thuế tài nguyên,…. và các khoản lệ phí coi như thuế (lệ phí trước bạ, lệ phí liên quan đến sản xuất kinh doanh, …).

(3) Khấu hao tài sản cố định là số tiền trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

ở đơn vị phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh.

(4) Giá trị thặng dư hoặc Thu nhập hỗn hợp

(4.1) Giá trị thặng dư gồm lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh, lãi trả tiền vay ngân hàng, chi mua bảo hiểm tài sản.

(4.2) Thu nhập hỗn hợp chỉ xuất hiện đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể


do trên thực tế khó phân tách tiền lương, tiền công của chủ hộ và lao động là thành viên của hộ với giá trị thặng dư.

VA còn được tính theo phương pháp thu nhập bằng cách cộng trực tiếp các bộ phận cấu thành nói trên.

1.2.2.3. Khái niệm và phương pháp tính chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước

a. Khái niệm

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm).

GDP luôn được đánh giá theo giá sử dụng.

b. Phương pháp tính

GDP được tính theo ba phương pháp: phương pháp sản xuất, phương pháp thu nhập và phương pháp sử dụng.

Theo phương pháp sản xuất, GDP được tính từ tổng VA theo giá cơ bản của tất cả các ngành kinh tế như sau:


GDP =

Tổng VA theo

giá cơ bản +

Tất cả các loại

-

thuế sản phẩm

Tất cả các loại trợ cấp sản phẩm

Ở đây các khoản thuế sản phẩm và trợ cấp sản phẩm bao gồm cả thuế nhập khẩu và trợ cấp nhập khẩu.

Theo phương pháp thu nhập: GDP bằng Tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như: Lao động, vốn, đất đai, máy móc. Theo phương pháp này, GDP bao gồm 4 yếu tố: Thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật), thuế sản xuất (đã giảm trừ phần trợ cấp sản phẩm), khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp. Công thức tính GDP có dạng sau:


GDP =

Thu nhập của người lao

động từ +

sản xuất


Thuế sản xuất

(đã giảm trừ trợ + cấp sản phẩm)

Khấu hao TSCĐ

dùng trong sản xuất

Thặng dư hoặc

+

thu nhập

hỗn hợp


Theo phương pháp sử dụng: GDP bằng tổng của 3 yếu tố: Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và nhà nước; tích lũy tài sản (cố định, lưu động và quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Công thức tính GDP như sau:


GDP =

Tiêu dùng

+

cuối cùng

Tích luỹ tài sản

Chênh lệch xuất nhập

+

khẩu hàng hoá và dịch vụ

1.2.2.4. Khái niệm và phương pháp tính tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

a. Khái niệm

Tốc độ tăng GDP là tỷ lệ phần trăm tăng lên của GDP thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Tốc độ tăng GDP thường được tính từ GDP theo giá so sánh (giá năm gốc) của năm báo cáo so với năm trước năm báo cáo.

Hiện nay, khi đề cập đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thường gắn với tốc độ tăng GDP và một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có liên quan.

b. Phương pháp tính

- Tốc độ tăng trưởng GDP năm báo cáo so với năm trước được tính theo giá so sánh (giá năm gốc) theo công thức sau:


Trong đó:


dGDP =

GDPn GDPn-1


x 100 - 100


dGDP - Tốc độ tăng trưởng GDP năm báo cáo so với năm trước năm báo cáo (%) GDPn - Tổng sản phẩm trong nước của năm báo cáo theo giá so sánh;

GDPn-1 - Tổng sản phẩm trong nước của năm trước năm báo cáo theo giá so sánh;

GDPn

n

GDP0

- Tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân theo thời kỳ (nhiều năm). Công thức tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân theo thời kỳ:



Trong đó:

dGDP (

1) x100


dGDP - Tốc độ tăng GDP bình quân năm thời kỳ; từ sau năm gốc so sánh đến năm thứ n;

GDPn- Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh năm cuối (năm thứ n) của

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 18/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí