Tác Động Tổng Hợp Của Du Lịch Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Và Các Chỉ Tiêu Biểu Hiện


thời kỳ nghiên cứu;

GDPo - Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh năm gốc so sánh (năm thứ 0)

của thời kỳ nghiên cứu;

n - Số năm tính từ năm gốc so sánh cho đến năm báo cáo.

Công thức này không áp dụng đối với số âm, điều đó có nghĩa là công thức này không áp dụng với thời kỳ tăng trưởng âm.

1.3. Tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu biểu hiện

Hai mục mở đầu của Chương 1 đã giới thiệu lý luận về du lịch và tăng trưởng kinh tế. Mục tiếp theo sẽ trình bày mối liên hệ giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế với các nội dung: Tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế; các chỉ tiêu biểu hiện tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế.

Theo lý luận về du lịch đã nêu trên, có hai cách xem xét du lịch trong mối quan hệ trực tiếp, gián tiếp từ phía cung và phía cầu đối với nền kinh tế trong Sơ đồ 1.1. dưới đây:

Tác động trực tiếp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Cung

Chi tiêu du lịch

Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 7

Tạo ra GO, VA trực tiếp

Tạo ra GO, VA tổng hợp



Cầu

Tạo ra GO, VA gián tiếp

Tác động gián tiếp


Sơ đồ 1.1: Tác động của du lịch đến nền kinh tế

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

1.3.1. Tác động trực tiếp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế

Theo cách tiếp cận trực tiếp, chi tiêu của khách du lịch được coi là tác động đến cung của nền kinh tế (Sơ đồ 1.1). Nếu xét trong phạm vi hẹp, du lịch được quan sát bao gồm các chỉ tiêu: GO, VA của ngành 79 (hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch). GO và các chỉ tiêu khác của ngành này được tính bằng các khoản phí mà khách du lịch


chi trả cho việc sắp xếp, tổ chức, hướng dẫn các tua du lịch; không bao gồm các khoản chi hộ công ty du lịch đặt giúp mua cho khách du lịch. Ví dụ: Một công ty du lịch lữ hành thu của một khách du lịch cho chuyến du lịch 3 ngày từ Hà Nội đi Phú Quốc là 7 triệu đồng, trong đó 6 triệu đồng chi hộ khách gồm các khoản: Chi mua vé máy bay, ô tô; chi phòng ở khách sạn; chi cho ăn, uống; chi mua vé tham quan, vui chơi, giải trí;... và 1 triệu đồng tiền phí du lịch của công ty du lịch lữ hành. Theo cách tính trực tiếp, phù hợp với phân ngành của SNA, 01 triệu đồng nêu trên, được tính vào GO của ngành 79. Từ đó xác định chỉ tiêu VA và tăng trưởng của hoạt động du lịch lữ hành đối với tăng trưởng GDP của toàn bộ nền kinh tế. Các khoản chi phí khác sẽ tính cho các ngành tương ứng: Vận tải; khách sạn; nhà hàng; vui chơi giải trí; ...

Tuy nhiên, theo cách tiếp cận trực tiếp nhưng xét theo phạm vi rộng, chi tiêu của khách du lịch phản ánh tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm vật chất và dịch vụ trong nền kinh tế. Khách du lịch không chỉ trực tiếp sử dụng dịch vụ của các công ty lữ hành mà còn trực tiếp sử dụng sản phẩm vật chất và dịch vụ của các ngành khác như vận tải, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, .... Hay nói cách khác, việc sử dụng nhiều loại sản phẩm thuộc các ngành khác nhau của khách du lịch đã tác động trực tiếp không chỉ đến ngành 79 mà còn tác động đến nhiều ngành kinh tế. Khách du lịch tiêu dùng bất cứ sản phẩm nào trong nền kinh tế đều tác động đến cung của nền kinh tế. Theo lý thuyết cân bằng tổng thể, khi đó cung sẽ cân bằng với cầu và GO trực tiếp do tác động của du lịch sẽ được xác định bằng tổng tiêu dùng của khách du lịch (bằng 7 triệu đồng trong ví dụ ở trên, với giả định khách du lịch không tự mua gì thêm trong chuyến đi). Từ đó, xác định được VA, GDP trong nền kinh tế được tạo ra do tác động trực tiếp từ chi tiêu của khách du lịch.

Như vậy, có thể hiểu tác động trực tiếp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế khi xác định tổng chi tiêu của khách du lịch, bằng tổng GO của các ngành tạo ra sản phẩm được du khách sử dụng trong chuyến du lịch.

Tác động trực tiếp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế được tính toán thông qua hệ số chi phí trực tiếp của Bảng I-O, được trình bày trong chương tiếp theo.

1.3.2. Tác động gián tiếp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế

Chi tiêu của khách du lịch tác động đến cầu nền kinh tế qua tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm vật chất và dịch vụ. Các tác động này gián tiếp lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế và tạo nên tác động tổng hợp của du lịch như trong Sơ đồ 1.1.

Khi xem xét nền kinh tế trong mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau giữa các


ngành kinh tế, người ta nhận thấy rằng khi tác động đến một ngành kinh tế sẽ không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành đó mà còn ảnh hưởng đến các ngành khác có liên quan. Giống như khi ném một hòn đá xuống mặt hồ, sự tác động không chỉ làm rung chuyển điểm tiếp xúc trực tiếp giữa hòn đá và mặt nước mà còn làm lay động cả mặt hồ biểu hiện qua hình ảnh của các vòng sóng lan tỏa. Có thể thấy được những tác động lan tỏa đến các ngành kinh tế khi khách du lịch tiêu dùng sản phẩm của một ngành nào đó qua ví dụ dưới đây.

Khách du lịch mua sản phẩm mây, tre đan của địa phương nơi họ đến du lịch làm sản phẩm lưu niệm, họ không chỉ kích thích hoạt động sản xuất sản phẩm thủ công (ngành công nghiệp chế biến hàng thủ công, mỹ nghệ) của địa phương đó mà còn kích thích các hoạt động sản xuất cung cấp các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất sản phẩm họ đã mua. Cụ thể, khi khách mua nhiều sản phẩm mây, tre đan sẽ khuyến khích hoạt động trồng mây, tre (ngành nông nghiệp trồng trọt) cung cấp cây mây và cây tre. Đồng thời cần thêm máy móc, thiết bị (công nghiệp chế biến máy móc, thiết bị) phục vụ cho thu hoạch, chế biến mây tre và các chi phí về điện, nước (công nghiệp điện nước) phục vụ cho việc chẻ, tách mây, tre thành các sợi. Theo đó, cũng cần thêm các nhân công (thêm thu nhập của người lao động) để đan các sợi mây, tre thành sản phẩm thủ công được khách du lịch yêu thích. Để các sản phẩm thủ công này đến được với khách du lịch cần có các cửa hàng giới thiệu và bán các sản phẩm (hoạt động dịch vụ bán buôn, bán lẻ); ... Qua ví dụ trên có thể thấy rằng, khi khách du lịch mua một loại sản phẩm mây, tre đan không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp chế biến mây, tre đan (làm tăng doanh thu của ngành này), mà ảnh hưởng gián tiếp đến nhiều ngành khác (trồng trọt: trồng cây mây, cây tre; công nghiệp chế tạo máy phục vụ chế biến mây, tre,...; công nghiệp điện nước; dịch vụ bán buôn, bán lẻ; ...). Tiếp theo, khi cần trồng nhiều cây mây, cây tre, nứa hơn sẽ cần nhiều giống, phân bón, nhân công, ... và khi cần thêm máy móc, thiết bị sẽ cần thêm các nguyên liệu đầu vào (sắt, thép, ...) để phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra máy móc, thiết bị. Cứ như vậy, vòng sóng tác động tiếp tục mở rộng và lan tỏa dựa trên mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của các hoạt động kinh tế, trong mối quan hệ đan xen, ràng buộc lẫn nhau. Sự ràng buộc biểu hiện mối quan hệ gián tiếp được xác định bằng các hệ số chi phí gián tiếp giữa các ngành kinh tế của Bảng I-O.

1.3.3. Tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế

Tổng cộng tác động trực tiếp và gián tiếp của du lịch được gọi là tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Như tiểu mục 1.3.1, tác động trực tiếp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế sẽ không chỉ bằng tổng tiêu dùng du lịch (7


triệu đồng) mà sẽ lớn hơn do ảnh hưởng của tác động gián tiếp qua sự lan tỏa của các vòng sóng kinh tế.

Như vậy, tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế được hiểu là tổng tác động đến các ngành trong toàn bộ nền kinh tế khi xem xét ảnh hưởng chi tiêu của khách du lịch trong mối quan hệ liên ngành một cách trực tiếp và gián tiếp.

Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp tính toán tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế thông qua hệ số chi phí toàn phần của Bảng I-O.

1.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế

Trong tiểu mục 1.1.2 và 1.2.2 đã giới thiệu các chỉ tiêu về du lịch và tăng trưởng kinh tế, tiểu mục này sẽ trình bày một số chỉ tiêu phản ánh tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế.

(1) Giá trị sản xuất của du lịch

+ Giá trị sản xuất trực tiếp của du lịch là tổng GO phản ánh tác động của chi tiêu du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các ngành hoạt động trong nền kinh tế. Tổng GO trực tiếp của du lịch được xác định đúng bằng tổng tiêu dùng du lịch. Tuy nhiên, tổng GO trực tiếp của du lịch thường được xác định theo giá cơ bản, còn tiêu dùng du lịch được tính theo giá sử dụng. Vì vậy, để tính được tổng GO trực tiếp của du lịch theo giá cơ bản, cần chuyển tổng tiêu dùng du lịch về giá cơ bản.

+ Giá trị sản xuất gián tiếp của du lịch là tổng GO phản ánh tác động của chi tiêu du lịch ảnh hưởng gián tiếp đến tất cả các ngành hoạt động trong nền kinh tế. Tổng GO gián tiếp của du lịch được tính toán từ tổng tiêu dùng du lịch dựa trên mối quan hệ gián tiếp các ngành trong nền kinh tế. Mối quan hệ tổng hợp giữa các ngành kinh tế được biểu hiện qua hệ số chi phí gián tiếp. Hệ số chi phí gián tiếp được xác định sau khi đã tính toán được hệ số chi phí toàn phần.

+ Giá trị sản xuất tổng hợp của du lịch là tổng GO phản ánh tác động của chi tiêu du lịch ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tất cả các ngành hoạt động trong nền kinh tế. Tổng GO tổng hợp của du lịch được tính toán từ tiêu dùng du lịch và hệ số phi phí toàn phần hoặc bằng tổng của GO trực tiếp và gián tiếp của du lịch trong nền kinh tế. Tổng GO tổng hợp của du lịch thường được xác định theo giá cơ bản, do đó cần tính chuyển tiêu dùng du lịch từ giá sử dụng về giá cơ bản.

(2) Giá trị tăng thêm của du lịch

+ Giá trị tăng thêm trực tiếp của du lịch là phần giá trị gia tăng được tạo ra trong tất cả ngành kinh tế ứng với lượng sản phẩm do khách du lịch trực tiếp tiêu


dùng. Tổng VA trực tiếp của du lịch tính toán từ tổng GO trực tiếp của du lịch. GO của du lịch tính theo giá cơ bản, do đó VA của du lịch cũng được xác định theo giá cơ bản.

+ Giá trị tăng thêm gián tiếp của du lịch là phần giá trị gia tăng được tạo ra trong tất cả ngành kinh tế ứng với lượng sản phẩm do khách du lịch gián tiếp đã tiêu dùng. Tổng VA gián tiếp của du lịch tính toán từ tổng GO gián tiếp của du lịch.

+ Giá trị tăng thêm tổng hợp của du lịch là phần giá trị gia tăng được tạo ra trong tất cả ngành kinh tế tương ứng với ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của tiêu dùng du lịch đến các ngành trong nền kinh tế. Tổng VA tổng hợp của du lịch được xác định từ tổng GO tổng hợp của du lịch và được tính theo giá thống nhất với giá của tổng GO tổng hợp của du lịch. Tổng VA tổng hợp của du lịch cũng có thể được tính bằng tổng VA trực tiếp và gián tiếp của du lịch.

(3) Tổng sản phẩm trong nước tạo ra từ tác động du lịch

+ Tổng sản phẩm trong nước tạo ra từ tác động trực tiếp của du lịch là tổng VA trực tiếp của du lịch cộng với thuế sản phẩm được tính trong giá trị tiêu dùng du lịch trong nước. GDP tạo ra từ tác động trực tiếp của du lịch được tính toán sau khi đã tính được tổng VA trực tiếp của du lịch.

+ Tổng sản phẩm trong nước tạo ra từ tác động gián tiếp của du lịch là tổng VA gián tiếp của du lịch cộng với thuế sản phẩm được tính trong giá trị tiêu dùng du lịch trong nước. GDP tạo ra từ tác động gián tiếp của du lịch được tính toán sau khi đã tính được tổng VA gián tiếp của du lịch.

+ Tổng sản phẩm trong nước tạo ra từ tác động tổng hợp của du lịch là tổng VA tổng hợp của du lịch cộng với thuế sản phẩm tương ứng. GDP tổng hợp của du lịch được tính toán sau khi đã tính được tổng VA tổng hợp của du lịch. GDP tạo ra từ tác động tổng hợp của du lịch cũng có thể được tính bằng GDP trực tiếp và gián tiếp.

(4) Thu nhập của người lao động từ du lịch

Du lịch tạo ra GO, VA và từng thành phần của VA, trong đó có thu nhập người của lao động theo các ngành kinh tế. Tương ứng với VA, thu nhập của người lao động gồm: Thu nhập của người lao động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp. Các loại thu nhập này phản ánh tác động của du lịch đến thu nhập của người lao động một cách trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp trong các ngành và toàn bộ nền kinh tế.

+ Thu nhập của người lao động trực tiếp từ du lịch là một thành phần của VA trực tiếp của du lịch. Thu nhập người lao động trực tiếp của du lịch được tính toán từ


VA trực tiếp của du lịch dựa trên hệ số của Bảng cân đối liên ngành.

+ Thu nhập của người lao động gián tiếp từ du lịch là một thành phần của VA gián tiếp của du lịch. Thu nhập người lao động gián tiếp của du lịch được tính toán từ VA gián tiếp của du lịch dựa trên hệ số của Bảng cân đối liên ngành.

+ Thu nhập của người lao động tổng hợp từ du lịch là một thành phần của VA tổng hợp của du lịch. Thu nhập người lao động tổng hợp của du lịch được tính toán từ VA tổng hợp của du lịch và hệ số của Bảng I-O hoặc được tính bằng tổng thu nhập trực tiếp và gián tiếp của người lao động tạo ra từ tác động của du lịch.

(5) Lao động du lịch

Du lịch tác động đến thu nhập của người lao động đồng nghĩa với việc tác động đến tạo việc làm trong nền kinh tế. Do đó, khi xác định được tác động trực tiếp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế qua chỉ tiêu thu nhập của người lao động sẽ xác định được tác động của du lịch đến tạo việc làm. Có thể tính toán tác động của du lịch đến tạo việc làm trong nền kinh tế biểu hiện qua chỉ tiêu lao động du lịch được xác định dựa trên mối quan hệ giữa thu nhập của người lao động trong một ngành kinh tế với thu nhập bình quân của một lao động trong ngành kinh tế đó.

+ Lao động du lịch trực tiếp là những người tham gia vào các hoạt động phục vụ khách du lịch một cách trực tiếp. Đó chính là số lao động trong các ngành tạo ra các sản phẩm được khách đã tiêu dùng cho chuyến du lịch. Lao động du lịch trực tiếp tương ứng với thu nhập người lao động trực tiếp của du lịch.

+ Lao động du lịch gián tiếp là những người tham gia vào các hoạt động phục vụ khách du lịch một cách gián tiếp. Đó chính là số lao động trong các ngành tạo ra các sản phẩm được khách đã tiêu dùng gián tiếp cho chuyến du lịch. Lao động du lịch gián tiếp tương ứng với thu nhập người lao động gián tiếp của du lịch.

+ Lao động du lịch tổng hợp là những người tham gia vào các hoạt động phục vụ khách du lịch một cách trực tiếp và gián tiếp. Đó chính là số lao động tương ứng với thu nhập người lao động tổng hợp của du lịch trong nền kinh tế.

Trên đây là năm nhóm chỉ tiêu được đề xuất để phản ánh tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế.


KẾT LUẬN CHƯƠNG I


Chương 1 đã hệ thống hóa và làm rõ các khái niệm, phạm vi và phương pháp tính một số các chỉ tiêu có liên quan đến xác định, đo lường, tính toán đánh giá tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến tăng trưởng kinh tế. Các phương pháp luận vận dụng thực hiện nghiên cứu đã được Liên hợp quốc công bố và áp dụng rộng rãi trên thế giới, đó là: Phương pháp luận TSA và SNA.

Chương 1 giới thiệu khái niệm du lịch và một số chỉ tiêu cơ bản trong khung TSA phản ánh và mô tả hoạt động du lịch trong nền kinh tế. Các khái niệm này được xem xét từ các cách tiếp cận khác nhau, từ đó thống nhất lựa chọn cách tiếp cận đầy đủ và toàn diện nhất, đó là cách tiếp cận từ phía cầu hay từ tiêu dùng du lịch. Thông qua việc làm rõ khái niệm du lịch và một số khái niệm khác có liên quan, luận án đã trình bàymột số chỉ tiêu thống kê phản ánh kết quả hoạt động du lịch theo phương pháp luận của TSA.

Chương 1 giới thiệu các khái niệm tăng trưởng kinh tế qua quá trình phát triển của kinh tế thế giới. Từ đó làm rõ phương pháp tính các chỉ tiêu như GO, VA, GDP, thu nhập của người lao động, tích lũy, tiêu dùng, xuất nhập khẩu, … là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh đánh giá tăng trưởng kinh tế theo lý luận của SNA.

Chương 1 đã trình bày mối quan hệ giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế theo các cách tiếp cận khác nhau. Trên cơ sở xem xét tác động qua lại của du lịch và tăng trưởng kinh tế để lựa chọn cách tiếp cận đầy đủ và toàn diện nhất phục vụ việc lượng hóa mối quan hệ này. Đây là cơ sở để xây dựng 05 nhóm chỉ tiêu phản ánh đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế gồm: (1) GO của du lịch, (2) VA của du lịch, (3) GDP tạo ra từ tác động của du lịch, (4) thu nhập của người lao động từ du lịch và (5) lao động du lịch. Phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế sẽ được giới thiệu trong chương tiếp theo của Luận án.


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỔNG HỢP CỦA DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Chương 1 đã giới thiệu những lý thuyết về du lịch và tăng trưởng kinh tế theo phương pháp luận của TSA và SNA. Đó chính là cơ sở lý luận để xây dựng phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế sẽ được trình bày trong Chương 2. Chương 2 gồm ba nội dung chính: Nội dung thứ nhất, giới thiệu mô hình Bảng cân đối liên ngành là mô hình được sử dụng để nghiên cứu tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế; Nội dung thứ hai, trình bày xác định nguồn thông tin đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế; Nội dung thứ ba, xây dựng các bước tính toán tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế trên cơ sở sử dụng mô hình Bảng cân đối liên ngành và nguồn thông tin đã được xác định.

2.1. Mô hình nghiên cứu tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế

Luận án sử dụng phương pháp luận của SNA với trung tâm là mô hình cân đối liên ngành (gọi tắt là Bảng I-O) để thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, trong mục mở đầu của Chương này sẽ giới thiệu về Bảng I-O là mô hình được sử dụng để thực hiện nghiên cứu và trình bày cách đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế thông qua các hệ số của Bảng I-O. Trong mục này gồm ba nội dung chính: (1). Giới thiệu về bảng cân đối liên ngành; (2). Giới thiệu các trường hợp ứng dụng bảng cân đối liên ngành trong nghiên cứu; (3). Phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế dựa trên bảng cân đối liên ngành.

2.1.1. Giới thiệu Bảng cân đối liên ngành

Bảng cân đối liên ngành giới thiệu về (1) Sự hình thành và phát triển của bảng cân đối liên ngành; (2). Nội dung của bảng cân đối liên ngành; (3). Bảng cân đối liên ngành dạng phi cạnh tranh là mô hình được sử dụng để đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế.

2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Bảng cân đối liên ngành

Bảng I-O được xây dựng phục vụ nhu cầu phân tích, đánh giá tổng hợp các hoạt động kinh tế trong một nền kinh tế. Nói cách khác, Bảng I-O là công cụ để phân tích, đánh giá vĩ mô nền kinh tế. Karl Marx là người đầu tiên thực hiện việc phân tích này

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023