Hấp Dẫn Của Du Lịch Đối Với Người Nhật Bản

- Người Nhật rất tin vào tướng số, người dân rất kiêng kị con số 4. Trong các khách sạn, cầu thang máy, bệnh viện, trường học... số phòng đều có sự nhảy cóc bỏ qua con số 4. Lý do thật đơn giản, trong tiếng Nhật “shi” có nghĩa là số 4 và cũng có nghĩa là chết. Ngược lại, người Nhật rất thích những số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9. Đi du lịch người ta thích chọn toa lẻ của tàu, số ghế lẻ và buồng khách sạn lẻ. Đặc biệt tặng hoa, hoặc quà cho người thân, người ta cũng thích tặng theo số lẻ.

- Nghệ thuật cắm hoa (Ikebana) thường kết hợp cái đẹp với cái khắc khổ, gợi ra cảnh sông núi bao la với một ít nước và một cành hoa. Dân tộc nào cũng có tục cắm hoa nhưng ở Nhật hoa cắm trong bình phải có một phong cách, một cách sắp xếp được qui định. Cắm hoa cũng là một nghệ thuật phải dày công học tập. Ngày nay, ở Nhật Bản có từ 300 đến 400 trường phái cắm hoa khác nhau.

- Người Nhật rất thích hoa anh đào “Sakura”. Đây là nét thẩm mỹ rất tự hào của người Nhật: “những gì đẹp trong thiên nhiên cũng như trong cuộc đời thường hiếm khi tồn tại lâu. Chính sự tàn phai sớm cũng là nét đẹp vì nỗi luyến tiếc về những cuộc đời đã tắt lụi đúng ở đỉnh cao rực rỡ của nó chính là cái cao đẹp nhất” [20, 56]. Hoa anh đào còn là biểu tượng của tinh thần tập thể, với sức sống tràn đầy. Mỗi năm một lần, người Nhật có thú vui cùng nhau đi ngắm hoa (Hanami). Họ dành trọn vẹn cuộc đời mình cho cuộc vui chơi ngắm hoa thoải mái. Ngắm hoa có thể mang lại sự sảng khoái về tinh thần và tâm lý. Vào dịp hoa nở, nếu một người nào đó đang gặp chuyện buồn, gia đình và bạn bè sẽ rủ họ đi chơi ngắm hoa, coi đó là phương cách làm dịu nỗi đau tinh thần của họ. Dưới gốc hoa anh đào, họ uống rượu, hát hò, nhảy múa và quên đi những gì buồn đau của riêng mình. Hoa cúc cũng được người Nhật ưa thích và họ quan niệm rằng nó là biểu tượng cho tình cảm thắm thiết, tri kỷ và tôn trọng.

- Trang trí của người Nhật chủ yếu là hai màu tương phản đỏ và đen, biểu hiện tính cách mạnh mẽ của người Nhật. Khi tặng quà cho người Nhật cần chú ý: giấy gói có màu trắng, đỏ thắm cho gặp mặt thông thường, màu vàng bạc cho đám cưới, màu đen và xám cho tang lễ. Màu dây buộc, nút dây buộc cũng phải biết cách: màu dây buộc có thể 3, 5, 7, 9 không chẵn; nút dây buộc cuối cùng phải giống như con ngài tằm. Tặng quà được coi là nét văn hoá lâu đời của người Nhật. Không bóc quà tặng trước mặt người tặng quà với người Nhật đã trở thành một nguyên tắc.

- Khi giao tiếp với người Nhật cần chú ý:

Người Nhật không thích thổ lộ tâm tình với người mới gặp, mặc dù con người trong khi giao tiếp đều tự bộc lộ mình trước người đối thoại dưới hình thức này hay hình thức khác. Đối với người Nhật, thứ bậc của hệ thống đề tài trong giao tiếp như sau: các vấn đề sinh hoạt công tác, thời cuộc, gia đình, sức khoẻ. Có thể nói, trong giao tiếp người Nhật thích trao đổi hơn cả là những chuyện thị hiếu, truyền hình, công việc và thời cuộc.

+ Trong phần lớn các tình huống, người Nhật không mở đầu câu chuyện và không cố gắng duy trì nó. Trong tranh luận, họ không mong muốn giành ưu thế hay thuyết phục người khác. Họ thường đưa ra những nhận xét ngắn gọn. Người Nhật có ý thức trách nhiệm cao về lời nói của mình và tiết kiệm thời gian.

+ Nói nhanh không phải là đặc điểm tiêu biểu của người Nhật. Trong đàm luận, họ có những lúc dừng lại. Người Nhật ý thức điều đó như là nhược điểm của mình.

+ Người Nhật có thái độ chọn lọc rất cao trong quan hệ với người đối thoại. Người Nhật thường từ chối giao tiếp với những người ít quen biết.

+ Người Nhật trọng thái độ thiện chí trong giao tiếp. Họ ít khi phản đối người nói chuyện với mình ngay cả khi có quan điểm đối lập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

+ Người Nhật nhiều khi không muốn thảo luận trực tiếp vào vấn đề đặt ra mà thích dẫn cuộc thảo luận đi vòng vo xung quanh bản chất vấn đề.

+ Cách diễn đạt của người Nhật nhiều khi không cụ thể mà người nước ngoài cho là mập mờ, ẩn ý trong lời nói.

Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam - 4

+ Trong giao tiếp, người Nhật im lặng thì phải hiểu đó là một dấu hiệu từ chối lời yêu cầu của đối phương, chứ không phải là đồng ý. Người Nhật thường giải thích im lặng không phải là sự trống rỗng trong giao tiếp mà là tình huống đối thoại cần kiềm chế để không biểu hiện ra bề ngoài những ý nghĩ và cảm xúc của mình.

Những quy tắc giao tiếp của người Nhật Bản đã được hình thành từ lâu đời và được mọi người Nhật Bản tôn trọng, dù hiện nay họ cảm thấy rườm rà. Bên cạnh đó, người Nhật Bản rất hiếu khách. Đó là một đất nước rất lịch sự trong giao tiếp. Chẳng có nước nào như Nhật Bản lại có đến 50 kiểu chào khi gặp mặt, 40 kiểu chào khi từ biệt, hàng chục lối nói cảm ơn và hơn hai chục kiểu nói xin lỗi.


1.2.1.3. Tín ngưỡng và tôn giáo

Ở Nhật Bản tự do tôn giáo được bảo đảm trong Hiến pháp, điều 20 của Hiến pháp khẳng định rằng: “... không một tổ chức tôn giáo nào lại có thể có những đặc quyền trong nước hoặc thực hiện một quyền lực chính trị nào. Không ai có thể bị bắt buộc phải tham gia bất cứ một hoạt động tôn giáo nào, nghi lễ, nghi thức hoặc tập tục nào. Nhà nước và các tổ chức của mình cũng không được tuyên truyền hoặc tham gia hoạt động tôn giáo. ” [14,192]

Nhật Bản có hai tôn giáo chính là Thần đạo (Shinto) và Phật giáo. Mặc dù hiện nay nhiều người nói rằng họ không có tín ngưỡng đặc biệt nào nhưng hầu hết đều theo những tập quán và nghi lễ của cả Thần đạo và Phật giáo. Đa số các lễ cưới đều được tiến hành theo nghi thức Thần đạo còn các đám tang

thì lại theo phong tục Phật giáo. Thần đạo là tôn giáo bản địa của Nhật Bản, có nguồn gốc từ linh vật của người Nhật Bản cổ. Thần đạo phát triển thành tôn giáo của cộng đồng với những miếu thờ gia thần và các thần hộ mệnh của địa phương. Người ta cũng thờ các anh hùng và các vị thủ lĩnh xuất chúng của cộng đồng qua nhiều thế hệ và thờ cúng hương hồn tổ tiên.

Ở Nhật Bản ngày nay đạo Phật chiếm ưu thế với khoảng 92 triệu tín đồ. Đạo Cơ đốc cũng khá thịnh hành với khoảng 1,7 triệu giáo dân. Trong số các tôn giáo khác có đạo Hồi khoảng 155.000 tín đồ.

Ngoài những chùa của Phật giáo và đền của của Thần đạo, ở Nhật Bản còn có những nơi thờ cúng những cộng đồng người theo đạo Tin lành, Thiên chúa giáo, Chính thống giáo phương Đông, đạo Mormon, đạo Do Thái, đạo Hindu, đạo Hồi và các tôn giáo khác.


1.2.2. Khẩu vị ăn uống

Trong cách nấu nướng truyền thống của Nhật Bản, thức ăn tươi có vai trò rất quan trọng. Nếu bạn được mời tới nhà ăn một bữa tối điển hình của Nhật Bản thì bạn sẽ được mời ăn cơm và có thể thêm món súp nấu bằng bột đậu tương (miso), món dưa góp, cùng với cá hoặc thịt. Các loại gia vị thường dùng gồm tương (shoyu), củ cải ngựa xanh (wasabi) và rong biển sấy khô (nori). Ngoài gạo là lương thực chính, cá cũng là một nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn của người Nhật. Vào thế kỷ 16, các thương gia Bồ Đào Nha mang đến Nhật một món mà ngày nay rất được ưa chuộng là hải sản rán kỹ với rau (Tempura). Shasimi - món cá tươi cắt lát, sushi - cơm trộn dấm với những khoanh cá tươi đều là những món ăn Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới. Thịt vốn không phải là một thực phẩm truyền thống đối với người Nhật nhưng trong thế kỷ vừa qua, người ta đã phát triển những món ăn mới và ngon lành có dùng thịt gà, thịt lợn và thịt bò. Thịt gà nướng xiên (yakitori) là

một món ăn được ưa chuộng cùng với món sukiyaki gồm thịt bò nấu với rau và đậu phụ (tofu) trong một cái xoong. Người Nhật hầu như không có tập quán kiêng cữ thịt các do quy luật của tôn giáo vì thế người Nhật không biết nhiều về những quy luật của các tôn giáo khác. “ Món ăn Nhật Bản không những khoái cho mắt mà hơn thế nữa, cho cả tâm linh”. [23, 75].

Người Nhật cũng thích ăn mì, món Oden, bánh Okonomiyaki (gần giống bánh xèo), món Takoyaki (bánh viên bột và mực ma). Tuy nhiên, Nhật Bản không phải chỉ có những món ăn truyền thống này. Bạn có thể tìm thấy các món ăn ở khắp nơi trên thế giới trong các nhà hàng hay gia đình người Nhật. Các món ăn quốc tế được ưa chuộng ở Nhật là các món ăn của Trung Quốc, thịt nướng Triều Tiên, ca-ri, mỳ ống, bít-tết, bánh mỳ kẹp thịt băm viên và pizza. Thanh niên Nhật ngày nay đặc biệt thích đồ ăn nhanh. Còn bữa ăn gia đình hay bữa ăn nhẹ đã có thêm các món hàng ngày như trứng ốp-lết, mì sợi, xúc xích nóng, khoai tây rán, sữa chua, sôcôla, kem, bánh ngọt và hàng loạt đồ ăn có nguồn gốc nước ngoài khác.

Ngoài các món ăn, người Nhật rất thích uống trà. Trà là thức uống phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là châu Á. Việc pha trà, thưởng thức trà đã được người Nhật xây dựng và phát triển thành nghệ thuật đặc sắc. Trà đạo được coi là nét đẹp trong truyền thống văn hoá Nhật Bản.

Người Nhật có hai hình thức uống trà, đó là: uống trà thông thường (ocha) và uống trà nghệ thuật “Cha-lo”. Trà xanh (ocha) là đồ uống được ưa chuộng nhất ở Nhật Bản bởi người Nhật quan niệm trà vừa là giải trí vừa là chữa bệnh và thắt chặt tình đoàn kết. Người ta uống trà sau bữa ăn hoặc bất cứ khi nào gặp nhau. Trà khi uống phải nóng bỏng và thường uống vào lúc 10 giờ và 15 giờ trong ngày. Còn nghi lễ “Chado” - nghi lễ uống trà thì người tham gia phải có vốn tri thức thơ ca, hội hoạ, văn học, kiến thức rộng, nhã

nhặn. (Người tham gia uống trà phải có những nét tương đồng là đối tác của nhau). [29,12]

Nhật Bản hiện có khoảng mười phái trà đạo khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là ba phái Urasenke, Musanokoehi và Omotesanke. Ngày nay, trà đạo trở thành tài sản quốc gia quan trọng của nước Nhật.

Những đồ uống thông thường khác là trà đen (kocha), rượu gạo (sake), rượu nấu bằng mạch nha với các loại hạt khác (shochu) hoặc từ các loại quả như mận cũng được người Nhật ưa thích.


1.2.3. Hấp dẫn của du lịch đối với người Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia số một châu Á về thị trường du lịch ra nước ngoài. Trong những năm gần đây khách du lịch Nhật được coi là một trong những thị trường khách quốc tế quan trọng của du lịch Việt Nam. “Vì giá đi du lịch trong nước trở nên quá đắt, chúng tôi không thể viếng thăm bất cứ nơi nào ở đất nước chúng tôi. Thật là kỳ lạ là giá du lịch đi Okinawa (hòn đảo phía nam Nhật Bản) thì đắt hơn giá của chuyến du lịch đảo Guam. Chỉ những người giàu mới có thể thưởng thức tour du lịch trong nước, những công nhân nghèo chúng tôi không thể trả mấy trăm đô la một đêm. Với số tiền như vậy, đi du lịch nước ngoài thì tốt hơn”. [23, 106]

Yêu cầu về các dịch vụ khi đi du lịch của người Nhật như sau:

*Vận chuyển

Người Nhật chủ yếu sử dụng máy bay của các hãng Hàng không Nhật Bản (JAL), Hãng Hàng không toàn Nhật Bản (ANA), hoặc Hệ thống Hàng không toàn Nhật Bản (JAS) vì yêu cầu đầu tiên của người Nhật khi đi du lịch là độ an toàn cao. Yêu cầu máy bay phải hạng sang, dịch vụ hoàn hảo, chiêu đãi viên hàng không phải nhiệt tình, chu đáo.

Người Nhật thích đi tàu hoả nhưng họ chê tàu hoả Việt Nam ồn, mất vệ sinh và nhốn nháo nên rất ít đi. Yêu cầu về tàu hoả là phải sạch sẽ, chạy êm và mất ít thời gian.

Về xe ô tô, cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn tiện nghi, an toàn, vệ sinh. Người Nhật thường chọn các loại xe có điều hoà, có micro và nếu có karaoke thì càng tốt (đây là xu hướng mới của người Nhật giúp họ thoát khỏi vỏ bọc “ít nói” của mình để cùng vui với những thứ khác).

*Lưu trú

Khách du lịch Nhật Bản thích ở loại khách sạn có thứ hạng từ 3 sao trở lên, nằm ở vị trí trung tâm có tiếng tăm. Phòng ở không ở tầng cao quá hoặc thấp quá, quay mặt ra phố hoặc nơi có cảnh sắc thiên nhiên. Tầng một và hai tầng ở trên cùng của một loại khách sạn cao tầng không thích hợp với người Nhật vì lý do an toàn. Trước khi ra nước ngoài du lịch người Nhật được đến các phòng tư vấn về vấn đề an ninh đảm bảo sự an toàn tính mạng và tài sản của họ. Người Nhật quen dùng các tiện nghi hiện đại, vệ sinh sạch sẽ.

+ Phòng phải có bồn tắm nước nóng.

+ Phải có cây xanh, hoa tươi.

+ Có dép đi trong phòng (geta hoặc sandal).

+ Có bộ kimônô để khách sử dụng.

+ Phòng tắm phải có: máy sấy tóc, dao cạo râu, dầu gội, xà phòng, mỹ phẩm cùng với khăn tắm các cỡ.

+ Mini - bar luôn chứa đầy thức ăn, đồ uống.

Các dịch vụ như giặt ủi, đánh xi giầy dép cũng được cung cấp chu tất ngay trong khách sạn. Màu sắc trong phòng hợp với người Nhật là đỏ và đen. Yêu cầu đối với nhân viên là tận tình, mến khách, chu đáo nhưng không được xen vào chuyện riêng của khách.

Các khách sạn mà khách Nhật đánh giá cao ở Hà Nội là: Sofitel Metropole Hanoi, Hanoi Deawoo, Nikko, Guoman, Sofitel Plaza .

*Ăn uống

Người Nhật thích các món ăn chế biến từ gạo (khẩu phần chính) và từ hải sản, món ăn cũng phải phù hợp với thực phẩm của từng mùa. Món ăn đặc sản của Nhật là cá sống. Chẳng hạn như gỏi cá, gỏi tôm uống với rượu sakê được hâm nóng 150C, khi ăn có bát nước chè thả thêm một bông cúc để rửa tay. Trước khi ăn người Nhật thường dùng khăn mặt bông cuốn chặt cứng dài khoảng 15 - 20cm hấp nóng để lau mặt.

Khách Nhật thích thưởng thức các món ăn dân tộc như: các món ăn Việt Nam, Trung Quốc, sẽ rất thú vị nếu được dùng món ăn Nhật cổ truyền ở các nhà hàng nước ngoài. Khi đi du lịch, người Nhật thích ăn đồ chay, đặc sản, hải sản. Trong bữa ăn, người Nhật yêu cầu cao cả về thẩm mỹ và chất lượng bữa ăn. Người Nhật đặc biệt coi trọng cách trang trí một bữa ăn. Thức ăn phải được đặt hết sức cẩn thận và rất cần sự hài hoà giữa hình thức và màu sắc, có thể có ca múa nhạc dân tộc phụ hoạ. Người Nhật cũng thích các món ăn nhanh kiểu Mỹ (fastfood), các loại bánh kẹo Mỹ của các hãng Hragen, Das, Famous Amos. Họ thích loại rượu vang vùng California và nước giải khát Coca - Cola. Ngoài ra các loại rượu như Scotch, Whisky, rượu Pháp cũng được khách Nhật ưa chuộng. Họ không thích lắm loại rượu Gin, Votlka hay Rum và họ không thích uống nước có đá.

Các yêu cầu về phục vụ:

+ Khi phục vụ các đoàn khách Nhật, sự phục vụ nhanh là yêu cầu cơ bản. Người Nhật không thích mất cả giờ đồng hồ vào việc đặt ăn và thời gian ăn.

+ Thưởng tiền không phải là thói quen của khách Nhật, làm như vậy người Nhật cho là cá nhân bị xúc phạm. Ở các quán cà phê, nhà hàng không

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí