Vai Trò Của Du Lịch Đối Với Tăng Trưởng Kinh Tế

Yêu cầu đối với cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là mức độ tiện nghi, thẩm mỹ, vệ

sinh và an toàn.

1.1.5. Nguồn nhân lực du lịch

Ngành du lịch mặc dù có liên quan đến nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau và mang tính chất khác nhau nhưng xét về bản chất, nó bao gồm một số lĩnh vực kinh doanh nhất định. Do đó, nếu xét trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch và của mỗi doanh nghiệp, lao động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có thể phân thành 3 nhóm gồm: Nhóm lao động chức năng quản lý Nhà nước về du lịch; Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch và Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch. Trong đó, nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch có thể phân thành 4 bộ phận là: Bộ phận lao động chức năng quản lý chung của doanh nghiệp du lịch; Bộ phận lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp du lịch; Bộ phận lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch và Bộ phận lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách trong doanh nghiệp du lịch. Việc nghiên cứu và phân tích đúng vai trò, đặc điểm của các nhóm lao động nói trên sẽ là cơ sở định ra phương hướng, giải pháp quản lý, phát triển và sử dụng hữu hiệu nhân lực du lịch.

1.1.6. Vai trò của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế

Du lịch có một vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của con người và được thể hiện qua những điểm dưới đây:

Thứ nhất, du lịch có vai trò rất lớn trong việc tôn tạo chỉnh trang các di tích lịch sử, góp phần xây dựng và nâng cao đời sống vật chất cho người dân địa phương; Sử dụng sản phẩm dịch vụ du lịch giúp con người bảo vệ, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống. Qua thời gian lao động, làm việc căng thẳng, người ta đi du lịch, được nghĩ ngơi, giải trí, tĩnh dưỡng nơi thiên nhiên,… nhờ đó hạn chế được bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng lao động của con người, đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động xã hội.

Thứ hai, du lịch có tác động tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái, kích thích việc bảo vệ, khôi phục môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì nó có tác động đến sức khoẻ và các hoạt động của con người.

Thứ ba, du lịch quốc tế có tác dụng cũng cố mối quan hệ hoà bình, thân thiện giữa

các dân tộc, làm cho con người trên thế giới ngày càng hiểu biết nhau hơn.

Thứ tư, dưới góc độ là một ngành kinh tế quốc dân, kinh tế du lịch phát triển sẽ tác động đến cán cân thu chi của một quốc gia, một vùng, nhất là du lịch quốc tế góp phần làm gia tăng lượng ngoại tệ của quốc gia và vùng kinh tế.

Thứ năm, kinh tế du lịch phát triển có tác động làm tăng trưởng kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bởi vì một khi du lịch phát triển sẽ kéo theo các ngành kinh tế khác phát triển như: Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải, thông tin, y tế, giáo dục,…

Thứ sáu, kinh tế du lịch phát triển góp phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực, tạo thêm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, từ đó làm gia tăng thu nhập quốc dân, đời sống người dân vùng du lịch được cải thiện có tác động cải thiện đời sống kinh tế - xã hội nói chung.

1.2. Sự phát triển của du lịch thế giới

1.2.1. Xu hướng quốc tế hoá và liên kết khu vực trong hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và khu vực, không phân biệt hệ thống kinh tế - xã hội, trình độ phát triển khác nhau, sự xuất hiện của Tổ chức du lịch thế giới (UN-WTO) chứng tỏ các nước nhận thấy tầm quan trọng của sự liên kết trong phát triển nền kinh tế và kinh tế du lịch giữa các nước, đó cũng là yêu cầu tất yếu và kết quả của phát triển ngành này.

1.2.2. Du lịch thế giới và khả năng phát triển

Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO) cho biết, hoạt động du lịch toàn cầu đã liên tục giảm mạnh. Trong năm 2009, hoạt động du lịch toàn cầu đã giảm khoảng 8% so với năm 2008*. Số khách du lịch tới châu Âu giảm 10%, tới châu Á - Thái Bình Dương giảm 6% và tới châu Mỹ giảm 5%, tuy nhiên số khách du lịch tới châu Phi lại tăng 3%, chủ yếu là tới các vùng ở Bắc Phi và vùng Địa Trung Hải.

Hiệp hội Du lịch Châu Á -Thái Bình Dương (PATA) cũng cho biết, lượng khách du lịch đến Châu Á trong năm 2009 giảm khoảng 4%. Các báo cáo gần đây cho thấy Thái Lan - nước có thế mạnh về du lịch và ngành này chiếm tới 6% GDP, cũng có thể chỉ đón được khoảng 12 triệu lượt khách trong năm 2009, so với 14 triệu lượt dự kiến ban


* http://vneconomy.vn/2009071608508717P0C99/du-lich-toan-cau-lun-sau-vao-suy-thoai.htm

đầu, lượng khách du lịch đến Hàn Quốc đã giảm 40%, hai nước Nhật Bản và Singapore cùng có mức giảm 30%.

Tại hội nghị du lịch toàn cầu ở Brazil mới đây, các chuyên gia dự báo, ngành "công nghiệp không khói" thế giới có thể phải gánh chịu thiệt hại hơn 2 tỷ USD do dịch cúm A/H1N1 đến hết năm 2010.

Tổ chức du lịch thế giới nhận định, thị trường du lịch thế giới khó có thể phục hồi trước năm 2010. Trong năm 2008 tổng doanh thu của ngành du lịch thế giới đạt 944 tỷ USD, tăng 1,8% so với 857 tỷ USD năm 2007. Tuy nhiên, ngành du lịch quốc tế đã sụt giảm từ nửa cuối năm 2008 và sẽ tồi tệ hơn trong năm 2009.

Các chuyên gia phân tích du lịch cho rằng, lòng tin kinh doanh gia tăng và các thị trường du lịch tại Trung Quốc và Ấn Độ sẽ giúp phục hồi ngành công nghiệp không khói này tại Châu Á và sẽ tăng trưởng khoảng 4% vào năm 2010.

Theo thống kê của UN-WTO tính đến nay, mười quốc gia đứng đầu về lượt khách đến thăm là: Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Hungary, Áo, Anh, Đức, Canada và Thụy Điển [phlc 5].

Sự phát triển của du lịch trên thế giới, được thể hiện thông qua tỷ trọng chi phí cho du lịch và đầu tư cho du lịch theo các khu vực:

Bảng 1.1: Tỷ trọng chi cho du lịch và đầu tư


Khu vực

Chi cho du lịch (%)

Đầu tư vốn (%)

Châu Âu

46

58

Châu Mỹ

33

15

Châu Á- TBD

19

20

Châu Phi- Trung Đông

02

07

Tổng cộng

100

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - 3

Nguồn: The Contribution of the World Travel and Tourism Industry to the Global Economy. Nhà xuất bản: The Wefa prepape for American Express Travel Related Services Company Inc.

Qua bảng trên chúng ta thấy Châu Âu chi cho du lịch nhiều nhất và đầu tư cho du lịch cũng nhiều nhất. Châu Mỹ chi cho du lịch nhiều nhưng đầu tư ít hơn. Châu Á và Châu Phi đầu tư nhiều chủ yếu là cơ sở vật chất cho du lịch.


† http://vneconomy.vn/2009071608508717P0C99/du-lich-toan-cau-lun-sau-vao-suy-thoai.htm

Nền kinh tế thế giới có những chuyển biến tích cực với các yếu tố tổng quát: Tăng trưởng kinh tế, việc làm và thu nhập của người dân, tỷ giá hối đoái, sức mua của dân cư, sự chi tiêu từ thu nhập của từng hộ gia đình,…

Yếu tố đóng vai trò quyết định đến sự tiến triển của cầu du lịch thế giới ở các quốc gia công nghiệp phát triển là: Sự thay đổi cấu trúc nhân khẩu và sự tiến bộ xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến cầu du lịch. Đối với những người có độ tuổi 35-45, họ có thu nhập cao và có chiều hướng tăng, họ có vai trò quyết định cho sự tăng trưởng của ngành du lịch còn những người trên 65 tuổi có thời gian rãnh, tuy nhiên họ không thích đi xa.

Sự chi tiêu cho du lịch có chiều hướng tăng nhanh và đi du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mọi người. Người dân có tâm lý đánh giá sự sang trọng của một con người nếu họ đi du lịch được nhiều quốc gia trên thế giới và đi nhiều lần trong một năm. Những quốc gia chi cho du lịch ở nước ngoài trên một tỷ USD trong một năm có 25 nước, trong đó có 13 quốc gia ở Châu Âu (Tây Âu), ba quốc gia ở Bắc Mỹ, sáu quốc gia ở Đông Á- Thái Bình Dương.

Tổng chi tiêu của ba nước: Hoa kỳ, Đức và Nhật Bản chiếm 40% tổng chi tiêu của toàn thế giới, nếu tính cả Anh, Pháp, Canada thì tỷ trọng lên đến 54%.

Châu Á, đăc biệt là vùng Đông Nam Á, dòng khách du lịch có tốc độ tăng trưởng

Bảng 1.2: Lưu lượng k hách du lịch đến các nước

Đồ thị 1.1: Lưu lượng khách du lịch đến các nước

9,000

8,000

7,000

6,000

5,000

4,000

3,000

2,000

1,000

0

Châu Âu Hoa kỳ Canada Nhật Bản Úc

Niu-di-lân

Giai đoạn 1988-2005

bình quân 7,5%.


(1.000 lượt khách)

Nguồn: PATA/F.MAURICE (Hiệp hội du lịch Thái Bình Dương)

1.2.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước Đông Nam Á

Sự tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia Đông Nam Á là tiền đề cho sự phát triển của thị trường du lịch châu Á. Du lịch càng phát triển thì cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn, ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược kinh doanh của từng quốc gia.

Trong kinh doanh du lịch, thu hút được khách hàng là quan trọng, nhưng giữ chân được họ còn quan trọng hơn. Malaysia là một thí dụ điển hình, họ không chỉ thu hút đông du khách, mà còn biết giữ chân khách, với tỷ lệ khách quay lại chiếm tới 40%. Một trong những điểm tạo nên sự khác biệt đó có lẽ nằm ở khâu quảng cáo về du lịch.

Không chỉ quảng cáo trên truyền hình, ngành du lịch Malaysia đã biết tận dụng sức mạnh tối đa của các phương tiện truyền thông. Tại sân bay, những nhân viên với dòng chữ: “Tôi có thể giúp bạn được không?” (May I help you?) sẵn sàng đưa ra những thông tin thực sự cần thiết và bổ ích khiến du khách không hề thấy bỡ ngỡ khi đặt chân đến một vùng đất mới. Ngoài ra còn có cả một hệ thống bản đồ, sách báo, tranh ảnh, bản đồ giới thiệu đầy đủ, chi tiết về tất cả 13 bang của Malaysia ở các quầy thông tin du lịch. Mọi thắc mắc của du khách đều được trả lời và giúp đỡ tận tình và hoàn toàn miễn phí. Chính phủ Malaysia chịu trách nhiệm quảng bá thông qua văn phòng xúc tiến du lịch được mở ở nhiều quốc gia trên thế giới, quảng cáo trên các đài truyền hình quốc tế lớn. Hàng năm, Chính phủ đứng ra mời các nhà báo ở nhiều quốc gia, các công ty du lịch đến thăm để viết bài và kết nối với các công ty trong nước. Nhờ có nghệ thuật và biết tạo thành những chiến dịch quảng bá đến du khách nên ngành du lịch của Malaysia đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước 26 triệu dân này.

Nếu Singapore hay Thái Lan làm cho du khách choáng ngợp trước các siêu thị tràn ngập các loại hàng hóa, thì Malaysia là siêu thị khổng lồ của khu vực Đông Nam Á. 13 bang của đất nước này đều có vô vàn siêu thị lớn nhỏ. Nhiều nhất là ở thủ đô Kuala Lumpur có tới vài chục siêu thị dành cho đủ các loại khách hàng từ cao cấp đến bình dân. Trong siêu thị có các cửa hàng ăn uống, vui chơi, phòng chiếu phim hay các phòng chơi game. Nhưng cái hay của các siêu thị tại Malaysia là cùng một sản phẩm thì ở bất cứ siêu thị nào trong 13 bang cũng chỉ có một giá. Cái hay khác chính là khách hàng bao giờ cũng mua được hàng thật vì Nhà nước kiểm soát chặt chẽ hàng nhái hàng giả.

Du lịch sinh thái cũng được khai thác tối đa. Ở bang Ma-le-ka có Resoft Afamosa rộng tới 520 héc ta với hệ thống khách sạn, biệt thự có thể đáp ứng cùng một lúc tới vài

nghìn khách lưu trú. Afamosa có nhiều khu vui chơi, giải trí với các trò chơi cổ truyền và hiện đại vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt du khách có thể đi ô tô xem sư tử, hổ thả tự do, được xem chim, khỉ, hay nhiều loài vật khác biểu diễn những tiết mục vô cùng độc đáo làm cho khách du lịch khó tính nhất cũng phải thán phục. Ngoài ra du lịch biển, du lịch văn hóa cũng phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu cho các loại khách. Với người dân, họ ý thức được rằng du khách nước ngoài không chỉ mang lại nguồn thu cho đất nước mà còn mang lại chính việc làm và thu nhập tương đối cao cho họ. Nhờ sự phối hợp tốt giữa Chính phủ, doanh nghiệp và người dân nên du lịch Malaysia trở thành hiện tượng thần kỳ của du lịch Châu Á, vượt qua cả Trung Quốc, Ấn Độ, 2 quốc gia có rất nhiều công trình văn hóa nổi tiếng thế giới.

Tại khu vực ASEAN còn có Thái Lan, đất nước có nguồn thu từ du lịch khá cao. Nguồn thu từ du lịch chiếm 6% tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan (thu 7 tỷ USD mỗi năm), từng là chỗ dựa cứu nguy thời khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 - 1998. Các địa danh như Bangkok, Patayat, Chiang Mai, Phuket,... ngày nay đã trở nên hết sức quen thuộc với du khách toàn cầu, kể cả những du khách phương Tây kỹ tính.

Có được điều đó là nhờ người Thái có cả một ngành công nghiệp du lịch với chiến lược mạch lạc, với những hoạt động quảng bá mang tính chuyên nghiệp rất cao và họ hiểu rõ phương châm “muốn thu hoạch phải đầu tư”.

Thực vậy, Thái Lan không ngừng áp dụng nhiều biện pháp: cải tiến thủ tục, giảm lệ phí visa, gia tăng các loại hình dịch vụ đặc sắc, xây dựng mạng lưới shopping đa dạng, mở nhiều điểm tham quan mới bên cạnh việc trùng tu những thắng cảnh truyền thống và đáng ghi nhận là những chương trình tiếp thị tận gốc của Chính phủ. Chẳng hạn, Chính phủ Thái đang hỗ trợ phát triển những nhà hàng Thái với nhiều quy mô khác nhau ở khắp thế giới, với khoảng 7.000 nhà hàng. Một chiến dịch như vậy đã mang hương vị Thái đến tận những người ít quan tâm tới đất nước này nhất, buộc họ phải chú ý và chọn Thái Lan làm điểm đến.

Chưa hết, các quan chức Thái luôn đặt mục tiêu tìm kiếm khách hàng thường xuyên cho ngành du lịch nước nhà. Chẳng hạn, năm 2004, chính Phó Thủ tướng Thái Lan là Somkid Jatusripitak đã dẫn một phái đoàn thương mại đến Nhật để khai thác thị trường du lịch của nước này. Điều đặc biệt là phái đoàn thương mại không ký kết một văn bản nào với Chính phủ Nhật mà lại ký bản ghi nhớ với 19 công ty lớn của Nhật để cam kết thực hiện việc đưa các nhân viên của các công ty này đến du lịch tại Thái Lan. Tương

tự như vậy, các phái đoàn các cấp của Chính phủ Thái còn thường xuyên tiếp xúc với các công ty nước ngoài để thảo luận các cơ hội kinh doanh về du lịch.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành du lịch Thái Lan bộc lộ một số tiêu cực, cụ thể: Chi phí du lịch gia tăng đã làm cho lượng khách vào Thái Lan giảm đáng kể; Trước kia phong cách phục vụ của người Thái Lan được xem là “Đất nước của những nụ cười” thì ngày nay người dân Thái ít thân thiện hơn; Nạn ô nhiễm môi trường và thiếu tính hệ thống trong quy hoạch xây dựng cũng đã ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch. Đặc biệt nghiêm trọng nhất là môi trường du lịch đã tạo ra một đội quân đông đảo về mại dâm, ảnh hưởng sâu sắc đến bản sắc văn hoá dân tộc và là một nguy cơ lây lan căn bệnh đáng sợ của thế kỷ – AIDS, điều mà du khách nước ngoài đến Thái Lan có cảm giác bất an và dĩ nhiên là ngành du lịch Thái Lan đã phải trả giá.

1.2.4. Kinh nghiệm của Việt Nam và một số địa phương trong nước

Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp, được thiên nhiên ưu đãi hơn nhiều nước, có phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hoá của các vùng miền khác nhau, vì thế có nhiều điều kiện để phát triển du lịch. Nhưng Việt Nam vẫn chưa thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan. Theo các chuyên gia về du lịch thì có đến 70% khách quốc tế đến Việt Nam không trở lại. Việt Nam không chỉ yếu và thiếu trong việc quảng bá sản phẩm du lịch trên các kênh truyền hình quốc tế mà ngay việc tiếp thị trên Internet cũng không bằng các nước trong khu vực. Điển hình như: Phần lớn người Hàn Quốc tìm hiểu thông tin du lịch qua mạng Internet, Việt Nam đang là điểm đến thứ 3 trong khu vực ASEAN của khách du lịch Hàn Quốc, chỉ sau Thái Lan và Philipines nhưng vẫn chưa có một trang web quảng bá du lịch nào ở Việt Nam giới thiệu bằng tiếng Hàn, trong khi các nước trong khu vực ASEAN đều đã sử dụng. Ngay cả Hãng Hàng không quốc gia Hàn Quốc, muốn giới thiệu chuyến bay đến Việt Nam, họ phải “tự chọn” hình ảnh Vịnh Hạ Long của Việt Nam để quảng bá [15].

Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích hơn 2.000 km2, dân số thường trú trên 6

triệu người, trong đó có trên 5 triệu người ở nội thành; ngoài ra còn trên 2 triệu người tạm trú và vãng lai, là thành phố có số dân đông nhất nước ta. Thành phố Hồ Chí Minh đã được đô thị hóa từ lâu và hiện nay quá trình đô thị hoá cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Thành phố Hồ Chí Minh hấp dẫn du khách không chỉ vì có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, công trình kiến trúc cổ mà còn thu hút du khách bởi văn hoá ẩm thực mang đậm nét Nam bộ. Là cửa ngõ của Đất phương Nam, kể từ năm 1990, doanh

thu du lịch của thành phố luôn chiếm từ 28% - 35% doanh thu du lịch của cả nước, tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh chiếm từ 50%-70%* lượng khách quốc tế vào Việt Nam. Sự tăng trưởng nhanh của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và vào thành phố Hồ Chí Minh là kết quả của chính sách mở cửa và hội nhập thế giới, sự cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách, sự

khuyến khích đầu tư nước ngoài mà thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương đi đầu

trong cả nước trong sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực đời sống xã hội.

Tuy nhiên, thực tiễn của sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong những năm gần đây đã tạo áp lực rất lớn đối với công tác quản lý đô thị. Trước đây, do nhận thức chưa đầy đủ của chính quyền địa phương về nhiệm vụ quản lý đô thị nên đã nãy sinh nhiều vấn đề bất cập trong các công tác (quản lý đất đai, quy hoạch, bảo vệ môi trường, các vụ án, vụ cháy, ùn tắc giao thông, ngập nước, xử lý rác ...). Và cũng chính điều bất cập đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ và chất lượng phát triển của Thành phố cả về tăng trưởng kinh tế, cải thiện dân sinh, bảo vệ môi trường, phát triển văn hoá... Những yếu kém, hạn chế trong phát triển kinh tế và sự yếu kém của quản lý đô thị đã gây nên tâm lý bất an trong xã hội, thậm chí làm giảm niềm tin của dân chúng.

Công tác qui hoạch đầu tư, phát triển sản phẩm, hợp tác phát triển du lịch và đào tạo nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh đã thể hiện được tính liên ngành, liên vùng, phát huy được nội lực sẵn có của các doanh nghiệp cùng với sự định hướng, hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch về tổng thể vẫn còn nghèo nàn, đặc biệt là những sản phẩm du lịch thu hút du khách vui chơi giải trí về đêm nhằm kéo dài thời gian lưu trú và nâng mức chi tiêu khách du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh.

Du lịch Bình Thuận được biết đến kể từ sự kiện nhật thực toàn phần năm 1995 với địa danh Mũi Né - Phan Thiết. Sau gần 15 năm hình thành và phát triển, du lịch Bình Thuận đã từng bước khẳng định thương hiệu và vị thế của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới. Bình Thuận có vị trí địa lý thuận lợi cùng với địa hình đa dạng, gồm đồng bằng, núi, đồi, ao hồ, biển đảo cùng rất nhiều di tích văn hóa - lịch sử, tạo điều kiện lý tưởng để có thể cùng lúc phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch trên biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao - giải trí, du lịch dã ngoại, du lịch cộng đồng,...


* Nguồn: Sở Văn hoá, du lịch và thể thao Tp. HCM

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2023