Đặc Điểm Tâm Lý Xã Hội Của Người Nhật

- Lễ hội Hakata Dontaku được tổ chức từ ngày mùng 3 đến mùng 4 tháng 5 ở Fukuoka trên đảo Kyushu.

- Những vỉa san hô và vùng biển trong xanh quanh các hòn đảo cận nhiệt đới ở Okinawa.


1.1.2. Vài nét về văn hoá Nhật Bản

Nền văn hoá và các đặc điểm tính cách của mỗi dân tộc đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện lịch sử, địa lý và khí hậu.

Vị trí địa lý của Nhật Bản có ba đặc điểm lớn là: một quốc đảo có địa hình nhiều núi non ở Đông Bắc Á (75% là rừng và núi), nằm tương đối tách biệt với lục địa châu Á và ở ngoại vi của các trung tâm văn minh của thế giới. Nằm ở vùng khí hậu ôn hoà, Nhật Bản có nhiệt độ tương đối ấm. Lượng mưa hàng năm từ 1600mm - 1700mm, đặc biệt có mưa lớn khoảng đầu mùa xuân và giữa mùa hè. Phía tây nam Nhật Bản là vùng có độ ẩm nhiệt đới, nền nông nghiệp và cuộc sống có nhiều điểm giống như phía nam Thái Bình Dương trong 3 - 4 tháng mùa hè.

Những điều kiện đó dẫn đến một đặc điểm khái quát là Nhật Bản đủ để xa châu Á để thoát khỏi những ảnh hưởng của biến đổi của lục địa, nhưng lại đủ gần để có thể hưởng những thành quả của nền văn minh đó. Hơn nữa, với một cộng đồng dân tộc tương đối thuần nhất, Nhật Bản có khả năng tiếp nhận ảnh hưởng văn hoá của nước ngoài để phát triển cho mình nền văn hoá riêng. Đó là một nền văn hoá mang đậm nét dân tộc với những đặc điểm sau:

*Nhật Bản - một nước có nền văn hoá với tính thuần nhất cao.

Từ hàng ngàn năm trước, các hòn đảo Nhật Bản đã là ngôi nhà chung của nhiều người nhập cư đến đấy, trải qua nhiều thời đại và từ nhiều nước khác nhau trên lục địa, và có thể từ những hòn đảo ở phía Nam. Trải qua nhiều thời đại lịch sử, sự pha trộn đó đã sản sinh ra một dân tộc tương đối

thuần nhất, phân biệt với cả các nước láng giềng như Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, cả trong ngôn ngữ, sinh hoạt, tôn giáo, cơ cấu chính trị và xã hội. Những nét riêng đó đã sớm trở thành bản chất của người Nhật Bản. Ở Nhật Bản, điều quan trọng hàng đầu là truyền thống của một cộng đồng hơn là truyền thống của một cá nhân, và đặc trưng này đã đóng góp nhiều vào tính chất đồng nhất của xã hội Nhật Bản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

*Dễ dàng tiếp thu văn hoá nước ngoài

Trong lịch sử đã luôn luôn có những sự gặp gỡ giữa văn hoá Nhật Bản với các quốc gia văn minh khác như Trung Quốc và châu Âu. Từ xa xưa, người Nhật đã có sự khát khao đối với các nền văn minh khác và trong lịch sử tiến hoá của mình, người Nhật hoan nghênh các yếu tố văn hoá nước ngoài mà không gạt bỏ các tập tục và truyền thống đã có. Có thể nói, nhân dân Nhật Bản đã hấp thụ có chọn lọc nhiều phát kiến văn hoá của các nền văn minh lớn trên thế giới. Sự dễ dàng tiếp thu văn hoá nước ngoài là một truyền thống của Nhật Bản đã có từ lâu đời. Đó là truyền thống không đóng cửa, không bảo thủ, không cực đoan nhưng cũng không đánh mất cốt cách của dân tộc mình.

Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam - 3

*Tình yêu thiên nhiên

Thiên nhiên luôn luôn là người bạn gần gũi và quen thuộc đối với người Nhật. Mặc dù họ từng dạy học sinh từ cấp tiểu học rằng: “Thiên nhiên không dành cho nước ta những ưu đãi. Tất cả tương lai là ở trong tay các bạn” [7, 40] nhưng họ không coi thiên nhiên là một lực lượng đối lập tàn khốc. Quan niệm hoà vào thiên nhiên này là phù hợp với cách nhìn của những người dân sống trên một quốc đảo có khí hậu ôn hoà và đầy mưa. Tinh thần hoà hợp với thiên nhiên nằm trong bản chất của người Nhật, đi vào triết học và tôn giáo của họ, trong cảm xúc và sự thưởng thức thiên nhiên của họ. Thiên nhiên cũng chiếm một vị trí lớn trong văn học và hội hoạ Nhật Bản.

*Thích những cái gì đơn giản, nhỏ nhắn, tinh tế và khéo léo hơn là

những thứ to lớn, lộng lẫy và hiển nhiên.

Một trong những phong cách thẩm mỹ của nghệ thuật Nhật Bản là sự tế nhị, đơn giản và gián tiếp. Sự tế nhị hàm ý không thật hiển nhiên và đòi hỏi nghiên cứu kỹ những gì đáng trân trọng.

Công viên của Nhật được thiết kế sao cho giống tự nhiên và không đưa vào đó những dáng vẻ nhân tạo. Đó là một điều khác với phương Tây. Ở Nhật Bản, không chỉ trong cảnh quan kiến trúc mà trong các hình thức nghệ thuật khác, tính tự nhiên hết sức được coi trọng và đánh giá cao.

Trà đạo Nhật Bản có truyền thống hàng thế kỷ là một thứ nghệ thuật, đồng thời là một trò tiêu khiển có tính thẩm mỹ. Tinh thần cơ bản của việc thưởng thức trà là hài hoà, tôn kính, tinh khiết và trong trẻo.

Bonsai là nghệ thuật trồng cây trong chậu nhỏ. Nó tạo ra những cây cảnh đẹp tự nhiên và cho ta sự thưởng thức thiên nhiên trong hình ảnh thu nhỏ lại.

*Sự thờ cúng tổ tiên

Đạo Phật, đạo Shinto (thờ cúng tổ tiên và thánh thần), đạo Khổng, đạo Thiên Chúa là những tôn giáo lớn ở Nhật. Có một sự trộn lẫn của cả bốn thứ tôn giáo đó trong đời sống tinh thần của mỗi cá nhân, nhưng sự thờ cúng tổ tiên có ảnh hưởng to lớn nhất. Xã hội Nhật Bản tạo đủ điều kiện chấp nhận đa tôn giáo, dù có nguồn gốc trong nước hay ngoài nước, trong khi truyền thống lâu đời của họ là một đất nước của những gia đình và những cộng đồng.

*Bên cạnh đó, sự bền bỉ, kiên trì cũng là một tính cách của người Nhật.

Đó cũng là một dạng khác của sự tinh tế, khéo léo, ưa nhỏ nhắn và cụ thể của họ. Trước bất kỳ sự kiện nào, dù trong lĩnh vực nào, họ không vội vã, không nhiều lời, không bàn đến những cái quá xa và viển vông. Họ bình tĩnh, xem xét từng điều kiện cụ thể, chia việc lớn ra thành nhiều việc nhỏ, giải quyết xong cái trước sẽ đến cái sau, cứ thế mà đi đến đích.

“Nếu phải thử định rõ tính cách văn hoá Nhật Bản chỉ bằng vài từ thôi, ta có thể nói là nó bộc lộ sự ưa thích cái duyên dáng tế nhị bên trong được hiểu như là sự đối lập với cái tráng lệ bên ngoài”. [24, 17]

Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia đều nằm ở châu Á - Thái Bình Dương. Hai nước không chỉ gần nhau về mặt địa lý mà còn có nhiều điểm tương đồng và có quan hệ lâu đời về kinh tế, văn hoá.

Có thể nói Việt Nam và Nhật Bản còn có nhiều tiềm năng để có thể mở rộng hơn nữa hợp tác văn hoá và cả hai bên đều tỏ rõ sự quan tâm thúc đẩy. Mọi sự hợp tác đều phải dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau. Hiện nay ở Nhật Bản đã có một Hội nghiên cứu Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Còn ở Việt Nam, cũng đã hình thành Hội đồng phối hợp nghiên cứu Nhật Bản. Đây là một trong những tác nhân quan trọng thúc đẩy quá trình hợp tác nói chung, quá trình giao lưu văn hoá nói riêng. Hơn nữa, trong bối cảnh quan hệ kinh tế Nhật - Việt đã đạt được những thành công nhất định, đây chính là thời điểm chúng ta phải nâng cao hiểu biết về Nhật Bản, phải có kế hoạch đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực này. Hy vọng đến một thời điểm nào đó người Việt Nam sẽ quen với âm nhạc Gagaku (âm nhạc cung đình xa xưa), biết thế nào là Bunraku, là Kabuki, Buto... đồng thời người Nhật Bản cũng có thể phân biệt đâu là chèo, tuồng, ca trù và đặc biệt là nhã nhạc cung đình Huế... của Việt Nam.‌


1.2. Người Nhật Bản trong cộng đồng

1.2.1. Đặc điểm tâm lý xã hội của người Nhật

1.2.1.1. Tính cách

- Đặc điểm chung:

Người Nhật rất yêu lao động và nhiệt tình trong mọi lĩnh vực hoạt động, lao động là đặc điểm quan trọng nhất trong tính cách dân tộc Nhật.

Yêu thiên nhiên: tình gắn bó với thiên nhiên của người Nhật Bản có sắc thái tín ngưỡng và tôn giáo trong tiềm thức dân gian. Đối với người Nhật, mỗi loại cây và hoa đều có ý nghĩa tượng trưng. Thông, tre và mận biểu tượng tuổi thọ, sự lâu bền. Hoa cúc nở muộn và lâu tàn thường dùng để mừng thọ và cũng là hoa biểu tượng của hoàng gia. Tre từ xưa vốn được nhân dân tôn kính, được coi là nơi có thần ở. Tre và măng được thờ ở các đền Thần đạo. Đi ngắm hoa, ngắm cảnh thiên nhiên là một phong tục đẹp của người dân Nhật Bản.

Tính cách dân tộc Nhật còn được thể hiện ở sự thông minh, cần cù, khôn ngoan. Bản sắc cộng đồng cao hơn bản sắc cá nhân. Trong tính cách của người Nhật, những yếu tố tương phản, đối lập hiện lên một cách rõ rệt, sắc nét, quyết liệt: “Người Nhật có thể thưởng thức cái đẹp mong manh của hoa anh đào và cái ánh thép lạnh người của một thanh bảo kiếm” [24, 116].

Tâm tính của người Nhật còn được thể hiện qua lối sống truyền thống của cư dân. Uống trà là cả một nghệ thuật, một nghi lễ, được gọi là “trà đạo”. Cùng với trà đạo, uống rượu sakê cũng là một phong tục truyền thống của người Nhật, đòi hỏi những nghi lễ riêng. Bên cạnh đó người Nhật còn có óc thẩm mỹ rất phát triển điều này được thể hiện rõ qua kiến trúc nhà và vườn.

- Đặc điểm hành vi của nhóm người

Người Nhật có tính kỷ luật cao. Trong quan hệ giữa các cá nhân của người Nhật, tính kỷ luật biểu hiện như là sự mong muốn đạt tới tính điều chỉnh. Đặc điểm này của họ đòi hỏi phải nghiêm chỉnh tuân theo một trật tự đã được qui định. Bên cạnh tính kỷ luật, người Nhật còn trung thành với nhân vật có uy quyền, chu toàn bổn phận với nhóm. Ngay từ nhỏ, người Nhật đã có thói quen đặt “cái tôi” của mình dưới lợi ích của nhóm. Người Nhật được giáo dục ý thức phụ thuộc vào gia đình. Những cái cúi chào đầu tiên mà người trên dạy cho đứa bé Nhật giúp cho nó có khái niệm sự phụ thuộc về vị trí của nó trong nhóm. Ý nghĩa đạo đức Khổng giáo mà người Nhật lĩnh hội được thể

hiện qua câu châm ngôn: “Quan hệ giữa người trên và người dưới cũng như quan hệ giữa gió và ngọn cỏ: cỏ phải rạp xuống khi gió thổi” [46, 58 -59].

- Đặc điểm trong cuộc sống thường ngày

Lịch sự, chu đáo, nhẫn nại, tằn tiện, ham học hỏi đó là tính cách trong cuộc sống thường ngày của người Nhật.

Có thể nói, lịch sự là một trong những chuẩn tắc quan trọng nhất của cuộc sống thường ngày trong tính cách dân tộc của người Nhật. Bất kỳ lời nói, cử chỉ, hành vi nào của người Nhật, kể cả sự thúc giục, cũng đều mang dấu ấn lịch sự. Trước khi cầm một vật gì đó lên tay, người Nhật xin lỗi và xin phép chủ nhân. Ăn nói lịch sự là thuộc tính bất di bất dịch của sự giao tiếp ở Nhật Bản. Trên đường phố, trong công viên và ở các nơi công cộng có thể bắt gặp những tấm bảng nhỏ kêu gọi mọi người giữ phép lịch sự: “Con người chẳng phải lệ thuộc một cái gì khác, ngoài điều tốt và phép lịch sự” [46, 63].

Nhiều người lần đầu tiên đến thăm Nhật Bản đều ngạc nhiên trước sự sắp xếp nhà cửa, cách ăn mặc và sự bài trí trong phòng. Tất cả đều mang dấu ấn nghiêm túc và trật tự. Khắp nơi đều sạch sẽ lạ thường. Tính cẩn thận và tính ưa sach sẽ kết hợp với tính tằn tiện là cơ sở để có được những kỹ xảo nổi tiếng trong thực tiễn sản xuất của người Nhật - những kỹ xảo cho phép họ tạo ra các sản phẩm với độ chính xác và hoàn hảo đáng kinh ngạc, khiến nhiều hãng nước ngoài phải ghen tị. Ở đây còn phải kể đến tính ham học hỏi của người Nhật. Người Nhật được dạy cách nhận thức bản chất của sự việc mà không cần đến trừu tượng hoá, vì thế nên sự ham học hỏi của người Nhật cũng mang tính cụ thể. Có thể điều này có liên quan trực tiếp đến những đặc điểm trong ý nguyện sáng tạo của họ.


1.2.1.2. Phong tục tập quán

Do điều kiện tự nhiên và xã hội, những phong tục tập quán đã định hình trong các cộng đồng. Phong tục tập quán là những qui ước sinh hoạt phần lớn không thành văn được cả cộng đồng tuân thủ. Nó khá bền vững trước thời gian và làm nên dấu hiệu sinh hoạt có tính đặc thù của từng dân tộc. Phong tục tập quán của địa phương, của sắc tộc cũng là một nhu cầu tâm lý, một nét tâm lý. Nắm được phong tục tập quán của một địa phương thì sẽ dễ nhập cuộc, dễ hoà đồng, tránh được những phản ứng tiêu cực trong tâm lý người bản địa. Ví dụ: đến nhà người Nhật tuyệt nhiên không được đi thẳng vào phòng khi chưa để giày dép và áo khoác ở ngoài, đến phòng người châu Âu muốn vào nhất thiết phải gõ cửa xin phép, sang đất Campuchia phải chắp tay trước ngực chào chứ không chìa tay ra bắt.

Nước Nhật là một tấm gương phản ánh sự thần kỳ về một tinh thần nỗ lực vô bờ bến hướng về tương lai của một đất nước đang trong cảnh lạc hậu, nghèo nàn.

- Trong cuộc sống thường nhật người Nhật lịch lãm, gia giáo, chu tất, kiên trì, căn cơ, ham học hỏi. Nguyên tắc sống của họ là “Biết được chỗ cần dừng tất sẽ tránh khỏi hiểm nguy, thấu hiểu được thân phận mình tất khỏi bị sỉ nhục” [9,156]. Và vì thế người Nhật có tính tự chủ rất cao, điềm tĩnh và ôn hoà.

- Chúng ta đã quen cho rằng nụ cười xuất hiện trên gương mặt khi người ta đang có điều gì đó dễ chịu và tiếng cười rộn rã vang lên khi người ta bắt gặp một niềm vui bất ngờ, hoặc tâm trạng đầy phấn khích. Đối với người Nhật thì lại không phải thế. Nụ cười hay tiếng cười người Nhật có nhiều ý nghĩa khác nhau - đó có thể là dấu ấn thân thiện, lại cũng có thể là biểu hiện lạnh lùng, kín đáo, là sự bộc lộ cảm xúc một cách cởi mở và đồng thời cũng là dấu hiệu lúng túng trong một tình huống khó xử. Nụ cười của người Nhật có thể có ý nghĩa “tôi hiểu” hoặc “tôi không hiểu”. Không có gì đáng ngạc nhiên,

một trong những nụ cười phổ biến nhất là nụ cười “bí ẩn”. Và người Nhật sợ nhất khi bị mất mặt, mất thể diện, tai tiếng.

- Trong giao tiếp với người Nhật họ tìm cách lẩn tránh các từ “không”, “tôi không biết”, “tôi không thể”. Người Nhật thường diễn đạt vòng vèo, bóng gió, trở thành tập quán nói vòng vèo được rèn luyện từ đời này sang đời khác. Để tránh tự ái và mất thể diện cho đối tượng giao tiếp, trong kinh doanh tập quán này cũng được áp dụng.

- Người Nhật rất mực lễ phép và tôn trọng nghi thức. Khi mới gặp khách, việc trao đổi danh thiếp và đọc một cách tỉ mỉ là điều không thể xem thường. Không nên nhìn lướt qua rồi cất ngay vào túi.

- Với người Nhật cách chào hỏi truyền thống là cúi đầu càng thấp thì thể hiện tình cảm càng nhiều, sự lễ phép và tôn kính càng cao. Cách cúi chào thể hiện sự giao tiếp có văn hoá của người Nhật Bản. Đa số người Nhật chấp nhận việc cúi chào, nhìn xuống hoặc nhìn sang bên, còn không chấp nhận cái nhìn trực diện, chăm chú. Người Nhật rất đỗi ngạc nhiên nếu một người nước ngoài mà hỷ mũi vào khăn vừa “nhìn chòng chọc” vào họ. Người nào, trong lúc trò chuyện cứ tò mò nhìn thẳng vào người khác bị người Nhật xem là bất lịch sự.

- Khi người Nhật trò chuyện với nhau, họ thường tìm một vật trung gian nào đó để nhìn. Đó có thể là một cuốn sách, một đồ trang sức, một lọ hoa.

- Người Nhật tiếp thu phong tục quốc gia khác rất nhanh. Họ thích học tiếng nước họ tới du lịch. Họ hài lòng khi chủ nhà thể hiện sự giao tiếp bằng tiếng Nhật. Khi trở lại, họ sẽ chọn nơi họ đã ở lần trước nếu như họ đã được vui lòng.

- Phụ nữ Nhật rất sung sướng khi bạn tặng họ lời khen là “Mỹ nhân tuổi tỵ”.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí