Điều Kiện Làm Nảy Sinh Nhu Cầu Du Lịch Của Người Nhật Bản

nên trong chờ vào việc khách để lại tiền thưởng. Chỉ ở những khách sạn hay nhà hàng cực kỳ sang trọng họ mới làm việc này, thường là họ trả luôn vào hoá đơn và không bao giờ quá 10% chi phí.

+ Chú ý sắp xếp chỗ ngồi theo đúng vị trí xã hội của họ. Người Nhật có thói quen từ chối vài lần rồi mới ngồi vào ghế dự tiệc khi được mời.

+ Sự giao tiếp giữa người phục vụ và khách Nhật là rất quan trọng, một nụ cười thân mật, sự chu đáo tế nhị có thể được khắc phục được rất nhiều về bất đồng ngôn ngữ.

+ Đồ ăn phải được đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

+ Người Nhật có thói quen ngồi ăn cùng bàn với người lạ (thói quen chia sẻ bàn ăn). Trong nhà hàng người Nhật thích chia ra các khoang nhỏ tạo sự ấm áp, gần gũi và giữ được khoảng cách cần thiết.

+ Để phục vụ khách Nhật được chu đáo và để làm hài lòng, nhà hàng nên tìm hiểu sở thích của khách đối với các món ăn, thói quen ăn uống và phong tục tập quán trong ăn uống.

Một số nhà hàng khách Nhật thường ăn là:

Sea food (22A Hai Bà Trưng), Sakura (15 Tràng Thi), Indochina (16 Nam Ngư), Vạn Xuân (15 Hàng Cót), Anh Khoa (322 Bà Triệu), Thiên Huệ (73 Triệu Việt Vương), Show - nhà hàng Nhật Bản bên chùa (244 Bà Triệu). Và các nhà hàng có món ăn Nhật Bản, Việt Nam, châu Âu, Trung Quốc v...v.

*Tham quan du lịch

Người Nhật thường chọn du lịch có nắng, cảnh sắc hấp dẫn, nước biển trong xanh, cát trắng có thể tắm được quanh năm, quen với phương tiện sinh hoạt thuận lợi và hiện đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Khách du lịch ở độ tuổi thanh niên thích phiêu lưu, dân dã, thích các trang phục cũ của quân đội Mỹ. Khách Nhật Bản ngoài chương trình du lịch Việt Nam đã có, họ thích mua chương trình câu cá, chương trình săn bắn,

chương trình đi tàu hoả ngắm cảnh Việt Nam theo chiều dài đất nước và các chuyến du lịch bằng đường biển cũng gây hứng thú cho khách du lịch Nhật Bản.

Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam - 5

*Vui chơi giải trí

Khách Nhật thích đi nhiều, tham quan, chụp ảnh, câu cá và chơi các trò chơi quý tộc như golf, tennis. Người Nhật thích dạo phố bằng xích lô hoặc đi bộ ngắm phố vào buổi tối, thích xem ca múa nhạc dân tộc, xem múa rối nước. Khách Nhật cũng chi khá nhiều tiền cho việc mua sắm hàng lưu niệm vì đây là phong tục tập quán của họ. Đặc biệt phụ nữ Nhật rất mê mua sắm quần áo, trang sức khi đi dạo phố. Họ thường để tiền trong người nên họ thích mua nơi nào gần toilet để dễ lấy tiền cho kín đáo.

Một số nghiên cứu của Mỹ chỉ ra rằng, những hoạt động được du khách Nhật Bản thích tham gia nhất khi đi du lịch nước ngoài (xếp theo thứ tự) là:

1. Ngắm cảnh thành phố

2. Mua sắm

3. Ăn tiệm

4. Tham quan có hướng dẫn

5. Thăm các địa danh đẹp

6. Quay phim chụp ảnh

7. Tắm biển

8. Thăm các công viên chủ đề

9. Bội lội

10. Thăm các gallery

Nghiên cứu này cũng cho thấy, khi đi du lịch nước ngoài, du khách Nhật thường không có lựa chọn trước về đích tới mà thường cân nhắc và quyết định tới thành phố nào đáp ứng được tốt nhất những sở thích trên của họ. [6, 88]

*Hướng dẫn viên

Nhất thiết phải là hướng dẫn viên nói thông thạo tiếng Nhật vì bản thân người Nhật ít biết nói tiếng Anh và họ thích được nghe ngôn ngữ quốc gia mình hơn. Hướng dẫn viên phải được bố trí đúng theo yêu cầu trong hợp đồng như giới tính, độ tuổi, kể cả sự vui tính... ngoài trình độ hiểu biết và truyền đạt thông tin.

Những yêu cầu khác:

+ Luôn luôn đúng giờ.

+ Luôn làm việc với trưởng đoàn, phải tuân thủ ý kiến chung của mọi khách.

+ Khi giao tiếp cần chú ý đến cử chỉ, lời nói.

+Phải giới thiệu đầy đủ khi đi tham quan, không được bỏ sót điểm tham quan nào.

+ Cố gắng nhớ tên khách khi ở điểm tham quan, nhà hàng, khách sạn, trên phương tiện vận chuyển vì khách Nhật nếu có phàn nàn thì cũng ít khi biểu lộ. Họ chỉ phàn nàn khi kết thúc chương trình du lịch ở các hãng lữ hành gửi khách mà thôi.‌


1.3. Điều kiện làm nảy sinh nhu cầu du lịch của người Nhật Bản

1.3.1. Thời gian rỗi

Đây là yếu tố cơ bản quyết định đến việc đi du lịch của du khách. Ngày nay, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của con người dần dần được cải thiện. Xu hướng chung trong giai đoạn phát triển hiện đại là giảm bớt thời gian làm việc và tăng thời gian nhàn rỗi. Để tìm cách gia tăng thời gian rỗi của du khách tiềm năng, nhiều chuyên gia kinh tế du lịch đã chia thời gian ngoài giờ làm việc thành các khoảng thời gian có mục đích khác nhau. [40, 100]

Trước tiên đề cập tới thời gian rỗi của khách Nhật Bản tập trung nhiều nhất vào các kỳ năm mới và tuần lễ vàng thì cho đến những năm gần đây số lượng khách Nhật Bản đã giảm xuống và dần dần hình thành một xu hướng đi du lịch nước ngoài lan ra trong 12 tháng. Do tác động của vé máy bay và giá tour đã tăng lên trong khi đó người Nhật lại không thích ồn ào và đông đúc. Đặc biệt Chính phủ khuyến khích rút ngắn thời gian làm việc trong tuần và sử dụng hết toàn bộ kỳ nghỉ mà vẫn được trả lương theo quy định, nên ảnh hưởng lớn tới mùa du lịch của khách Nhật Bản khiến cho sự chênh lệch giữa các thời kỳ chính vụ và ngoài vụ về số lượng khách ngày càng giảm đi. Xét về mùa đi du lịch nước ngoài của người Nhật Bản thì không cụ thể phân biệt được mùa cao điểm nhưng nói chung, hai giai đoạn được xem là quan trọng đối với thị trường du lịch nước ngoài của Nhật Bản là dịp Giáng sinh và năm mới và dịp tuần lễ vàng. Dịp tuần lễ vàng bắt đầu vào tuần cuối cùng của tháng 4 đến tuần đầu tiên của tháng 5. Tuy nhiên, những tháng như tháng 12, tháng 4 và tháng 5 không phải là tháng bận rộn nhất của du lịch ra nước ngoài. Mùa du lịch thì luôn luôn vào mùa hè, đặc biệt vào tháng 8, tháng 9 đang trở nên bận rộn hơn so với tháng 7. Những năm đầu thế kỷ có ba tháng bận rộn nhất theo thứ tự giảm dần là tháng 8, tháng 7 và tháng 9. Khi các ngày quốc lễ rơi vào thứ hai và thứ sáu, nhiều người đi nghỉ xa ba ngày hoặc họ nghỉ thêm vài ngày. Trong năm 2005 có nhiều ngày lễ trùng vào ngày nghỉ cuối tuần - khoảng 15 dịp trong cả năm và các nhà điều hành tour đang hy vọng rằng điều này sẽ tạo thêm nhiều ngày nghỉ cuối tuần du lịch quốc tế.

Số những người nghỉ mùa tăng lên mạnh vào đầu tháng 3 vì đó là một trong những tháng bận rộn nhất - chủ yếu vì nhiều người đi nghỉ ngày lễ Phục sinh hơn.


1.3.2. Khả năng tài chính của du khách Nhật Bản

Nền kinh tế của Nhật Bản phát triển sẽ làm cho người dân có mức sống cao, do đó họ có khả năng thanh toán cho các nhu cầu về du lịch trong nước và nước ngoài. Khi đi du lịch và lưu trú ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, khách du lịch là người chi tiêu các loại dịch vụ, hàng hoá. Để có thể đi du lịch và tiêu dùng du lịch, họ phải có tiền - đó là một trong những điều kiện cần thiết để biến nhu cầu đi du lịch nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh toán, vì khi đi du lịch khách du lịch Nhật Bản phải chi trả rất nhiều loại dịch vụ và xu hướng của họ khi đi du lịch là tiêu nhiều tiền và du khách Nhật Bản được coi là một trong những du khách có khả năng chi tiêu cao tại các điểm du lịch. Chính vì vậy, thu nhập của người dân là yếu tố quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia du lịch. Thực tế, con người khi muốn đi du lịch họ không chỉ cần thời gian mà còn phải có đủ tiền mới có thể thực hiện được mong muốn đó. [40, 101]


1.3.3. Trình độ dân trí

Sự phát triển của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hoá chung của dân cư ở một đất nước. Nếu trình độ văn hoá của cộng đồng được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch của con người ở đó cũng tăng lên. Mặt khác, nếu trình độ văn hoá của cư dân ở một đất nước cao thì khi phát triển du lịch đất nước đó sẽ phục vụ du khách một cách chu đáo và làm hài lòng họ hơn. Trình độ dân trí còn được thể hiện qua cách ứng xử với môi trường xung quanh, bằng thái độ của du khách với cư dân địa phương, của cư dân đối với du khách. Nếu du khách hoặc cư dân địa phương có trình độ hiểu biết làm cho giá trị của các chuyến du lịch được tăng lên. Ngược lại, chính các hành vi thiếu văn hoá của họ sẽ là nhân tố có thể làm cản trở sự phát triển du lịch. [40, 102]

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1‌

Nhật Bản hiện là một trong những thị trường trọng điểm đối với tất cả các nước muốn thu hút khách đến du lịch do dân số đông, số lượng khách du lịch lớn, mức chi tiêu trên đầu khách cao. Hàng năm, Nhật Bản có khoảng 16 triệu khách đi du lịch nước ngoài, trong số đó đến khu vực ASEAN chiếm gần 13%. Tất cả các nước, dù ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ hay châu Phi đều tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch có quy mô lớn tại thị trường Nhật Bản nhằm thu hút khách đến nước mình.

Việt Nam và Nhật Bản có sự gần gũi về văn hoá, lịch sử và địa lý với mối quan hệ hợp tác lâu đời. Đó là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch từ Nhật Bản vào Việt Nam. Tuy nhiên, lượng khách du lịch từ thị trường Nhật Bản vào Việt Nam còn hạn chế. Đây không chỉ do tác động của những nhân tố khách quan mà còn cả về phía các công ty lữ hành. Chính vì vậy cần phải nghiên cứu về đặc điểm tâm lý cũng như nhu cầu của thị trường khách du lịch Nhật Bản, các cơ sở tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN ĐẾN VIỆT NAM


2.1. Những xu hướng chính tác động tới thị trường khách Nhật đi du lịch nước ngoài

Theo ông Naoto Katsumata, chuyên gia tư vấn WTO kiêm nghiên cứu viên viện phát triển du lịch quốc tế Nhật Bản (IITDJI) thì xu hướng chính tác động tới thị trường khách Nhật đi du lịch nước ngoài là:

 Du lịch là một phần của đời sống và lối sống Nhật Bản. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, người Nhật đã luôn luôn tin rằng:

(1) Giá đất và giá chứng khoán tiếp tục tăng cao.

(2) Vốn đầu tư cho tập đoàn, công ty và chi phí tiêu dùng tiếp tục tăng.

(3) Nhân viên làm việc cả đời tiếp tục trở thành một thực tế chung trong các doanh nghiệp Nhật Bản.

- Doanh nghiệp của Nhật hiện nay đã dành ra nhiều thời gian nghỉ, nhiều kỳ nghỉ hơn cho nhân viên.

- Người Nhật đã biết cách giảm tốc độ làm việc của họ và bắt đầu tận hưởng cuộc sống với gia đình.

Từ những thay đổi trên về thái độ của người Nhật với cuộc sống, một thay đổi trong quan niệm về giá trị, ngành công nghiệp du lịch Nhật Bản có đủ mọi lý do để phát triển trong tương lai. Đi du lịch đang dần dần trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống và lối sống của người dân Nhật.

 Sự gia tăng khách du lịch nữ, người nghỉ hưu và đi với gia đình, cùng với du lịch nghỉ tuần trăng mật.

- Thị trường du khách nữ.

- Thị trường những du khách đã nghỉ hưu.

- Thị trường những người đi du lịch với gia đình.

- Thị trường những người đi nghỉ tuần trăng mật.

Toàn bộ các phân đoạn trên đều thuộc loại khách đi du lịch độc lập (FIT) hay thị trường khách du lịch đơn lẻ.

(1) Trong tất cả các du khách nữ, số khách trong độ tuổi 20 - 29 tăng nhanh hơn cả. Đặc biệt phổ biến là những khách “OL (office lady) - nữ viên chức”, những quý cô làm việc trong các văn phòng, hay là những nhóm sinh viên nữ vừa tốt nghiệp trở thành phân đoạn thị trường lớn nhất, dẫn đầu vì những phụ nữ Nhật còn độc thân đã biết hưởng thụ tự do và tiền bạc của họ trước khi lập gia đình. Những đối tượng này chiếm tỷ lệ cao trong tổng số khách nữ người Nhật Bản du lịch ra nước ngoài.

(2) Thứ hai là đến những người về hưu. Theo Viện nghiên cứu những vấn đề dân số thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi, quá trình già đi của xã hội Nhật đã đang có nhiều tiến triển với một tốc độ nhanh hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Đến năm 2007, ước tính dân số Nhật sẽ lên tới đỉnh điểm là 128.640.000 người, cứ 5 người dân sẽ có một người từ 65 tuổi trở lên. Thực tế quan trọng hơn là số người hưởng lương hưu - những người trên 60 tuổi dự tính sẽ tăng gấp 3 trong vòng 30 năm tới, từ 12,7 triệu lên đến 30,8 triệu người. Những con số này đã đưa ra gợi ý đối với ngành du lịch là hàng triệu người lĩnh lương hưu sẽ có nhiều thời gian rỗi hơn và nghỉ hưu một cách thoải mái. Số người nghỉ hưu ngày càng tăng mỗi năm sẽ làm tăng các chuyến du lịch nước ngoài và biến nó thành một phương thức nghỉ ngơi cần thiết hay một phần không thể thiếu trong cuộc đời của họ.

(3) Thứ ba, thị trường khách du lịch gia đình. Đã từng mang tiếng là những người tham công tiếc việc, nay người Nhật đã bắt đầu quay lại nơi mà

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí