Cơ Sở Vật Chất Kinh Tế Phục Vụ Kinh Doanh Du Lịch Và Cơ Sở Hạ Tầng Của Điểm, Khu Du Lịch

thu hút sự nghiên cứu của nhóm khách du lịch muốn tìm hiểu cơ cấu chính trị xã hội của một nước, một địa phượng

Truyền thống chống giặc ngoại xâm, những địa danh, những nơi đã ghi đậm chiến công chống kẻ địch, nơi dàn trận đón địch, diễn ra những trận chiến đầy oanh liệt trong chặng đường phát triển, dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, chiến thắng của quân và dân ta dưới các triều đại của nhà nước phong kiến từ thời họ Hồng Bàng cho đến ngày nay. Đó cũng là những điểm đến du lịch cho các nhà quân sự, các cựu chiến binh, các thế hệ nối tiếp của các cưụ chiến binh đến tìm lại dấu tích xưa của họ và cha ông họ. Một số sự kiện đặc biệt trong đời sống văn hoá tinh thần như: Tổ chức giải bóng đá khu vực và quốc tế, thi đấu thể dục thể thao, âm nhạc, hội chợ … thường thu hút một lượng khách rất lớn.

1.2.2. Cơ sở vật chất kinh tế phục vụ kinh doanh du lịch và cơ sở hạ tầng của điểm, khu du lịch

Cơ sở vật chất kinh tế phục vụ kinh doanh du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ thoả mãn các nhu cầu của du khách như: cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, phương tiện giao thông vận tải, các khu nhà giải trí … Ngoài ra cơ sở vật chất kinh tế kinh doanh du lịch còn bao gồm tất cả những công trình mà tổ chức du lịch xây dựng bằng vốn đầu tư của chính mình như rạp chiếu phim, sân vận động thể thao … cơ sở vật chất kinh tế phục vụ kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm du lịch. Phát huy tối đa, có hiệu quả tài nguyên du lịch quốc gia của địa phương đến đâu, đáp ứng nhu cầu của du khách đến mức độ nào đều phụ thuộc vào cơ sở vật chất kinh tế kinh doanh du lịch bởi vì du khách đến thưởng thức các sản phẩm du lịch thì trước hết họ phải có chỗ lưu lại để ăn uống nghỉ ngơi.

Cơ sở hạ tầng bao gồm cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội là những loại không phải chỉ do các tổ chức kinh doanh du lịch xây dựng mà của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia cùng đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu về đời sống, sinh hoạt, sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường sá, sân bay, bến cảng, công viên, hệ thống y tế, giáo dục quốc gia, khu vui chơi giải trí của toàn dân, mạng lưới thương nghiệp của khu dân cư, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước… Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới hiện nay, cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, xã hội đều đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi nó là đòn seo, điểm tựa không thể thiếu thúc đẩy mọi hoạt động của một đất nước. Đối với hoạt động kinh doanh du lịch thì cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế xã hội là những yếu tố phục vụ quan trọng để khai thác mọi tiềm năng du lịch sản xuất ra các sản phẩm thoả mãn ngày càng tăng của khách du lịch. Một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng kinh tế phục vụ đắc lực nhất cho hoạt động kinh doanh du lịch là hệ thống giao thồng vận tải. Số lượng, chất lượng của cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội là điều kiện quan trọng để thoả mãn nhu cầu cho du khách và nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh du lịch. Mặt khác, phát triển kinh tế du lịch có hiệu quả là cơ sở để tạo ra vật chất góp phần trực tiếp hoàn thiện và xây dựng mới cơ sở hạ tầng cho các ngành kinh tế khác của một quốc gia.

1.2.3. Điều kiện kinh tế

Đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quá trình đầu tư, tồn tại và phát triển kinh tế du lịch. Xuất phát từ mối liên hệ khăng khít giữa kinh tế du lịch với các ngành kinh tế khác trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc hội đồng kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC), một đất nước có thể phát triển kinh tế du lịch vững chắc, nếu nước đó tự sản xuất và phân phối được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Khi họ phải chấp nhận đại đa số trang thiết bị, hàng hoá để xây dựng cơ sở

vật chất kỹ thuật và để bảo đảm phục vụ khách du lịch thì hầu hết lợi nhuận thu được do du lịch mang lại sẽ rơi vào tay tư bản nước ngoài. Những nước có nền kinh tế phát triển, có điều kiện sản xuất ra nhiều của cải vật chất có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch. Biểu hiện rõ nét của quá trình phát triển kinh tế là nền sản xuất xã hội. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng quyết định nhất bởi nó làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu du lịch thành hiện thực. Các nhà kinh điển đã chỉ ra rằng sự xuất hiện và mở rộng những nhu cầu của con người nói chung, nhu cầu du lịch nói riêng là kết quả của sự phát triển sản xuất xã hội. Nền sản xuất xã hội càng phát triển nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nói chung, trong đó có sản phẩm du lịch của nhân dân càng lớn, việc thoả mãn nhu cầu đó càng cao hơn. Thực tế hiện nay cho thấy ở những nước có kinh tế chậm phát triển, thu nhập bình quân GDP trên đầu người thấp thì nhu cầu du lịch hạn chế và ngược lại.

Trong các ngành kinh tế, sự phát triển của các ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có vai trò không kém phần quan trọng đối với hoạt động kinh doanh du lịch. Nông nghiệp cung cấp cho ngành du lịch một khối lượng lớn lương thực thực phẩm. Các ngành công nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng như chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, đường, thịt, sữa, đồ hộp, chế biến và sản xuất bia … công nghiệp nhẹ đóng vai trò quan trọng trong cung cấp vật tư cho du lịch như công nghiệp dệt, đồ dùng thuỷ tinh, sành sứ, đồ gốm, thủ công mỹ nghệ … .

Thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ là nhân tố trực tiếp góp phần làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch. Khoa học - công nghệ đã làm cho hoạt động sản xuất của con ngưới thay đổi tận gốc rễ, lao động chân tay ngày càng được giải phóng, lao động trí óc tăng lên, xuất hiện một nhu cầu khách quan cần phải phục hồi sức lực sau những ngày làm việc căng thẳng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

thông qua con đường nghỉ ngơi, du lịch. Nhờ áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất mà năng xuất lao động của con người không ngừng được tăng lên, mức thu nhập của mỗi người lao động tăng, đời sống tinh thần và vật chất không ngừng được nâng cao. Đó là tiền đề tăng thêm khả năng hiện thực của con người tham gia hoạt động du lịch và tạo cho kinh tế du lịch có bước phát triển vững chắc hơn. Đồng thời, thành tựu khoa học - công nghệ được áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế du lịch sẽ là điều kiện thuận lợi để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ, giá trị hàng hoá trong sản phẩm tăng nhiều hơn khi lưu thông trên thị trường.

1.2.4 Yếu tố dân cư và lao động

Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa - 6

Dân cư là nguồn gốc để tạo ra nguồn nhân lực lao động cho xã hội, vừa là lực lượng trực tiếp tham gia quyết định phát triển kinh tế du lịch, đồng thời còn là lực lượng trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm du lịch. V.I.Lênin cho rằng : „việc nông dân di chuyển tới các thành phố đã kéo họ vào cơn lốc của cuộc sống xã hội hiện đại, nâng cao trình độ nhận thức của họ và làm cho họ quen với thói quen và nhu cầu văn hoá‟[43, tr.711 ]. Dân số của một quốc gia tăng lên, lao động tăng lên, làm chuyển dịch số lượng lao động giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân, tạo ra mật độ dân số mới sẽ kéo theo hoạt động du lịch tăng lên. Do đó việc nắm vững số lượng dân số, đặc điểm dân cư và lao động có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế du lịch. Cung và cầu của du lịch tuỳ thuộc rất lớn vào các đặc điểm xã hội nhân khẩu, trình độ dân trí và mật độ dân cư. Sự tập trung dân cư vào các thành phố, sự gia tăng dân số, tăng mật độ, tuổi thọ trung bình hay quá trình đô thị hoá ... đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan mật thiết đến phát triển kinh tế du lịch.

Thời gian rỗi của nhân dân đóng vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch, muốn có một chuyến du lịch đòi hỏi phải có thời gian nghỉ, đây là điều kiện cần thiết cho du lịch. Nhờ có các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại mà ngày

nay năng suất lao động không ngừng được nâng cao, kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng được cải thiện. Xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới trong đó có nước ta là giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi, như vậy quỹ thời gian ngoài giờ làm việc tăng lên và đây là điều kiện để cho người lao động có thu nhập bố trí thời gian dành cho hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, thu nhập của người dân đóng vai trò quan trọng, đây là yếu tố cần thiết cho tiêu thụ các sản phẩm du lịch. Khi đi du lịch và lưu trú ngoài nơi cư trú thưòng xuyên, du khách bắt đầu chi tiêu các khoản trong suốt hành trình du lịch như tiền tàu xe, tiền thuê nhà ở, tiền ăn uống, tiền mua hàng hoá, thưởng thức các dịch vụ về tinh thần như ngắm cảnh, xem ca nhạc ... Những nước có thu nhập bình quân đầu ngưòi cao, có nền kinh tế phát triển, hàng năm tiêu thụ các sản phẩm du lịch với số lượng lớn kể cả trong và ngoài nước. Đối với họ nghỉ ngơi, giải trí, du lịch trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu được. Mặt khác, khi trình độ dân trí ngày càng cao, kinh tế đầy đủ thì lòng ham hiểu biết làm quen với các nước xa gần cũng ngày càng tăng và như vậy trong nhân dân sẽ hình thành thói quen đi du lịch ngày càng nhiều. Ngược lại, khi đón tiếp du khách từ nơi khác đến nước họ thì thái độ cư xử, định hướng cho khách thưởng thức các sản phẩm du lịch ở đó cũng thuận lợi hơn rất nhiều.

1.2.5. Nhân tố quốc phòng - an ninh, chính trị - xã hội

Một nền quốc phòng vững mạnh sẽ đủ sức để bảo vệ đất nước, răn đe, trấn áp thù trong giặc ngoài, tiêu diệt mọi kẻ thù đe doạ đến hoà bình, an nguy của đất nước, dân tộc, chế độ. An ninh đảm bảo, tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định là điều kiện quan trọng cần thiết để phát triển kinh tế du lịch bền vững, hiệu quả, nó bảo đảm mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học - công nghệ, văn hoá và chính trị không chỉ các vùng, các dân tộc trong nước mà còn cả khu vực và quốc tế. Kinh tế du lịch chỉ có thể phát triển được khi và chỉ

khi giữa các dân tộc có tình hữu nghị hiểu biết lẫn nhau, hoà bình, ổn định được thiết lập, các mối quan hệ kinh tế quốc tế, sự trao đổi du lịch quốc tế ngày càng mở rộng và phát triển. Các nước có tình hình chính trị quân sự ổn định thường có sự hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Khi đến đó khách du lịch thực sự được hượng thụ bầu không khí chính trị hoà bình, ổn định thân thiện, họ cảm nhận được sự thân thiện, bình đẳng không có sự phân biệt chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo ... của chủ nhà. Du khách có thể giao lưu, làm quen, hưởng thụ những nét văn hoá mới lạ từ những người dân địa phương nơi họ đến, nhờ du lịch mà các dân tộc hiểu biết nhau hơn, gần gũi, sống với nhau thân thiện hơn và tất yếu khi có du khách càng đông thì số lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch sẽ được tiêu thụ càng nhiều hơn. Ngược lại kinh tế du lịch không thể phát triển được nếu như mất ổn định về chính trị, an ninh - quốc phòng không bảo đảm tốt, điều này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đe doạ đến sự an toàn của du khách.

Trong hoạt động kinh doanh du lịch điều kiện về chính trị xã hội cũng là yếu tố quan trọng, nó quyết định đến hướng chiến lược phát triển, các quy hoạch, các dự án đầu tư cho các khu, điểm du lịch. Tài nguyên thiên nhiên và nhân văn để đầu tư cho phát triển kinh tế du lịch không đáng kể nhưng nhờ có chính sách, chiến lược đúng đắn đã phát triển nhiều loại hình dịch vụ du lịch hàng năm thu hút một lượng du khách rất lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được nhiều vấn đề nan giải tại địa phương như việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo „chất men‟ thu hút đầu tư cho các ngành kinh tế khác.‌

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển kinh tế du lịch

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch ở Hải Phòng

Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của cả nước đã được nhà nước định hướng tập trung xây dựng thành một trung tâm kinh tế thương mại của vùng Duyên Hải và đồng bằng Bắc bộ, là một cực quan trọng trong cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc : Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vị trí địa

lý, hệ thống đường thuỷ cùng mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển và sân bay đã tạo cho Hải Phòng trở thành một cửa biển quan trọng nhất khu vực miền Bắc Việt Nam, có điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu kinh tế với cả nước và nước ngoài. Hải Phòng còn có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, cũng là nơi các nhà kinh doanh trong và ngoài nước tới khảo sát đầu tư. Thiên nhiên và lịch sử văn hoá dân tộc đã kiến tạo cho Hải Phòng hội tụ khá đầy đủ tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.

Kể từ khi Việt Nam thực hiện chiến lược kinh tế mới, du lịch Hải Phòng phát triển nhanh chóng. Năm 2007, Hải Phòng đón 808455 lượt khách quốc tế, năm 2008 đón 874295 lượt, năm 2009 đón 898200 lượt và đến tháng 6 năm 2010 là 912630 lượt. Những năm qua, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế hàng năm là 33,2% /năm ngày lưu trú bình quân đạt từ 2,0 - 2,2ngày/ khách [35]. Khách quốc tế đến Hải Phòng phần lớn do nối tour từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Một thị trường khách du lịch rất phù hợp với các sản phẩm du lịch Hải Phòng là khách du lịch Trung Quốc, nhất là các tỉnh phía nam Trung Quốc, rất gần gũi về địa lý, văn hoá, lịch sử, phong tục. Từ năm 1996 du khách Trung Quốc được đi bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái đến Hải Phòng và từ năm 1997 được phép dùng giấy thông hành nhập khẩu qua đường biển đến thẳng của khẩu cảng Hải Phòng nên khách du lịch quốc tế đến ngày càng nhiều.

Về khách du lịch nội địa đến Hải Phòng chủ yếu từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến thăm quan, nghỉ dưỡng tắm biển, tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, ngày lưu trú trung bình là 1,8 - 1,9 ngày/ khách. Tốc độ tăng trưởng của du lịch Hải Phòng những năm qua đạt 35, 3% / năm, sự tăng trưởng này đã thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.

Để đạt được những thành tựu đó, ngành du lịch Hải Phòng đã thực hiện những giải pháp :

- Giải pháp về nguồn lực : các doanh nghiệp du lịch giải quyết nguồn lực về vốn, tạo ra và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tận dụng tối đa nguồn vốn trong nước (vốn nhà nước và vốn tư nhân).

Xây dựng chiến lược đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch : các khu du lịch nghỉ dưỡng, thăm quan, vui chơi giải trí, nhà hàng, phương tiện vận chuyển, cơ sở đào tạo nhân viên du lịch, cảng du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo vệ và tăng giá trị môi trường sinh thái cho du lịch, tăng giá trị văn hoá, đầu tư cho quảng cáo, cho an ninh du lịch ...

Hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong vùng, đặc biệt là Hà Nội và Quảng Ninh để khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch, đa dạng hoá các loại hình du lịch.

Điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ lao động trong ngành, thực hiện chương trình đào tạo lại lao động ở các cấp độ khác nhau, các chuyên ngành khác nhau.

- Giải pháp về thị trường : nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng để từ đó xác định thị trường chính để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Song song với chiếm lĩnh thị trường khách quốc tế, du lịch Hải Phòng còn chú trọng khai thác thị trường khách du lịch nội địa, đặc biệt là thị trường khách tại chỗ, thủ đô Hà Nội và khu vực đồng bằng Bắc bộ.

Tập trung đầu tư xúc tiến tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch đã trở thành một nội dung quan trọng trong hoạt động du lịch Hải Phòng, sao cho du khách nhận được những thông tin chính xác và đầy đủ nhất đối với các sản phẩm du lịch (cả về giá cả, chất lượng, thời gian).

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch ở Quảng Ninh

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 15/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí