Phương Pháp Đánh Giá Tác Động Tổng Hợp Của Du Lịch Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Dựa Trên Bảng I-O


vào năm 1987 trong cuốn “Tư bản” khi Ông phân tích quá trình sản xuất sản phẩm và tìm thấy mối quan hệ trực tiếp theo định mức kỹ thuật giữa các yếu tố đầu vào tham gia quá trình sản xuất. Trong thời gian sống ở Liên Xô, Wassily Leontief đã phát triển tư tưởng của Marx, từ đó ông đã dùng toán học để lượng hóa toàn diện mối quan hệ cung - cầu của nền kinh tế trong một mô hình tuyến tính. Trong đó, mỗi một ngành hoạt động sản xuất được mô tả trong mối quan hệ tuyến tính giữa các sản phẩm vật chất và dịch vụ là chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất và số lượng sản phẩm sản xuất ra. Mối quan hệ của tất cả các ngành trong toàn bộ nền kinh tế được biểu hiện qua một hệ thống hàm tuyến tính với những hệ số được quyết định bởi quy trình công nghệ. Lần đầu tiên vào năm 1941, W.Leontief đã công bố bảng I-O 1919 và 1929 của Hoa kỳ với tên gọi “Cấu trúc của nền kinh tế Hoa Kỳ”.

Sau đó, Bảng I-O đã được phát triển và mở rộng để nghiên cứu nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, nhân khẩu học và môi trường,… . Một trong những điển hình của việc phát triển mô hình này là Ma trận hạch toán xã hội (Social Accounting Matrix – SAM) của Richard Stone (1966) và Bảng I-O liên vùng (Inter Regional IO) của Miyazawa vào những năm 70 của thế kỷ XX (Miyazawa’s Main Contribution, 1976). Những sự phát triển này tiếp tục được Miller và Blair hoàn thiện vào năm 1985. Đến nay, Bảng I-O được sử dụng như một công cụ quan trọng trong việc lượng hóa mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường.

Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) là một hệ thống thống kê phản ánh vĩ mô nền kinh tế, được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. SNA xuất bản phiên bản đầu tiên vào năm 1953 trên cơ sở báo cáo của Richard Stone với tên gọi “Định nghĩa và đo lường thu nhập quốc gia và tổng số có liên quan” (Definition and Measurement of National Income and Relate Totals). SNA 1953 không có Bảng I-O. Chính Richard Stone là người hoàn thiện hệ thống SNA bằng cách đưa Bảng I-O vào trong lần điều chỉnh năm 1968 và SNA coi Bảng I-O là trung tâm của toàn bộ hệ thống. Bảng I-O mô tả việc sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất theo từng ngành hoạt động. Các yếu tố này bao gồm:

- Chi phi phí trung gian (IC) gồm sản phẩm vật chất và dịch vụ;

- Lao động đo bằng thu nhập của người lao động;

- Tài sản cố định (TSCĐ) thể hiện qua chỉ tiêu khấu hao TSCĐ.

Bên cạnh đó sự tham gia của nhà nước đối với hoạt động sản xuất trong nền kinh tế được biểu hiện qua chỉ tiêu thuế sản xuất.

Bảng I-O không những cho biết chi phí trực tiếp của quá trình sản xuất mà cả các chi phí gián tiếp trong vòng tròn khép kín của quá trình sản xuất. Bảng I-O cho phép xem xét các hiện tượng kinh tế không chỉ từ phía cung hoặc phía cầu mà còn trong


mối quan hệ cung cầu của hoạt động sản xuất và tiêu dùng sản phẩm trong nền kinh tế. Trên cơ sở mối quan hệ tuyến tính giữa các ngành trong nền kinh tế, mô hình này lượng hóa được các tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp từ hệ số trực tiếp, gián tiếp và chi phí toàn phần.

2.1.1.2. Nội dung của Bảng cân đối liên ngành

a. Giả thiết của bảng cân đối liên ngành

Bảng I-O được xây dựng với một số giả thiết cơ bản dưới đây:

- Giả thiết tuyến tính: Phương trình trong hệ thống hàm W. Leontief được giả thiết có quan hệ tuyến tính. Giả thiết này cho rằng trong mỗi hoạt động sản xuất tạo ra một sản phẩm nào đó có quan hệ tuyến tính giữa số lượng sản phẩm sản xuất ra (đầu ra) và các sản phẩm vật chất và dịch vụ được sử dụng làm chi phí sản xuất (đầu vào). Trong nền kinh tế, mối quan hệ này được biểu diễn bởi một hệ thống hàm tuyến tính, với những hệ số quyết định bởi công nghệ sản xuất. W. Leontief đã đưa ra một hệ thống phương trình với nhiều ẩn số. Tổng số ẩn bằng tổng số phương trình nên bài toán có lời giải.

Các hệ số trong Bảng I-O còn được gọi là định mức kỹ thuật phản ánh mối quan hệ tuyến tính giữa các ngành của nền kinh tế chỉ có ý nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định.

Các nhà nghiên cứu về CGE phê bình giả thiết tuyến tính vì họ cho rằng tuyến tính không bằng phi tuyến. Tuy nhiên, W. Leontief cho rằng, về mặt vi mô (Micro) trong nhiều trường hợp kết quả sản xuất thường diễn biến phi tuyến tính nhưng trên góc độ vĩ mô (Macro) mọi diễn biến thường đi theo một đường xu hướng.

- Giả thiết về giá cả: Trong Bảng I-O, các hệ số công nghệ hay còn được gọi là định mức kỹ thuật của một ngành hoạt động được tính toán từ tỷ lệ giữa giá trị sản phẩm đầu vào và sản phẩm đầu ra. Các sản phẩm này được xác định tại một mức giá nhất định. Mối quan hệ giữa cung, cầu đối với thị trường và giá cả của nền kinh tế đã được W. Leontief viết thành một hệ thống phương trình với nhiều ẩn số. Ông cho rằng, khi nền kinh tế hội tụ ở một điểm, lúc đó ta có lời giải cho sự cung, cầu và giá cả của từng mặt hàng của nền kinh tế.

Bàn về vấn đề này, tại cuộc họp lựa chọn mô hình của IAEA và OECD năm 2012, hầu hết các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới cho rằng không ai có thể đoán chắc được giá cả của sản phẩm trong tương lai, nhưng giá cả thay đổi khi chính sách thay đổi có thể tính toán được bằng các phương trình toán học. Bảng I-O được đánh giá là công cụ hữu hiệu để thực hiện nghiên cứu này và các trường hợp tương tự.


- Giả thiết về nhập khẩu: Để lập và phân tích Bảng I-O, một giả thiết về nhập khẩu và sử dụng sản phẩm cần được lưu ý. Đó là tỷ lệ giữa tổng nhập khẩu của một loại sản phẩm luôn nhỏ hơn hoặc bằng tổng sử dụng sản phẩm đó cho nhu cầu trong nước. Điều này hàm ý trong Bảng I-O không chấp nhận ý niệm tạm nhập tái xuất. Giả thiết này cho rằng, sản phẩm nhập khẩu trong Bảng I-O chỉ phục vụ cho hoạt động sản xuất, cho tích lũy và tiêu dùng trong nước.

- Phạm vi Bảng I-O: Bảng I-O mô tả luồng chu chuyển sản phẩm của quá trình hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm, không bao gồm quá trình phân phối lại sản phẩm trong nền kinh tế. Bảng I-O chỉ phản ánh phân phối kết quả hoạt động sản xuất lần đầu cho các bên trực tiếp tham gia sản xuất (người lao động, nhà nước, người sở hữu vốn); không mô tả quá trình phân phối lại theo sở hữu (cho vay mượn vốn, tài sản; lãi cổ phần, cổ phiếu; … ) hoặc chuyển nhượng (cho, biếu, tặng,…).

b. Cấu trúc bảng cân đối liên ngành

Cấu trúc Bảng I-O được phản ánh qua sơ đồ dưới đây.



Tiêu dùng trung gian


Tổng

tiêu dùng trung gian

Sử dụng cuối cùng


GO


Ngành


n1


n2


...


...


nn

Tiêu dùng cuối cùng của hộ

gia đình

Tiêu dùng cuối cùng của Nhà

nước


Tích lũy tài sản


Xuất khẩu


Nhập khẩu


Chi phí trung gian

n1 n2

...

...

nn

Tổng CPTG


Xij


Ô I


Ô II

X1 X2

… Xn


Giá trị tăng thêm

-

-

-

-


Ô III


GI


X1 X2 … … Xn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 8

Sơ đồ 2.1: Bảng I-O

Nguồn: Tác giả mô phỏng theo Bảng I-O 2012 của Việt Nam


Bảng I-O được chia thành 3 ô chính: ô I, ô II và ô III.

- Ô I: Biểu hiện Chi phí trung gian theo cột và tiêu dùng trung gian theo dòng;

- Ô II: Biểu hiện phần Sử dụng cuối cùng, gồm: Tiêu dùng cuối cùng (của hộ gia đình và của nhà nước), Tích lũy tài sản (lưu động và cố định), Xuất khẩu và Nhập khẩu;

- Ô III: Biểu hiện Giá trị tăng thêm, gồm: Thu nhập của người lao động, Khấu hao TSCĐ, Thuế sản xuất và Giá trị thặng dư.

c. Nội dung và các chỉ tiêu trong bảng cân đối liên ngành

Trong Bảng I-O, các sản phẩm được tạo ra trong các ngành hoạt động tương ứng. Nó vừa phản ánh quá trình hình thành, đồng thời với việc sử dụng các sản phẩm cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế. Do đó, đối với một sản phẩm được xem xét và đánh giá đồng thời từ phía cung và phía cầu:

- Xem xét sản phẩm từ phía cung (theo cột – hay ngành hoạt động): Thể hiện nguồn của sản phẩm, tức là sản phẩm đó được sản xuất ra như thế nào? Những sản phẩm nào được sử dụng làm chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó? Lượng sử dụng từng sản phẩm đầu vào là bao nhiêu so với một đơn vị sản phẩm đầu ra? Hay nói cách khác, theo cột, Bảng I-O cho thấy kết cấu giá trị hay định mức kỹ thuật khi tạo ra một đơn vị sản phẩm. Theo cột, những chi phí về sản phẩm vật chất và dịch vụ trong quá trình sản xuất ra sản phẩm (thuộc ô I) được gọi là Chi phí trung gianvà những giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuất (thuộc ô III) được gọi là Giátrị tăng thêm. VA thêm gồm: Thu của người lao động, Thuế sản xuất hoặc thuế sản xuất khác, Khấu hao TSCĐ và Thặng dư sản xuất. Tổng giá trị của tất cả các thành phần dọc theo cột (IC và VA) được gọi là Sản lương đầu vào hay còn được gọi là tổng chi phí sản xuất tạo ra giá trị sản phẩm (Karl Marx ký hiệu là C+V+M).

- Xem xét sản phẩm từ phía cầu (theo hàng – hay ngành sản phẩm): Cho biết nhu cầu sử dụng sản phẩm tức là sản phẩm đó được dùng như thế nào trong nền kinh tế? Cụ thể, sản phẩm đó được dùng bao nhiêu cho sản xuất? bao nhiêu cho sử dụng cuối cùng, gồm tiêu dùng (của nhà nước, của dân cư), tích lũy và xuất khẩu?

+ Dùng cho sản xuất ở đây được hiểu là sản phẩm vật chất và dịch vụ được sử dụng làm chi phí đầu vào trong các quá trình sản xuất tạo ra các sản phẩm trong nền kinh tế. Về bản chất, khi sử dụng giá trị sản phẩm đó không bị mất đi trong quá trình sản xuất mà được dịch chuyển vào sản phẩm mới được tạo ra. Trong hệ thống tài khoản quốc gia cũng như trong Bảng I-O coi việc dùng sản phẩm cho sản xuất là Tiêu


dùng trung gian.

+ Dùng cho Sử dụng cuối cùng, gồm:

Tiêu dùng cuối cùng (tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và của nhà nước) : Tiêu dùng cuối cùng là việc sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ cho nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân và xã hội. Những sản phẩm đó sẽ mất đi trong quá trình sử dụng. Ví dụ: gạo, rau, thịt được hộ gia đình dùng ăn uống hàng ngày được gọi là tiêu dùng cuối cùng. Nhưng nếu gạo được dùng để làm bún trong cơ sở sản xuất bún, thịt được làm nguyên liệu đầu vào của đơn vị sản xuất đồ hộp thì gạo và thịt lúc này được coi là tiêu dùng trung gian. Khi các đơn vị sản xuất bán bún, bán đồ hộp ra thị trường để có doanh thu, giá trị của gạo và thịt làm nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sẽ được thu hồi, không bị mất đi như khi dùng chúng cho tiêu dùng cuối cùng.

Tích lũy tài sản: là phần sản phẩm được dùng cho quá trình sản xuất của thời kỳ sau. Tích lũy tài sản bao gồm tích lũy TSCĐ và tích lũy tài sản lưu động.

Xuất khẩu: là sản phẩm vật chất và dịch vụ được dùng cho xuất khẩu. Những sản phẩm này được sản xuất ở trong nước nhưng được tiêu dùng cho nhu cầu sử dụng của đơn vị không thường trú. Trường hợp xuất khẩu phổ biến là sản phẩm sản xuất trong nước được xuất ra bên ngoài lãnh thổ kinh tế phục vụ cho nhu cầu sử dụng của nước khác. Ngoài ra còn có trường hợp xuất khẩu trực tiếp diễn ra khi các đơn vị thường trú của nước ngoài (không thường trú trong nền kinh tế) đến và tiêu dùng sản phẩm trong nước. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến trong du lịch quốc tế.

Nhập khẩu: là trường hợp ngược lại của xuất khẩu.

Tổng theo cột là tổng Nguồn (hay tổng cung) hoặc tổng đầu vào của quá trình sản xuất.

Tổng theo hàng còn được gọi là tổng Sử dụng (hay tổng cầu) hoặc tổng đầu ra của quá trình sản xuất.

Tổng theo hàng luôn bằng tổng cột, tổng nguồn luôn bằng tổng sử dụng (hoặc tổng đầu vào bằng tổng đầu ra). Đó cũng chính là lý do nhiều nhà kinh tế cho rằng Bảng I-O là mô hình toàn diện nhất phản ánh mối quan hệ cung – cầu theo từng ngành sản phẩm trong nền kinh tế.

Bảng I-O là một mô hình tổng thể về nền kinh tế, số liệu trong bảng phản ánh một cách tập trung và khái quát nhất mối quan hệ liên ngành trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm cho tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản, xuất nhập khẩu của toàn


bộ nền kinh tế. Bảng I-O cho biết, để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm của một ngành thì cần bao nhiêu sản phẩm của ngành khác và ngược lại ngành đó cung cấp bao nhiêu sản phẩm để tạo ra một đơn vị sản phẩm của ngành khác. Từ đó cho phép tính toán và phân tích được mối liên hệ, đánh giá hiệu quả sản xuất và tính được các chỉ tiêu tổng hợp khác. Những thông tin trong Bảng I-O hết sức quan trọng đối với các nhà sản xuất, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách.

Trong quá trình lập Bảng I-O, việc xây dựng hệ số chi phí trực tiếp, gián tiếp và hệ số chi phí toàn phần rất quan trọng đối với phân tích và dự báo kinh tế. Để các nhà quản lý ra các quyết định phù hợp với tình hình thực tế, những hệ số này thể hiện các quan hệ nhân quả đối với tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất trong nền kinh tế. Ví dụ sự tác động của việc mở rộng sản xuất của một ngành nào đó, không những chỉ làm tăng sản lượng của ngành đó mà còn kích thích những ngành khác trong nền kinh tế phát triển. Thông qua mối quan hệ tuyến tính của ma trận Leontief giúp các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách thấy rõ được mức độ sử dụng sản phẩm trong nước tác động đến tăng trưởng của nước mình như thế nào. Từ đó định hướng tăng cường năng lực sản xuất cho ngành nào thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Do đó, Bảng I-O được xây dựng ở dạng cạnh tranh và không cạnh tranh.

- Bảng I-O cạnh tranh: Chi phí đầu vào bao gồm sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm sản xuất ở nước ngoài.

- Bảng I-O dạng không cạnh tranh: Chi phí đầu vào được tách ra sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu.

Để xây dựng Bảng I-O dạng không cạnh tranh người ta có thể tiến hành điều tra trực tiếp số liệu để lập ma trận nhập khẩu thông qua bảng hỏi trong điều tra I-O. Tuy nhiên, phương pháp này khó áp dụng cho các nước đang phát triển do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, trước hết phải kể đến trình độ phát triển của các nước đó còn hạn chế và đặc biệt trình độ hạch toán ở cơ sở còn thấp. Trong trường hợp này người ta thường sử dụng quan hệ toán học để tính toán ma trận nhập khẩu một cách gián tiếp và xác định ma trận IC sử dụng sản phẩm đầu vào cho sản xuất là các sản phẩm sản xuất trong nước.

2.1.1.3. Bảng cân đối liên ngành dạng phi cạnh tranh

Trong phân tích tác động dựa vào ứng dụng Bảng I-O, thường sử dụng Bảng I-O phi cạnh tranh. Đây là loại Bảng I-O được tách nhập khẩu dưới dạng ma trận nhập khẩu từ Bảng I-O cạnh tranh. Sử dụng Bảng I-O phi cạnh tranh trong các phân tích sẽ cho kết quả qủa chuẩn xác và hiệu quả nhất bởi nó đã loại bỏ những tác động không


xuất phát từ nội lực nền kinh tế (tác động ngoại sinh từ nền kinh tế khác thông qua giao dịch ngoại thương).

Theo cuối Sổ tay biên soạn và phân tích Bảng I-O do United Nation (1999) xuất bản, trong Bảng I-O cạnh tranh quan hệ cung cầu được mô tả qua phương trình:

X = AX + Y (2.1)

Ở đây, ma trận A mô tả định mức kỹ thuật đầu vào để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Đầu vào này bao gồm cả đầu vào được cung ứng từ nguồn sản phẩm, dịch vụ trong nước (Ad) và đầu vào được cung ứng từ nguồn nước ngoài (Am).

A = Ad + Am (2.2)

Véc tơ cầu cuối cùng (Y) bao gồm tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản gộp, xuất khẩu trừ nhập khẩu và cũng được phân theo nguồn sản phẩm, dịch vụ trong nước và nước ngoài

Hay Y = (Cd + Cm) + (Id + Im) + E – M

Trong đó: Cd: Tiêu dùng cuối cùng có nguồn gốc từ sản phẩm, dịch vụ trong

nước


Cm: Tiêu dùng cuối cùng có nguồn gốc từ sản phẩm, dịch vụ nhập khẩu

từ nước ngoài

Id: Tích lũy tài sản gộp có nguồn gốc từ sản phẩm trong nước

Im: Tích lũy tài sản gộp có nguồn gốc từ nhập khẩu từ nước ngoài E: Xuất khẩu

M: Nhập khẩu

Để loại bỏ tác động của nhập khẩu tới sản xuất và cầu cuối cùng trong nước, phương trình (1) được viết lại như sau:

X = (Ad + Am)X + (Cd + Cm) + (Id + Im) + E – M X = AdX + (Cd + Id + E – M) + (Cm + Im + AmX)

Ở đây: (Cm + Im + AmX) = M

Nên: X = AdX + Cd + Id + E – M + M X – AdX = Cd + Id + E

Ở đây: (Cd + Id + E) = Yd Do đó: X – AdX = Yd


Hay X = AdX + Yd (2.3)

Vậy: X = (I-Ad)-1Yd (2.4)

Quan hệ trên cho phép xác định sản xuất trong nước tăng lên một giá trị bao nhiêu khi cầu cuối cùng của sản phẩm i tăng lên một đơn vị. Chỉ Yd là cầu cuối cùng đối với sản phẩm, dịch vụ trong nước mới có tác động tới sản xuất trong nước. Ad là ma trận đầu vào trung gian cho sản xuất có nguồn gốc từ sản phẩm, dịch vụ trong nước và chỉ các đầu vào trung gian này mới có tác động tới các vòng chu kỳ sản xuất tiếp theo. Ma trận (I-Ad)-1 phản ánh hệ số chi phí toàn phần của các sản phẩm trong nước

Trong thực tế, việc thu thập thông tin để lập ma trận nhập khẩu cho tiêu dùng trung gian và sử dụng cuối cùng chia theo ngành sản phẩm của Bảng I-O là rất phức tạp và tốn kém. Do vậy, để đơn giản hóa và khả thi, ma trận nhập khẩu được tính theo phương pháp sau:

mi = (i=1,n)


Ở đây: Mi: véc tơ nhập khẩu sản phẩm i

ICi: phần sử dụng sản phẩm của ngành i cho sản xuất (Ô I của Bảng I-O cạnh tranh)

Ki: phần sử dụng sản phẩm i cho tiêu dùng cuối cùng và cho tích lũy sản phẩm (một phần của Ô II trong Bảng I-O cạnh tranh)

i : sản phẩm

Nếu đặt di = (1-mi), ta có: d* là ma trận đường chéo mà các phân tử trên đường chéo là các phần tử của véc tơ hệ số sử dụng sản phẩm trong nước d = (d1, …, di, …, dn)

Từ đó, ma trận sử dụng sản phẩm trong nước cho sản xuất được tính như sau:

Ad = d*.A

Trong đó: A: ma trận hệ số kỹ thuật IO dạng cạnh tranh

Ad: ma trận hệ số kỹ thuật IO dạng phi cạnh tranh

2.1.2. Phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế dựa trên Bảng I-O

Để đánh giá tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế có thể sử dụng cách đánh giá trực tiếp đã được giới thiệu trong TSA. Sử dụng các chỉ tiêu tiếp cận hoặc từ phía cung (các sản phẩm du lịch), hoặc từ phía cầu (chi tiêu du lịch) để đánh giá những ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để tính toán tác động của tiêu

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 18/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí