Thực Trạng Khai Thác Thị Trường Khách Nhật Bản Tại Việt Nam

họ thuộc về đó là gia đình. Hàng triệu người “làm công ăn lương” đã coi công việc làm ăn là một thứ quan trọng hàng đầu trong nhiều thập kỷ. Ngày nay, họ dường như đã biết cách giảm chậm lại, thư giãn và tận hưởng cuộc sống - cuộc sống với gia đình mình trong lúc nền kinh tế tăng trưởng chậm và suy thoái kéo dài. Khoảng vài năm gần đây số du khách đi du lịch cùng gia đình mặc dù còn nhỏ bé về số tuyệt đối nhưng cũng tăng đều đặn.

(4) Thứ tư, thị trường khách du lịch đi nghỉ tuần trăng mật. Trong những năm gần đây, người Nhật có phong trào đi nghỉ tuần trăng mật ở nước ngoài. Số lượng những người này chiếm một tỷ lệ cũng không nhỏ trong tổng số người Nhật đi du lịch ra nước ngoài. Trung bình chi tiêu cho chuyến đi là

10.000 USD.

Theo kết quả khảo sát về xu hướng du khách Nhật đi du lịch Việt Nam và các nước Asean của Công ty tiếp thị Nhật Bản (có trụ sở chính tại Nhật) vừa công bố mới đây, có đến trên 88% du khách Nhật mê món ăn Việt Nam. Theo kết quả của nghiên cứu này, mua sắm tại Việt Nam cũng được du khách Nhật khá thích thú, với kết quả 82% du khách khẳng định có đi mua sắm khi đến Việt Nam. Về mục đích của du khách Nhật đến Việt Nam, có đến 69% cho biết đến Việt Nam với mục đích nghỉ ngơi và 17,6% với mục đích thương mại

- đầu tư, so với các nước trong khu vực là 66% và 11,7%. Tuy nhiên, về xu hướng khách du lịch Nhật Bản trở lại chỉ có 3,3% du khách khẳng định trở lại Việt Nam lần 2 và 5,7% trở lại lần 3, so với các nước trong khu vực là 13,8% và 25,7%.[54]

* Về xu hướng của thị trường khách du lịch Nhật Bản hiện nay

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, chúng ta luôn tưởng tượng hình ảnh của những người Nhật đó là những nhân viên làm việc cả đời, chỉ có 10 ngày nghỉ trong năm và tiêu dùng số tiền kiếm được bằng việc sử dụng những hàng hoá, dịch vụ nổi tiếng, hợp mốt và cao giá. Thế nhưng, từ sau những năm đầu

thập niên 90 của thế kỷ XX, tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế đã dần dần làm thay đổi hình ảnh đó. Quan niệm tiêu dùng cũng đã thay đổi theo. Người Nhật tìm đến nhiều hơn với những hàng hoá, dịch vụ tiện ích và kinh tế. Kiểu thái độ “tiền không thành vấn đề” dường như đã biến mất và họ trở nên tỉnh táo và kén chọn giá trị dịch vụ đúng như nhu cầu của mình.

Điều này cũng được thể hiện trong việc lựa chọn các chương trình du lịch. Trước kia, với 10 ngày nghỉ trong năm, họ luôn phải lên lịch trình rất chặt chẽ cho những chuyến du lịch của mình. Họ sử dụng những dịch vụ hoàn hảo và chủ yếu nhằm vào các nước Mỹ, Úc, Anh, Pháp và một số quốc gia châu Âu khác.

Thế nhưng hiện nay, từ những nhân viên làm việc quên nghỉ, người Nhật đã bắt đầu biết giảm tốc độ làm việc của họ và tận hưởng cuộc sống. Họ có nhiều thời gian hơn. Và điểm đến nhiệt đới Đông Nam Á thanh bình, an toàn, chi phí phải chăng, đã trở nên hấp dẫn hơn trong mắt du khách Nhật. Điều này là do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, đó là những biến động của tình hình an ninh, chính trị và kinh tế tại các nước như Mỹ và một số nước châu Âu và khu vực Trung Đông... đã khiến cho người Nhật trở nên thận trọng hơn. Họ lo sợ nạn khủng bố sẽ không đảm bảo cho sự an toàn của họ. Thứ hai, người Nhật có nhiều thời gian hơn và đồng thời suy xét sáng suốt hơn, tỉnh táo hơn để lựa chọn những chương trình du lịch phù hợp và hấp dẫn. Thứ ba, đó là vì hiện nay, tại một số nước Đông Nam Á, du khách Nhật cũng có thể tìm thấy được những dịch vụ khá hoàn hảo mà không phải bỏ ra quá nhiều tiền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

*Khách du lịch Nhật Bản tới Việt Nam là những đối tượng nào?

Trong một vài năm gần đây, Việt Nam cũng đã trở thành một trong những nơi được người Nhật chú ý tới trong khu vực. Tuy nhiên, hầu như chúng ta mới chỉ chủ yếu thu hút được một số ít khách thuộc 3 phân đoạn thị

Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam - 6

trường đó là: Phân đoạn thị trường du khách nữ; Phân đoạn thị trường du khách nghỉ hưu; Phân đoạn thị trường du khách thanh niên – sinh viên.

Hầu như toàn bộ các tập khách thuộc 3 phân đoạn thị trường này đều là khách đi lẻ (FIT). Điều này lý giải tại sao ta thường bắt gặp trên đường 2 cô gái Nhật, hoặc 1 nhóm người Nhật cao tuổi đi với nhau. Rất ít khi chúng ta thấy họ đi theo theo một đoàn đông như kiểu khách du lịch Trung Quốc, hoặc khách du lịch Pháp.

Phân đoạn thị trường khách nữ mà hầu hết là Office Lady (Nữ viên chức) người Nhật đang ngày một mở rộng. Phụ nữ Nhật hiện nay lập gia đình muộn hơn. Họ tự chủ về kinh tế và biết hưởng thụ tự do, tiền bạc mà họ kiếm ra trước khi lập gia đình. Xu hướng của họ là tới thăm các nước Đông Nam Á và Trung Hoa. Những du khách thuộc đối tượng này thường đi theo một nhóm nhỏ (không quá 10 người) và mua sắm rất nhiều đồ thủ công mỹ nghệ. Họ thích hưởng thụ những dịch vụ về lưu trú và ăn uống có chất lượng cao.

Phân đoạn thị trường du khách Nhật thứ hai thường lựa chọn đến Việt Nam là các vị đã nghỉ hưu. Theo dự báo của chính phủ, xã hội Nhật đang ngày càng già đi. Ước tính tới năm 2007, dân số Nhật sẽ lên tới 128.640.000 người và cứ 5 người dân thì có sẽ có 1 người trên 65 tuổi. Vậy là hàng triệu người lĩnh lương hưu, có nhiều thời gian rỗi sẽ đi du lịch nước ngoài. Thiết nghĩ, các công ty du lữ hành của chúng ta nên chú y hơn tới việc đáp ứng nhu cầu và sở thích của đối tượng khách nghỉ hưu này để có thể khai thác được tốt nhất.

Phân đoạn thị trường thứ ba là sinh viên và thanh niên Nhật. Đối tượng này thường thích đi theo kiểu du lịch du lịch ba lô và họ rất thích tìm hiểu về lối sống và văn hoá ca địa phương thông qua việc tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng, hoạt động của các tổ chức từ thiện... Họ thích tiếp xúc trực tiếp với người dân, ở ngay trong những ngôi nhà của cư dân địa phương, cùng ăn

những món ăn gia đình hơn là ở những khách sạn sang trọng và ăn tại nhà hàng dành cho khách du lịch.

Ngoài ra, ở Việt Nam còn một số lượng khách nhỏ người Nhật đi du lịch theo kiểu gia đình, và các doanh nhân tìm hiểu để hợp tác về kinh tế... nhưng thị phần này chưa nhiều và chúng ta cũng chưa đủ điều kiện về dịch vụ hoàn hảo để đáp ứng cho những nhu cầu rất cao của các đối tượng khách là doanh nhân và khách gia đình này.

Vậy đặc tính của các đối tượng khách thuộc 3 phân đoạn thị trường này là gì?

Thứ nhất, về tập quán và thói quen tiêu dùng, những người phụ nữ Nhật vốn nổi tiếng là kỹ tính. Thực chất họ đã quen với những dịch vụ và tiện nghi có chất lượng cao. Cụ thể họ đặt ra những tiêu chuẩn cho dịch vụ khi đi du lịch phải gồm 4 chữ C và 1 chữ S:

- Comfort (tiện nghi)

- Convenience (thuận tiện)

- Cleanliness (sạch sẽ)

- Courtesy (lịch sự)

- Safety (an toàn)

Hầu hết các khách sạn ở Nhật Bản đều phải đáp ứng được những tiêu chuẩn này. Trong một quảng cáo trên mạng Internet của khách sạn Ryokan – Tokyo, người ta mô tả cách đón tiếp khách như sau: khi bạn bước tới lối vào của Ryokan, một nhân viên Ryokan sẽ cúi gập người chào đón bạn. Anh ta sẽ xách túi cho bạn và chỉ cho bạn đến phòng của mình. Nước chè được sắp sẵn và một nữ phục vụ khác sẽ mang đến cho bạn một Yakata (đồ mặc trước và sau khi tắm kiểu Nhật) vừa vóc dáng của bạn. Trong phòng tắm có rất nhiều kích cỡ khăn tắm, chủng loại mỹ phẩm, dầu tắm, dầu gội để bạn lựa chọn. Có đủ cả máy sấy tóc, dao cạo râu, bàn chải. Điều này dường như rất ít khi thấy

trong các phòng tắm của các khách sạn ở Việt Nam. Sau đó, khi rời khỏi phòng tắm, bạn sẽ thấy một bồ đồ sạch sẽ và chiếc giường đã sẵn sàng chờ bạn ngả lưng. Người Nhật vốn đã có thói quen không phải mang gì theo khi ở các khách sạn kiểu Nhật Bản. Và họ cũng rất mong muốn kiểu phục vụ như vậy ở các nước khác. Nhưng hiện nay ở Việt Nam thì khó tìm thấy kiểu khách sạn hoàn hảo như vậy. Đây là một hạn chế của chúng ta mặc dù những tiện nghi và kiểu phục vụ như vậy hoàn toàn có thể làm được.

Đặc tính thứ hai, người Nhật Bản trong giao tiếp từ trang phục, hành vi đều nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn, tự trọng dân tộc và vị tha nhưng họ cũng rất nguyên tắc, cứng nhắc, khó thương lượng, khó thay đổi. Họ thích kỷ luật và tuân thủ thời gian, không muốn chờ đợi lâu. Họ đặc biệt thích sự đúng giờ, nhất là đối với những người làm việc tại các công sở. Vì vậy, trong các chương trình du lịch, những người Nhật sẽ đòi hỏi phải thật chính xác về thời gian. Mọi yếu tố về thời gian đưa đón, phương tiện vận chuyển, người điều khiển, chương trình, nội dung và con người cụ thể khi làm việc đều phải được thể hiện ra trên giấy tờ, văn bản. Họ ít khi chấp nhận sự thiếu chính xác do chủ quan mang lại. Điều này cũng lý giải tại sao khi vào các nhà hàng, khách du lịch rất thích được phục vụ nhanh chóng. Nếu bữa ăn đã được chuẩn bị chu đáo thì họ sẽ hoàn toàn yên tâm. Đặc biệt, với các quý cô, một nam nhân viên phục vụ ân cần, nhanh nhẹn và mến khách là hình ảnh đem lại ấn tượng rất tốt đối với họ.

Một đặc tính nữa của những du khách Nhật Bản, đó là họ rất tò mò, rất thích tìm hiểu (nhất là những du khách thuộc đối tượng nữ viên chức và sinh viên, thanh niên). Thay vì ngồi trong phòng khách sạn, họ luôn ra ngoài để xem, ăn uống, thử mua bán, giải trí. Họ sẽ hỏi hướng dẫn viên rất nhiều về những mặt hàng. Thường họ mua rất nhiều đồ mỹ nghệ và quần áo bằng chất liệu vải lụa tơ tằm Việt Nam để làm quà tặng cho những người thân khi về

nước. Họ sẽ rất thích thú nếu bạn chỉ cho họ được địa điểm để xem rối nước, ăn đặc sản, mua sắm đồ thủ công mỹ nghệ mà giá cả thấp hơn so với những mức giá được ghi trong sách hướng dẫn du lịch. Và đặc biệt hơn cả là những vị khách người Nhật sẽ rất hài lòng nếu như họ nhận được một món quà lưu niệm của đơn vị kinh doanh du lịch gửi tặng.

Về ngôn ngữ, người Nhật thích những hướng dẫn viên nói tiếng Nhật. Đa số người dân Nhật đều học tiếng Anh (nếu là trung học thì 6 năm còn đại học thì học 10 năm), nhưng chủ yếu họ chú trọng vào 2 kỹ năng đọc và viết. Vì vậy, hướng dẫn viên tiếng Anh sẽ không được khách Nhật thích bằng hướng dẫn viên nói bằng chính ngôn ngữ của họ. Một điều đặc biệt cần phải lưu ý khi giao tiếp với người Nhật là họ rất ít khi nói đúng suy nghĩ của mình. Họ thường không khi nào trả lời không, hay nói ngược lại với ý thích của mình. Người Nhật họ rất giỏi trong việc che giấu cảm xúc. Vì vậy mà chúng ta rất khó để có thể biết khách có thực sự hài lòng với chương trình du lịch hay không. Thường thì họ sẽ không phàn nàn tới hãng hoặc công ty lữ hành gửi khách khi họ đã về nước.

Về tôn giáo, hầu hết những du khách Nhật được hỏi đều trả lời rằng họ theo đạo Phật. Họ thích tới tham quan các công trình văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử mang tính tôn giáo và biểu hiện được đặc điểm kiến trúc, tính dân tộc của nơi họ đến tham quan. Đặc biệt, người Nhật rất kỵ số 4. Trong tiếng Nhật “shi” là số 4 và cũng có nghĩa là cái chết. Họ thích những chữ số lẻ. Vì vậy, bạn sẽ không được đánh giá cao nếu như bạn xếp cho họ những phòng khách sạn mang số 4. Những người khó tính, họ còn không chấp nhận sự sắp xếp này. Và ngay lập tức họ sẽ cho rằng, bạn chưa thật hiểu về họ.

Người Nhật, đặc biệt là du khách nữ, rất thích áo dài, đồ gốm và món ăn Việt Nam. Vì vậy, nếu được tham gia vào một công đoạn sản xuất thủ công như vẽ lên gốm, hoặc làm món ăn kiểu Việt Nam thì họ sẽ rất hài lòng.

Thế nhưng, trong một chuyến đi dài, họ cũng thích được ít nhất một lần ăn những món ăn Nhật Bản tại địa phương họ tới tham quan du lịch. Nếu như trên bàn ăn của Việt Nam mà lại có bình nước tương kiểu Nhật thì nghĩa là biểu hiện sự hiếu khách của chúng ta và điều này sẽ tạo được ấn tượng rất tốt đẹp cho những vị khách Nhật Bản.

Trong một cuộc trò chuyện với lưu học sinh Việt Nam tại một trường Đại học ở Nhật, một vị giáo sư đã nói: “Việt Nam – hơn cả những điều tưởng tượng. Mọi cái đều vượt ra ngoài những gì tôi đã nghĩ”. Câu nói này đã phản ánh một thực tế về tiềm năng của Việt Nam đối với khách du lịch Nhật Bản. Thế nhưng, để có thể thu hút được không chỉ thị trường khách đi lẻ mà còn nhiều hơn nữ khách du lịch Nhật đi theo đoàn, việc đầu tiên là phải hiểu được người Nhật, hiểu họ mong muốn gì khi tới Việt Nam. Có hiểu được họ, chúng ta mới có thể mang đến cho họ những sản phẩm lữ hành tốt nhất, độc đáo và hấp dẫn. Đặc biệt, đối với những nhân viên phục vụ trực tiếp trong ngành, mà quan trọng là đội ngũ các hướng dẫn viên du lịch, thì việc giao tiếp và hiểu về văn hoá Nhật Bản, hiểu được đặc tính và xu hướng của người Nhật khi đi du lịch là điều cần thiết nhất. [34, 58 - 61]


2.2. Thực trạng khai thác thị trường khách Nhật Bản tại Việt Nam

Nhật Bản là một trong những thị trường du lịch trọng điểm của du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Lượng khách du lịch từ Nhật Bản vào Hà Nội luôn chiếm vị trí cao (thứ 2/ hoặc 3) trong 10 thị trường khách du lịch quốc tế hàng đầu và có chiều hướng tăng mạnh trong giai đoạn 1999 – 2002. Do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS và cúm gia cầm nên trong năm 2003 lượng khách du lịch Nhật Bản đến Hà Nội giảm nhiều. Từ năm 2004 đến nay lượng khách Nhật Bản đã có dấu hiệu tăng trưởng tốt. Năm

2004, lượng khách Nhật Bản vào Hà Nội là 81.712 lượt khách chiếm 8,6% tổng lượng khách quốc tế đến Hà Nội và chiếm 28,5% khách du lịch Nhật Bản đến Hà Nội trong năm 2005 ước tính đạt 100.119 lượt khách chiếm 9% tổng lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam, tăng 23% so với năm 2004 và tăng 7% so với năm 2002 (năm tăng trưởng cao nhất của giai đoạn trước khi xảy ra dịch bệnh SARS và cúm gia cầm).

Trung bình một du khách Nhật chi tiêu trong một ngày lớn hơn nhiều so với khách ở nước khác. Người Nhật đặc biệt chi nhiều cho các dịch vụ lưu trú (47%), số tiền chi cho dịch vụ giải trí còn quá ít (12%). Đây là điểm cần chú ý khi xây dựng chương trình cho khách Nhật bởi vì thực sự hiện nay các địa điểm giải trí của ta còn quá nghèo nàn, khó thu hút được họ.

Khách du lịch đến Việt Nam chủ yếu là khách đi du lịch thuần tuý và du lịch kết hợp với mục đích kinh doanh, phần lớn mua tour trọn gói qua các công ty gửi khách. Khách Nhật tới Việt Nam qua đường hàng không là chính chiếm 90%, còn lại là đường biển và đường bộ.

*Một số nguyên nhân hạn chế khách Nhật Bản đến Việt Nam

- Thứ nhất, tài nguyên du lịch có tiềm năng phong phú, hấp dẫn nhưng việc khai thác để tạo nên sức hút cho sản phẩm du lịch còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Số lượng, chủng loại sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa thể hiện rõ nét bản sắc văn hoá. Chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu của khách, chưa khai thác được cảnh quan môi trường, các giá trị văn hoá lịch sử độc đáo của dân tộc, bỏ lỡ nhiều cơ hội thu hút nguồn du khách từ bên ngoài nhất là các thị trường Mỹ, Đức, Nhật… Nếu không nhanh chóng khai thác tiềm năng, chậm chạp trong đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng phục vụ du lịch yếu kém thì lượng du khách Nhật Bản trong những năm tiếp theo sẽ không tăng hoặc tăng chậm và quan trọng hơn là thời gian lưu trú của khách sẽ ngắn ngày nên mức chi tiêu của họ thấp.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí