Ứng Dụng Bảng I-O Dạng Phi Cạnh Tranh Đánh Giá Tác Động Tổng Hợp Của Du Lịch Đến Tăng Trưởng Kinh Tế


dùng nói chung đến tăng trưởng kinh tế một cách tổng hợp nhất, toàn diện nhất trong mối quan hệ cung, cầu cần sử dụng Bảng I-O và các hệ số chi phí trực tiếp và hệ số chi phí toàn phần. Tiểu mục này sẽ giới thiệu mối quan hệ trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịchtăng trưởng kinh tế dựa trên Bảng I-O. Từ đó giới thiệu cách ứng dụng Bảng I-O dạng phi cạnh tranh để đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Kết thúc tiểu mục là phần trình bày thiết kế tổng thể của nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu làm cơ sở xây dựng phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin và phương pháp tính toán tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế trong hai mục tiếp theo của chương này.

Theo đối tượng sử dụng, du lịch được chia thành hai phần: du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Du lịch quốc tế thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Du lịch nội địa được biểu hiện qua các chỉ tiêu phản ánh chi tiêu của khách du lịch nội địa. Chi tiêu của khách du lịch quốc tế và du lịch nội địa đều được phản ánh bằng chỉ tiêu tương ứng trong tổng cầu trong nền kinh tế. Hai chỉ tiêu chủ yếu phản ánh chi tiêu của khách là Xuất khẩu trực tiếp và Tiêu dùng cuối cùng của cá nhân trong sử dụng cuối cùng. Các khoản chi tiêu này có tác động ngược lại đến cung như thế nào trong vòng tròn khép kín của các chu trình sản xuất, trong mối quan hệ liên ngành của một nền kinh tế? Bảng I-O sẽ giúp chúng ta lượng hóa được những mối liên hệ đó.

Từ phía cung, theo cách tiếp cận từ người cung cấp các sản phẩm vật chất và dịch vụ cho hoạt động du lịch và khách du lịch, đó chính là các công ty du lịch và các công ty phục vụ hoạt động du lịch. Các công ty hoặc hãng du lịch tạo ra các chuyến du lịch quốc tế và nội địa đều thực hiện theo một quy trình công nghệ tương tự nhau. Nói cách khác, không có sự khác nhau trong quy trình sản xuất để tạo ra các chuyến du lịch cho du khách trong nước và nước ngoài. Các công ty du lịch đều thực hiện hoạt động sản xuất theo các bước như nhau: nhận đơn đặt hàng và xây dựng lộ trình cho các chuyến du lịch theo yêu cầu từ phía khách hàng, đặt vé máy bay, thuê xe ôtô đón, đặt khách sạn, nhà trọ, đặt ăn, nghỉ, mua vé tham quan, vui chơi, giải trí,… và tổ chức thực hiện các chuyến du lịch theo lộ trình đã định cho khách hàng. Các khoản chi phí này đã được tính trong giá của mỗi chuyến du lịch cho mỗi du khách. Theo SNA, giá trị sản xuất của hoạt động du lịch theo phân ngành kinh tế (ISIC4.1 hoặc VSIC 2007) chỉ là một phần doanh thu mà công ty du lịch thu được. Nó không bao gồm phần thu để chi hộ cho khách hàng mà chỉ bao gồm phần phí mà công ty du lịch thu do việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chuyến du lịch cho du khách. GO được tính cho ngành 79 trong VSIC 2007. Tuy nhiên tác động trực tiếp


tính toán từ chi tiêu của khách du lịch đối với Giá trị sản xuất của nền kinh tế có phạm vi rộng hơn rất nhiều. Nó không chỉ bao gồm toàn bộ doanh thu do các công ty du lịch nhận được để thực hiện chuyến du lịch (gồm cả phần thu để chi hộ cho khách hàng) mà còn bao gồm doanh thu của các đơn vị khác phục vụ trực tiếp du khách trong quá trình đi du lịch. IC cho hoạt động sản xuất của các công ty du lịch và các đơn vị khác phục vụ du khách (thể hiện trong Ô I của Bảng I-O) bao gồm chi phí thuê văn phòng, chi về điện, nước, xăng, dầu, điện thoại, internet, dịch vụ vệ sinh, bảo vệ, tư vấn pháp lý, kiểm toán, kế toán,… và các chi phí có liên quan đến cung cấp tất cả các sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các du khách như: đi lại, ăn, ở, vui chơi giải trí,… . Do vậy, phần tác động trực tiếp vào VA hoặc GDP do du lịch tạo ra bao gồm tổng giá trị tăng thêm của tất cả các đơn vị, tổ chức và cá nhân phục vụ du khách (thông qua hoặc không thông qua các hãng du lịch). Trong đó, những tác động trực tiếp của các công ty du lịch chiếm một phần không đáng kể so với tác động trực tiếp từ tổng chi tiêu của khách du lịch tạo nên. Theo ước tính cho năm 2013 của tác giả luận án, VA của các công ty du lịch hoạt động lữ hành chỉ chiếm khoảng 0,2 % GDP. Tác động trực tiếp của du lịch đối với GDP được tính toán thông qua Hệ số chi phí trực tiếp (ma trận A) và tổng chi tiêu của khách du lịch.

Từ phía cầu, trên giác độ sử dụng, có hai loại khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch, đó là: Khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Các khách du lịch ngoài việc sử dụng dịch vụ của các công ty du lịch họ còn sử dụng các dịch vụ về vận tải, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, mua sắm,… Hầu hết chi tiêu của khách du lịch được phản ánh trong Sử dụng cuối cùng hoặc Nhu cầu cuối cùng tại - Ô III của Bảng I-O.

Tổng chi tiêu của khách du lịch chủ yếu được tính vào tổng tiêu dùng của nền kinh tế. Chính vì vậy, UNWTO đã xây dựng TSA qua việc thu thập thông tin và tính toán tổng chi tiêu của khách du dịch. Tổng chi tiêu này sẽ lớn hơn nhiều so với doanh thu và VA của hoạt động du lịch do các công ty hoặc các hãng du lịch thực hiện.

Đo lường theo cách nói trên chỉ phản ánh một cách trực tiếp từ phía cung hoặc từ phía cầu ảnh hưởng của ngành du lịch đối với GDP. Khi sử dụng Bảng I-O cho phép tính toán và đo lường được đầy đủ và toàn diện nhất ảnh hưởng của hoạt động này đối với tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ cung cầu của những vòng tròn sản xuất biểu diễn liên ngành và hệ số lan tỏa xác định. Những tác động gián tiếp và tác động tổng hợp đến toàn bộ nền kinh tế do tác động từ phía cầu được tính toán thông qua Hệ số chi phí toàn phần trong mối quan hệ liên ngành của Bảng I-O theo công thức dưới đây.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quan hệ hàm số cơ bản của Bảng I-O có dạng:

A.X + Y = X

Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 9

hoặc X = (I - A)-1 Y


Ở đây:

A: Ma trận hệ số IC trực tiếp. X: Giá trị sản xuất.

Y: Sử dụng cuối cùng (hay GDP, bao gồm tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản gộp, xuất khẩu trừ nhập khẩu).

Cỡ của ma trận A bằng số ngành được khảo sát trong mô hình; phần tử aij của ma trận A được xác định aij = Fij / Xj. (2.5)

- Fij biểu hiện một lượng sản phẩm i được sử dụng làm đầu vào cho quá trình sản xuất của ngành j;

- Xj biểu hiện một lượng giá trị sản xuất X của ngành j được tạo ra tương ứng với lượng đầu vào Fij .

Ma trận A có những tính chất sau:

+ Phần tử aij của ma trận A thể hiện: Ngành j để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm j cần sử dụng IC là sản phẩm i một lượng là aij.

+ aij < 1

+ aij không thể là số âm

+ Tổng các phần tử trong mỗi cột phải nhỏ hơn hoặc bằng 1. Nếu không, có nghĩa là IC của một ngành sẽ cao hơn GO của ngành đó, như vậy VA của ngành đó sẽ âm, ngành đó sẽ phá sản.

2.1.3. Ứng dụng Bảng I-O dạng phi cạnh tranh đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế

Phương trình ∆X = (I-Ad)-1∆Yd được sử dụng để đánh giá tác động đối với toàn bộ nền kinh tế, trong đó ∆Yd là lượng thay đổi cầu cuối cùng của hàng hóa và dịch vụ trong nước; là véc tơ tác động ban đầu được sử dụng để lượng hóa tất cả các tác động tới các ngành kinh tế.

- Tác động tới sản lượng: ∆X = (I-Ad)-1∆Yd (2.6)

Theo Sổ tay Biên soạn và phân tích Bảng I-O của Liên hợp quốc (Tổng cục


Thống kê, 2003), công thức tính toán tổng tác động của hoạt động trên quan hệ cung cầu, như sau:

+ Đối với Giá trị tăng thêm (VA)

V= v X (2.7)

Trong đó:

V: Sự thay đổi của VA khi có sự thay đổi của GO X v: véc tơ hệ số theo dòng của VA

+ Đối với lao động

L= l X (2.8)

Trong đó:

L: Sự thay đổi lao động khi có sự thay đổi của GO X l: véc tơ hệ số về lao động

Sự thay đổi của GO ( X) được xác định qua sự thay đổi của Sử dụng cuối cùng ( Y) theo công thức cơ bản của Bảng I-O dưới đây:

X = (I A d) 1. Yd

Với (I-Ad)-1 là ma trận hệ số chi phí toàn phần Leontief của ma trận dạng không cạnh tranh.

Yd thể hiện sự thay đổi của Sử dụng cuối cùng những sản phẩm sản xuất trong nước.

Với cách tiếp cận trực tiếp, chi tiêu của khách du lịch được xem xét là tác động đến cung của nền kinh tế. Khi đó GO do tác động trực tiếp của du lịch tương ứng với chi tiêu của khách du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế chi tiêu của khách du lịch tác động đến cầu nền kinh tế qua tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và xuất khẩu trực tiếp sản phẩm vật chất và dịch vụ. Từ đó, tác động gián tiếp lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế và tạo nên tác động tổng hợp của du lịch phản ánh qua các chỉ tiêu GO, VA và lao động được lượng hóa theo công thức (2.6), (2.7) và (2.8) đã trình bày ở trên. Tác động tổng hợp đến nền kinh tế của du lịch được xác định là tổng của tác động trực tiếp và tác động gián tiếp.


2.1.4. Ý nghĩa của đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp trong Bảng I-O

Những thay đổi về cầu cuối cùng tác động đến toàn bộ hệ thống kinh tế. Thay đổi trong cầu cuối cùng có thể do thay đổi về cơ cấu tiêu dùng nội địa của tư nhân, hộ gia đình hay chính phủ quốc gia đó, hoặc do xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Trong các nghiên cứu tác động, thay đổi về cầu cuối cùng được coi là tác động trực tiếp, cú sốc trực tiếp, ảnh hưởng trực tiếp hay tác động ban đầu vì đây là cú sốc ngoại sinh làm kích thích toàn bộ hệ thống kinh tế. Khi sốc do cầu tiêu dùng cuối cùng (tiêu dùng du lịch) gây ra, nền kinh tế phản ứng lại bằng cách tạo ra những sản phẩm mới (tăng GO) thông qua các giao dịch liên ngành trong nền kinh tế.

Việc tính toán nhân tử này cho biết cầu tiêu dùng cuối cùng (tiêu dùng du lịch) thay đổi 1 đơn vị từ sản phẩm (ví dụ sản phẩm nông nghiệp dẫn đến kết quả thay đổi về GO là bao nhiêu đơn vị (ví dụ 1.75 đơn vị). Phần tăng lên thuần chỉ là 0.75 khi tính giá trị tăng lên thuần bằng cách trừ thay đổi của GO với thay đổi ban đầu của cầu cuối cùng. Khái niệm cơ bản về nhân tử sản lượng (Output multiplier – OM) được hiểu là thay đổi về sản lượng (GO) do thay đổi từ cầu cuối cùng.

∆X

Nhân tử sản lượng (OM) = =

Thay đổi sản lượng

∆Y Thay đổi cầu cuối cùng

Tác động trực tiếp + Tác động gián tiếp

=

Tác động trực tiếp

Nguồn: Tadayyuki Hara (2008)


Trong ví dụ này, tạo cú sốc bằng 1 cho cầu cuối cùng của ngành nông nghiệp, GO thay đổi là 1.75, như vậy nhân tử sản lượng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế là 1.75. Tác động trực tiếp là 1, tác động gián tiếp là 0.75, nhân tử sản lượng ngành nông nghiệp là 1.75/1 = 1.75. Tác động tăng thêm 0.75 là do nền kinh tế gián tiếp phản ứng lại với cú sốc trực tiếp dương (+1) thông qua sự phụ thuộc liên ngành giữa các ngành kinh tế. Đây là những phản ứng đáp trả của các ngành kinh tế trước sự thay đổi cầu cuối cùng của ngành nông nghiệp và được gọi là tác động gián tiếp.

Ảnh hưởng kết hợp của tác động trực tiếp và tác động gián tiếp có thể được xem xét tương quan bằng cách cho tác động trực tiếp (hay tác động ban đầu) bằng 1, từ đó có thể tính được quy mô thay đổi GO theo đó. Kết quả thay đổi sản lượng lớn mức nào sẽ là phản ứng đáp trả tương ứng với tác động ban đầu và chính là khái niệm nhân tử


sản lượng. Trong ví dụ ở trên, tác động trực tiếp là 1 đối với ngành nông nghiệp tạo ra tác động gián tiếp là 0.75 và tổng 2 tác động này là 1.75. Vì tác động trực tiếp là 1, quy mô thay đổi tổng 2 tác động là 1.75 lần lớn hơn tác động trực tiếp.

Tổng ảnh hưởng của tác động trực tiếp và tác động gián tiếp tới GO phản ánh tổng tác động được tạo nên từ sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngành kinh tế. Đó chính là tác động tổng hợp đến toàn bộ nền kinh tế.

2.2. Xác định nguồn thông tin đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế

Để phục vụ đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế, cần xác định các thông tin về du lịch, Bảng I-O và thông tin khác có liên quan.

2.2.1. Xác định nguồn thông tin về du lịch

Như đã trình bày tại mục 1.1.2.3, Luận án sử dụng chỉ tiêu chi tiêu du lịch thay thế cho chỉ tiêu tiêu dùng du lịch để đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế với các lý do sau đây:

- Về lý thuyết, việc xác định và nhận dạng chỉ tiêu tiêu dùng du lịch phức tạp hơn;

- Xét trên toàn bộ nền kinh tế, tổng tiêu dùng du lịch và tổng chi tiêu du lịch không có sự khác biệt lớn về quy mô.

- Trên thực tế việc xác định và tính toán chỉ tiêu chi tiêu du lịch dễ dàng hơn. Hiện nay, chỉ tiêu chi tiêu du lịch đã và đang được tính toán và công bố ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới qua điều tra về chi tiêu của khách du lịch và số lượng khách du lịch.

Nguồn thông tin về du lịch được xây dựng dựa trên nguồn thông tin thu thập từ khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa. Khi tích hợp với các chỉ tiêu trong SNA, chỉ tiêu chi tiêu của khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa được sử dụng thay thế cho chỉ tiêu tiêu dùng du lịch.

Nghiên cứu đánh giá tác động của du lịch theo Bảng I-O được thực hiện dựa trên thông tin từ chi tiêu của khách du lịch. Để tính được chi tiêu của khách du lịch cần thu thập thông tin về số lượt khách du lịch và chi tiêu bình quân cho một lượt khách. Các thông tin này được thu thập, tổng hợp và xử lý riêng cho khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Chỉ tiêu chi tiêu của khách du lịch được tích hợp trong SNA tương ứng với nhóm danh mục ngành sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng của nền kinh tế. Để thực hiện được việc tích hợp này, chi tiêu của khách du lịch quốc tế, khách du lịch


nội địa và các chỉ tiêu trong SNA cần được phân tổ thống nhất trên cùng một danh mục sản phẩm chi tiêu. Do đó, trước tiên cần xây dựng danh mục sản phẩm chi tiêu du lịch căn cứ vào kết quả các cuộc điều tra chi tiêu khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Danh mục này được sử dụng thống nhất khi gộp Bảng I-O và tổng hợp các chỉ tiêu khác có liên quan.

2.2.1.1. Xác định nguồn thông tin đối với khách du lịch quốc tế

Để xác định được chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến, cần xác định nguồn thông tin để thu thập dữ liệu đối với chỉ tiêu:

- Tổng số lượt khách du lịch quốc tế, chia ra khách nghỉ qua đêm và khách đi trong ngày;

- Chi tiêu bình quân cho một lượt khách du lịch quốc tế, chia ra khách nghỉ qua

đêm và khách đi trong ngày.

Thông tin về tổng số lượt khách du lịch quốc tế thường được Tổng cục Thống kê khai thác từ Cơ quan Hải quan hoặc cục xuất, nhập cảnh của Cơ quan Công an. Để tách số khách du lịch quốc tế theo lượt khách nghỉ qua đêm và khách đi trong ngày có thể tổng hợp từ tờ khai xuất, nhập cảnh hoặc qua điều tra chọn mẫu.

Chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch quốc tế tính riêng cho khách nghỉ qua đêm và khách đi trong ngày được thu thập và tổng hợp qua điều tra chọn mẫu về chi tiêu của khách du lịch quốc tế do Tổng cục Thống kê (TCTK) thực hiện.

2.2.1.2. Xác định nguồn thông tin đối với khách du lịch nội địa

Để xác định được tổng chi tiêu của khách du lịch nội địa, cần xác định nguồn thông tin để thu thập các chỉ tiêu dưới đây:

- Tổng số lượt khách du lịch nội địa, chia ra khách nghỉ qua đêm và khách đi trong ngày;

- Chi tiêu bình quân cho một lượt khách du lịch nội địa, chia ra khách nghỉ qua

đêm và khách đi trong ngày.

Thông tin về tổng số khách du lịch nội địa được thu thập qua điều tra tại các

điểm du lịch và tại các cơ sở lưu trú.

Các thông tin về chi tiêu của khách du lịch nội địa có được qua điều tra và tính riêng cho khách nghỉ qua đêm và khách đi trong ngày do mức chi tiêu của hai loại khách này rất khác nhau.

Thông tin về chi tiêu bình quân cho một lượt khách du lịch quốc tế và khách du


lịch nội địa cần được tách chi tiết và thống nhất theo cùng một danh mục các sản phẩm mà khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa đã chi tiêu.

2.2.1.3. Tích hợp chỉ tiêu chi tiêu của khách du lịch trong hệ thống tài khoản quốc gia

Nghiên cứu tác động của du lịch được xem xét từ chi tiêu của các loại du lịch

ứng với các chỉ tiêu phản ánh nhu cầu sử dụng sản phẩm của Bảng I-O và SNA.

- Chi tiêu của khách du lịch nội địa chủ yếu, được tính vào tiêu dùng cuối dùng của hộ dân cư;

- Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến, được tính vào xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (xuất khẩu trực tiếp);

- Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đi, được tính vào nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (nhập khẩu trực tiếp).

Chi tiêu của khách du lịch quốc tế thuần được xác định theo công thức sau:


Chi tiêu của khách du lịch quốc tế thuần

Chi tiêu của khách

= -

du lịch quốc tế đến

Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đi

Ở đây, Chi tiêu của khách quốc tế đi chỉ tính phần chi tiêu ở nước ngoài. Cách tính này phù hợp với cách tính chỉ tiêu xuất khẩu thuần trong SNA:

Xuất khẩu thuần = Xuất khẩu - Nhập khẩu

Một câu hỏi đặt ra là, việc đánh giá tác động của du lịch quốc tế đến tăng trưởng kinh tế dựa trên chi tiêu du lịch quốc tế đến hay du lịch quốc tế thuần (bằng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến trừ chi tiêu của khách du lịch quốc tế đi). Nếu như chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến là một phần của chỉ tiêu xuất khẩu trong SNA thì chi tiêu của khách du lịch quốc tế thuần là một phần của chỉ tiêu xuất khẩu thuần trong SNA. (Cách tính chỉ tiêu xuất khẩu thuần theo như công thức trên). Nghiên cứu thực hiện đo lường tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế được tính toán cho du lịch trong nước, gồm du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa với các lý do sau đây:

(1) Cho đến nay, ở Việt Nam và nhiều quốc gia chưa có thông tin về chi tiêu của khách du lịch quốc tế đi. Một số nước đã tiến hành thu thập thông tin về chi tiêu của khách quốc tế đi nhưng thông tin còn nhiều hạn chế. Do đó, ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới chưa tính được chỉ tiêu chi tiêu khách du lịch quốc tế thuần.

(2) Chi tiêu ở nước ngoài của khách quốc tế đi chỉ phản ánh nhu cầu sử dụng sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, nơi du khách đến; không phản ánh nhu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023